Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC

 

PHẠM PHÚ MINH

 

Khuynh hướng tự nhiên của những kẻ gây tội ác là cố gắng xóa đi những dấu vết tội ác do mình gây ra. Những kẻ cướp của giết người che giấu tội lỗi của mình để tránh bị bắt bớ trừng phạt đã đành, những chế độ chính trị ác nghiệt cũng hay có khuynh hướng bôi xóa, thủ tiêu, che đậy những điều thất đức mình đã làm. Đức quốc xã trong những ngày sắp bại trận đã ra sức tiêu hủy những hồ sơ liên quan đến các lò sát sinh giết người Do Thái; chế độ Stalin giết mấy ngàn sĩ quan Ba Lan trong vòng bí mật tại rừng Katyn, qua bao nhiêu đời lãnh tụ cộng sản vẫn giấu nhẹm đổ tội cho Đức quốc xã, cho đến bây giờ dù nước Nga đã nhận tội, hồ sơ tội ác đó vẫn chưa được công bố; đối với những người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong thập niên 1950, Cộng Sản Việt Nam cũng ra lệnh xóa tan không còn dấu vết bằng cách không cho thân nhân dựng bia cho người đã chết; tập thể những trí thức thuộc Đệ tứ Quốc tế bị chế độ Hồ Chí Minh giết khoảng 1945, 46 tại miền Nam thì cho đến gần đây các đao phủ vẫn còn sống cả, thế mà vẫn cứ chối quanh, người nọ chỉ người kia; vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế sờ sờ ra như thế, mà người cộng sản Việt Nam cũng không hề một lần mở miệng nhận việc mình làm. Hiện tượng giấu nhẹm ấy cho thấy một điều: những kẻ gây tội ác biết đó là tội ác, và do một nỗi sợ, hoặc do một bản chất gian dối, không muốn cho người khác, đời nay hoặc đời sau, biết là mình đã làm việc đó. Họ luôn luôn đóng vai đạo đức giả, nghĩa là bản chất thì cực kỳ gian ác, mà bề ngoài thì làm ra vẻ mình là kẻ rất đạo đức.

Riêng những thảm cảnh người vượt biên gặp phải trên biển cả, trên đất liền từ năm 1975 đến đầu thập niên 1990, người cộng sản có thể coi là mình vô can. Họ làm họ chịu, chúng tôi nào có mắc mớ gì? Chúng tôi chỉ lo xây dựng một Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, mấy người bỏ trốn đi là đã can tội phản quốc ("Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" - Lê Duẩn), vậy có bị cái gì thì ráng mà chịu, chúng tôi không cần biết. Cùng những loạt đạn bắn theo ghe thuyền vượt biên, những lời chuỗi rủa xấu xa ném theo những người ra đi thì nhiều vô số kể, đó là những lời xấu nhất mà mộtchế độ, một nhóm người có thể dùng để gửi đến những người công dân, người đồng bào tội nghiệp của mình khi họ không còn con đường sống hợp với nhân phẩm, phải ra đi để tìm sự sống trong cái chết.

Nhưng nhờ ơn tổ tiên phò hộ, nhờ cánh tay đưa ra của phần nhân loại không theo chủ nghĩa cộng sản, mấy triệu người Việt Nam trong khoảng 15 năm, đã tìm được đất sống, sau khi khoảng nửa triệu đã vùi thây dưới biển cả, trong rừng sâu. Người ra đi lặng lẽ chịu đựng những thảm cảnh của chính mình và thân nhân, lặng lẽ lo gầy dựng cuộc sống mới trong tự do mà mình đã tìm được cũng nhờ cuộc sống tự do ấy, người Việt Nam tị nạn cộng sản vun bồi được dời sống tinh thần và đạo đức, không quên ơn ông bà tổ tiên, không quên thân nhân và đồng bào ruột thịt còn sống ở quê nhà, và nhất là không quên cái ơn lớn lao mà dân và chính phủ các nước đã cưa mang, giúp đỡ mình trong cuộc đi tìm tự do thập tử nhất sinh diễn ra cách đây mấy mươi năm. Chính trong tinh thần ấy mà vào đầu năm nay, nhiều phái đoàn người Việt Nam tị nạn cộng sản từ khắp thế giới đã mở những cuộc "hành hương" về những bến bờ đã đón tiếp mình từ tay biển cả trong các cuộc vượt biên xưa. Và như một cử chỉ cụ thể để tỏ lòng biết ơn các quốc gia đã cứa vớt mình, người Việt tị nạn cộng sản đã xin phép chính quyền sở tại đặt những tấm bia kỷ niệm tại nơi ngày xưa đã là trại tạm trú đầu tiên của những người đặt chân lên được đất sống. Với tấm lòng có trước có sau, người tị nạn chỉ ghi lại những lời tri ân hay lời tưởng niệm, là những thứ người ta nghĩ là có thể tồn tại với thời gian vì ý nghĩa nhân bản phi chính trị nhất thời của nó. Chẳng hạn lời dịch sau đây từ tấm bia viết bằng tiếng Anh, dựng trên đảo Bidong thuộc tỉnh Terengganu thuộc nước Mã Lai Á vào tháng Ba 2005:

"Tưởng nhớ hàng trăm ngàn người Việt đã thiệt mạng trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói, khát, bị hãm hiếp, bị kiệt sức hoặc vì một nguyên nhân nào khác, chúng ta cầu xin rằng họ bây giờ được hưởng yên bình vĩnh cửu. Sự hy sinh của họ không bao giờ bị quên lãng. Các cộng đồng người Việt hải ngoại, 2005."

Và những dòng chữ mặt bia bên kia:

"Đễ nhớ ơn những nỗ lực của Phủ Cao Ủy tị nan Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế và Hội Lưỡi Liềm Đỏ Malaysia và các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, chính phủ và nhân dân Malaysia cùng các quốc gia đã cung cấp nơi tạm trú đầu tiên cũng như nơi tái định cư. Chúng tôi cũng xin bày tỏ tri ân đến hàng nghìn cá nhân khác từng làm việc hết mình để giúp đỡ người tị nạn Việt Mam.

Các Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại”

Một tấm bia tưởng niệm những người đã chết thảm trên đường đi tìm tự do và tri ân sự giúp đỡ cho những người sống sót: chừng đó đã đủ để chính quyền cộng sản Việt Nam vận dụng các thủ thuật ngoại giao để xóa bỏ nó đi. Họ đã vận động với chính phủ Mã Lai Á để phá bỏ tấm bia trên đảo Bidong, với chính phủ Indonesia để phá bỏ tấm bia tương tự trên đảo Galang. Với lợi ích ngoại giao trước mắt thì các chính phủ liên hệ thấy không có vấn đề lớn lao gì để không thỏa mãn các đòi hỏi xem ra không quan trọng gì mấy đối với họ. Và thế là các tấm bia chứa đựng biết bao tâm tình, biết bao tấm lòng thành kính và thương yêu trước hương hồn của những người đồng bào kém may mắn đã bỏ thây trong biển cả, đã hoặc sắp bị triệt hạ. Chỉ vì Hà Nội muốn như thế.

Hà Nội nhằm cái gì trong sự vận động này ? Muốn giữ một "lý lịch sạch sẽ" trong lịch sử ? Muốn giữ một "bộ mặt sạch sẽ" trước thế giới ? Muốn không ai được hiểu rằng sở dĩ người Việt Nam phải bỏ nước ra đi là do chính sách tịch thu tài sản ruộng vườn, “đánh tư sản” một cách triệt để, do chính sách kỳ thị một cách khốc liệt không cho con cái của quân nhân công chức Nam được ăn học trong chế độ mới của họ, do giam hãm tù đày hàng triệu người, do tước đoạt hết quyền tự do và quyền làm ăn sinh sống của cả một xã xã hội miền Nam để lùa mọi người vào cái trại lính mà họ gọi là xã hội chủ nghĩa?... Mấy triệu người vượt biên tìm tự do chính là lời tố cáo tội ác của họ, nhưng họ vẫn muốn trốn tránh những vết tích cụ thể trong vòng Đông Nam Á chứng tỏ là đã có thảm cảnh của người Việt Nam trong sóng nước đại dương thuộc vùng này. Khi vận động phá bỏ những tấm bia kỷ niệm ấy, họ có biết rằng họ đang xúc phạm đến những người đồng bào đã chết hay không? Họ đang dùng cái thứ đạo lý gì vậy?

Thực ra, đối với người cộng sản, dùng chữ “đạo Lý” thì hơi quá đáng, vì đó là thứ họ không có, không cần có. Với họ, chỉ có thủ đoạn và mánh khóe, cái thứ thủ đoạn của Stalin với dân Ba Lan, của Hồ Chí Minh đối với nhóm Đệ tứ và với những người bị đảng cộng sản quy cho cái tội địa chủ ác ôn, của cách đối xử cực kỳ ác độc đối với đồng bào miền Nam sau 1975... và bây giờ, hành động mới nhất, vào tháng Năm, tháng Sáu năm 2005, là vận động xóa bỏ dấu vết các bia tưởng niệm người chết trên đường trốn chạy tại các nước Đông Nam Á.

Năm ngoái, đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết 36, kêu gọi người Việt tị nạn ở nước ngoài quên đi quá khứ, cùng hợp tác với họ để xây dựng đất nước. Nhiều người đã nhìn thấy đây như là một cử chỉ hòa giải, kêu gọi cùng thông cảm những lỗi lầm trong quá khứ của nhau và bỏ qua hết, để cùng nhắm về một mục tiêu tốt đẹp làm cho đất nước giàu mạnh và hạnh phúc. Sau hơn nửa thế kỷ thù hận, người Việt Nam nào mà chẳng mong ước điều ấy? Người Việt ở nước ngoài đã chẳng tích cực gửi tiền bạc về giúp đỡ đồng bào trong nước đó sao? Và thiếu gì người chỉ vì thiện chí xây dựng đã đầu tư tài sản và trí tuệ để xây dựng công cuộc làm ăn tại Việt Nam (dù rốt cuộc nhận lãnh những hậu quả vô cùng đau đớn: tài sản mất hết, thân bị tù tội chỉ vì sự tham lam và xảo trá của chính quyền trong nước, ai mà chẳng thấy nhan nhản những trường hợp ấy?) Nhưng nếu tưởng nghị quyết 36 bày tỏ sự thực tâm của những người cộng sản là lầm. Nghị quyết ấy chỉ là một mệnh lệnh theo thói quen cai trị bằng mệnh lệnh của chế độ ấy, chứ bản chất tấm lòng của người cộng sản với đám người Việt hải ngoại thì vẫn không có gì thay đổi: nghi kỵ, hiềm thù, đố kỵ, họ chỉ muốn người Việt ở nước ngoài đóng góp tiền bạc và trí tuệ cho họ, còn ngoài ra không bao giờ coi tập thể người này là những người đồng bào với những tâm tình chung, ước nguyện chung có quyền nói chuyện ngang vai vế với họ về những vấn đề của đất nước. Họ đã biết vì sao mà có tập thể người tị nạn Việt Nam trên khắp thế giới ngày nay chứ? Họ thừa biết bằng cách nào đám người đó hiện diện ở nước ngoài chứ? Họ dư biết những nỗi đau thương mà người đi tìm tự do phải chịu chứ? Họ biết rất rõ hằng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình ngoài biển chứ? Thế mà họ không xem tâm tình của người tị nạn ra cái gì cả, một tấm bia tưởng niệm người đã chết họ cũng không tha! Tình nghĩa đồng bào với nhau ở đâu? Đối với họ tình nghĩa đó chỉ được hiểu bằng một động tác: đóng góp đô la cho họ. Họ kêu gọi người tị nạn quên quá khứ, nhưng còn họ? Cái quá khứ rất gần, họ đã hành hạ dân chúng ra sao sau ngày 30.4.1975 họ có quên đâu? Họ biết rõ nửa triệu người bỏ mình trên biển là do chính họ gây ra, nhưng họ không bao giờ có một cách cư xử hợp đạo lý, chỉ muốn khỏa lấp mọi chuyện bằng cách kêu gọi "quên đi" trong khi cái nguyên nhân gây ra thảm cảnh thì họ vẫn còn giữ nguyên: một chế độ toàn trị bằng bạo lực và sự xảo trá. Họ vừa mang một lòng kiêu hãnh thô lỗ rằng chính họ mới là chủ nhân ông của đất nước, vừa mang một mặc cảm tội lỗi, lúc nào cũng muốn che đậy tội ác của mình, lúc nào cũng mong xóa di dấu vết tội ác ấy khi họ kêu gọi người tị nạn hãy quên quá khứ đi, họ muốn người tị nạn quên những tội ác của họ đã làm khiến đồng bào phải chạy trốn, nhưng về phần họ thì họ vẫn nhớ rất rõ, và làm bất cứ động tác nào để tẩy xóa, che đậy tội ác của chính họ, dù động tác ấy xúc phạm một cách thô bạo đến tâm tình của người Việt ở nước ngoài.

Đến thời điểm này, tại sao không dối xử với nhau một cách tử tế? Tôi nghĩ nếu chính quyền cộng sản Việt Nam còn có tình đồng bào và biết tôn trọng nỗi đau thương của người tị nạn thì nên giúp trùng tu các khu tưởng niệm, thậm chí cử một phái đoàn đến thấp một nén nhang trước các tấm bia như là một cử chỉ thiện chí, thì hiệu quả của công việc ấy sẽ gấp trăm gấp ngàn lần cái nghị quyết 36 hách dịch và vô hồn kia. Nước Đức, sau khi chế độ quốc xã sụp đổ, vẫn giữ lại một vài dấu vết các lò thiêu người mà nước này đã dùng để giết người Do Thái như một bài học ô nhục mà một chế độ chính trị của dân tộc Đức đã làm. Họ có can đảm giữ lại để làm tấm gương cho hậu thế. Sự kiện ba triệu người Việt Nam đi ra sông trên khấp thế giới và nửa triệu vùi thây trong lòng đại dương là sự kiện có một không hai trong lịch sử nước ta, không khác gì việc sáu triệu người Do Thái bị giết trong lò thiêu của Đức Quốc xã. Biến cố người Việt ra đi sinh sống khắp nơi trên thế giới trong the kỷ 20 có một ý nghĩa vĩ đại về mặt lịch sử, sau những thế kỷ Nam tiến để tạo thành nước Việt Nam ngày nay. Chính quyền cộng sản đã không làm gì để đánh dấu biến cố đó ngoài việc kêu gọi người ta hãy quên nó đi, đó là về phần của họ. Về phần người đi tị nạn và cả thế giới văn minh nữa, phải ghi lại trang sử ấy, họ đã làm nhiều cách, các thế hệ loài người mai sau sẽ biết rõ sự kiện đó trong không biết bao nhiêu tài liệu nằm trên những tượng đài, những kệ sách trong thư viện, và nhất là nằm trong lòng con cháu của lớp người ra đi ấy, trong hay ngoài nước Việt Nam. Xóa làm sao được. Cái ác làm sao thắng được lẽ thiện ở đời. Những tấm bia hiền lành thấm đẫm tình người của người tị nạn dựng ở Bidong, Galang đã bị những kẻ thiếu nhân tính âm mưuphá hủy đi. Nhưng họ nên  nhớ rằng tình người mới là cái bất diệt, còn sự gian trá, xảo quyệt chẳng qua chỉ là những màn che đậy nhất thời, mà trong thế giới ngày nay, càng che đậy càng lộ ra cái tâm lý ti tiện và sự tội nghiệp của con thú cộng sản cuống quít trong bước đường bạo lực cuối cùng của nó.

Và người cong sản hãy đừng bao giờ quên bước đi của những người đi tìm tự do sau 1975 chính là một tiên tri và là bước hướng dẫn cuộc đổi mới của chính quyền cộng sản Việt Nam từ giữa thập niên 1980. Cuộc trốn đi của người đi tìm tự  do, sự bỏ mình lớn lao của họ trên biển cả như có một lời nhắn để lại sau lưng: hãy đi theo bước của chúng tôi, Việt Nam sẽ không còn con đường nào khác ngoài con đường đến với thế giới văn minh. Chính quyền cộng sản đã đi theo đúng lời nhắn bảo thiêng liêng ấy, đi theo đúng bước chân ấy, và quả nhiên đã tìm thấy con đường sông. Thế thì thay vì vội khoe khoang vì một ít bề ngoài hào nhoáng do những công ty các nước tư bản mang lại, hãy khiêm tốn lắng nghe lời của những - oan hồn trên biển, rằng Tự Do mới là chìa khóa then chốt để mở cánh cửa Hạnh Phúc và Thịnh Vượng cho dân tộc chúng ta. Chính vì Tự Do mà nửa triệu người đã bỏ mình, lời nguyền đó sẽ linh thiêng và ứng nghiệm lắm!

Sao lại thô bao với nhau, nhất là với những người đã chết? Chính cái chết của họ đã đóng góp tích cực cho một ý hướng tinh thần chúng ta cần đi theo. Ngay cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đã chết trên chiến trường Việt Nam từ bốn mươi năm trước, cũng đã đóng góp phần rất quyết định cho Việt Nam ngày nay. Một con cá quẫy đuôi bên này đại dương còn gây ảnh hưởng đến bên kia đại dương, huống chi một cuộc chiến lớn như thế họ lại không bằng cách này hay cách khác, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa cộng sản trên thế giới? Và thử tưởng tượng, nếu chủ nghĩa cộng sản không sụp đổ ngay nơi thành trì của nó là liên xô và các nước Đông Âu, thì liệu Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc... và nhất là Việt Nam, có được như ngày nay? Hay là vẫn ì ạch với tem phiếu, với khẩu hiệu, với hộ khẩu với phân phối xếp hàng cả ngày, với các kế hoạch năm năm kế tiếp nhau mà vẫn dẫm chân hoài một chỗ?... Những lãnh tụ cộng sản Việt Nam bây giờ là triệu phú đô la hãy nhớ ơn các chiến sĩ chông cộng đã bỏ mình trên chiến trường Việt Nam thuở xưa, những thuyền nhân xấu số đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do, vì chính những chiến đấu cho tự do đó đã làm thay đổi bộ mặt thế giới và giúp cho các “đổi mới” ở Việt Nam ngày nay được phần nào thành tựa. Suy nghĩ như thế không có gì là ngược đời đâu, đó là kết quả hiển nhiên có tính cách nhân quả của cuộc diện thế giới, khu vực và từng nước.

Trong sự ràng buộc nhân quả chằng chịt ấy mà chính quyền Việt Nam vẫn cứ khư khư chỉ biết có đảng của mình, và có thái độ cực kỳ chật hẹp đối với bao nhân tố khác đã xây dưng nên bộ mặt thế giới ngày hôm nay thì quả là đáng tiếc. Hãy tôn trọng những người đã chết, nhất là những cái chết ấy đã gây một cảm hứng vô song trong công cuộc xây dựng cho con người còn lại trên thế giới này, là ý thức Tự Do. Không có tự do sẽ không có thịnh vượng và hạnh phúc, đó là điều chắc chắn. Hãy đi qua Bidong, Galang, đến những tượng đài tưởng niệm thuyền nhân đã bỏ mình, thành tâm thắp hương tưởng niệm linh hồn của họ, đó là hành vi duy nhất hòa giải với quá khứ và hiện tại, và mở được cửa đến một tương lai sáng sủa.