Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA  

 

NĂM MỚI,

VẬN ĐỘNG NHIỀU HƠN

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd., Ste H

Rosemead, CA 91770

Tel: (626) 288-3306

(www.hqtysvntd.org)

 

Năm 2007 đã trôi vào quá khứ. Những ngày cuối năm, chúng ta tính sổ, hãnh diện với những việc đã thực hiện được như dự định, song cũng thẹn thầm vì nhiều điều ta quyết làm nhưng rồi...

Ước ao sống khỏe, nhiều người chúng ta đã quyết vận động thường xuyên khi sang năm mới, nhưng rồi, tại bận rộn quá, tại công việc cực quá, tại mệt quá, tại..., tại... Vả, biết vận động bao nhiêu mới là đủ?

 

Tác dụng tốt của vận động

 

Không còn nghi ngờ gì nữa, vận động có ảnh hưởng rất tốt cho sức khỏe, về nhiều mặt. Gần như cơ quan nào của cơ thể ta cũng ủng hộ sự vận động.

1. Hệ thống tim mạch:

Vận động rất tốt để ngừa và chữa bệnh cao áp huyết. 13 khảo cứu được làm, cho thấy vận động đúng mức và thường xuyên 5 đến 7 ngày mỗi tuần, có thể giúp áp suất tâm thu (systolic blood pressure, nôm na là “số trên”) giảm trung bình 11.3 mm Hg, và áp suất tâm trương (diastolic blood pressure, nôm na “số dưới”) giảm trung bình 7.5 mm Hg.

Con tim người quen vận động sẽ bơm máu tới nuôi các cơ quan hữu hiệu hơn và với một sức ít hơn. Con tim bình thường, vào mỗi nhịp co bóp, đẩy ra chỉ được 70 cc (phân khối) máu, song một con tim quen vận động, to hơn, khỏe hơn, vào mỗi nhịp co bóp, đẩy ra được đến 130 cc máu, tức hơn 60 cc máu. Đã vậy, máu cũng đến các bắp thịt nhiều hơn, khiến các bắp thịt lâu mỏi. Nhờ thế, tập luyện đều đặn, sức vận động của ta ngày lại càng tăng lên, dẻo dai, lâu mệt.

2. Bệnh tiểu đường:

Tiểu đường có hai loại, 1 và 2. Loại 2 thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, cơ chế chính gây bệnh là sự kháng insulin (insulin resistance), khiến chất insulin không thể đưa đường từ ngoài máu vào trong các tế bào, và vì vậy, đường tăng cao trong máu. (Insulin là chất tiết bởi tuyến tụy tạng, có nhiệm vụ giúp đưa chất đường từ máu vào trong các tế bào, và điều hòa lượng đường trong máu để đường máu không bao giờ lên quá cao). Sự kháng insulin này ở người tiểu đường chịu khó vận động đều, có thể giảm đến 40%, căn bệnh dễ kiểm soát hơn. Các thuốc chữa tiểu đường loại 2 như metformin và glitazones cũng chỉ làm giảm sự kháng insulin này được có 20-25%, như vậy, vận động so ra, còn tốt hơn thuốc.

Các vị có tiểu đường loại 2, và con cái (tiểu đường loại 2 có tính di truyền rất mạnh, bố mẹ mang bệnh, con cái sau dễ bị), - cả bác sĩ điều trị nữa - cần hiểu rõ vai trò của vận động trong việc chữa và ngừa tiểu đường.

3. Bệnh khớp thoái biến:

Điều đáng buồn, các khớp của cơ thể ta, như bánh xe, sẽ mòn dần theo năm tháng. Theo thời gian, chúng ta khó tránh bệnh khớp thoái biến (degenerative joint disease, còn gọi osteoarthritis). Tuy là bệnh khớp, song căn bệnh cũng làm giảm sức mạnh, sự dẻo dai, tầm hoạt động (range of motion), cũng như khả năng thích ứng (fitness) của các bắp thịt. Sự tập luyện có thể giúp chúng ta đi đứng vững vàng hơn, đồng thời tăng cường khả năng thích ứng của ta với các công việc hàng ngày.

Khi vận động, người có bệnh khớp thoái biến ở gối hoặc ở các khớp khác giữ nhiệm vụ nâng đỡ sức nặng cơ thể, không nên chạy (running), nhưng có thể đi bộ, đạp xe đạp, hoặc bơi lội.

4. Bệnh cao mỡ trong máu:

Vận động có tác dụng làm giảm chất mỡ cholesterol xấu (hay được gọi tắt LDL), và mỡ triglycerides trong máu, đồng thời làm tăng mỡ cholesterol tốt (gọi tắt HDL), như vậy giúp triển vọng bị bệnh tim mạch của ta nhẹ bớt.

5. Bắp thịt:

Ta sung sức, bắp thịt ta mạnh mẽ nhất trong khoảng tuổi trên dưới 30 trở xuống, rồi bắt đầu yếu dần sau tuổi 40. Khối lượng các bắp thịt giảm đi 20% vào tuổi 65. Cách luyện tập với một sức cản (resistance training, như tập tạ) làm chậm lại tiến trình thoái hóa bắp thịt, tăng sự mềm dẻo, giúp thăng bằng khi đi đứng, đồng thời duy trì sự toàn vẹn của các khớp. Như vậy, luyện tập thường xuyên là yếu tố rất quan trọng để ngừa và chữa bệnh khớp thoái biến.

Sự bất động (immobilization) và không hoạt động (inactivity) sẽ khiến các bắp thịt ngắn lại, không dãn dài được tối đa và mất đi khả năng hấp thu các chấn động (shock-absorbing capacity) đỡ cho các khớp. Nằm mãi trên giường, hoặc bất cứ hình thức bất động nào khác rất tai hại cho bắp thịt và khớp. Thêm vào đó, sự bất động dễ đưa đến tình trạng máu đọng trong các tĩnh mạch ở chân, rồi có thể bắn lên phổi gây chết người. (Hiểu như vậy, bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy mới mổ hay sanh có một ngày, các bác sĩ đã vội dục bạn ngồi dậy trên giường, sau đó cố bước xuống giường, lò dò đi quanh).

6. Xương:

Xương cũng sẽ tiêu mất dần theo thời gian, nhất là ở phụ nữ đã mãn kinh, trở thành xốp mềm, dễ gãy. Vận động giúp xương cứng chắc, chậm mất. Thêm vào đó, người quen vận động lại ít khi té ngã, vì phản ứng lẹ làng với các biến chuyển chung quanh, nhờ các phản xạ thần kinh bắp thịt sẵn tốt, nên xương ít bị tổn thương. Rõ ràng, vận động đóng góp một phần rất lớn vào việc chống bệnh xốp xương (osteoporosis) và ngăn ngừa xương khỏi gãy.

7. Tiến trình lão hóa:

Năm mới, rồi những năm mới nữa, mọi người chúng ta sẽ già dần, do tiến trình lão hóa (aging process). Nhiều vị trông lỏng lẻo hơn, bệ xệ hơn, chậm chạp hơn rất nhanh. Nhưng có những người trông vẫn trẻ lâu, nhanh nhẹn, việc gì thoắt cái cũng xong, như thời gian không mấy gì ảnh hưởng đến họ.

Nhiều bằng chứng cho thấy sự vận động thay đổi hoặc làm chậm đi tiến trình lão hóa, giúp bắp thịt gân cốt cứng chắc, dẻo dai, nhanh nhẹn dài lâu, mỡ ít đọng vào những nơi nó hay đọng khi ta có tuổi.

8. Tinh thần:

Vận động cũng giúp giảm căng thẳng, khó chịu, nóng nảy. Người quen vận động tinh thần sảng khoái, tự tin, khả năng tri thức tinh tiến. Vận động cũng là phương thuốc rất tốt, không gây phản ứng phụ, để ngừa và chữa những trường hợp buồn sầu nhẹ (mild depression).

 

Vận động bao nhiêu cho đủ?

 

Vận động quá tốt như vậy, nhưng vận động thế nào mới là đủ, để đạt những kết quả kể trên? Đời người ngắn ngủi, công việc bề bộn, chạy theo cuộc sống hàng ngày đủ bở hơi tai, bạn nghĩ, làm sao còn thì giờ vận động. Năm trước nữa, cũng vào dịp cuối năm, bạn đã làm một quyết định quan trọng, tự hứa năm mới sẽ để thì giờ vận động mỗi ngày một tiếng đồng hồ, cụ thể bằng cái vé đi tập trong “health club”, mua mất mấy trăm. Song mộng ước vẫn hoàn mộng ước, đến “health club” vài lần rồi thôi, cái vé bạn quăng đâu mất.

Vận động không khó khăn và mất nhiều thì giờ như bạn tưởng. Nhiều lúc, bạn ngồi trước truyền hình, loáng cái đã mất cả tiếng, phim hay thì mê man hai ba tiếng. Đốt điếu thuốc lá, ngồi ngẫm nghĩ việc đời, vèo cái hết nửa tiếng (trong lúc bà xã lắc đầu ngán ngẩm, nhìn bạn đốt tiền và sức khỏe theo khói thuốc lá). Vận động cho đủ, thực ra, không mất nhiều thì giờ. Căn bản, chỉ cần 30 phút mỗi ngày, và không nhất thiết phải vào “health club” hay mua máy móc gì đặc biệt để tập. (Biết đâu chờ mua máy có khi mất hết mấy năm, mua xong về lại cất xó.)

Những vận động khiến cơ thể ta mang sức nặng (weight-bearing exercise) như đi bộ tốt nhất, song nếu vì lý do nào đó khiến bạn không đi bộ được, thì đạp xe tại chỗ (stationary cycling) hay bơi lội cũng rất tốt. Mỗi ngày bạn bỏ ra nửa tiếng đi bộ nhanh, với bà xã hay ông xã cho vui, rảo bước để nhịp tim lên đến 117-135 nhịp mỗi phút nếu bạn mới trên dưới 40, 104-120 nhịp mỗi phút nếu bạn 60 tuổi trở lên (bắt mạch ở cổ tay hoặc bên cổ trong 15 giây, rồi nhân lên cho 4). Cố làm vậy 6-7 ngày mỗi tuần bạn nhé, không ít ra cũng 4-5 ngày mỗi tuần. Còn đạp xe đạp, cứ để trước truyền hình, vừa đạp vừa xem, nửa tiếng đồng hồ cũng qua rất nhanh, vèo cái là xong. Không đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội liền một lúc được nửa tiếng, bạn có thể thu xếp tập làm 3-4 lần trong ngày, mỗi lần 10 phút. “Eo ôi, thử rồi, mỗi lần tập thấy mệt ghê, tập tiếp không nổi!”. Mới bắt đầu vận động, bạn chưa quen, mau mệt, đừng tập cho cố rồi nản và bỏ, song tập vừa sức, chỉ một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy sức lực tăng tiến, dẻo dai, bạn tập tăng dần, cho đến lúc nhịp tim lên tới mức mong muốn nêu trên. (Đang có vấn đề sức khỏe quan trọng nào, cẩn thận, bạn hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước.) Tập riết, trong người  khỏe khoắn, đâm ghiền, hôm nào bận không tập được tiếc lắm.

Ngoài những khi vận động chính thức như vậy, những lúc khác bạn vẫn có thể tìm được cơ hội vận động thêm, chẳng hạn trong sở, thay vì đi thang máy, bạn leo thang thường, đi làm, đi chợ, thay vì đậu gần, bạn đậu xe xa xa, rồi rảo bước vào chợ, nhường chỗ đậu gần cho những vị già lão.

Về cách tập cho bắp thịt, gân xương thêm dẻo dai vững chắc, cũng dễ thôi. Ngồi đâu, bạn vẫn có thể vươn vai, duỗi dài tay chân, chú trọng đến những bắp thịt ở vai, đùi và nếu ở nhà, xem phim trước máy truyền hình, bạn có thể cầm mấy tạ nhỏ độ 5-10 cân (pound) dơ lên hạ xuống. Không có, bỏ tạm mấy cục gạch vào trong một sắc tay cũ giả làm tạ cũng được. Hứng thú, bạn muốn tìm hiểu những cách tập chi tiết hơn, các sách, băng dạy tập thể dục rất nhiều, bạn có thể vào hiệu sách tha hồ chọn mua. Xin nhớ, sức mạnh và sự mềm dẻo của bắp thịt, gân xương là hai yếu tố quan trọng giúp ta đỡ té ngã, gãy xương và có lẽ sẽ giúp ta ngừa được cả bệnh khớp thoái biến.

Xin chúc tất cả mọi người chúng ta một Năm Mới 2008 hạnh phúc với những ước vọng thành đạt, giữ được lời hứa với riêng mình, thường xuyên vận động để tinh thần sáng suốt, thể chất mạnh mẽ, gân cốt dắn chắc, đồng thời mãi giữ được nét thanh xuân. Cuộc đời là một giấc mộng, nhưng, một giấc mộng rất đẹp.