Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA  

 

VỊ TRÍ CON NGƯỜI TRONG VŨ TRỤ

DƯỚI NHÃN QUAN CỦA

TÔN GIÁO VÀ PHÂN TÂM HỌC

 

BÁC SĨ THÁI MINH TRUNG

 

Tuần này, mời quí độc giả đọc bài viết lý thú của Bác sĩ Thái Minh Trung, chuyên khoa Tâm Thầnh, Associate Professor tại UCI University.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

 

Căn bản của con người là cái Biết vô giới hạn. Biết vô giới hạn là sự sáng tạo không ngừng, tạo ra biến đổi sanh diệt từ cái lớn không thể nghĩ tới của vũ trụ đến cái nhỏ thật tinh tế của những hạt nguyên tử.

Trong một thời điểm vô định nào đó một sự cắt xén xảy ra trong Biết để có sự phản ảnh lại. Cái trật tự thanh tịnh ban đầu bị sai lệch và sự sai lệch đó là mầm mống dẫn đến sanh tử. Thánh kinh nhân cách hóa hiện tượng đó để giải thích cho sự hiểu biết rất giới hạn của con người rằng: Thượng đế tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy ngài A Nan: Tri kiến lập tri tức vô minh bổn (Thấy biết khởi niệm để hiểu lại nó là khởi điểm của sự mất sáng suốt). Trong Tâm kinh, Biết được gọi là tánh Không. Trong Không hàm chứa tất cả cái Có (sắc). Khi quên Không thì chúng sanh sẽ bị thất lạc trong sự mập mờ của khu rừng sắc.

Sự cắt xén của niệm khởi (suy tưởng) là khởi đầu của hành trình chúng sanh thất lạc trong cõi giới của sanh diệt. Chúng sanh là danh từ chỉ chung cho những mầm sống, là hậu quả sanh diệt của sự cắt xén qua suy tưởng. Khi sự cắt xén còn tinh tế thì chúng sanh hiện diện ở những cõi phi vật chất như cõi trời. Hình hài của những chúng sanh này chỉ bị giới hạn bởi niệm tưởng vi tế cho nên so với thang điểm của loài người đời sống của họ có thể dài đến hàng triệu và hàng trăm ngàn năm. Đó là những cõi giới của vô sắc giới. Những chúng sanh này sống trong những thế giới với không gian, thời gian đa chiều (multi dimensional time and space). Trong kinh Duy Ma Cật, có kể lại trường hợp bồ tát Duy Ma Cật thu lại vũ trụ để trong lòng bàn tay. Chúng ta gọi đó là thần thông hay phép lạ, nhưng thật ra đó là sự thể hiện của sự ứng dụng của không gian và thời gian đa chiều. Trong Thánh kinh thì chúa Jesus biến bánh mì từ trong hư không để làm thức ăn cho quần chúng.

Khi suy tưởng cô động và giới hạn hơn thì chúng sanh hiện ra ở những cõi trời sắc giới. Ở những nơi này họ rất nhậy cảm với những hòa hợp của toán học và nghệ thuật. Đây là những thế giới của chư thiên hay thiên thần. Trong kinh Phật kể khi hành giả thiền đến mức độ tâm thức rung động cao thì chư thiên đến rải hoa, ca hát làm bạn với hành giả. Đây là một cách diễn tả cho con người dễ hiểu. “Rải hoa” và “ca hát” là những cảm nhận vui vẻ, phấn khởi khi tâm của hành giả phối hợp được với sự rung động hài hòa của một cõi giới hiện diện song song với cõi giới vật chất chúng ta đang sống. Thánh kinh thì kể lại nhiều trường hợp thiên thần hiện ra giúp con người. Cái quy luật chung của cõi giới là từ trên nhìn xuống thì thấy nhưng từ dưới nhìn lên thì không thấy. Thí dụ như loài người có khả năng nghiên cứu loài thú (kém phát triển hơn) chớ loài thú, với sự phát triển suy luận chậm và thô sơ hơn, thì không có khả năng này. Chư thiên nhìn thấy loài người nhưng đa số chúng ta thì không cảm nhận được sự hiện diện của họ.

Những nhà văn, nhạc sĩ khi dẹp bỏ tư tưởng lo nghĩ trần gian, trong một khoảng khắc nào đó đã biến thành những cánh bướm của nguồn cảm hứng “vào” được cõi giới này. Đây là thế giới của sự hài hòa. Những tỷ lệ (proportion) của các âm bội trong âm nhạc nghe không chói tai, tỷ lệ pha trộn hài hòa của màu sắc và những đường nét trong hội họa cũng từ cõi giới này mà ra. Những khám phá khoa học cũng từ đây mà ra. Ngay cả trong kiến trúc, những kim tự tháp, những ngôi đền hay nhà thờ đều được xây cất theo những tỷ lệ toán học. Khác với cõi chúng ta có nhiều phân cách chia ngăn (compartmentalized), ở cõi sắc giới này là điểm gặp gỡ của toán học và nghệ thuật. Sự hài hòa về lý trí và tình cảm tồn tại chung với nhau.

Những người có cảm thông với thế giới cõi trời sắc giới là do phước và duyên. Nói về phước, có lẽ những nhân tài đã từ thế giới này đầu thai xuống thế giới loại người. Có lẽ vì thế mà họ có năng khiếu phát minh và sáng tác vì còn nhớ man mác những nguồn cảm hứng nhẹ nhàng ở thế giới kia. Những nhà bác học chỉ cần nhìn những hiện tượng thiên nhiên mà suy luận ra những quy luật vô hình gắn liền những hiện tượng với nhau qua công thức toán học. Con người trung bình như chúng ta, ngồi dưới cây táo suốt đời và có hàng trăm quả táo rơi lên đầu, chắc vẫn không thể nào nghĩ ra được những định luật vật lý như ông Newton. Vì ta còn mắc kẹt ở thế giới vật chất nên chỉ thấy hình thù trái táo mà không nhìn ra được những quy luật vật lý vô hình điều khiển sự hoạt động của hữu hình. Ta cần có kẻ khác hướng dẫn mới nhận ra.

Khi ta nghe một bản nhạc làm ta thật cảm động hay nhìn bức tranh hài hòa làm ta có cảm giác an nhàn thanh bình thì đó là duyên. Nhờ cái duyên được nghe tác phẩm của những người có khiếu hơn ta, trong một khoảng khắc ta đã thoát được hoàn cảnh lo âu của trần gian, làm ta mang máng nhớ đến một cõi giới êm đềm hạnh phúc ở một nơi nào đó mà ta đã thất lạc. Khi nghiên cứu âm nhạc ta thấy rằng có vô số nhạc sĩ sáng tác vô số tác phẩm nghệ thuật. Nhưng chỉ có một số nhỏ tác phẩm trở thành lưu danh (classic). Những tác phẩm này có khả năng làm rung động được tâm hồn con người trải qua nhiều thế hệ. Nói một cách khác những bản nhạc này có những hòa âm và giai điệu vượt thời gian đi sâu vào tâm thức con người làm họ nhung nhớ một cõi giới bị thất lạc.

Trong kinh Phật còn kể có cõi trời dục giới. Đây là cõi giới của những vị thần có những rung động tình cảm nặng hơn cõi sắc giới. Những vị thần này rất thích quyền lực và sự chinh phục. Họ muốn được thờ phụng và từ đó sanh ra nhiều bè phái. Chính trị ở trần gian được thiết lập theo khuôn mẫu này. Khi nghiên cứu lịch sử Hy lạp và La mã thì ta thấy họ tạc tượng nhiều vị thần khác nhau, nào là thần chiến tranh, thần hòa bình, thần tình yêu, ... Những vị thần này có lẽ không phải do con người ngồi không mà suy nghĩ ra. Ở một giai đoạn nào đó trong lịch sử phát triển của con người, chức năng suy luận của vỏ não (cortex) chưa phát triển nhiều, con người dễ cảm nhận những sức mạnh tình cảm phi phàm của những vị thần kể trên, rồi dựa trên đó mà tạo lập xã hội. Sự hoạt động của xã hội thời xưa chắc chắn là không dựa trên suy luận nhiều vì lúc đó kiến thức khoa học chưa được phát triển.

Nhà tâm lý học Jung, sống cùng thời với Freud, gọi những sức mạnh tiềm ẩn này làm khuôn mẫu cho đời sống là ý niệm và tình cảm nguyên bản (archetype). Archetype có sẵn ở mọi người và không liên hệ gì với trí khôn hay tư duy. Thí dụ khi nhắc đến archetype cha, thì ai cũng liên kết đến sự hùng dũng, sức mạnh che chở, núi non vững chắc (công cha như núi Thái Sơn...). Khi nghiên cứu nhân chủng học, ta thấy rằng nhiều dân tộc trên thế giới như Ai Cập, La Mã, Trung Hoa, Incas, ... đều có tín ngưỡng nhiều thần thánh có những chức năng giống nhau, mặc dù những vị thần đó được được đặt tên khác nhau. Thí dụ nữ thần tình yêu Isis (Ai Cập), Tlazolteotl (Incas), Aphrodite (Hy Lạp) và Venus (La Mã). Những tín ngưỡng này là sự biểu hiện của archetype xuyên qua văn hóa khác biệt. Archetype có năng lực tồn tại ngoài tư duy của con người. Người có học trong xã hội tân tiến ít có cơ hội đối diện với archetype hơn vì hoạt động tư duy của họ che lấp năng lực của archetype. Có lẽ vì thế mà hiện tượng đồng bóng ít thấy xảy ra ở thành thị hơn.

Khi quan sát cuộc sống con người, ta thấy rằng không phải ai sống trên quả địa cầu này cũng được sanh vào hoàn cảnh hưởng thụ đồng đều. Những người châu Phi thường có cuộc sống rất khổ cực, phải đương đầu với bịnh tật và đói khát. Trong lúc có những người sanh ra tại Hoa Kỳ sống trong cảnh giàu sang nhung lụa, muốn gì được nấy. Có nhiều ông giám đốc hưởng lương cả chục triệu dollars một năm trong lúc lương bổng hàng năm của những công nhân ở thế giới thứ 3 chỉ chừng vài trăm dollars. Nếu hiểu theo nhãn quan Phật giáo, những người triệu phú đang hưởng một chút phước của cõi trời dục giới trên thế gian này. Nói về vận mệnh đất nước, những tướng quân kỳ cựu của lịch sử loài người như Cesar, Hitler, Lenin chẳng hạn, cũng như thế, họ phải có đủ phước để thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc và ảnh hưởng lên sự sống chết của hàng vạn người. Khi cái phước, dư âm của cõi trời dục giới, của họ hết thì quyền lực của họ bị tan rã, chế độ họ đặt ra bị tiêu diệt.

Nói về thế giới loài người, tham dục và tham ái là động cơ chính xui khiến chúng sanh đầu thai vào thân người. Đầu thai có nghĩa là dùng con đường thai nghén để bắt đầu làm kiếp người. Con người rất mê có được cái thân đẹp và duy trì mạng sống qua thân thể. Tham dục là ham muốn đem lại sự sung sướng cho thể xác. Tham ái là mình thương thân thể mình và muốn người khác cũng thương mến thân thể mình nữa. Khi ai khen mình, thì mình hết sức thích thú. Đó là sự thể hiện của tham ái. Tham dục được thể hiện rõ nhứt qua ăn uống và quan hệ giới tính (sex). Nói về thần kinh học nguồn gốc sinh lý của tham dục là ở khu não nucleus acumbens và chất thần kinh tạo nên sung sướng là Dopamine. Chất này tăng cao trong não bộ làm ta cảm thấy thích thú khi ăn uống hay quan hệ giới tính. Khi chất này tăng lên, chúng ta có cảm giác lạc quan và tự tin. Khi nó tăng nhiều thì ta có cảm tưởng như vị anh hùng. Dopamine kèm với kích thích tố Testosterone, tạo ra sự hung hăng thích chiến đấu và chiếm đoạt.

Khi ăn, tham dục làm ta muốn chiếm đoạt sinh mạng của các loài thú đem về bồi dưỡng thân thể ta. Thí dụ như ở Trung Hoa, người ta nghĩ rằng ăn óc là bổ, nên trong những bữa tiệc sang trọng, người ta bắt khỉ sống cắt xương sọ ra ăn óc khỉ trong lúc con khỉ đang giẫy giụa đau đớn. Cũng vì thế, các giáo chủ tôn giáo lớn toàn cầu khuyên con người nên ăn chay để giảm bớt tham dục, giúp con người hướng về đời sống tâm linh. Nhìn trong tất cả xã hội toàn cầu, nhu cầu ăn uống là nhu cầu quan trọng nhất. Nhà hàng là nơi làm ra tiền dễ nhứt vì ăn uống là nhu cầu chung của con người. Trong ngôn ngữ Việt Nam chữ ăn được dùng trước nhiều từ không liên quan nhau như ăn ngủ, ăn ảnh, ăn nói, ăn nằm, ăn Tết, ăn chận, ... Có lẽ những gì gắng liền với cảm giác tốt đẹp thì phải gắng liền với ăn uống chăng? Một ý nghĩa khác của ăn là đem vào giữ riêng cho thể xác ta.

Tham dục còn được thể hiện ở các chế độ chính trị. Ở chế độ nô lệ sự thể hiện của tham dục dẫn đến nhiều tội lỗi. Người da trắng viện cớ là dân da đen thuộc chủng tộc thấp hèn nên bắt họ làm nô lệ. Người da đen bị tước đoạt quyền bình đẳng của con người để phụng sự cho người da trắng. Nói một cách khác là con người do tham dục dùng vũ lực lấy thân mạng người khác làm việc như súc vật để đem những lợi ích về cho thân thể và cuộc sống của cá nhân mình. Gần đây hơn, ở thời điểm bắt đầu xã hội công nghiệp, những người chủ hãng có quyền thế ức hiếp những công nhân, trả lương rẻ nhưng bắt làm nhiều giờ. Tiền bạc và quyền lực được gom về tay một nhóm thiểu số. Đây là nền tảng của chế độ tư bản.

Ngày nay, hiện tượng bất công này vẫn còn tồn tại ở rất nhiều xã hội trên thế giới, mặc dù nó không còn mang cái tên tư bản nữa. Ở bất kỳ xã hội nào, ta cũng thấy thái độ này xuất hiện ở một thang điểm nhỏ hơn, như trong sở làm và trong quan hệ con người với nhau. Con người ở vị trí ưu thế thường bắt những kẻ kém ưu thế hơn phục vụ công nhiều mà lợi ít cho cá nhân mình hưởng thụ. Những cách đối xử như vậy khi quá đáng thường sanh ra hận thù. Để tránh sự trả thù qua lại tiêu diệt lẫn nhau, các tôn giáo lớn đều khuyên con người tập bố thí chia sẻ để xóa bớt cái bản năng ích kỷ của tham dục kể trên.

Sex (tình dục) là một đề tài nóng bỏng nhưng tối kị đối với tôn giáo. Sự cắt xén phân cực của niệm khởi được cô động ở nghiệp (karma) con người qua thân thể nam và nữ. Ở lứa tuổi vị thành niên - lúc thân thể phát triển đủ mức để tạo sự sinh sản - con người thường cảm thấy thiếu thốn và cô đơn. Có một động lực lôi cuốn người nam và nữ giao hợp với nhau. Freud gọi đó là Eros. Sự giao hợp của hai cơ thể thành một tạo cái khoái lạc tối đa. Trên bình diện tâm hồn thì khi hai người yêu nhau và giao hợp với nhau, họ có cảm tưởng ngắn ngủi trở về sự đầy đủ ban đầu. Sự đầy đủ đó làm tan biến cái mặc cảm tự ti. Trên bình diện thể xác, giao hp là hành động giữ lấy thể xác của người khác cho mình và mình có khả năng tạo ra thêm một thể xác mới trên thế gian. Vì nghiệp con người là thích duy trì thể xác nên họ có khoái lạc tột đỉnh trong sự chiếm giữ thể xác người yêu và trong cái chu kỳ tạo ra một thể xác mới (con cái) để duy trì sự hiện diện của thân thể ở thế giới vật chất.

Những tính chất tạo ra sự ham muốn sinh lý đều liên quan đến khả năng sinh sản của thân thể. Người nam thích người nữ có bộ ngực nẩy nở, eo nhỏ và mông lớn. Đây là những tính chất của thân thể người nữ chịu ảnh hưởng của kích thích tố Estrogen giúp cho sự sanh sản dễ dàng. Khi nghiên cứu những bức tranh vẽ khỏa thân của các họa sĩ thời xưa thì ta thấy đa số phụ nữ đều có những ngoại hình lúc Estrogen đang ở đỉnh cao. Ngày nay khoa học phát triển, có những phụ nữ không được những nét hấp dẫn kể trên thì phải chịu khó đến bác sĩ thẩm mỹ để mổ xẻ thêm bớt, sửa đổi thân thể. Thời trang, son phấn màu mè đều là những cách làm nổi những nét kể trên tạo cái ảo tưởng hấp dẫn cho người nam là người nữ này lúc nào cũng sẵn sàng sanh sản. Có lẽ vì thế mà những phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh (mất khả năng sinh sản) dễ bị khủng hoảng tinh thần và bị bịnh trầm cảm.

Tại sao sex là điều tối kỵ của tôn giáo. Ki tô giáo thì quả quyết rằng Đức mẹ Maria còn trinh tiết khi sanh ra chúa Jesus. Phật thì không phủ nhận cha mẹ bằng xương bằng thịt của mình nhưng cả Phật giáo lẫn giáo hội Thiên Chúa giáo La mã (Catholic) đều không cho phép những nhà tu có quan hệ sinh lý. Vấn đề ở đây, ngoài tham dục ra, còn tham ái, có nghĩa là ham muốn được thương. Khi tham ái hướng về thân thể thì con người sẽ dễ buông trách nhiệm. Người chồng có thể bỏ bê vợ con để theo người vợ bé biết nói ngọt chiều chuộng mình hơn (nếu mê người vợ bé vì sex thì đó là tham dục). Tham ái thường dẫn đến lo âu hay ghen tuông. Thí dụ như người vợ chỉ muốn chồng mình hoàn toàn chú tâm và săn sóc mình. Khi thấy chồng hơi lơ đãng hay nhìn người khác phái thì sanh lòng ghen tuông khổ sở. Những hoàn cảnh như vậy sẽ làm trở ngại trong việc tu tập. Trong một nháy mắt, đạo sẽ biến thành cái lẩn quẩn của đời đi ngược chiều với sự phát triển tâm linh.

Tham dục là nguồn gốc của sự chấp thân thể làm ngã (tôi). Tham ái là nguồn gốc chấp tánh tình làm ngã. Trên thực tế thì tham dục và tham ái hòa lẫn nhau rất khó mà phân chia. Khi tham ái đặt nặng ở vật chất thì khả năng trở về đời sống tâm linh càng khó. Đòi hỏi của tham ái tạo sự lo âu. Ta muốn mọi người và hoàn cảnh phải theo ý ta. Lúc đó ta có cảm giác ta được thương. Ta muốn duy trì cảm giác này nên hay lo nghĩ tìm cách thống trị người khác hay điều khiển hoàn cảnh theo ý ta. Ngày xưa Phật chia lo âu ra thành tham, sân và si. Khi ta phân tích những suy nghĩ lo âu thì ta sẽ thấy rằng chúng quanh quẩn ở lòng mong muốn mà chưa được và sợ mất (tham) hoặc buồn phiền hay tức giận (sân) khi ta không được những gì ta muốn. Bản chất của lo âu là si. Ta si vì ta đem hoàn cảnh buồn phiền của quá khứ che lấp hiện tại an lành làm ta lo lắng. Ta si vì ta tưởng tượng hoàn cảnh xấu trong tương lai làm ta căng thẳng mất ăn mất ngủ.

Tham ái thể hiện rõ nhất ở người thất tình. Sự ham muốn được thương càng nhiều thì cảm giác hụt hẫng khi mất tình yêu càng mãnh liệt. Người thất tình thường suy nghĩ đến những kỷ niệm êm đềm của quá khứ khi còn được yêu và so sánh với sự mất mát cô đơn trong hiện tại (tham). Người đó giận người yêu đã bỏ mình theo người khác và hận tình địch đã cướp người yêu mình (sân). Càng muốn được yêu thì sự nhớ nhung và trống trải trong tâm hồn người đó càng nhiều. Người thất tình còn có cảm tưởng rằng trong tương lai mình sẽ không bao giờ tìm được một mối tình hoàn hảo như vậy (si). Khi tham ái, ta cũng trải qua những cơn đau khổ của kẻ thất tình nhưng với cường độ nhẹ hơn.

Trên phương diện tâm lý, tham dục và tham ái cắt xén tâm hồn con người làm cái ảo tưởng bị phân ly dầy hơn. Ảo tưởng phân ly này nuôi dưỡng tham, sân và si tạo thành cái vòng lẩn quẩn. Thí dụ ta càng thấy thiếu thốn thì càng ham muốn. Khi chưa được thì ta cảm thấy ta không được thương. Ở xã hội, tham nhũng, hối lộ là những đòi hỏi của tham ái, dẫn đến một xã hội không công bình. Tham, sân và si tạo nhân hoàn cảnh không tốt nơi tâm tưởng và kết quả là chúng lôi cuốn con người vào những hoàn cảnh khổ đau và thế giới của sự bất công. Thí dụ như kẻ trộm muốn những vật mà nó không mua nổi nên phải trộm cấp. Ở thế gian thì hoàn cảnh ác là tù tội khi con người gây tội ác hình sự. Hoàn cảnh ác làm con người lo âu và bất mãn nhiều hơn, như thế sẽ mất dần cơ hội trở lại thế giới an bình.

Trên phương diện nghiệp lực thì tham, sân, si sẽ dẫn đến những hoàn cảnh thiếu sáng suốt và mất tự chủ. Lúc đó, con người sẽ mất sự sáng suốt của nhận thức. Họ dần dần mất quyền chọn lựa những hoàn cảnh thiện và dễ bị hoàn cảnh ác thu hút qua sự bốc đồng (impulsiveness). Phật gọi tham sân si là ba chất độc của tâm hồn. Người bị tham, sân, si như những kẻ bị nghiện xì ke ma túy. Thoạt đầu họ biết rằng đó là độc tố nhưng không thể không lạm dụng được, họ không diệt trừ được những ý nghĩ liên quan đến tam độc này. Đến một lúc nào đó thì họ mất sự sáng suốt và lạm dụng đến khi thân thể tiều tụy và chết mòn. Chỉ khi họ nhận ra được giá trị tâm linh thì mới đủ can đảm lìa bỏ tam độc này.

Trở lại vấn đề sex và tôn giáo. Bản chất của sex không có gì là tội lỗi hết. Đó là hành động tự nhiên của các loài thú và của tổ tiên loài người. Không có sex thì không có sự sống vật chất trên quả địa cầu. Cái tội lỗi là nơi con người bị thân thể vật chất lôi cuốn nên bị lạc hướng, quên đường trở về sự đầy đủ tâm linh ban đầu. Khi nhà tu bị giới luật trói buộc không cho thân thể dùng chính nó để tạo ra những thân thể khác qua sự giao hợp nam nữ thì họ dễ bị mặc cảm tội lỗi. Mặc cảm tội lỗi xảy ra khi nhà tu chưa nhận ra được ánh sáng tâm linh mà phải đè nén những đòi hỏi của thân thể. Tội lỗi nguyên thủy của Ki tô giáo tương đương với khái niệm vô minh của Phật giáo. Tội lỗi hay vô minh là tâm trạng thiếu sáng suốt bám thân bỏ tâm, chớ không phải cái mặc cảm tự ti hay mặc cảm tội lỗi. Nếu hiểu như vậy thì ta sẽ hiểu được cái ý nghĩa của mẹ Maria đồng trinh. Cha của chúa Jesus là tinh thần, là Thượng đế. Mẹ là nguồn gốc của thân thể. Chúa chịu chết trên thập tự để lìa cõi vật chất trở về cõi tinh thần.

Khi con người mang cái mặc cảm tội lỗi thì nó là cái trở ngại trên hành trình tìm về tâm linh đầy đủ. Có lẽ vì thế mà Ki tô giáo lập ra lễ xưng tội. Xưng tội giúp cho nhà tu can đảm nhận ra và nói ra những đè nén sinh lý của mình. Khi chịu phép rửa tội thì trên tâm lý, cái mặc cảm tội lỗi nó sẽ nhẹ đi phần nào. Ki tô giáo còn dùng biểu tượng của Chúa chịu chết trên thập tự để chuộc tội (vô minh) cho con người. Thử hỏi đứa trẻ ngây thơ có làm tội gì để được rửa tội (baptism)? Nếu đó là tội lỗi (theo nghĩa thế gian) thì phải chờ con người già gần chết thì mới nên rửa tội. Chúng ta nên hiểu biểu tượng rửa tội và được tha tội một phần nào làm xoa dịu lòng tham ái hướng về thể xác của con người, giúp họ tìm về con đường tâm linh. Phật giáo thì gọi người theo đạo là Phật tử (con tinh thần của Phật). Phật tử cũng có nghĩa là Phật con, Phật sẽ thành. Nếu ta là con tinh thần của Phật và có khả năng thành Phật thì không có gì để bị mặc cảm hết. Phật giáo có lễ quy y tam bảo (trở về với Phật, Pháp và tăng) tương đương với lễ rửa tội bên Ki-tô giáo.

Tóm lại, khi ta nhìn đạo trên khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng thì sẽ thấy có rất nhiều khác biệt không thể hàn gắn được giữa các tôn giáo trên thế gian này. Nhưng nếu ta nhìn đạo như là một con đường dẫn đến tự do tâm linh qua lăng kính của thực nghiệm và tâm lý học thì tuy văn tự và phương pháp giảng dạy của các vị giáo chủ có khác nhau nhưng có rất nhiều sự trùng hợp trên kết quả tâm lý. Đây là sự khác biệt đáng kể của hiểu đạo bằng tư duy và hành đạo qua quá trình tự sửa đổi tâm tánh (tu tập). Chỉ khi tu tập ta mới thông cảm được tại sao có một vị giáo chủ thì phủ nhận công trình giảng đạo của mình: “Trong 49 năm Như lai (Buddha) chưa từng nói một lời.”, còn vị giáo chủ khác trong lúc giảng đạo tự xưng mình là con của Thượng đế, Ngài có phép lạ làm người chết sống lại. Nhưng rồi đến cuối cuộc đời dạy đạo, Ngài chịu chết một cách đau đớn trên thập tự.

Phật ví thân thể con người như chiếc đò. Ta dùng nó để qua sông, thể nghiệm cuộc sống. Nhưng rồi đến một lúc nào đó ta phải bỏ chiếc đò này để tiếp tục cuộc hành trình khám phá tâm linh, tìm về sự đầy đủ ban đầu. Chúa Jesus chết trên thập tự cũng là một biểu tượng dùng thân thể như cái cầu bắc qua thế giới tâm linh. Phật nhắc nhở con người trở về quy y (nương tựa) nơi tam bảo (Phật, Pháp và tăng). Ki tô giáo có lễ rước Chúa (Eucharist), ăn bánh thánh và uống rượu thánh. Tuy hình thức khác nhau nhưng sự nhắc nhở vượt qua thân thể để trở về đời sống tâm linh thì không khác.

Chúng tôi viết bài này để thân mời quý đạo hữu với những tín ngưỡng khác nhau nên mở rộng tâm hồn tìm hiểu những tôn giáo khác để bổ túc cho tôn giáo minh. Để rồi một ngày nào đó chúng ta có thể cùng nhau đi trên con đường tự do tâm linh. Cũng nên nhắc lại là những gì những vị giáo chủ tôn giáo giảng, mặc dù đó là chân lý, nhưng họ phải giảng dạy sao cho thích hợp với trình độ tri thức của những người sống cách ta hơn hai ngàn năm, ở những xã hội thật khác với xã hội ta đang sống ngày nay. Khi ta tôn thờ những phương tiện thì sẽ mất cơ hội nhìn thấy ánh sáng mà những vị thầy tâm linh muốn để lại cho hậu thế.

Bác sĩ Thái Minh Trung

Cancun, tháng 6, 2007