Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÀU SẮT BẾN TRE

 

TÚ MINH

 

Cuối tháng Tư năm 1975, miền Nam bị bức tử bởi những thế lực cường quốc mà đứng đầu là Hoa Kỳ và Trung Quốc.  Chính quyền miền Bắc gặp thời cưỡng chiếm miền Nam mà họ gọi là “Đại Thắng Mùa Xuân”.  Tất cả Quân, Dân, Cán Chính miền Nam trước giờ phút này đều coi như ngã ngựa.  Là một quân nhân cấp úy, Minh cũng chịu đựng chung số phận với Tổ Quốc, cùng bạn bè ra trình diện theo lệnh: “Mười ngày lương thực” để rồi ngồi bóc 3 cuốn lịch tại rừng già Kà Tum và Hóc Môn.

Khi được tha tù, năm đó một ngàn chín trăm bảy tám (1978), Minh không còn sổ gia đình ở thành phố Sài Gòn nữa, mà chỗ ở mới bây giờ là xã Long Thành, tỉnh Bà Rịa.  Những ngày tháng đầu Minh bị quản chế tại Long Thành thì cũng giống như tù trong rừng Kà Tum chẳng khác tí nào, có điều là hằng ngày khỏi vào rừng đốn cây, vất vả về thể xác nhưng tinh thần thoải mái hơn những ngày ra tù sống quản thúc ở xã Long Thành tinh thần căng thẳng ghê gớm...Do đó ý nghĩ bỏ nước ra đi đã thúc đẩy Minh chọn một con đường mới dù thử thách chông gai đang ở trước mắt, và mạng sống chỉ được một phần tư, ba phần còn lại phú cho Trời Phật độ mạng.

Thế rồi dự tính đã được thực hiện.  Minh đóng vàng cho một người Hoa Kiều làm trung gian ở chợ Lớn, Sài Gòn.  Tháng 5/78, Minh dẫn dắt vợ con xuống thị xã Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre nằm đợi khoảng một tuần.  Vào một đêm gia đình Minh lần lượt xuống tàu như bao gia đình chung chuyến.  Đêm đó sau khi xong thủ tục xuống tàu, tất cả 24 chiếc tàu gỗ lần lượt chạy ra Cửa Đại thuộc tỉnh Bến Tre để dồn lên chiếc tàu sắt đậu chờ sẵn gần hải phận VN.  Số người chuyển lên tàu sắt độ khoảng sáu ngàn (6.000) người.  Tàu được chia làm 4 tầng, người chật như nêm, nằm la liệt.  Ai ai cũng nghĩ rằng tàu sẽ nhổ neo khởi hành, nào ngờ đâu tàu cứ đậu mãi không chạy!  Thì ra khi mướn tàu, VC ký hợp đồng với nhau là sẽ chở ba ngàn (3,000) người, mà bây giờ lên gấp đôi.  Hai bên dằng co qua lại.  Một bên đòi thêm tiền công chở.  Một bên viện lý do này lý do khác.  Kết cuộc 42 ngày nằm ngoài cửa Đại, tàu sắt Bến Tre không khởi hành và cuối cùng tàu trả người trở lại bến bờ.  Khi nghe tin tất cả những người trên tàu được đưa vào đất liền chờ đợi một thỏa hiệp nào đó, riêng cá nhân Minh đã nhận thức được rằng lại một trò bịp bợm nữa rồi, nhưng thú thật dù bị mắc lừa bọn điềm lần nữa mà mừng thoát chết bỏ thây trong cuộc hành trình biển Đông!

Chúng tôi được đưa lên bờ Quân Thạnh Phú, xã An Nhơn, tỉnh Bến Tre.  Gia đình Minh vất vả lắm mới được chọn vào một nhà dân ở ấp 6, rồi sau vì chật quá nên dời ra ấp 4.  Trong suốt những ngày sống ở đây không khác gì tù nhân phạm tội đưa vàng cho chế độ VC.  Thời gian nằm chờ đợi dài lê thê, một tháng, hai tháng, rồi ba tháng trôi qua.  Cứ lâu lâu VC lại gạt gẫm để gây niềm hy vọng bằng cách cho chịp hình, lăn dấu ngón tay hay ghi danh điền tên những ai có thân nhân nước ngoài sẽ được ưu tiên đi trước!  Họ thổi phồng những tin hấp dẫn cho chuyến đi, nhưng cuối cùng chẳng thấy gì cả.  Đây cũng là một mánh khóe lọc lừa.  Lên xuống Bến Tre-Sài Gòn không biết bao nhiêu lần, tiền bạc vàng ròng lần lượt hết sạch và niềm hy vọng cũng hết luôn.  Minh quyết định bỏ cuộc! Đùm bọc gia đình trở về Sài Gòn ở luôn không xuống Bến Tre nữa.  Trong thời gian ở Sài Gòn, Minh ra tay tổ chức vượt biên bằng đường biển.  Thất bại thêm hai chuyến nữa.  Cuối cùng rồi gia đình Minh cũng đến được bến bờ tự do trong chuyến hành trình vượt biển thứ tư trên chiếc ghe dài 7.8m, rộng 1.8m, máy Yanmar 1 “lốc” (8-12), do chính quyết tâm của mình thực hiện vào giữa năm 1981.  Thời gian ở trại tỵ nạn quá ngắn và coi như một ân huệ cuối đời mình bởi các nước bạn dành cho, nên không có gì đặc biệt để viết ra đây.

Chỉ nói về những thủ đoạn của VC, thử hỏi tại sao có chuyện số người tăng gấp đôi lên tàu sắt.  Chính sách của VC là muốn lấy hết sạch của cải nhà cửa của Dân Bến Tre để đổi lấy việc được xuống tàu sắt đêm hôm đó cho cả dòng họ gia đình.  Sau khi quơ quét sạch bách hết của cải của dân Bến Tre rồi trở mặt phỉnh phờ gạt gẫm dân thành phố, mỗi đầu người là mười lượng vàng để rồi lùa tất cả lên tàu cho nhịn đói, nhịn khát chết bỏ thây trong lòng đại dương.  Minh gọi đây là một thảm cảnh đau thương nhất trong lịch sử loài người chưa từng xảy ra trên thế giới, chỉ xảy ra theo lệnh điếm đàng của Đảng Cộng Sản VN mà chủ mưu là bọn chóp bu Hà Nội.  Cũng cần nói sơ qua những mánh khóe giết người của VC như thế nào, những ngày đầu đã có người chết, mỗi lần có người chết theo luật hàng hải là tàu phải kéo hồi còi, trước khi quăng thân xác người xấu số đó xuống lòng đại dương.  Tuần lễ kế tiếp đêm nào cũng nghe tiếng còi tàu, mỗi lần nghe như vậy là phải hiểu đã có một, hai, ba hay nhiều hơn nữa là những linh hồn xấu số ra đi về miền âm cảnh trên hành trình đi tìm tự do chết trên biển Đông.  Nghe mãi cõi tàu, mọi người trên tàu sợ sệt mất tinh thần nên cử người đại diện lên xin thuyền trưởng đừng kéo còi nữa, mà cứ âm thầm quăng mỗi khi có người chết. 

Thử hỏi không thỏa điều kiện hai bên thì tại sao không đem chúng tôi trở lại đất liền ngay sau đó mà để chết dần trên biển Đông như vậy.  Phải chăng đây là hành động cướp của giết người theo quốc sách của Cộng Sản VN.  Sự sống còn trên tàu của những người còn lại là mỗi nhân khẩu mỗi ngày lãnh một tô cháo. Gia đình Minh 3 người lãnh 3 tô loãng như nước lã thì làm sao đủ sức chịu đựng với sóng gió.  Ngày càng ngày cơn đói như cào xé ruột.  Nghĩ đến vợ nằm bên cạnh đang mang thêm một bào thai trong bụng mà cũng chỉ phần ấy thôi thì chỉ chờ tới lúc cả ba người cùng đi theo tiếng còi tàu về lòng đại dương.  Minh nhớ lại cái đói trong tù của những năm đầu sai 75 ở rừng còn đỡ hơn, mỗi ngày tù nhân còn lãnh được vài chén cơm gạo mục và ít hạt muối hột, còn dưới tàu sắt không có một hạt cơm nào suốt 42 ngày.  Đối với Cộng Sản lúc nào họ cũng cảnh giác đề phòng.  Họ nghĩ rằng thả đói mọi người như vậy để lúc nào cũng nghĩ tới miếng ăn, lo cho bao tử thì tất cả mọi người không nghĩ đến chuyện làm loạn cướp tàu, vì họ quá biết trong số người trên tàu có nhiều anh em dư khả năng để lèo lái con tàu ra khỏi hải phận VN hoặc đi Thái Lan, Mã Lai...như đi chợ.  Chính sách trị dân trên đất liền kể từ 30/4/1975 của Cộng Sản miền Bắc VN cũng tương tự như cảnh tàu sắt Bến Tre mà thôi.

Ta thử nhìn lại những gì VC làm từ việc nhỏ đến việc lớn có tầm vóc sách lược đều là những thủ đoạn gian manh, gạt gẫm, cướp bóc, điếm đàng, ném đá dấu tay...Những ai không cùng quan điểm với chúng, chúng sẽ sát hại bằng cách này hay bằng cách khác.  Mỗi khi chúng muốn thủ tiêu ai thì chúng gắn cho danh từ phản động là xong chuyện.

Trở lại chuyến tàu sắt Bến Tre là một ký ức ghê rợn hãi hùng của gia đình Minh.  Nhờ ơn Phật Trời độ mạng đứa con gái đầu lòng của gia đình lúc đó chưa tròn một tuổi đời thoát được thần chết, cộng thêm vào đó chút kinh nghiệm mà Minh có được nhờ Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề đánh cá biển nghĩa là từ chỗ nằm ở tần thứ ba trên boong tàu, Minh cho chuyển xuống tầng thứ nhất dưới lườn tàu, thứ nhất là tránh được gió biển, thứ hai là đỡ chao lắc, dễ ngủ để có sức chịu đựng với sóng gió.  Hầu hết những người nằm dưới tầng thứ nhất của lườn tàu ai nấy đều như những con vật nằm trong chuồng nuôi súc vật đợi đến giờ hành quyết.  Than ôi, tại sao có tiền, có vàng mà đi mua lấy cái cảnh màn trời chiếu đất này.  Phải chăng tất cả những khổ đau và đói khát trên đều nguyện ước đổi lại hai tiếng Tự Do.  Minh là một quân nhân đã từng coi sống chết nhẹ như lông hồng, thế mà giờ đây gặp cảnh hành trình trên biển Đông của tàu sắt này lỡ khóc lỡ cười ra nước mắt.  Đến nỗi có lúc quá tuyệt vọng khi thấy vợ con nằm la liệt vì đói khát, ý định liều mạng với anh em bạn bè đã hơn một lần định cướp tàu.  Nhưng rồi nghĩ đến nhỡ thất bại trong việc làm thì đối với bản thân mình không hề chi nhưng còn vợ con thì sao!  Minh không thể mang con bỏ chợ được, đành bỏ qua ý định táo bạo mà an phận với bao nhiêu nạn nhân trên tàu...

Giờ đây đã hơn hai mươi ba (23) năm trôi qua, Minh ngồi viết lại những dòng bất hạnh này để cùng nhau đúc kết những việc làm tàn ác dã man của những kẻ đã từng ăn lông ở lỗ từ những rừng sâu núi thẳm, đã đem nhưng đòn thù áp đặt lên sự sống của đồng bào miền Nam.  Cộng Sản VN miệng mồm hô to khẩu hiệu là “Đỉnh Cao Trí Tuệ” của loài người mà hành động quá dã man, tàn bạo đối với lớp người tạm gọi là “ngã ngựa” – nhân dân miền Nam như vậy sao?

Hỡi các bạn trẻ, khi nào các bạn trực diện với Cộng Sản, xin nhớ cho rằng đối với Cộng Sản nói chung và đối với VC nói riêng, các bạn nên thận trọng về mọi lãnh vực bởi vì đối với sách lược của Cộng Sản chỉ có thủ đoạn gian manh, lừa dối, gạt gẫm, điếm đàng và ngu muội...đưa đất nước thân yêu của chúng ta đến chỗ lầm than, nghi kỵ và chia rẽ mà thôi, chứ không đem lại chút gì ấm no cho nhân loại nói chung và đồng bào ruột thịt của chúng ta đâu mà chờ ở Cộng Sản.

Vấn nạn ‘Tàu sắt Bến Tre’ là một trong muôn ngàn mánh khóe giết người của chế độ Cộng Sản miền Bắc VN, gieo bao đau thương cho người dân miền Nam còn lại để đổi lấy mạng sống, để đi tìm con đường Tự Do bằng những hành trình trên biển Đông.

Tàn Đêm 12/19/2002

Trích “Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông”