Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

DẠ TIỆC VĂN NGHỆ

"LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG"

THÀNH CÔNG NGOÀI

DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC...

 

*"Những người vượt biển và hy sinh trên Biển Đông chúng ta phải xem họ như là những vị anh hùng và họ mang đi mang theo thông điệp Tự Do.." (Chánh Án Nguyễn Trọng Nho).

*Nhà thơ Thái Tú Hạp: "Hơn 30 năm nhìn lại, cho dù Biển Đông đã trầm lắng giông bão hãi hùng, thảm khốc, nhưng âm vang của những thuyền nhân tử nạn vẫn còn vọng lên những giai điệu u trầm, oan nghiệt như những tiêng sóng vỗ vào ghềnh đá đến nghìn năm..".

*Một cuộc bán đấu giá ly kỳ và hy hữu...

*Tất cả người trúng số đều tặng lại Ban Tổ Chức để hoàn thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam...

 

NGUYỄN HƯƠNG NHÂN từng thuật từ Orange County

 

 

 

Garden Grove (28/5) - Đã có những giòng lệ lăn dài xuống hai gò má các bà mẹ, những người vợ, những người chị, hoặc những người có thân nhân đã vượt biển và hy sinh trên Biển Đông. Có người cố nén tiếng nất của mình để đừng làm phiền người ngồi bên cạnh, khi Ban Tổ Chức cho trình chiếu slide show về thảm trạng thuyền nhân trên Biển Đông với những thảm cảnh kinh hoàng, đau xót qua một số phim ảnh tài liệu giá trị do các chuyên viên Trung Tâm Asia phụ trách lấy từ tài liệu phim ảnh do các tàu Hải Quân Hoa Kỳ quay được trong suốt thời gian hằng triệu người Việt bỏ nước ra đi trên những con tàu đánh cá hoặc những chiếc thuyền nan mỏng manh bé nhỏ. Hình ảnh cho thấy có những chiếc tàu chìm dần, chìm dần xuống đại dương lôi theo hằng trăm người trên tàu, có những tấm ván trôi bồng bềnh trên mặt biển với hằng chục người lớn và trẻ em bám vào cô tìm sự sống trong cái chết cận kề. Hoặc cảnh những người thân trên tàu vội vàng quấn tấm chăn quanh người chết, đau buồn, uất nghẹn bứt ruột gan, thả người thân qua đời xuống biển. Mặc dù slide show chỉ trình chiếu ngắn ngủi trong vài phút. Nhưng đã vẽ lại hình ảnh hằng ngàn cuộc hành trình tìm Tự Do trên Biển Đông suốt chiều dài lịch sử từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 12 năm 1995 khi Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tuyên bô gấp lại "Chương Thuyền Nhân Việt Nam" và đã làm sống lại cảnh hãi hùng, đau buồn bất tận của những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi tìm sự sống mong manh trong cái chết thảm khốc.

 

 

 

Trên đây là hình ảnh của Dạ Tiệc Văn Nghệ "Lời Nguyện Giữa Biển Đông" do Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đứng ra tổ chức tại Crown Plaza Resort, thuộc thành phố Garden Grove, vào lức 6 giờ 30 chiều ngày 28 tháng 5 năm 2006, nhằm gây quỹ tiếp tục hoàn tất giai đạn cuối cùng của Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam là hoàn chỉnh công trình khắc tên các nạn nhân vào những tấm bia đá hoa cương xếp chung quanh khu vực Đài Tưởng Niệm. Dạ Tiệc đã thu hút khoảng 600 quan khách, đồng hương tham dự. Trong hàng quan khách, chúng tôi nhân thấy sự có mặt của hai vị Hòa Thượng Thích Chơn Thành - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo (Giáo Hội PGVNTN-HK/VPII-VHĐ), Hòa Thượng Thích Chơn Trí - Chánh Đại Diện Miền Vạn Hạnh Giáo Hội PGVNTN-HK, Thượng Tọa Thích Viên Lý - Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN-HK/VPII-VHĐ, Giáo Sự Nguyễn Thanh Giàu - Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Đại Diện Hội Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ. Huynh Trưởng Lê Quang Dật - Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho, Dân Biểu Trần Thái Văn, ông Hồ Xuân Thứ - Chủ Tịch Hội Cao Niên Việt Mỹ Vùng San Gabriel Valley và một sô thành viên trong hội, Bác Sĩ Nguyễn Xuân Vinh - Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali, ông Lê Công Phụng, đại diện các đoàn thể chính trị, hội văn hóa, hội ái hữu như Bác Sĩ Nguyễn Đình Minh Hùng, Nhà Thơ Hoàng Duy, Nhà Thơ Vũ Hòai Mỹ (Tuyển Tập Văn Học Thời Nay), Giáo Sư Nguyễn Đức Bạn - Giám Đốc Saigon National Bank, cô Lynn Bach - Giám Đốc Orange County Head Start, Inc. Hoa Hậu Bích Liên đến từ San Jose và một số nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ. Một sô cựu thuyền nhân. Trong giới truyền thông báo chí Việt ngữ, chúng tôi nhận thấy sự có mặt của Tiến Sĩ Phan Ngọc Tiếu - Giám Đốc Đài Saigon TV, phóng viên Bích Phượng và chuyên viên thu hình.. ông Lương Văn Tỷ - Giám Đốc Truyền Hình Văn Nghệ Việt Nam, Luật Sự Trịnh Hội - Giám Đốc Đài SBTN, Trung Cang - Đặc Phái Viên của Đài SBTN. Đại Diện Trung Tâm Asia. MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên.., phóng viên Vi Tuấn thuộc Đài Truyền Hình Quốc Tế 18, Ký Giả Nguyên Huy - Nhật Báo Người Việt, Ký Giả Anh Thành - Nhật Báo Viễn Đông, Ký Giả Nguyễn Hiền - Nhật Báo Việt Báo, Nhà Báo Hoàng Phúc - Tuần Báo Saigon Times và một sô chuyên viên quay phim thu hình, Nhiếp Ảnh Gia Hồ Đăng, Hàng Quốc Dân, BêBê Hòang Anh... và một số thông tín viên báo chí như Nguyên Dzuy, v.v.

 

 

Mở đầu chương trình, sau lời tuyên bô khai mạc buổi Dạ Tiệc "Lời Nguyện Giữa Biển Đông" của Nữ Sĩ Ái Cầm, Nhạc Sĩ Việt Dzũng, người nhạc sĩ có nhiều ca khúc đấu tranh, với giọng trầm buồn tha thiết trước khi điều khiển chương trình Chào Quốc Kỳ và mặc niệm, anh đã lượt dẫn lại quá trình vượt biển tìm Tự Do của người Việt kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 và vấn đề thuyền nhân trở thành một thảm trạng của Dân Tộc Việt Nam, gây kinh hoàng cho nhân loại trên thế giới. Phần nghi thức Chào Quốc Kỳ do nữ Dược Sĩ Trần Nhi và Kỹ Sư Tăng Khánh Hiền, thuộc thế hệ thứ hai đến Mỹ bằng con đường vượt biển và đã thành công trên đất Mỹ, nâng hai lá cờ VNCH và Hoa Kỳ lên trong tư thế "Chào" trước sự xúc động của mọi người. Chương trình được điều khiển bởi ba MC chuyên nghiệp là Việt Dzũng, Minh Phượng và Trịnh Hội, cùng với ba MC tài tử Ái Cầm, Vân Bằng và Thu Thủy, lần lượt thay phiên giới thiệu từng phần môt của chương trình trong suốt 5 tiếng đồng hồ buổi Dạ Tiệc Văn Nghệ "Lời Nguyện Giữa Biển Đông".

 

Nhà Thơ Thái Tú Hạp - Trưởng Ban Tổ Chức cho biết: "Cho đến nay, đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng thảm trạng thuyền nhân vẫn còn tạo nên những ấn tượng sâu sắc hiện thực mang những chứng tích cụ thể đau thương, bi phẫn và hùng tráng nhât trong lịch sử dân tộc. Trong hồi ức hằng triệu người Việt Nam rời khỏi quê hương yêu dấu vượt biển, vượt biên tìm Tự Do. Đã có gần nửa triệu thuyền nhân, bộ nhân đã tử nạn trên những chặng đường gian nguy đầy máu và nước mắt, nhưng cuối cùng không đến được bến bờ nguyện ước, đã gây nhiều xúc động lương tâm nhân loại và từ đó họ đã mở rộng vòng tay từ bi bác ái đón nhận chúng ta vào định cư tại các miền dất Tự Do an bình và thịnh vượng..".

Đề cập đến nỗi kinh hoàng, nguy biến trên Biển Đông trong cuộc hành trình tìm Tự Do của gia đình ông vào năm 1979 và từ đó cũng là thời điểm phát kiến "Lời Nguyện Giữa Biển Đông", ông Thái Tú Hạp nói: "Lời nguyện khởi nguồn từ câu chuyện vào năm 1979 khi gia đình chúng tôi vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân trên con tàu Đà Nẵng mang số 147 chở hơn 200 người vượt biển bị bão đánh vỡ vào bờ biển Nam Hải, gây nên 13 người tử nạn. Đứng trước những nạn nhân kém may mắn đó, chúng tôi có Lời Nguyện "Xin các vong hồn yên nghỉ nơi Biển Đông, hãy phù hộ cho chúng tôi đến được xứ sở Tự Do an bình nào đó, chúng tôi sẽ làm lễ cầu siêu cho chư hương linh sớm siêu thoát về cõi Niết Bàn". Sau đó, quả thật chúng tôi được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ. Khi đời sống tạm ổn định, chúng tôi nhớ đến Lời Nguyện Giữa Biển Đông, nên đã cung thỉnh Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Thượng Tọa Thích Viên Lý cà Chư Tôn Đức thuộc Giáo Hội PGVNTN-HK/VPII-VHĐ bảo trợ tổ chức Đàn Tràng Siêu Độ chư hương linh thuyền nhân tại Công Viên Baner Park thuộc thành phố Monterey Park vào ngày Vu Lan năm 1995 với sự tham dự đông đảo của quý đồng hương có thân nhân tử nạn trên đường vượt biển tìm Tự Do..".

Về ước nguyện thực hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam và tuyển chọn thành phần nhân sự thành lập Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm, ông Thái Tú Hạp nói: "Sau đó hai năm, chúng tôi quyết định xúc tiến công trình dự án Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân theo đề nghị của đồng hương gửi thư và điện thoại đề nghị là nên có môt nơi chốn trang nghiêm để thờ phượng những vong hồn oan khuất quy về an trú. Chúng tôi nghĩ quả là một công trình quá lớn, nên cần phải kết hợp nhiều người cùng tâm huyết thiện nguyện tha nhân mới hy vọng đạt được những thành quả viên mãn, nên chúng tôi đã trân trọng mời Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng, ông bà Bác Sĩ Lê Hồng Sơn, Giám Đốc Radio Bolsa Chí Thiện - Minh Phượng, Giáo Sư Vân Bằng, Kiến Trúc Sư Bạch Hồng, Nguyễn Hiệp và Phạm Tuấn, Bác Sĩ Ngô Phùng Hỷ, Ký Giả Khúc Minh, Luật Sư Từ Huy Hoàng, Nghệ Sĩ Nam Lộc, Nhà Văn Bích Huyền, Giáo Sư Lê Mộng Hoàng, Chuyen Gia Quản Trị Kinh Doanh Đan Tâm và James Vương, AIC American General Branch Manager..".

Ông Thái Tú Hạp nói đến khó khăn trong việc tìm địa điểm đặt Đài Tưởng Niệm mà Ủy Ban đã thăm dò khắp nơi, kể cả nhờ đến một vị dân cử Mỹ gốc Việt trợ giúp có địa điểm thuận lợi gần khu Little Saigon, nhưng sau đó gặp sự tranh chấp của người Mỹ gốc Nam Hàn nên bất thành. Ủy Ban đã thăm dò nhiều nơi để thực hiện theo ý nguyện chung của đồng hương cộng đồng.

Nói về ý nghĩa và nhu cầu của buổi Dạ Tiệc Văn Nghệ "Lời Nguyện Giữa Biển Đông" và giai đoạn cuối cùng của công trình nầy, Nhà Thơ Thái Tú Hạp nói: "Hiện nay, chúng tôi đang bước vào giai đoạn cuối cùng của dự án, bức tường khắc tên những thuyền nhân và bộ nhân tử nạn trên đường tìm Tự Do được thân nhân gửi về trong thời gian qua và hoàn chỉnh theo thiết kế dự án để chuẩn bị tổ chức lễ khánh thành vào cuối năm nay. Thời gian rồi sẽ trôi qua, nhưng chính sự kiện lịch sử kinh hòang, bi tráng kia là một hiện thực của hằng triệu người không thể sống trên mảnh đất thân yêu dưới chế độ Cộng Sản, chọn con đường "một sống chín chết" ra đi mang theo thông điệp đầy ý nghĩa của Tự Do cao quý. Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân còn lưu lại cho các thế hệ mai sau tìm hiểu nguyên nhân sâu xa tại sao cha ông chúng ta phải bỏ nước đến định cư nơi xứ sở nầy, nhất là cái giá Tự Do phải trả bằng máu và nước mắt của hằng mấy trăm ngàn người Việt Nam tử nạn trên Biển Đông đã làm cho thê giới bàng hoàng xúc động, công nhận hiện tượng thuyền nhân là một thảm trạng lịch sử của nhân loại vào cuối thế kỷ 20 nầy..".

Cuối cùng, Trưởng Ban Tổ Chức Dạ Tiệc Văn Nghệ "Lời Nguyện Trên Biển Đông" kết luận: "Hơn 30 năm nhìn lại, cho dù Biển Đông đã trầm lắng giông bão, hãi hùng thảm khốc, nhưng âm vang của những thuyền nhân tử nạn vẫn còn vọng lên những giai điệu u trầm, oan nghiệt như những tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá đến nghìn năm. Đứng trước nỗi đau quá vĩ đại, ngôn ngữ đã trở  thành vô nghĩa."

 

 

Ban Tổ Chức đã mời hai vị Hòa Thượng Thích Chơn Thành và Thích Chơn Trí, cả hai vị đều nói rằng: "Chúng tôi đến đây không phải để phát biểu cảm tưởng, mà đến để ngợi ca công đức của Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân và chứng kiến một buổi họp mặt đông đảo mọi thành phần, mọi giới như hôm nay trong bữa Dạ Tiệc Văn Nghệ "Lời Nguyện Trên Biển Đông" do những thuyền nhân đứng ra tổ chức, đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa cao đẹp, để tất cả chúng ta tưởng nhớ đến những người đã hy sinh trên bước đường tìm Tự Do. Sự hy sinh của họ chính là để chúng ta có được ngày hôm nay".

 

 

Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, thành viên Hội Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ, khi được Ban Tổ Chức mời phát biểu cảm tưởng, ông đã nói rằng: "Dù quý vị không mời, tôi cũng xin được phát biểu, để làm gì? Để ca ngợi công sức của quý vị đã bỏ ra trong suốt nhiều năm để ngày nay có được Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại Santa Ana, bởi vì chính tôi cũng là thuyền nhân mà tôi đã không làm được như quý vị. Tôi thành thật cám ơn quý vị đã thực hiện một công trình mang nhiều ý nghĩa cao đẹp cho tất cả chúng ta ngày hôm nay".

Đến tham dự buổi Dạ Tiệc, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho phát biểu rằng: "Tôi từng tham dự nhiều bữa tiệc, nhưng không có nhiều ý nghĩa cao đẹp như hôm nay. Hôm nay chúng ta đến đây là để tưởng nhớ đến những người Việt đã vượt biển tìm Tự Do và họ đã hy sinh, chúng ta vinh danh những thuyền nhân đã tử nạn và xem họ như những vị anh hùng, vì họ ra đi mang theo thông điệp Tự Do để cho tất cả chúng ta có được ngày hôm nay trên phần đất có các quyền căn bản của con người được tôn trọng tuyệt đối. Nếu không có sự hy sinh của họ, chắc chắn chúng ta sẽ không có được ngày hôm nay. Tôi cũng thán phục tinh thần làm việc và công sức của những vị trong Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, vì chính quý vị là những người đặt nền tảng cho một vị trí thiêng liêng an nghĩ của những vị anh hùng. Những thuyền nhân Việt Nam..".

Dân Biểu Trần Thái Văn đến tham dự vào đầu giờ và ông có công việc khẩn phải trở về Văn Phòng Hạ Viện, Dân Biểu Văn ủy nhiệm Chánh Án Nguyễn Trọng Nho trao tặng Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân bằng Tưởng Lục. Nội dung bằng Tưởng Lục ghi nhận công sức của Ủy Ban trong quá trình nghiên cứu dự án và hoàn tất hai giai đoạn Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, một việc làm mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nhằm vinh danh những thuyền nhân Việt Nam tử nạn trên đường vượt biển tìm Tự Do. Trong dịp nầy, Ban Tổ Chức đã trao tặng vật kỷ niệm cho 20 nhân vật, mạnh thường quân, bảo trợ và một số thành viên trong Ủy Ban có tinh thần tích cực đóng góp đáng kể cho dự án, trong sô nầy có Thượng Tọa Thích Viên Lý. Tuy nhiên, Thượng Tọa Viên Lý từ chối không nhận vật kỷ niệm, theo Thượng Tọa đây là một việc làm ý nghĩa tâm linh mà tất cả chúng ta cần phải dấn thấn, chứ không phải làm để nhận sự khen thưởng.

 

 

 

Một chương trình văn nghệ phong phú với nhiều tiết mục đã được đón nhận nhiều tràng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Mở đầu chương trình văn nghệ là Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng với ca khúc "Lời Nguyện Giữa Biển Đông" do Nhạc Sĩ Vĩnh Điện phổ theo thơ của Thái Tú Hạp. Nhạc Sĩ Việt Dzũng đã khéo léo diễn tả tác phẩm nầy qua tiếng hát trầm buồn và tha thiết của anh được nhiều người vỗ tay tán thưởng. Nhạc Sĩ Viê Dzũng cũng đã diễn tả niềm đau xót, bàng hoàng của một thiếu nữ 17 tuổi sống sót sau cơn giông bão trên Biển Đông trên một chiếc thuyền chở theo 24 người chỉ còn cô gái sống sót trên một đảo hoang và phải ăn thịt đồng loại để tồn tại. Nhạc phẩm nầy do chính Việt Dzũng viết. Kế đến là nhạc phẩm "Viễn Du" do Ca Đoàn Áo Trắng đảm nhận. Ca Đoàn Áo Trắng là một tập hợp nhiều bác sĩ nha khoa, y khoa và dược khoa và các phu nhân của những vị nầy. Ca Đoàn do hai Bác Sĩ Hà Thúc Như Hỷ và Võ Văn Tùng hướng dẫn. Ca Đòan Áo Trắng cũng đã trình diễn một nhạc cảnh "Tình Tự Quê Hương" tân cổ nhạc. Nhạc cảnh nầy đã được nhiều người vỗ tay tán thưởng qua giọng ca cổ nhạc của phu nhân Bác Sĩ Lê Hồng Sơn - chị Thu Thủy. Nhiều người ngạc nhiên hỏi: Phu nhân Bác Sĩ Sơn lại ca vọng cổ hay như thế? Ngoài Ca Nhạc Sĩ Viêt Dzũng, trong chương trình ca nhạc còn có sự đóng góp của các giọng ca Nguyên Khang, Diễm Liên, Thái Doanh Doanh, Anh Dũng, v.v.

 

 

Trong tiết mục xổ số, nhiều phần quà giá trị được những người trúng tặng lại Ban Tổ Chức, trong đó có một ounce vàng 24k do Ca Sĩ Thái Doanh Doanh tặng để xổ số, Dược Sĩ chủ nhân VN Pharmacy trúng và tặng lại Ban Tổ Chức. Người thứ ba trúng vé đi du lịch Hawaii, đã viết chi phiếu tặng lại Ban Tổ Chức 1,000 mỹ kim, ông bà Luật Sư Nguyễn Trọng Thiện tặng $300 tiền mặt trong phần quà xổ số và Ca Sĩ Diễm Liên trúng cũng đã tặng lại cho Ban Tổ Chức. Trên đây là một số diễn tiến ngoạn mục và mang nhiều ý nghĩa tha nhân trong chương trình đã tạo một bầu không khí hấp dẫn sôi động kéo dài cho đến gần 12 giờ đêm mới kết thúc bằng ca khúc "Beautiful Life" do Ca Sĩ Thái Doanh Doanh và hai giọng ca phụ họa Nguyên Khang và Diễm Liên. Mọi người trong Ban Tổ Chức đều cảm thấy trong lòng hoan hỷ vì kết quả ngoài dự kiến nhờ sự tiếp tay nồng nhiệt của mọi người.