Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VIÊM DA DO TIẾP XÚC

(Contact dermatitis)

                                                                                                               

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd., Ste. H

Rosemead, CA 91770

(626) 288-3306

                                                                                                                               

 “Viêm da do tiếp xúc” (contact dermatitis) là bệnh da gây do sự tiếp xúc trực tiếp với nhiều chất bên ngoài cơ thể.

, nếu vy thì nhiu cht là k thù ca da ta lm. Chúng hoc kích thích da gây các phn ng độc hi trc tiếp (irritants), hoc chúng là nhng cht gây d ng (allergens) to các phn ng d ng cho da. Tìm được cht gây bnh “viêm da do tiếp xúc”, cho cht này đi ch khác chơi, đồng thi cha ch da b viêm bng thuc, ta s đẩy lui được căn bnh. Tuy vy, tìm ra cht làm da bn đau kh nhiu khi cũng không phi d. Lúc đó, ta li phi nh đến bác sĩ chuyên khoa v da làm nhng trc nghim th da (patch testing) để tìm th phm gây nên c s.

Điểm quan trọng là ta cần phân biệt da bị viêm do cơ chế gây viêm trực tiếp (irritation) hoặc bị viêm do cơ chế dị ứng (allergy).

 

Viêm da tiếp xúc do cơ chế gây viêm trực tiếp

 

Viêm da tiếp xúc do cơ chế gây viêm trực tiếp (irritant contact dermatitis) khiến da bị tổn thương, là loại viêm da do tiếp xúc hay xảy ra nhất, cho bất cứ người nào trong chúng ta.

Ngày nào chúng ta cũng có dịp cần rửa tay với nước và xà-bông. Nhưng nếu ta cả ngày nhúng tay vào nước và xà-bông, lâu ngày chày tháng, tay sẽ bị khô, ngứa, lấm tấm trắng (scaling), sần lên ở nhiều chỗ, có khi nứt nẻ. 

Lớp ngoài cùng của da ta là một lớp tế bào rất mỏng. Bất cứ chất nào làm tổn thương lớp tế bào này đều tạo phản ứng viêm da. Và một khi da đã tổn thương, lần sau, dù chỉ tiếp xúc với một chất gây viêm không mạnh lắm (weak irritant), cũng đủ làm cho da tiếp tục bị viêm sưng, lâu lành. 

Thế mới biết thương những bà xã, suốt ngày cơm nước, giặt dũ, tay cứ nhúng vào nước xà-bông (nhất là loại xà-bông có chất kiềm mạnh), trở nên khô, sần sùi, mất cả đẹp, thêm ngứa ngáy. Vì xà-bông có chất kiềm mạnh (strong alkaline soap) sẽ làm tổn thương lớp ngoài cùng của da và gây viêm da.

Cũng thương nhiều đức ông chồng, vì miếng cơm manh áo của gia đình, làm việc trong kỹ nghệ, tay ngày nào cũng phải tiếp xúc với những chất hóa học độc hại cho da, hoặc rửa tay với những nước rửa đặc biệt (organic solvents), làm da sần lên, ngứa ngáy. Da lúc nào cũng có ít nước, cần cho sự biến dưỡng của da, đồng thời khiến da trông mướt mát. Các acids có trong một số những chất hóa học hoặc nước rửa, uống hết nước của da ta, khiến da bị khô.

Lại thương những trẻ mang tã (diaper) bị bỏ bê, không được thay tã thường, nước tiểu và phân đọng trong tã, thường xuyên tiếp xúc với da của trẻ, gây hâm đỏ, khô, nứt nẻ ở vùng mang tã.

Nhiều trẻ có thói quen liếm môi (lip licking). Môi và vùng quanh môi bị liếm đi liếm lại mãi, trở nên khô, đỏ, ngứa. Môi khô làm trẻ càng liếm thêm, phản ứng viêm của môi và da các vùng quanh môi do phải thường xuyên tiếp xúc với nước miếng của trẻ càng nặng.

Viêm da tiếp xúc vì cơ chế viêm trực tiếp khiến da tổn thương, bị nhẹ hay nặng, tùy vào nồng độ của chất gây viêm và thời gian da phải tiếp xúc với chất gây viêm, đồng thời cũng tùy thuộc vào sức chịu đựng của da. Nhiều người có nước da khỏe, phải làm việc mỗi ngày với những chất dùng để lau rửa rất mạnh, da vẫn chẳng sao, nhưng có người lại có vấn đề ngay sau vài ngày rửa tay thường xuyên.

 

Viêm da tiếp xúc vì cơ chế dị ứng

 

“Viêm da tiếp xúc do cơ chế dị ứng” (allergic contact dermatitis) không xảy ra nhiều như loại viêm da tiếp xúc do cơ chế gây viêm trực tiếp kể trên, chỉ xảy ra cho một số người có “máu” dị ứng (allergy). Hiện tượng viêm da xảy ra do một loại tế bào đặc biệt ở dưới da, tiết ra nhiều chất gây những phản ứng dị ứng, khi loại tế bào này có dịp tiếp xúc với những chất gây dị ứng cho cơ thể người ấy.

Nhiều người đeo nữ trang bằng kim loại (metal jewelry) không sao, có người bị phản ứng nổi đỏ, ngứa da đúng ở chỗ đeo nữ trang, chẳng hạn vòng quanh cổ khi đeo giây chuyền, hoặc quanh cổ tay khi đeo vòng tay. Nữ trang có chứa chất kền (nickel), như các vòng đeo tai, rất hay gây phản ứng.

Ôi, đời ta sẽ vui biết mấy nếu trên đời này không có căn bệnh gọi là “dị ứng”. Vì cơ khổ, ngoài nữ trang có chứa chất kim loại, nhất là chất kền (nickel), rất nhiều chất khác cũng gây dị ứng cho da. Cứ kể từ đầu xuống chân, nhiều chất có trong những thứ sau đây có thể làm khổ người có máu dị ứng:

- Da đầu và tai: xà-bông gội đầu, thuốc nhuộm tóc, nhiều thuốc xức da, vòng đeo tai có chất kim loại, kiếng mắt.

- Mí mắt: nước thoa móng tay (bạn đem chúng lên mắt khi bạn dụi mắt), mỹ phẩm dùng trên mặt, nước rửa contact lens, đồ làm cong lông mi có chất kim loại.

- Mặt: mỹ phẩm, kem chống nắng, thuốc chữa mụn mặt, nước vỗ lên mặt cho thơm sau khi cạo râu (after-shave lotion). Ngoài ra, nhiều chất gây dị ứng bay trong không khí (airborn allergens) cũng gây dị ứng da mặt.

- Cổ: vòng đeo cổ, những chất gây dị ứng bay trong không khí, dầu thơm, nước thoa mặt sau khi cạo râu.

- Mình: thuốc thoa da, kem chống nắng, do tiếp xúc với nhựa cây, quần áo, giây thắt lưng.

- Nách: thuốc thoa hay xịt vào nách cho khỏi hôi (deodorant), quần áo (chỗ nếp gấp ở nách).

- Tay: xà-bông và các nước sát trùng, thức ăn, nhựa cây, các chất dầu hay nước rửa trong kỹ nghệ, cement, kim loại, thuốc thoa, găng tay các bác sĩ giải phẫu đeo khi mổ.

- Bộ phận sinh dục: nhựa cây (do tay gãi), bao cao su ngừa thai (condom).

- Hậu môn: thuốc thoa chữa trĩ chứa chất benzocaine, nupercaine, kem Mycolog, ...

- Chân: thuốc thoa chứa chất benzocaine, lanolin, neomycin, parabens, vớ (socks).

- Bàn chân: giầy đi (cao su hay da), cement.

Bạn thấy đấy, rất nhiều thứ có thể làm da bị dị ứng, kể cả các thuốc thoa da. Nên, khi đi khám bác sĩ, bạn nhớ đem theo các thuốc đang dùng ở nhà, kể cả các kem thoa. Người Việt chúng ta phóng khoáng, thích dùng thuốc, nhưng vẫn xem khinh chúng là ba cái thứ lẻ tẻ mang tên Mỹ không cần nhớ, cũng không cần phải bận tâm đem theo khi đi khám bác sĩ.

Một số nghề nghiệp rõ ràng gây bệnh viêm da tiếp xúc vì dị ứng cho một số người. Chẳng hạn, nha sĩ và bác sĩ giải phẫu phải đeo các găng tay khi làm việc, có người bị dị ứng da bàn tay. Các đầu bếp, người đứng pha rượu, hoặc người nướng bánh (bakers) phải luôn tiếp xúc với các thức ăn, nước trái cây, bắp, cũng dễ bị dị ứng da như chơi. Hoặc người chuyên làm đẹp cho kẻ khác (beauticians) lúc nào cũng tiếp xúc với các chất thuốc gội đầu, trong đó có những chất có thể gây dị ứng da. Còn nhiều nghề khác nữa, cũng khiến da phải luôn tiếp xúc với những chất chỉ lăm le đem đến cho da những cái bất lợi. Không làm gì cả tốt hơn chăng? Không chắc, cái đói, cái rét do không tiền còn ghê gớm hơn.

Đi khám bác sĩ, bạn cũng cần cho bác sĩ biết bạn đang làm nghề gì, thường phải tiếp xúc với những chất gì mỗi ngày.

 

Định bệnh

 

Định đúng, sẽ chữa trúng. Chúng ta không hiểu nhiều lắm về các bệnh ngoài da, vì ít những tài liệu bằng Việt ngữ viết về các bệnh da. Các chữ dùng diễn tả trong các bệnh da, trước đến giờ, ít người dịch sang tiếng Việt. Quanh đi quẩn lại, chúng ta chỉ biết có các bệnh “lác”, “phong”, “phong ngứa”. Ngược lại, trong trường, các bác sĩ lại không nghe các thầy nhắc và dậy đến các bệnh “lác”, “phong”, “phong ngứa” bao giờ.

“- Tôi nghĩ da bác bị dị ứng với một chất gì đây. Bác có thoa gì lạ trên vùng da này không?

- Không phải đâu, bác sĩ, da tôi hay bị “phong”. À, bệnh phong này, “dầu xanh” trị hay lắm, tôi đang thoa ngày mấy lần, chỉ vài hôm là khỏi. Dầu xanh trị bá bệnh. Có điều nó ngứa, nên tôi muốn bác sĩ cho tôi thứ thuốc nào uống cho đỡ ngứa”.

Sự định bệnh viêm da do tiếp xúc dựa vào hình dạng của vết da bất thường (skin lesion) bạn đang bị, chỗ bạn bị vết da đỏ, ngứa bất thường. Đồng thời, sự định bệnh cũng dựa vào bệnh sử nghề nghiệp (occupational history), xem bạn đang làm nghề gì, mỗi ngày phải tiếp xúc với những chất gì, và vào những thú vui của bạn. Bạn có thú vui làm vườn, nay hè đến, có chút giờ rảnh, bạn mới dọn dẹp, chỉnh trang lại khu vườn phía sau nhà. Bạn phá các cây mọc chướng mắt, đốt bỏ chúng. Ngày hôm sau, hai tay bạn mọc lên đầy những vết đỏ, ngứa, có cả những bọc nước. Thôi rồi, da bạn bị dị ứng với chất “oleoresin” có trong một số cây thuộc họ “Rhus” như các cây poison ivy, poison oak, poison sumac. Ở Mỹ, ba loại cây này rất hay gây viêm da tiếp xúc do cơ chế dị ứng cho những người “có máu dị ứng” có dịp tiếp xúc với chúng.

Nhiều trường hợp không tìm ra ngay được nguyên nhân gây viêm da do tiếp xúc, và bệnh viêm da của bạn không bớt, hoặc cứ tái phát, bác sĩ chuyên khoa về da sẽ thử nhiều chất trên da bạn, xem chất nào là thủ phạm.

 

Chữa trị

 

Tìm ra được chất làm phiền bạn rồi, cách chữa tuyệt nhất là làm sao tránh được chất gây viêm da. Chẳng hạn, nếu vì tiếp xúc với nước và xà-bông cả mấy chục lần mỗi ngày làm da tay bạn bị viêm da do tiếp xúc, bạn nên thu xếp công việc để tránh phải rửa nước càng nhiều càng tốt. Bạn có thể dùng thêm bao tay khi rửa chén bát, kêu gọi sự giúp đỡ của người khác, và chớ tiếc tiền điện, cứ để máy rửa chén, máy giặt làm việc thay cho bạn.

Các lotion bôi giúp da khỏi khô như Keri lotion, Vaseline lotion giúp những chỗ da viêm bớt khô, mau lành.

Nếu chỗ da viêm sưng, ngứa, đỏ dữ quá, một thuốc thoa có chứa chất steroid như Elocon, Kenalog, Lidex, ... sẽ làm phản ứng viêm da thuyên giảm mau chóng.

Nhưng thuốc thoa chứa chất steroid chỉ tiện dùng cho những khoảng da nhỏ. Nếu chỗ da bị viêm quá rộng lớn, hoặc nếu những vết viêm da mới tiếp tục xuất hiện, ta phải dùng đến thuốc uống có chất steroid như Prednisone. Do tính độc hại, Prednisone chỉ nên được dùng trong một thời gian ngắn, và bác sĩ sẽ hết sức cân phân trong việc dùng thuốc Pednisone, nếu bạn đang bị các bệnh tiểu đường, cao áp-huyết, lở bao tử, hay nhiễm trùng. Thuốc Prednisone làm giảm sức kháng cự của cơ thể, khiến sự nhiễm trùng thành nặng hơn.

Cách khác là chích thuốc Kenalog, một thuốc cũng chứa chất steroid, nhưng được dùng dưới dạng chích. Tuy nhiên, chích xong, mất đến 36-72 tiếng sau, thuốc Kenalog mới bắt đầu có tác dụng.

Các thuốc uống chữa ngứa sẽ giúp bạn bớt ngứa, trong lúc chờ căn bệnh viêm da do tiếp xúc của bạn bị đẩy lui. Các thuốc chữa ngứa cũ như Benadryl, Atarax hữu hiệu, nhưng hay làm bạn buồn ngủ, những thuốc mới Allegra, Claritin, Zyrtec, Clarinex không gây buồn ngủ, nhưng làm túi tiền bạn hao hụt, vì chúng đắt hơn.

Bệnh viêm da do tiếp xúc xảy ra rất nhiều, vì da ta phải tiếp xúc với bao nhiêu thứ trong cuộc sống, trong nghề nghiệp, kể cả những thứ vô hình, bay lượn trong không khí có thể gây dị ứng (gọi là các airborn allergens). Có thứ sống chung hòa bình với da ta, có thứ gây sự, khởi chiến tranh, bằng cách tấn công trực tiếp da ta, hoặc qua cơ chế dị ứng. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, biết thứ nào hung dữ, ta tránh nó đi. Có thuốc (thoa, uống hay chích) giúp da mau lành, có thuốc làm dịu cái ngứa giúp ta, trong lúc chờ căn bệnh đi chơi chỗ khác.