Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

SỰ HÌNH THÀNH

CỦA BĂNG ĐẢNG

 

Bác sĩ THÁI MINH TRUNG

 

Kỳ này, mời quí độc giả đọc một bài viết hay khác của Bác sĩ Thái Minh Trung, chuyên khoa Tâm Thần, Associate Clinical Professor tại UCI Medical Center.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Hiện tượng gia nhập băng đảng thường thấy ở lứa tuổi thiếu niên.

Tuổi dậy thì là một giai đoạn rất khó đối với đứa trẻ. Đó là tuổi với nhiều biến đổi về thân thể, nhục dục cũng như tánh tình. Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa thế giới ngây thơ của trẻ em và thế giới tranh đấu của người lớn. Giai đoạn này dễ đưa ra những mâu thuẫn về tâm lý. Đây là giai đoạn mà cá tính bắt đầu rõ nét hơn. Đứa trẻ thích mộng mơ và có những ý tưởng mạo hiểm chống đối lại lề lối của gia đình và xã hội. Nhưng đây cũng là giai đoạn mà đứa trẻ cần những hướng dẫn của người lớn nhứt mặc dù bề ngoài nó tỏ ra chống đối. Chính cái mâu thuẫn này làm đứa trẻ cảm thấy bối rối vì nó không hiểu được chính nó.

Ở những xã hội đơn sơ có những tục lệ gọi là “rite of passage” (nghi lễ chuyển tiếp). Những nghi lễ này thường là những công việc khó khăn mà đứa trẻ phải làm và khi thành công thì nó được tuyên xưng là người lớn và từ đó được đối xử như người lớn. Các nhà xã hội học nghĩ rằng băng đảng một phần có nguồn gốc nơi đây khi nghiên cứu những phong tục gia nhập băng đảng. Thành viên muốn được chấp nhận vào băng đảng phải thực hiện được những chỉ thị của người lãnh đạo đảng (gang leader) thí dụ như phải ăn cắp vặt hay làm những việc nguy hiểm như vẽ những dấu hiệu ngoằn ngoèo (graffity) lên bảng chỉ đường. Sau đó thành viên mới được thừa nhận (initiate) vào đảng và học những dấu hiệu bí mật của đảng.

Tại sao những đứa trẻ gia nhập vào băng đảng? Có rất nhiều yếu tố phức tạp về gia đình, xã hội và tâm lý đưa đến việc nhập đảng. Cái động cơ cơ bản là sự bất mãn với xã hội hay gia đình. Sự bất mãn của tuổi trẻ là một hiện tượng tự nhiên vì đây là lứa tuổi của sự phát triển nên tuổi trẻ thích tự do không gò bó. Gia đình và xã hội thường đưa ra vô số luật lệ gò bó về cư xử, ăn mặc, đi về đúng giờ, phải làm bài tập, ... Nếu sự bất mãn đó không được lèo lái thì đứa trẻ sẽ dễ sa ngã vào băng đảng. Đứa trẻ không thích hợp ở trường học vì lý do màu da, vóc dáng, khả năng học kém, bị bạn bè chọc ghẹo sẽ dễ bị đưa đẩy vào băng đảng. Phụ huynh quá khe khắt làm đứa trẻ cảm thấy ngột ngạt ở nhà, rồi không được đối thoại, thông cảm, cha mẹ lại hay la mắng, nhục mạ khi nó học điểm thấp là một trong những lý do đưa trẻ tìm đến băng đảng. Nhưng ngược lại nếu phụ huynh quá dễ dãi, không theo dõi kỹ cuộc sống của trẻ, cung cấp tiền bạc mà không kiểm tra, thường vắng mặt ở nhà vì công ăn việc làm cũng vô tình tạo điều kiện cho đứa trẻ nhập băng đảng.

Nhu cầu tâm lý của đảng viên được đáp ứng khi nhập cuộc với những người cùng tâm lý và sở thích với mình. Những đứa trẻ đó thường thiếu lòng tự trọng và thiếu tình thương. Chúng có thể là con nhà giàu và học giỏi nhưng đa số thiếu sự chăm sóc của gia đình hoặc bị cha mẹ thường la mắng. Đảng là cái chỗ đứng của những đứa trẻ bất mãn có được tiếng nói và có một tổ chức chấp nhận chúng để chúng dễ dàng chống đối lại quy luật xã hội. Sự đồng hóa (identification) với đảng còn tạo cho đảng viên cảm giác thế lực. Nếu đảng viên bị đảng khác ăn hiếp thì nguyên đảng sẽ tới gây áp lực và chiến đấu với đảng đối lập. Bạo động và thanh toán lẫn nhau thường xảy ra khi các đảng tranh chấp về quyền lợi và địa bàn hoạt động như mua bán xì ke ma túy hay bảo vệ gái mãi dâm. Những thành viên băng đảng chiếm địa bàn hoạt động bằng cách vẽ những dấu hiệu graffiti lên tường hay có những dấu hiệu khác như máng chiếc giày lơ lửng trên dây điện, dán những dấu hiệu bằng giấy lên cây, ... Những dấu hiệu này và những dấu hiệu làm bằng tay hay cách nheo mắt khi các đảng viên cùng đảng gặp nhau nơi công cộng làm cho đảng viên cảm thấy mình là người đặc biệt. Ngoài ra đảng viên xâm trên người những dấu hiệu đặc trưng của đảng mình. Họ cũng có cách ăn mặc riêng biệt.

Những băng đảng tồn tại được là nhờ nguồn lợi bất chánh như mua bán xì ke ma túy, móc nối trộm cắp các tiệm bán hàng (nhứt là hàng điện tử), trộm cướp bằng khí giới, hay hợp tác bảo vệ gái làng chơi. Hầu hết đảng viên bị nghiện xì ke ma túy. Có thể đó cũng là một cách đảng giữ lại các đảng viên. Một khi bị nghiện rồi thì đảng viên bị trói buộc vào hoạt động của đảng và càng ngày càng khó thoát ra khỏi nanh vuốt của đảng. Họ buộc phải đi sâu vào con đường tội lỗi để tìm cách làm tiền dễ dàng hầu cung ứng cho việc hút xách và phục vụ đảng. Mặt khác khi cá nhân núp bóng dưới một tổ chức nào đó thì trách nhiệm cá nhân dễ bị suy nhược và dễ bị áp lực của đám đông. Những nghiên cứu tâm lý cho thấy nếu một mình thì cá nhân ít có hành động bạo động nhưng khi bị áp lực của đám đông thì cá nhân đó rất dễ dàng mất tự chủ và từ một người hiền trong nháy mắt có thể biến thành người ác. 

Riêng đối với người tị nạn Á đông gia nhập vào cuộc sống mới, có rất nhiều vấn đề xảy ra để đưa đẩy đứa trẻ vào con đường băng đảng. Ở xã hội Á châu, giáo dục nghiêm khắc của cha mẹ được xã hội chấp nhận và cổ động. Ở xã hội Mỹ, sự phát triển cá nhân được nêu cao và đôi khi những gì đứa trẻ học ở trường lại đối nghịch với giáo dục gia đình. Nếu không có sự trao đổi giữa phụ huynh và trẻ em mà chỉ bắt chúng phải theo lề lối gia đình Á đông thì có nhiều đứa trẻ cho đó là việc độc tài và mãnh liệt chống đối lại. Đối với chúng, gia đình là thiểu số mà xã hội và học đường là đa số nên chúng nghiêng về đa số. Có nhiều trường họp trẻ em chê tiếng mẹ đẻ mà chỉ chọn ngôn ngữ của xã hội mà chúng đang sống. Mặt khác là phụ huynh phải làm việc vất vả nên không có thời giờ hỏi thăm trao đổi với con cái. Khi ít gặp cha mẹ thì khả năng dùng ngôn ngữ mẹ đẻ mất dần. Từ đó cái khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng lớn dần. Tóm lại, văn hóa, ngôn ngữ và thời gian là ba yếu tố chính làm cái hố cách biệt ngày càng sâu. Những lý do này có thể đưa đẩy đứa trẻ vào băng đảng.

Áp lực gia đình để con cái học giỏi là con dao hai lưỡi. Như ta biết, thế hệ 1.5 (sanh tại Việt Nam và lớn lên tại Mỹ) và thế hệ 2 (sanh tại Mỹ) nói chung rất thành công trên con đường học vấn. Sự thành công đó phần lớn là nhờ vào gương cha mẹ làm việc cần cù và áp lực phụ huynh muốn cho con em học giỏi để vào những ngành khoa học và y tế. Tuy nhiên áp lực này cũng có bề trái của nó là tạo nhiều sự căng thẳng tinh thần cho đứa trẻ nếu nó không có khiếu học ngành nghề cha mẹ thích. Có nhiều trường hợp đứa trẻ bị la mắng khi nó mang về điểm B (khá) mà không được điểm A (giỏi). Sự kiện này làm đứa trẻ mất tự tin. Lý do này đưa đẩy một số trẻ em đi đến tuyệt vọng, tự tử vì thi rớt hay vì điểm thấp không vào được đại học chuyên ngành mình muốn. Chúng mang mặc cảm thấp hèn và không muốn sống. Một số khác bất mãn cha mẹ gia nhập vào băng đảng và tách ly gia đình. Chúng trốn tránh tình cảm tuyệt vọng trong cái lâng lâng của xì ke ma túy, trong khung cảnh mờ ảo của quán cà phê. Nếu gia đình không gần gũi với chúng thì giờ đây chúng có cái gia đình thứ hai chấp nhận chúng: băng đảng. 

Những sản phẩm của khoa học như truyền hình, internet, video game, và điện thoại di động là cái hố ngăn cách đối thoại giữa phụ huynh và trẻ con. Đôi khi cha mẹ đi làm về mệt muốn được yên ổn nên mua cho con em video game và tụi nó cứ chui vào phòng chơi, làm cho thời giờ gặp gỡ giữa cha mẹ và con cái càng ngắn hơn. Có nhiều gia đình lúc tối cha tay cầm ly bia coi truyền hình thể thao, mẹ nói phone với bạn bè, đứa anh thì dùng internet nói chuyện (chat) với bạn nó, đứa em thì tay bấm lia lịa video game bắn súng. Đó được cho là giây phút thảnh thơi của gia đình. Nhưng đây cũng có thể là sự yên lặng trước cơn bão táp. 

Người Á đông chúng ta phải đương đầu với cuộc sống rất phức tạp khi tị nạn ở nước ngoài. Bài toán đầu tiên phải giải quyết là tài chánh. Thế hệ thứ nhứt phải trải qua bao nhiêu khổ nhọc để có chỗ đứng trong xã hội mới, để tạo cơ sở cho thế hệ sau có cuộc sống sung túc hơn. Thời gian đã qua nhanh và người Việt tị nạn ta đã thành công ở nước Mỹ. Có lẽ bây giờ là lúc chúng ta nên dừng nghỉ một chút và xác định lại hướng đi cho tương lai. Có thể ta phải thay đổi hướng đi lại một chút và xây dựng cuộc sống tinh thần cho thế hệ sau. Chúng ta cần xác định lại vị trí của mình và tạo nền móng đối thoại với thế hệ sau giúp giới trẻ hiểu nguồn gốc của mình từ đâu đến. Sự đối thoại này giúp giới trẻ tự hào về dân tộc mình và có một hình ảnh (identity) rõ ràng trong xã hội Mỹ. Xác nhận nguồn gốc và tiếp nối phụ huynh sẽ tạo một hướng đi tinh thần rõ rệt cho tuổi trẻ hải ngoại. 

Viên đá đầu tiên cho công trình này phải đặt tại gia đình. Phụ huynh nên tạo một không khí thân mật trong nhà để có sự đối thoại với trẻ con. Ngay từ đầu phải giới hạn giờ trẻ con dùng phone, internet, coi truyền hình và chơi video game. Nên tạo cơ hội hỏi thăm cuộc sống của chúng và những ước muốn của chúng. Thái độ mà tâm lý học hiện đại khuyên phụ huynh phải có là phải tôn trọng trẻ vị thành niên. Cha mẹ không nên chửi mắng mạt sát chúng khi chúng phạm lỗi lầm mà nên giải thích cho chúng thấy rõ cái nguyên nhân và hậu quả của suy nghĩ, hành động và để chúng chọn lựa. Đây là cái tuổi hay thích nói nghịch và đối lập. Nó không phải là sự vô lễ hay bất hiếu như ta thường nghĩ. Đôi khi ta cần dùng tâm lý nghịch (reverse psychology), cho chúng làm những điều ta không thích và để tự chúng quyết định không làm việc đó. Có lúc ta phải dùng sự trung dung (compromise) để giải quyết vấn đề. Phụ huynh cũng cần học hỏi về triệu chứng của sự nghiện ngập và giáo dục trẻ em về việc nghiện xì ke ma túy. Methamphetamine, Marijuana và Ectasy là những hóa chất thường gặp nhứt ở các hộp đêm. Ngoài ra, những vấn đề tế nhị như các bịnh gây do tình dục và ngừa thai cũng cần phải đề cập tới. Nếu phụ huynh gặp nhiều trở ngại trong vấn đề giáo dục con cái thì nên cần sự giúp đỡ của chuyên viên tâm lý. 

Về xã hội, ta nên cho con em gia nhập những hội thể thao, tập võ, hướng đạo, hay những đoàn thể tôn giáo. Âm nhạc, xướng ca cũng có thể giúp đứa trẻ phát triển tình cảm một cách tốt đẹp. Thể thao tạo một thử thách để đứa trẻ vượt qua. Đó là cơ hội để đứa trẻ phát triển lòng tự tin trong sự tranh đua lành mạnh. Cái ăn thua của thể thao lành mạnh hơn sự cạnh tranh của băng đảng. Ở thể thao, kẻ thua vẫn được tôn trọng và kẻ thua lần này vẫn có cơ hội thắng lần sau. Như thế, thể thao tạo sự hy vọng và tự tin. Lòng hận thù không thể xảy ra trong thể thao. Những đoàn thể trên tạo một môi trường sinh hoạt lành mạnh sau giờ học. 

Các vị lãnh đạo cộng đồng nên tạo ra những lớp học Việt ngữ trong hệ thống đại học và khuyên tuổi trẻ dùng song ngữ trong lãnh vực nghề nghiệp khi tiếp xúc với đồng hương. Ta nên tiếp tục những chương trình văn nghệ Việt Nam để lồng tiếng Việt trong tiếng hát gợi lên tình cảm dân tộc. Các kỹ sư có thể chế ra video game nhưng với nội dung lành mạnh, chứa tinh thần dân tộc thế cho các video game có nội dung hung dữ. Về tôn giáo, chúng ta cần nghiên cứu thêm và phát triển tôn giáo theo nhu cầu của tuổi trẻ. Những vị lãnh đạo tôn giáo cần tiếp xúc, trao đổi với tuổi trẻ và tìm hiểu những khao khát hay những vấn đề tuổi trẻ thường gặp để có những bài nói chuyện đáp ứng được nhu cầu của tuổi trẻ. Nếu không làm vậy được thì khi lớp người lớn tuổi qua đời, tôn giáo sẽ chết theo. 

Nghiên cứu cho thấy ở tất cả mọi lãnh vực, thương mại, y khoa, xã hội và gia đình, động lực làm người ta thay đổi quyết định là sự quan tâm. Ta không bán được hàng nếu ta không quan tâm khéo miệng chào hàng làm khách vui lòng. Bịnh nhân sẽ không theo chỉ dẫn và uống thuốc nếu họ cảm nhận bác sĩ không quan tâm hay không hiểu bịnh trạng của họ. Đứa con sẽ không nghe lời cha mẹ nếu nó cảm nhận cha mẹ không bỏ thời giờ để tìm hiểu cuộc sống của nó. Vì thế, đối thoại trao đổi cảm giác và quan điểm rất quan trọng trong mọi lãnh vực. Muốn có đối thoại thì ta phải có thời gian dành cho sự gặp mặt. Qua sự thông cảm lẫn nhau, quan hệ gia đình sẽ bền vững hơn và đó chính là bức tường ngăn đứa trẻ gia nhập băng đảng. Nói một cách khác, nó không cần băng đảng vì cảm thấy được chấp nhận trong gia đình.