Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ

CON TÀU MANG SỐ MT065

 

THANH QUANG, RFA BANGKOK

 

Vấn đề thuyền nhân Việt Nam lại được khơi dậy, khi chúng tôi được tin vào thứ Tư ngày 11 tháng này, Chương trình Phóng sự Nước Ngoài trên hệ thống Đài ABC ở Úc sẽ cho chiếu một phim tài liệu về Thuyền Nhân Việt Nam, và bi cảnh ấy cũng sẽ được Đài truyền hình CNN ở Hoa Kỳ phổ biến.

Nội dung phim do Đài ABC thực hiện nhân chuyến "Về Bến Tự Do" vào tháng 9 vừa qua, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trụ sở tại Úc tổ chức, nói về chuyến tàu định mệnh MT065 đi từ Mỹ Tho, chở hơn 300 thuyền nhân Việt Nam bị chìm ở bờ biển Malaysia hồi đầu tháng 12 năm 1978, khiến hơn 170 người thiệt mạng.

Trong khi gần một triệu thuyền nhân đã đến được các trại tỵ nạn, thì cũng chừng ấy số người đã vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.

*Cơn ác một thuyền nhân

Những ai đã trở về các nước vùng Đông Nam Á, nhất là đến Malaysia và Indonesia, dừng chân tại những nghĩa trang thuyền nhân, đều cảm thấy bùi ngùi thương cảm cho những người khước từ một thiên đường huyển hoặc, đành gạt lệ rời bỏ quê hương làng mạc, ruộng vườn, người thân… để liều mình vượt trùng dương tìm đường sống trong cái chết.

Trong khi gần một triệu thuyền nhân đã đến được các trại tỵ nạn, thì cũng chừng ấy số người đã vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.

Cũng trong chuyện bỏ nước ra đi đó, ngày 26-11-1978 tàu Kim Hoàng MT065- tức Mỹ Tho 065, chỡ trên 300 Hoa Kiều đăng ký bán chính thức vượt biên rời Việt Nam. Sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả, khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 30-11-1978 thì tàu tới bờ biển Malaysia.

Vì chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, lính biên phòng Mã Lai bắn ra không cho tàu cặp bến, tàu phải bỏ neo cách bờ khoảng 200 thước chờ trời sáng tìm phương cách giải quyết. Nửa đêm bão tới. Khoảng 5 giờ sáng thì tàu chìm khiến trên 170 người thiệt mạng. Tử thi được mai táng trong hai ngôi mộ tập thể tại tiểu bang Kelantan ở Malaysia.

Tháng 8-2005, lần đầu tiên phái đoàn người Việt hải ngoại, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) trụ sở ở Úc tổ chức, đã đến thăm viếng và cúng tế ở nơi này. Tháng 9-2008 vợ chồng tài công tàu Kim Hoàng theo phái đoàn VKTNVN trở về thắp nén nhang cầu nguyện cho hai đứa con, một đứa cháu và tất cả những người không may mắn đã vĩnh viễn gửi thân nơi xứ lạ quê người ròng rã trên 30 năm qua.

Hồi tháng 4 năm 2000, bài viết của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về chuyến vượt biên của mình, được đang tải và phổ biến mọi nơi. Trong chuyến đi kinh hoàng đó, vợ và con của anh đã thiệt mạng.

Qua bài viết, nhà văn mô tả khá chi tiết về chuyến tàu định mệnh này, và cho thấy phe tài công, chủ tàu cùng gia đình đã bỏ tàu lên bờ; vì không người điều khiển nên tàu chìm, khiến trên 170 người mạng vong..

*Uẩn khúc trên tàu MT065

Anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN rất băn khoăn về vấn đề này. Gần đây anh tìm gặp anh Phạm Văn Hoàng, từng là tài công MT065 vừa nói, và ra sức tìm hiểu chi tiết biến cố sáng mùng 1-12-1978 này.

Chúng tôi liên lạc được với anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, cùng tài công Phạm Văn Hoàng của tàu MT065, hiện cư ngụ tại Melbourne, nước Úc.

Qua cuộc trao đổi sau đây, câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi nêu lên với anh Trần Đông là làm sao anh có thể tìm ra được ngôi mộ tập thể mai táng 123 thuyền nhân tàu Kim Hoàng MT065? Và làm sao anh biết chắc đó chính là mộ của những nạn nhân này? Anh Trần Đông giải thích:

Trần Đông: Tháng 8 năm 2005, trong chuyến trở về thăm Malaysia, chúng tôi được đưa đến thăm khu nghĩa trang ngôi mộ tập thể thuyền nhân Việt Nam ở Cherang Ruku thuộc bang Kelantan phía Bắc Malaysia.  Chúng tôi thấy trên ngôi mộ này có 5 tấm bia, ghi ngày mai táng là mùng 1 tháng 12-1978, và danh sách tên 123 người đó có ghi rõ thuộc tàu MT065. Lúc đó chúng tôi chưa biết MT065 là tàu nào, và vấn đề đưa đến tai nạn chìm tàu xảy ra như thế nào.  Chúng tôi chỉ thắp nhang cầu nguyện để ghi nhận bi cảnh ấy thôi. Mãi về sau chúng tôi mới được biết chi tiết nhiều hơn. 

Thanh Quang: Thưa anh, có gần 180 người thiệt mạng trên tàu MT065, nhưng tại nghĩa trang Cherang Ruku vừa nói thì chỉ mới có 123 người. Như vậy những thi thể còn lại được mai táng ở đâu?

Trần Đông: Trong chuyến về thăm Malaysia hồi tháng 8 vừa nói, tại mạn Bắc của bang Kelantan, chúng tôi có đến một nghĩa trang khác cách nghĩa trang Cherang Ruku khoảng 30 cây số về phía Bắc, thì chúng tôi phát hiện một ngôi mộ tập thể thuyền nhân ở đó, tên Balai Bachok, nơi mai táng 46 người, gồm 43 thuyền nhân người lớn và 3 thuyền nhân trẻ em.  Và trong những chuyến đi Malaysia sau này, chúng tôi cũng tìm hiểu xem chiếc tàu nào bị chìm ở Balai Bachok. Nhưng tất cả cư dân địa phương mà chúng tôi dò hỏi đều không ai biết 46 thuyền nhân mai táng ở Balai Bachok thuộc tàu nào.  Chúng tôi chỉ ghi nhận được sự kiện là ngôi mộ này được thành lập hồi mùng 4 tháng 12-1978, tức 3 ngày sau tai nạn chìm tàu MT065 ở  Cherang Ruku.  Mãi sau này, khi đúc kết nhiều sự kiện khác nhau, thì chúng tôi mới suy ra và chắc chắn rằng những nạn nhân được mai táng tại ngôi mộ tập thể Balai Bachok đó thuộc tàu MT065.

Thanh Quang: Bây giờ, chúng tôi xin được hỏi anh Phạm Văn Hoàng, tài công chuyến tàu định mệnh này. Thưa anh Hoàng, đầu năm 1978, anh là chủ tàu Kim Hoàng MT065?

Phạm Văn Hoàng: Dạ phải.

Thanh Quang: Tàu dài bao nhiêu thước, tàu biển hay đi sông, thưa anh ?

Phạm Văn Hoàng: Dạ tàu dài 18 thước, đi biển hồi đó tới giờ.

Thanh Quang: Trang bị máy gì ?

Phạm Văn Hoàng: Máy Rey 6 (Rey 671).

Thanh Quang: Thưa anh, khi vượt biển thì tàu này là tàu đăng ký. Như vậy anh vẫn còn là chủ tàu, hay đã bán tàu cho người khác?

Phạm Văn Hoàng: Dạ đi đăng ký thì người Việt mình không đăng ký được, phải người Tàu mới được đăng ký. Chiếc tàu này có người giới thiệu nên tôi bán cho hai anh Tàu ở Sài Gòn xuống mua. Một anh tên Lu Uởn, còn anh kia người ta kêu là Tư Lùn.

Thanh Quang: Như vậy nhiệm vụ của anh trong chuyến đi này là gì?

Phạm Văn Hoàng: Tài công.

Thanh Quang: Xin anh tóm lược những gì đã xảy ra vào chiều ngày 30 tháng 11 và sáng mùng 1 tháng 12-1978.

Phạm Văn Hoàng: Chiều đó, khoảng 5 giờ thì tụi tôi tới sát bờ đất Mã Lai thuộc tiểu bang Kelantan, bị lính biên phòng bắn, không cho tụi tôi lội vô bờ. Lúc đó tàu tôi neo cách bờ từ 100 tới 200 thước, để chờ đợi Cao Ủy LHQ tới..  Nhưng không may, tới khoảng 1 giờ khuya thì bão tới. Đến 5 giờ sáng, tụi tôi cho một số người lội vô bờ để thương lượng, nhưng vẫn có một đoàn xe Mã Lai pha đèn ra, rồi nó bắn ra, không cho tụi tôi vô.  Nhưng rồi tôi thấy chiếc tàu không thể nào chịu nỗi nữa, vì càng lúc bão càng lớn, sóng càng to, mưa gió quá chừng. Lúc đó tôi mới nói là bây giờ mình cứ ôm phao lội vô bờ. Khi một số người lội được vô bờ thì trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tàu bể ra, chìm. Tôi bị chết 2 đứa con.

Thanh Quang: Thưa anh, có người cho là tài công, rồi cả chủ tàu, bỏ mặc bà con trên tàu, trong khi họ lo tìm đường thoát thân, bất kể tình cảnh của bà con đi trên tàu, anh có ý kiến gì về vấn đề này không? 

Phạm Văn Hoàng: Có một số người, đại khái như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi có nghe đã kể vụ này trên Internet. Nhưng thực sự những người đó là khách, ngồi dưới hầm tàu thì không hiểu bên trên tụi tôi điều hành như thế nào. Cũng như trong 2 người chủ tàu thì có một người chủ tàu đã chết luôn cả vợ lẫn con.  Còn chủ tàu kia – là Tư Lùn, thì một vợ và 4 đứa con gái của anh cũng chết hết, còn lại một thằng con trai thôi. Tôi thì chết 2 đứa con. Em gái vợ tôi, là thợ máy, chết một đứa con. Như vậy không thể nào tụi tôi bỏ tàu chạy vô bờ. Vì cố ý chạy trước, thì tụi tôi đâu có chết người nào?

Thanh Quang: Cám ơn anh Phạm Văn Hoàng rất nhiều.

Phạm Văn Hoàng: Dạ, cám ơn anh.

*Đâu là sự thật?

Thanh Quang: Xin trở lại với anh Trần Đông, thưa anh, qua phần tìm hiểu của anh với anh Nguyễn Ngọc Ngạn, tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác nữa, thì đến hôm nay, anh có nhận xét gì về biến cố tàu Kim Hoàng MT065?

Trần Đông: Sau khi nghiên cứu kỹ bài viết của anh Nguyễn Ngọc Ngạn, và tìm hiểu qua tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác, thì chúng tôi rút ra được một số kết luận.  Thứ nhất, về bài viết của anh Ngạn, anh Ngạn có ghi là "Khi tôi tĩnh lại trên bờ thì thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước từ trong bụng ọc ra giúp cho tôi hồi sinh".

Như vậy anh Ngạn từ lúc bị ngất xỉu cho đến khi bị trôi dạt lên bờ thì khoảng thời gian đó không quá 5 phút, vì quá 5 phút, tế bào não sẽ chết và nạn nhân sẽ chết luôn. Do đó, kết luận thứ nhất là từ chỗ tàu bị đắm cho tới bãi biển, khoảng cách đó cũng rất là ngắn, mà theo anh Hoàng là không quá 200 mét, thì điều đó là đúng.

Điểm thứ hai, trong bài văn của anh Ngạn, anh Ngạn có viết là "Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quay những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần.  Nhưng họ không được phép cứu những người ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu thì tôi chắc là trong đám người kia, ít lắm cũng có cả chục người được sống dậy".

Phần này, theo chỗ chúng tôi tìm hiểu thì cũng không được đúng hẳn.  Theo như lời anh Hoàng thì trong số những người sống sót, cũng có nhiều người tham gia vào việc cấp cứu những người còn sống, thí dụ như sốc nước hay làm những động tác hồi sinh để cho nạn nhân được sống lại.

Điểm thứ ba trong bài viết này là "Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và đô-la giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo.v.v…".

Vấn đề những người chết, khi xác họ dạt vào bờ thì lính Mã Lai có lục soát, lấy giấy tờ và lấy vàng bạc thì phần này có đúng, theo ghi nhận của những người mà chúng tôi tìm hiểu được.

Về điểm thứ tư trong bài viết của anh Ngạn, là "Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa nhưng cũng không thấy vợ tôi". Khi liên kết sự kiện này cho đến sự kiện ngôi mộ tập thể Balai Bachok, cũng như theo lời một nhân chứng nữa, thì nhân chứng thứ hai này cho biết là 3 ngày hôm sau, cảnh sát Mã Lai có vào trại và đưa một số người ra để giúp việc mai táng.

Riêng trong phần viết của anh Ngạn, anh ấy đưa một chi tiết thú vị, đó là đi bộ xuống hướng Thái Lan. Thật ra là đi lên, vì đi xuống là phía Nam, còn đi lên là về hướng Bắc, giáp với Thái Lan. Đi bộ dọc lên phía trên và tìm kiếm thêm một số xác chết nữa. Như vậy tức là sóng biển nó dập hướng lên trên, và ngôi mộ tập thể Balai Bachok, nơi chôn 46 thuyền nhân, cách hướng Bắc của mộ tập thể Cherang Ruku khoảng 30 cây số, tức cũng hướng về phía trên.

Vậy khuynh hướng lúc xảy ra vụ chìm tàu MT065, là một số xác bị đẩy lên trên mạn Bắc. Cho nên 3 ngày hôm sau – tức ngày 4 tháng 12-1978, 46 xác chết của tàu MT065 đã trôi dạt vào bờ Balai Bachok, và người ta vớt chôn tại ngôi mộ tập thể thứ nhì gồm 43 người lớn và 3 trẻ em như vừa nói.

Do đó, khi nối kết các sự kiện lại với nhau, chúng ta có thể biết được chính xác là nghĩa trang ở Balai Bachok cũng là nạn nhân của tàu MT065.

Điểm thứ 5, qua những bài viết và qua lời kể của anh Phạm Văn Hoàng cùng nhiều người khác nữa, thì chúng ta thấy phần lớn những người phụ nữ và con nít được ở trên boong tàu, còn thanh niên và người lớn phần lớn ở dưới hầm. Cho nên khi tàu bị lật, thì những người trên boong ngã xuống nước hết. Những người trong hầm khó có thể thoát ra được.

Tính theo số tuổi của những người đã chết thì chúng tôi sơ kết như vầy: Có 3 người không biết tuổi là bao nhiêu. 26 người tuổi từ 30 trở lên. 43 người tuổi từ 15 tới 30. Và 51 người tuổi dưới 15. Như vậy phần lớn những người chết có tuổi từ 15 trở xuống.

Thưa quý vị, phần kết luận chung của chúng tôi là trong tình cảnh như vậy, việc quy kết trách nhiệm là ai - của chủ tàu hay tài công hoặc của người nào?

Phần lớn những người còn sống sót, sau khi vào trại, theo lời kể của một số người, thì rất nhiều người, vì gia đình, thân nhân bị chết nên họ cũng có tố cáo với Cao Ủy và cảnh sát Mã Lai rằng chủ tàu và tài công bỏ tàu, đưa gia đình vào bờ, khiến tàu không người điều khiển nên bị lật và chìm.

Nhưng qua lời anh tài công Hoàng cho biết rõ ràng thì chính phe chủ tàu và tài công cũng đều là nạn nhân của bi cảnh này. Hơn nữa, theo lời họ kể, thì họ vào bờ là để thương lượng với cảnh sát Mã Lai nhằm tìm cách giúp đỡ cho cả tàu, chứ không phải họ vào bờ để bỏ tàu.

Thưa quý vị, đó là thảm cảnh đã xảy ra. Và thảm cảnh này một phần phát xuất từ lỗi lầm của nhà cầm quyền cộng sản VN khiến rất nhiều người bỏ nước ra đi. Một phần nữa là ở Malaysia, do chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, và chính sách này không chỉ Mã lai áp dụng, mà cũng ở tại Thái Lan nữa.

Chúng tôi biết là đa phần mồ mả của thuyền nhân tại Malaysia đều là nạn nhân được mai táng trong khoảng thời gian 1978-1979.

***

Mới đó mà đã 30 năm trôi qua. Câu chuyện được ghi lại, không phải cố ý khơi lại một nỗi buồn quá khứ, không nhất thiết để hằn thêm một nét hận thù, cũng không phải nhằm nhắc lại một tội ác, mà chủ yếu là để tìm hiểu thêm và làm sáng tỏ một uẩn khúc, để những người vĩnh viễn nằm xuống trong 30 năm qua, biết đâu họ mòn mõi trông chờ người thân, nay được người thân biết đến.