Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

THUYỀN NHÂN

VÀ BIỂN ĐỘNG

 

DẠ HƯƠNG

 

 

- Lạnh quá anh ơi! Anh Tâm! Anh Tâm ơi!

Thoa giật mình, giật mình đánh toát và mở to đôi mắt ngơ ngác nhìn quanh réo gọi:

- Anh Tâm, anh Tâm ơi? Anh đâu rồi? Anh Tâm ơi!!! Hai tay quờ quạng, Thoa mân mê trên tấm đệm và dừng lại cầm chặt nơi góc. Mọi người đứng quanh vui mừng. Bà “Sister” thiện nguyện người Úc Đại Lợi thật tình mừng rỡ, bà nói to như loa:

- Cô ta tỉnh lại - Cô ta tỉnh lại rồi!

- Cô ấy đã tỉnh lại - cô ấy sống rồi!

Mọi người đồng thanh:

- Cô ấy sống lại?

- Ngoài tôi ra, còn có ai nữa không? Tôi đang ở đâu? Có ai nữa không?

- Có năm người tất cả và cô đã sống.

- Có ai tên là Tâm không?

Làm ơn...

- Hỏi rồi, không có ai tên là Tâm cả. Họ đã tỉnh hết, chỉ có cô là người sau cùng. Họ cả thảy là ba người trai và một em nhỏ. Tâm là ai?

- Tâm là anh của tôi - Tôi tên là Thoa. Anh tôi... Trời ơi!..

Thoa vật ra ngất lịm hồi lâu mới tỉnh, làm cho mọi người lo lắng. Cô khóc sướt mướt vì quá đau khổ và kinh hoàng. Có lẽ cái khóc của cô cũng làm cho cô giảm đi phần nào chua chát.

- Tôi còn sống, tôi còn sống ư? Tôi đang ở đâu đây?

- Phải, cô từ đảo Zambaless chuyển về đây, đây là Transit, cô nằm bất động đã ba ngày đêm, bây giờ cô được cứu sống.

Nước mắt chảy ròng ròng trên khuôn mặt nhợt nhạt tái xanh của người vừa thoát khỏi từ cõi thâm u lạnh lẽo của quỷ môn à.

Thoa nói, nói trong tiếng nấc nghẹn ngào...

Thật rõ ràng mới đây mà bay giờ như câu chuyện thần thoại nào xa xưa cũ. Đêm mùng bốn rạng ngày năm tháng ba năm một ngàn chin trăm tám mươi chín. Tối đó mẹ tiễn hai anh em tôi ra cửa, mẹ dặn đủ điều:

- Tâm săn sóc em nghe con. Chỉ có hai anh em con ở xứ người, cố mà đùm bọc lẫn nhau. Đến nơi hai con chụp hình gởi về cho mẹ thấy, và Anh Tâm hứa với mẹ, rồi tay ôm bao quần áo bằng bọc nylon, tay dắt Thoa. Một chiếc xe tải trờ tới, người ta ra hiệu lên xe. Đỡ Thoa lên xe trước, Tâm nhảy phóc một cái lên sau.

Xuống xe theo tốp người đó, chúng tôi băng qua bãi cát trắng phau, hạt mịn nhỏ như bột. Mọi người im lặng, chỉ nghe tiếng gió biển thổi rít lên từng chập âm vang rờn rợn hòa lẫn sự sợ hãi và hồi hộp của tâm trạng người chạy trốn, và tiếng cát “chip chít, chíp chit” dưới mỗi bước chân hoang mang cùng tột.

- Lạnh quá anh ơi! Em lạnh quá anh Tâm ơi?

- Anh cũng vậy. Cố lên em, sắp ra đến ghe rồi.

Nhờ cái bọc nylon quần áo nổi lênh bềnh như một cái phao cá nhân, sóng đánh nhấp nhô, gió biển ào ào, như muốn nuốt mất chúng tôi.

Bơi được đến ghe, chúng tôi bám vào mạn thuyền, anh Tâm dùng một tay cố đẩy tôi lên thuyền. Lên được, tôi lập tức kéo anh tôi lên... Hai anh em tôi ngồi nép lại một bên góc. Dưới ánh đèn nhỏ lờ mờ trong ghe tôi đếm được trên một trăm người. Anh Tâm nói:

- Hơn một trăm, anh đếm được !

Người chủ ghe cầm đèn pin soi lại một lần. Bên trên, người tài công nói vọng xuống hầm nho nhỏ vừa đủ để mọi người nghe:

- Bà con, mọi người nằm im và tắt hết đèn ngay.

Tất cả im lặng và dường như không dám thở. Chiếc thuyền tròng trành, tiếng máy nghe xình xịch... Thuyền bắt đầu chạy, tiếng máy gầm rú lớn hơn. Người tài công vận hết tốc lực vượt sóng ra khơi.

Trời về khuya, dễ chừng đã thoát vòng nguy hiểm của công an. Tiếng người chủ ghe nói:

- Tất cả lớn nhỏ một trăm hai mươi lăm người.

Đại gia đình của ông, cả con, dâu rể, cháu nội ngoại là ba mươi người rồi. Trước khi đi, ông đã chuẩn bị chu đáo cho gia đình ông.

Chiếc ghe chạy được tám tiếng đồng hồ, lúc này tiếng máy được giảm nhỏ lại. Quê tôi bây giờ hoàn toàn mất hút ở cuối chân mây. Chung quanh toàn là nước trời mênh mông. Tôi cảm thấy bồi hồi xúc động, một sự nối tiếc dâng lên...

Quê tôi có núi Nhạn, sông Đà. Quê hương tôi có núi có sông, có người thân, có bạn bè. Quê hương ơi! Người thân ơi? Tại sao tôi phải trốn ra đi? Thật tội tình gì mà phải rời bỏ quê tôi một cách tủi nhục tội nghiệp.

Biết bao giờ trở lại để sống trong tình mặn nồng êm ấm của gia đình, có cha, có mẹ, có anh chị em? Đến khi nào tôi mới có thể hít thở cái không khí trong lành của quê hương dịu ngọt của tôi? Sao tôi phải rời bỏ quê hương trong nước mắt tủi đau và nối tiếc thế này? Tôi, để cho nước mắt chảy dài xuống... và nuốt thật mạnh sự uất nghẹn... Ngày nào tôi trở lại? Ngày ấy bao xa làm sao biết được ? Ra đi là chấp nhận thương đau và trả giá cho tự do. Từ trong một góc hầm ghe, có tiếng sụt sùi khóc hòa lẫn tiếng thở dài ảo não. Thoang thoảng nỗi xót xa. Phải chăng tất cả người ở đây đều cũng mang tâm trạng như tôi, đang khóc hận cho quê hương, thương tiếc mái ấm gia đình và khóc thương cho chính thân phận mình như anh em tôi?...

Đến ngày thứ tư (ghe chạy được ba ngày đêm) khoảng hai giờ chiều, bỗng mây đen vần vũ hạ thấp, gió lạnh thổi tới, giữa khoảng trời nước giáp nhau, sấm chớp vang lên...

“Trước đó mấy hôm liền có gì đâu, trời quang mây tạnh, từng đàn chim hải âu, bói cá bay lượn bắt mồi... và đã qua mấy ngày lòng tôi bớt dằn vặt xót xa. Mường tượng nghĩ tới một tương lai sáng sủa hơn. Tiếng máy vẫn nổ đều đưa chiếc ghe vượt sóng đến phương trời xa lạ. Tôi đang nghĩ tới ngày mai nơi chân trời mới sẽ làm sao. Đảo mắt chung quanh, tôi chỉ thấy ít người cũng đang suy tư, và dõi mắt nhìn xa vắng mông lung, còn lại đa số đều say sóng ngủ gà, ngủ vịt mệt mỏi.”

- Biển động, biển động mạnh, chúng ta không kịp nữa rồi!!!

- Trời êm một tuần, động một tuần. Tiếng người tài công và ông chủ xì xào.

Gió lớn thổi mạnh, mưa bắt đầu nặng hột, sóng biển dâng cao.

Ấm... Ầm... Chiếc ghe như chiếc lá chao đảo vô nước. Mọi người không ai bảo ai, tự động ai tìm được vật gì hay là tay không cố mà tát, múc nước ra khỏi ghe. Tiếng cầu kinh, cầu Phật, cầu Chúa cứu rỗi, chen lẫn tiếng thút thít, sụt sùi đó đây bấn loạn. Tiếng gió rít, sóng biển gào thét rú lên, hòa nhập vào nhau, làm cho ai nấy kinh hồn lạc phách. Hai tiếng đồng hồ giữa bầu không khí căng thẳng tột độ. Thật là bi thảm, ai nấy nhìn nhau như dò hỏi: "Số phận sẽ ra sao?"

Nhưng ôi rồi! Than ôi! Sóng to gió mạnh liên tiếp dội vào hai bên mạn sườn ghe... Ghe chỉ chịu được hai tiếng đồng hồ. Đến bốn giờ chiều, chiếc ghe vỡ tan trong biển lộng gió rợn người... Tiếng la hét, tiếng than khóc náo loạn...

- Nắm tay anh, Thoa ơi! Anh em ta nắm tay lại!

Nắm chặt tay anh Tâm. Tôi và anh lặn hụp giữa đám đông, nào người, nào đồ, vật dụng, ván thuyền vỡ lênh bềnh. Sóng lớn, gió to, tích tắt nhận chìm và tản mát đi tất cả.

- Có tấm ván trôi đến, ráng lên em Thoa ơi!

Chúng tôi vớ được tấm ván, đó là mảnh vỡ của mạn thuyền, dài hơn một mét. Hai anh em tôi bám, vịn vào nó ( bơi đi, bơi mãi giữa trùng dương vô định. Chúng tôi gặp hai anh em Lâm và Sơn đang bơi, họ xin tấp vào ván với anh em tôi. Dặn nhau mỗi người một góc, không ai được đè lên nó, chỉ được vịn vào nó, hễ cứ thấy loạt sóng xô đến, cùng nhau hụp xuống cho sóng phủ qua đầu. Thấy sóng chúng tôi la to, hụp xuống, hụp xuống, không thì bị sóng đánh văng mất. Trời càng lúc càng tối, nước thấm lạnh cắt da, người mệt nhừ.

Anh Tâm nói:

- Ráng lên em, hy vọng chúng ta được cứu, cứ đu theo ván, trôi theo nó, đừng chìm là được cứu.

- Nín đi anh, đừng nhắc nữa, em biết. Giữ gìn sức khỏe để tiếp tục đi theo ván. Mặt anh đã tím ngắt rồi nề.

Tôi nghe thằng Sơn nói:

- Anh Lâm, anh đu theo ván đi nghe, em không đu, không vịn được nữa đâu, em chết anh Lâm ơi! Em chết đây!

Nó thả tay. Tôi nhìn thấy thân xác thằng Sơn đang bị sóng biển vùi dập cuốn trôi xa.

Trời nước tối tăm, tôi rùng mình trong bóng tối thê lương vô tận, một mảnh trăn thượng tuần vừa ló, thì bị những đám mây đen che lấp. Cơn biển động bắt đầu giảm, không còn hùng tráng dữ dội như những giờ trước đây. Giữa trùng dương sóng dữ, chỉ còn ba đứa chúng tôi, lúc này tang thương tàn khốc, quạnh hiu lạnh lẽo vô vàn.

Một lằn chớp sáng lên, nhìn đồng hồ tay bốn giờ sáng. Như vậy chúng tôi đã chịu đựng mười hai tiếng đồng hồ vật vã nổi trôi trên mặt đại dương. Bỗng nghe anh Tâm trong hơi đứt quãng...

- Thoa, em choàng cánh tay giữ chặt qua đây, bây giờ ít người rồi, em đi đi. Anh bỏ cuộc rồi, nói với má, anh xin lỗi. Em tự săn sóc lấy em, Anh đi...

Trong đau khổ tột đỉnh, hình ảnh cuối cùng còn chứa đựng trong tâm trí tôi: Gương mặt của anh, tiếng nói của anh. Ở giây phút hoảng hốt chia ly ấy, tôi không khóc được, há miệng cứng, mà cố nhìn anh lần cuối, để sóng biển mang anh tới tận trời nào. Anh tôi đi vào biển đen...

Một chặp sau, bỗng tấm ván nghiêng hẳn về bên tôi. Nước vào miệng mặn chát. Tôi ngủ mê chợt tỉnh, gọi:

- Lâm, Lâm, Lâm ơi! Lâm đâu rồi!!!

Lâm cũng bỏ cuộc... Bỏ tôi vĩnh viễn, còn tôi với biển đen... Tôi sợ quá bật khóc òa, khóc ngất với tấm ván vô tri. Và tôi đã thiếp đi.

Biển đen đã không mang tôi đi với anh tôi. Tôi đã không đủ sức và bị sóng đánh giạt vào bờ...

Trong tiếng uất nghẹn ngào. Thoa kể lại mọi người nghe, ai nấy cũng nước mắt tuôn rơi, xẻ chia thêm bất hạnh kẻ ra đi tìm tự do vĩnh viễn giữa biển khơi và khóc cho thân phận tha hương của chính mình.

Họ cho Thoa biết, mấy người dân Philippines chài lưới đánh cá đã nhặt Thoa ở bãi biển đảo Zambaless rải rác với bốn người nữa. Cả năm người đã bị đá cắt nát nhiều chỗ, quần áo tả tơi...

Than ôi! Một trăm hai mươi lăm người đi tìm tự do, chỉ còn có năm người. Số tỷ lệ sao mà thấp đến nghiệt ngã...

Vậy sao mà dân tộc tôi, người  người vì tự do, vẫn cứ phải ra đi! Sự sống sót như sợi chỉ mành! Tù tội, chém giết, đày đọa không làm họ nản lòng vì hai chữ "TỰ DO".

Group 5/125 - Zambaless, của Thoa, không cần thanh lọc, được Cao Ủy Tỵ Nạn cho định cư tại Hoa Kỳ sau đó.

Thời gian ở đảo, tại trại tập trung, tôi thường đến Barrack, nơi mà các thuyền nhân, từ các đảo đưa về. Tôi đã phải nghe thấy không biết bao nhiêu là chuyện thương tâm. Thương quá đất nước tôi, thương quá dân tộc Việt của tôi - Việt Nam đất nước tôi!!!

 

Ừ mình lại… ra đi

Chiếc thân phiêu bạt ngại gì nổi trôi

Ừ… ừ… dân Việt của tôi,

Nổi trôi trên khắp đất trời tự do.

 

New Jersey, Oct. 1999

DẠ HƯƠNG