Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VÀI VẤN ĐỀ ƯU TIÊN

CHO SỨC KHỎE TUỔI VÀNG

 

BS. TRẦN VĂN TÍCH

 

“When grace is joined with wrinkles, it is adorable;

There is an unspeakable dawn in happy old age.”

Victor Hugo.

 

Tuổi Vàng là thời gian mà ta sẽ trải qua khi đã đóng góp nhiều công sức, tâm não cho xã hội cũng như cho gia đình con cháu.  Tại nhiều quốc gia, tuổi đó được coi như từ 65 trở lên.  Tuổi mà xã hội cho mình cái quyền vui thú điền viên với những khoản trợ cấp theo luật định hoặc tiền hưu, tiền để dành sau nhiều năm lao động.

Với tuổi này, sức khỏe con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Có những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của mỗi cá nhân như chủng tộc, đặc tính di truyền, phái tính.

Ngược lại, cũng có một số yếu tố mà khi muốn duy trì một sức khỏe tốt, ta có nhiều khả năng ảnh hưởng tới.  Đó là thói quen tốt xấu trong nếp sống hàng ngày; mức độ quan tâm tới việc chăm lo sức khỏe; sự lượng định chính xác các điều kiện y tế trong môi trường chung quanh; thái độ thích ứng với tiến trình lão hóa; dinh dưỡng ẩm thực và phương pháp vận động cơ thể.

Xin hãy cùng phân tích một số yếu tố vừa đan cử, rút tỉa ra những đường hướng, những quy luật cần theo để có một tuổi vàng an lạc.

 

MỐI QUAN TÂM VỀ Y-TẾ

Sự quan tâm, chăm sóc này là điều ta cần thực hiện liên tục trong suốt cuộc đời.  Tới tuổi vàng, nó sẽ trở thành ưu tiên số một.

Ở tuổi này, cơ thể con người sẽ trải qua nhiều đổi thay về thể xác lẫn tâm hồn.  Các đổi thay đều làm suy yếu một số chức năng cũng như hệ thống phòng chống bệnh tật của cơ thể.  Người cao tuổi cần chủ động, tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe của mình; cần hiểu rõ những vấn đề mình phải đối phó, vì các nhu cầu về y tế bây giờ không giống như mấy chục năm về trước.

Hiểu biết những thay đổi đó rất cần thiết để ứng phó, thích nghi.

1-Theo thời gian, tế bào thần kinh bị hủy diệt dần dần mà không được thay thế; lượng máy nuôi dưỡng óc giảm, sự suy nghĩ bắt đầu chậm chạp, rối loạn, nhầm lẫn.

2-Thủy tinh thể của mắt trở nên cứng đục, võng mạc kém nhạy cảm với ánh sáng, thị giác giảm khi sự vật ở gần hay trong bóng tối.

3-Tai nghe nghễnh ngãng, khó bắt được các âm thanh có tần số cao và tiếng nói bình thường.

4-Ăn uống mất ngon.  Thức ăn như đắng chát vì tế bào vị giác trên lưỡi ngày một ít đi; miệng khô vì hiệu năng sản xuất của hạch nước miếng giảm tới mức đáng ngại.

5-Khứu giác kém, mũi không phân biệt và tiếp nhận được mùi của hóa chất, thực phẩm.

6-Nhịp tim chậm, lượng máu xuất tim giảm, cơ tim xơ cứng, dễ bị suy tim, gây ngất xỉu, khiến ta không cáng đáng được những công việc thường làm khi còn trẻ.

7-Hơi thở ngắn, nhanh, lượng dưỡng khí trong máu giảm.  Tất cả đưa đến khó thở, dễ thấm mệt khi làm việc chân tay.

8-Gan teo.  Lượng máy lưu thông qua gan giảm; chức năng thanh lọc độc chất kém hữu hiệu.  Thuốc uống vào được giữ trong cơ thể lâu hơn và ở mức độ cao hơn.

9-Thận cũng nhỏ đi.  Máu đi qua thận giảm, nước tiểu loãng.  Khả năng tống xuất chất muối kém, dễ gây sự khô nước trong người và kéo dài tác dụng của nhiều loại dược phẩm.  Bàng quang co bóp yếu, gây chứng khó tiểu và chứng không nín đái được.  Nhiếp hộ tuyến sưng, gây bí tiểu, đôi khi phải thông cho dễ chịu.

10-Lớp mỡ dưới da teo, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn kém hoạt động.  Hậu quả là da khô, nhăn nheo, dễ bị tổn thương, ít chịu đựng được nhiệt độ lạnh giá.

11-Hệ thống miễn nhiễm yếu, sự sản xuất kháng thể bị trì trệ, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bệnh tật sẽ trầm trọng hơn.

12-Đời sống tính dục cũng có nhiều thay đổi, nhưng nói chung thì khả năng tình ái nam nữ giới tồn tại tới tuổi 80,90.

13-Về tâm trí, khả năng thâu nhận kiến thức bằng suy luận, trực giác hay giác quan có nhiều rối loạn.

Trí nhớ ngắn hạn kém dần.

Tri thức lỏng, gồm khả năng thích nghi với hoàn cảnh mới và giải quyết cấp bách các vấn đề, đều giảm đi với tuổi già.

Tri thức kết tính lại tăng lên.  Tri thức này bao gồm khả năng thu nhập, tích lũy những hiểu biết về vũ trụ, ngôn ngữ, sự việc, ngày tháng, tên tuổi, nghề nghiệp. Thành ra khi ngồi hầu chuyện với một trưởng lão, ta cứ được nghe các vị kể vanh vách những sự việc xảy ra xưa rất xưa.

Cũng trong phạm vi tâm thần, nhiều người già có một số phản ứng tâm lý tiêu cực.

Họ thường trầm mặc bi quan, hạ giá khả năng bản thân, thích cô đơn, giảm quan hệ qua lại, hay than thân trách phận hoặc oán trách người khác.  Có người đang năng động, đột nhiên thu mình: bạn bè mời sinh hoạt, ăn uống đều từ chối, lại còn dẹp bỏ những hoạt động mà trước đây họ say mê.  Lý lẽ chính được nêu ra là: “Tôi già rồi, đâu còn khỏe mạnh như trước”.  Con cái nhiều khi thắc mắc là bố tôi không còn là bố tôi của mấy năm về trước hoặc tôi không thể nào hiểu được mẹ tôi nữa.

Biết được những thay đổi trong cơ thể và những bệnh thường có của mình chưa đủ, ta còn cần hợp tác chân thành với người thầy thuốc gia đình.  Cũng phải lựa chọn một thầy thuốc có lương tâm chức nghiệp, sẵn sàng dành thì giờ cho bệnh nhân, chăm sóc, giải thích kỹ càng bệnh tật và nhu cầu trị liệu.  Không được “Lương Y như từ mẫu” thì cũng với tinh thần nhiều phục vụ hơn là thương mại.

Ngoài ra, cũng nên gây mối giao hảo tốt với cô y tá của ông bác sĩ, vì “quan xa, nha gần”.  Cô ta sẽ là người mà ta tiếp xúc nhiều hơn như lấy hẹn, hỏi thuốc, hỏi kết quả thử nghiệm hoặc xin mua thêm thuốc.

Hãy tích cực trong việc tự săn sóc sức khỏe.

Đề phòng bệnh bằng sự chích ngừa như cúm, viêm phổi, viêm gan...

Tham dự chương trình sớm phát hiện bệnh như chụp hình nhũ hoa tìm kiếm ung thư vú, khám tìm ung thư nhiếp hộ tuyến, làm Pap Smear cho ung thư cổ tử cung...

Khám sức khỏe tổng quá hàng năm dù không có bệnh.  Sự khám tổng quát này nhằm mục đích là tìm ra những dấu hiệu của bệnh trước khi bệnh lan rộng.  Trong dịp này, thầy thuốc sẽ có cơ hội giải đáp những thắc mắc ta nêu ra, kiểm soát toàn bộ sức khỏe của mình.  Đây cũng là dịp để thầy thuốc thực hiện một số thử nghiệm về máu để coi mức độ đường, cholesterol, hồng cầu, bạch cầu; thử nghiệm nước tiểu để coi tình trạng chức năng của thận, bàng quan.  Khám ngực nhũ hoa, khám hậu môn nhiếp hộ tuyến, làm Pap Smear tử cung quý bà cũng nằm trong chương trình khám sức khỏe tổng quát hàng năm.

Sau cùng là ta cần sử dụng thuốc men đúng lời chỉ dẫn, giữ hẹn tái khám, kiêng khem trong việc ẩm thực, ngủ nghĩ đầy đủ để gìn giữ tuổi vàng.

 

THÁI ĐỘ TÍCH CỰC TRƯỚC SỰ HÓA GIÀ

Đã sống tới tuổi 65 thì sẽ có nhiều triển vọng là ta sẽ sống tới ngoài 80-90.  Thành ra giai đoạn tuổi già có thể là khoảng thời gian lâu hơn tuổi trung niên hay thiếu niên.  Để an hưởng tuổi vàng, ta cần có một thái độ ứng xử tích cực.

Nhà hùng biện Ciceron đã nói: “Ai cũng mong sống lâu, nhưng khi tới tuổi đó thì lại than phiền. Người khôn ngoan sẽ đối diện với sự già một cách nhẫn nhục, vì chống cự lại với thiên nhiên thì cũng vô ích, khác chi cuộc chiến của những người khổng lồ chống lại các thần linh”.

Đối diện với tiến trình lão suy, con người có thể hoặc phe lờ không để ý tới nó; bực bội với nó;  sợ hãi khi thấy nó từ từ tiến tới hoặc là bình tĩnh chờ đón nó vì nghĩ là không tránh được nó.  Một thái độ ứng xử tích cực, xây dựng, là cần.

Vạn sự khởi đầu nan.  Cuộc hành trình đi vào tuổi vàng không phải bắt đầu bằng bước chân đầu tiên, mà bằng cái ý định là sẽ nhập cuộc.  Rồi từ đó, tùy theo chương trình, kế hoạch, tuổi vàng của ta sẽ hoặc hào hứng, đầy sinh động, nhiều sáng tạo, ích lợi cho gia đình cũng như cho bản thân.  Hoặc buồn tẻ, vô vị.

Kinh nghiệm cho hay, quan niệm của ta về tuổi già có nhiều ảnh hưởng tới tiến trình của sự lão hóa, chẳng khác chi cái liên hệ chặt chẽ giữa tâm thần và thể xác, cảm xúc và sức khỏe, bệnh tật.  Quan niệm “tâm bất lão, trường thọ”, lòng trẻ sống lâu, hay “Lạc giả trường thọ, ưu giả dị yếu”, vui vẻ lạc quan sống lâu, ưu tư phiền não chết sớm, chắc còn giá trị muôn đời.

Hãy luôn luôn lạc quan.

Albert Eistein đã có nhận xét: “Người lạc quan suốt ngày thấy ánh sáng màu xanh, người bi quan chỉ thấy màu đỏ”.

Còn nhận xét của Abraham Lincoln thì đúng cho cả trẻ lẫn già: “Nhiều người sống sung sướng, hạnh phúc theo đúng như quyết định là họ muốn sung sướng”.

1-Hãy trở thành cần thiết cho mọi người. Sẵn sàng làm những việc lớn, nhỏ, cho tha nhân.  Làm cho người khác cảm thấy sung sướng là họ được chăm sóc, ưu ái.

2-Giữ phần chủ động cuộc đời mình. Tỏ ra mình còn hữu dụng, còn khả năng, không cần phụ thuộc vào ai.  Chủ động giúp ta khắc phục được những chông gai trên đoạn đường còn lại của cuộc đời.

3-Tiếp tục học hỏi. Các cụ ta thường nói ông bẩy mươi học ông bẩy mốt.  Đừng để khả năng học hỏi cùn dần với thời gian.  Có người đã ví bộ óc như một trương mục đầu tư.  Càng dùng thì nó càng sinh lợi cho ta, ta càng giầu thêm kiến thức mới.

4-Luôn luôn giữ bề ngoài cho tươm tất, chải chuốt. Nữ giới thọ hơn nam giới, một phần có lẽ vì lúc nào cũng mặc đẹp đẽ, trang điểm như sắp đi dự dạ hội.  Chả bù với nhiều vị nam thì mặc sao cũng được, lơ là chăm sóc cả cái răng cái tóc là góc con người.  Nom nó GIÀ con người đi.

5-Đừng để mình bị cô đơn, lẻ loi. Trong sinh hoạt hàng ngày, hãy ráng gần gũi với người này người khác.  Bớt tư dục, kiềm chế phẫn nộ, gạt bỏ tâm tư xấu, ngăn ngừa căng thẳng thần kinh, tránh tranh chấp mà nên nhượng bộ.

Hãy cố gắng suy nghĩ như Ciceron: “Tuổi già chỉ được kính nể khi nó tự tranh đấu, duy trì cái tư cách của mình, tránh bị lệ thuộc, và quyết tâm lãnh quyền kiểm soát cái vị trí mình trong xã hội cho tới phút chót của cuộc đời.  Bởi vì cũng như tôi thích ở người trẻ có phảng phất một vài nét già dặn, thì tôi đồng ý ở người già cũng nên mang một chút trẻ trung.”

 

ĐIỀU HÒA ĂN UỐNG

Nói về điều hòa ăn uống thì ta thấy có ở cả trăm ngàn pho sách trong thư viện.  Vì phép ăn uống với thực phẩm dinh dưỡng là mối quan tâm lớn của con người.  Nhất là ở các nước có nền kinh tế kỹ nghệ cao.

Hỏi rằng có một công thức nấu ăn nào toàn hảo cho tuổi thọ trường sinh, thì câu trả lời là không có.  Nhưng những lời khuyên thực tế sẽ là: thực phẩm phải đa dạng, phẩm chất dinh dưỡng cao và cân bằng.

Con người, nói chung, không giống các sinh vật khác ở chỗ là ta không phải di chuyển để lùng kiếm thức ăn hay lo không kiếm đủ thức ăn.  Mà ta lại có mối lo là làm sao không chỉ ngồi đó mà ăn hoặc ăn quá nhiều.  Tại nhiều quốc gia, thực phẩm quá dư, chỉ cần muốn ăn gì và có tiền là xong.  Nhưng ăn nhiều mà không vận động, tiêu dùng thì thật là nguy hiểm.

1-Biết lựa chọn thức ăn thích hợp.

Tại Hoa Kỳ, năm 1990 một đạo luật liên hệ với việc liệt kê phẩm chất, thành phần của thức ăn đã được ban hành, mục đích là để giới tiêu thụ dễ chọn lựa thức ăn hợp với nhu cầu của mình.  Các quốc gia khác cũng đã làm theo.  Những nhãn hiệu (Food Label) đó không hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng ít nhất nó cũng có giá trị hướng dẫn.  Ta nên coi kỹ nhãn hiệu phân tích này để lựa thức ăn thích hợp với cơ thể mình.

2-Khi nào thì ăn?

Tất nhiên sẽ có câu trả lời: Thấy đói là tôi ăn.  Vậy khi nào thì đói, đói bụng hay đói con mắt? Lại nữa: ăn để sống hay sống để ăn?

Á Đông quan niệm để sống lâu chỉ nên ăn “ba phần đói, bảy phần no”, để còn hơi thòm thèm, sau này muốn ăn nữa.

Nhiều người Phương Tây có thói quen: bữa sáng bữa trưa nhẹ, bữa tối thịnh soạn.  Tiện đấy, vì sáng dậy vội vã đi làm, chỉ đủ thì giờ để chiêu một ly cà phê.  Trưa ngồi ở sở vừa làm việc vừa nhai miếng bánh mì kẹp chả.  Tối về rảnh rang, ta làm một bữa cơm rượu no nê, rồi lên giường ngủ.  Thế là cholesterol trong máu tăng cao, những tảng mỡ không mời mà ngang nhiên xâm lấn vùng bụng, vùng hông.

Từ hơn ba chục năm trước, tại viện Đại học Chicago, Clarence Cohln đã chứng minh rằng những người ăn một bữa no mỗi ngày thì cholesterol sẽ cao hơn ở những người nhâm nhi nhiều lần trong ngày.  Và đây cũng là lý do mà cholesterol ở nữ giới, lúc thiếu thời, thấp hơn ở nam giới, vì quý bà hay ăn quà vặt.  Còn quý ông thì nhồi nhét một bữa cho xong.

Ăn một bữa no cũng bắt buộc sự biến hóa thực phẩm phải làm việc quá sức, vị tố tiêu hóa, nhất là Insulin, phải tiết ra nhiều trong một thời gian quá ngắn, đôi khi có khuyết điểm.  Tốt hơn hết là tuổi già ta nên cứ nhâm nhi, ăn lai rai chút một, nhiều lần trong ngày.

3-Tránh thực phẩm có nhiều chất mỡ, nhất là mỡ động vật có vú. Mỡ bão hòa làm tăng cholesterol.  Mỡ thực vật, bất bão hòa, làm giảm cholesterol.  Giản dị nhất là ăn thịt nạc, thịt gà, vịt bỏ lớp da đầy mỡ; hấp hay nướng nhiều hơn là chiên; thay thịt bằng cá, rau trái cây, uống sữa có ít chất béo.

4-Ăn thực phẩm có nhiều chất Carbohydrates như rau , trái cây, hạt ngũ cốc, vừa rẻ lại tốt lành và cũng có nhiều năng lượng.

Cơ quan Natural Research Council khuyên nên dùng 5 servings trái cây và rau mỗi ngày, 6 tới 11 servings hạt ngũ cốc.  Mỗi serving là một đơn vị thức ăn mà ta thường dùng như là một bát cơm, một quả táo cỡ trung.

Nên nhớ là trên thế giới có cả hàng trăm triệu người ăn chay mà họ vẫn sống lâu.  Như vậy ăn chay chắc phải có một giá trị dinh dưỡng nào đó.

Lại nữa: khẩu phần ăn của các lực sĩ vô địch trước khi tranh giải đều có nhiều carbohydrates, là một lý do để ta tăng số lượng rau và trái cây trong bếp và trên bàn ăn của chúng ta.

5-Một vài ý kiến về chất đạm protein.  Con người được dựng lên bằng chất đạm.  Chất này có nhiều nhất trong thịt động vật nhưng cũng có trong thảo mộc, nhất là các cây thuộc họ đậu(legumes): đậu hòa lan, đậu cô ve, đậu nành.

Khoa học đã chứng minh là một khẩu phần có nhiều chất thịt súc vật làm tăng hiểm họa bệnh tim.  Với tuổi cao, chúng ta nên theo chế độ thực phẩm với thịt nạc, sữa ít chất béo, nhiều rau, trái cây.

6-Nước và muối cũng cần được lưu ý. Trong cơ thể, tỷ lệ nước lên đến 60%, mỗi ngày trái thận lọc gần 200 lít máu và thải ra 1% dung dịch nước.  Như vậy cơ thể đỏi hỏi một số nước tối thiểu để sống.  Trung bình ta cần uống 1 lít rưỡi nước mỗi ngày, và uống thêm khi nào thấy cần để tránh tình trạng khô nước hay loãng tiểu.

Nước không có calories, không có khoáng chất, đôi khi không mất tiền mua lại còn là chất bôi trơn(lubricant) tốt cho cơ thể.

Còn muối thì chỉ cần một phần tư thìa cà phê mỗi ngày là đủ.  Dân chúng dùng nhiều muối, như người Nhật, thường có nhiều nguy cơ cao huyết áp.

7-Gần đây, chất xơ(fiber) trong rau và trái cây được nhắc nhở tới nhiều vì nó có công dụng trong việc hạ thấp lượng cholesterol trong máu, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong ruột, tránh được táo bón và viêm ruột.  Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ làm đầy bao tử, nên có tác dụng giúp ta giảm béo mập.

8-Sinh tố và khoáng chất có tác dụng xúc tác trong việc chuyển hóa thức ăn và có nhiều trong các loại thực phẩm.  Tuy nhiên, ở người cao tuổi, khẩu phần nhiều khi không được cân bằng và có thể thiếu một vài loại sinh tố nào đó.  Vì vậy, cũng nên dùng thêm một phân lượng sinh tố phụ trội.  Tiện đây, xin nói qua về các chất chống oxy-hóa(anti-oxidant) và về gốc tự do (free radicals).

Ai cũng biết là dưỡng khí là một nhu yếu phẩm cho toàn bộ cơ thể.  Thiếu dưỡng khí trong ít phút, não bộ bị tê liệt.  Chẳng hạn chỉ nín thở dăm phút là mặt trở nên xanh rờn.  Vậy mà cũng chính cái Oxygene này lại gây ra một hiện tượng làm rỉ sét trong cơ thể, như là một chiếc xe hơi bỏ trong mưa gió, không dùng đến.

Số là, để có năng lượng điều hành, tế bào dùng dưỡng khí để đốt hóa chất, như đường trong máu.  Trong khi làm công tác này, một vài đơn vị Oxygene mất đi một số điện tử, và trở thành những gốc tự do.  Để bổ túc điện tử bị mất, gốc-tự-do bèn cướp điện tử của các phân tử khác, gây thiệt hại cho cơ thể về hóa tính cũng như chức năng.  Đây có thể là một trong những nguyên nhân đưa tới hóa già với da nhăn, thịt teo, xương mềm và một số bệnh như ung thư, xơ cứng động mạch. Để chống lại phản ứng tai hại này, người ta dùng những antioxidant, mà 3 chất chính là sinh tố C, sinh tố E và Beta-Caroten.

 

VẬN ĐỘNG CƠ THỂ

Ciceron có phát biểu: “Sự tập luyện và sự tự chủ giúp con người duy trì được một phần lớn sức bền bĩ đã có dù rằng người ta đã vào tuổi lão suy.”

Ngày nay, nhiều người, nhất là các vị trọng tuổi, cứ cho là mình phải giữ gìn và duy trì tiềm năng của cơ thể bằng cách thư thả về thể xác.  Chúng ta quá nhấn mạnh vào sự nghỉ ngơi, dưỡng sức.  Tập luyện làm gì cho phí sinh lực, mất calories, hao mòn cơ thể.

Thực tế ra thì, cơ thể ta rỉ sét vì không được dùng tới, nhiều hơn là, hao mòn vì được dùng tới.  Một đời sống tĩnh tại, có hại cho cả sức khỏe cũng như sự trường thọ và đưa tới sự sớm hủy hoại về tâm thần, thể xác.

Các cơ thịt và khối xương teo lại, yếu đi.  Tế bào mỡ to lên, chiếm chỗ của bắp thịt, con người mập phệ ra.  Tim đập yếu.  Khả năng sử dụng dưỡng khí giảm, nuôi dưỡng kém, làm ta dễ mỏi mệt, uể oải chán nản.  Con người trở nên kém linh động, di chuyển chậm chập, buông xuôi mọi việc, NOM GIÀ ĐI, một sự già trước tuổi.

Sinh học đã chứng minh ngưng trệ đưa tới sự thoái hóa.  Nước chẳng lưu thông, nước thành thối, bẩn.  Ao tù thì nước đọng.  Mà cơ thể ta gồm 60% là chất lỏng.  Cho nên vào tuổi già mà tự cho phép mình sống một đời sống tĩnh tại, không vận động, thì chắc là bệnh hoạn cũng như tử vong sẽ đến rất mau.

Sự sung sức của người còn trẻ là một tự do lựa chọn, nhưng với người cao niên, nó là một cái gì thiết yếu.  Hãy nghĩ tới cái đồng hồ chạy bằng giây thiều xưa kia.  Nó ngưng chạy không phải vì hư mòn hay bể vỡ, mà nó cần lên dây thiều.  Ta cũng vậy: Cũng cần tự lên dây thiều.

Ích lợi của sự vận động cơ thể thì vô biên.  Chỉ xin tóm lược là nó tăng sự nhịp nhàng của toàn thân; tim phổi tăng hiệu năng; giảm cao huyết áp và cao cholesterol; khớp xương co duỗi trơn tru, thịt xương cứng cáp; trí óc sáng suốt, nhạy cảm hơn, tâm thần thoải mái, yêu đời và làm tình cũng tốt hơn.  Tuổi thọ sẽ cao hơn, để chiêm ngưỡng những thành quả mà con cháu đạt được với sự đóng góp công sức của mình.

Hãy sắp đặt một chương trình tập luyện thích hợp với tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh, điều kiện của mình.  Dành cho sự vận động một thì giờ ưu tiên và cố định trong ngày, coi sự vận động như một nhu cầu chứ không phải để giải trí.  Hãy tự lấy hẹn để vận động, rồi giữ hẹn đó như hẹn đi bác sĩ, đi vay tiền ngân hàng và kiên nhẫn tiếp tục chương trình.  Đừng sợ hãi sự tập dượt.  Hãy làm sao để sự tập dượt trở thành người bạn đồng hành, đồng chí của các cơ năng trong người mình.  Sự bỏ đi không được dùng đến, sự xao lãng không chăm sóc, sự biếng nhác không vận động là những nguyên nhân đưa tới hao mòn, bệnh tật của cơ thể.  Câu nói “Use it or lose it” đáng để ta ghi nhớ.

NHỮNG THÓI QUEN TỐT

Đã leo lến đến tuổi sáu nhăm một cách bình an thì ta đã có nhiều đóng góp tốt cho cơ thể trong lúc thiếu niên,trung niên.  Ta đã có nhiều thói quen tốt hơn là những tật xấu.  Giờ đây ta cứ tiếp tục như vậy mà đi, giữ vững lập trường.

Tứ đổ tường thì cũng cứ tránh, để tâm thân an lạc, gia đạo bình an, tài chánh ổn định.  Tứ khoái thì giữ cho hài hòa, hợp luật trời và luật sinh hóa, chẳng nên thái quá mà hao tổn tâm can, sức khỏe, nhất là với đệ tam khoái.  Có phải dùng đến Viagra, Levita thì cũng nên lựa phân lượng nhỏ thôi mà tăng sự mơn trớn, nỉ non...

Kết Luận

Trên đây là một số ý kiến đóng góp vào việc bảo trì và vận hành bộ máy tuy đã cũ, nhưng còn nhiều công dụng cho gia đình và xã hội.

Xin hãy đồng ý với Maria W. Chapman là “Đừng kéo lê cái đầu máy xe lửa như một tên khờ khạo mà hãy tiếp tế củi, nước và lửa như một tay lành nghề.”

Để xe tự động một cách hào hùng.