Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NĂM MỚI HẠNH PHÚC

                             

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd., Ste H

Rosemead, CA 91770

Tel: (626) 288-3306

 

Bước sang năm mới, chúng ta chúc nhau: “Happy New Year” (Năm Mới Hạnh Phúc). Năm mới sẽ hạnh phúc nếu mỗi ngày chúng ta không quá căng thẳng.

Bài hai kỳ trước, chúng ta đã tập nhận diện những tác nhân có thể gây căng thẳng (stressors), các cách để chống căng thẳng và thư dãn. Bài cuối này, chúng ta bàn đến những sửa soạn giúp chúng ta bớt căng thẳng, bước đi thoải mái hơn trên con đường đời.

Không có con đường đời nào hoàn toàn bằng phẳng, êm ái cả. Ta chỉ mong con đường ta đi đừng quá căng thẳng. Điều này có thể thực hiện được với 3 sửa soạn:

1. Sửa soạn tâm thân:

- Tâm: luôn lạc quan.

Luôn tự nhủ: “Ta không sợ thử thách này”, hoặc “Ta đã sẵn sàng”. Gặp một thất bại, ta lại đứng lên, nói to với chính ta: “Một bài học hay. Xem nào, làm sao để khá hơn đây, làm sao hầu tránh lỗi lầm này, đừng để nó xảy ra lần nữa”.

Ngược lại, tránh những tư tưởng bi quan: “Trời ơi, khó quá, tôi không làm nổi”, hoặc “Mọi sự thế là hỏng cả”. Làm một lầm lỗi nhỏ, người bi quan dễ nói: “Chịu, không làm được. Đời ta toàn những thất bại”, rồi đâm buồn rầu, mất tự tín.

Nên nhớ, những gì ta tự nhủ, nói với riêng ta quan trọng lắm: ta bảo ta tiến lên, đi đến thành công, với rất ít căng thẳng, hoặc ta bảo ta lùi lại, chịu thất bại, dày vò bởi những căng thẳng.

Đồng thời, hãy sửa soạn tinh thần cho những tình thế căng thẳng sắp xảy ra: thực tập trong đầu như khi ta đang ở trong tình thế căng thẳng ấy, thu thập sẵn những điều cần thu thập, sửa soạn sẵn những phương cách đối xử sao cho hợp lý. 

- Thân: luôn dai dẻo.

Vận động giúp thân ta dẻo dai, sẵn sàng đương đầu với những nghịch cảnh. Ngay trong lúc vận động, ta cũng đã cảm thấy căng thẳng giảm bớt nhiều.

Bạn chọn một thể dục năng động nào bạn thích (aerobic exercises): đi bộ, chạy, đạp xe đạp, bơi, chèo thuyền, ..., rồi thực hành 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần 30-45 phút. Đi bộ dễ làm nhất, lại ít tốn kém.

2. Hợp lý trong công việc:

Trong cuộc sống, ai cũng như chạy theo chiếc đồng hồ, than thì giờ ít ỏi. Trăm công ngàn việc. Việc nhà, việc sở, việc... vác ngà voi.

Vậy thì, hoạch định và tổ chức (plan and organize): lập thời dụng biểu hàng ngày, hàng tuần, ... cho mọi công việc cần thực hiện, theo thứ tự ưu tiên việc nào cần làm trước, việc nào có thể để sau.

Thì giờ, và cả sức người đều có hạn. Bản liệt kê những công việc ta cần thực hiện mỗi ngày nên thực tế, trong tinh thần: ồ, không phải ngày nào cũng phải làm được bằng hết những công việc muốn làm, vả, ta vẫn còn một ngày mai nữa để thực hiện chúng.

Với những kế hoạch lớn, ta chia chúng thành từng giai đoạn con để thực hiện. Nên tính toán để thực hiện một công, hai, ba, bốn việc (đưa con đi học, tiện đi chợ gần đấy, đồng thời ghé mua tem ở bưu điện kế bên, ... Mọi việc đều ghi trong thời dụng biểu đàng hoàng). Chớ nên ôm đồm, việc nào chỉ tay được cứ chỉ tay: “Anh ơi, anh nói anh yêu em. Vậy anh có thể thể hiện tình yêu của anh bằng cách hút bụi giúp em mỗi Chủ Nhật không. Mai, đi học về con nhớ nấu cơm phụ mẹ. Còn thằng Hưng, bổn phận của con là dọn bàn ăn và rửa bát mỗi ngày, đừng quên”. Giấy tờ cố giải quyết một lần cho xong, đừng để lằng nhằng. Còn chuyện họp hành khi đi vác ngà voi, phải có chương trình họp, từng mục đàng hoàng, rồi điều khiển, hướng dẫn mọi người thảo luận cho đúng hướng. Chuyện họp hành vác ngà voi, mọi người hay cao hứng bàn lung tung lắm đấy, ôi, lê thê, giờ này sang giờ khác.

Công việc nhà, bạn cân bằng với việc sở. Khi bạn cảm thấy mình bị tràn ngập, sắp chết đuối trong công việc, bạn thử bám lấy những cái phao rất tốt sau:

- Biết thẳng thắn nói “Không”, để từ chối những yêu cầu của người khác, khi biết rõ mình không thể thực hiện những yêu cầu này. Từ chối khéo léo nhưng vắn tắt, vì nếu dài dòng, bạn rất dễ yếu lòng và cuối cùng nhận lời: “Ừ, để mình cố giúp”, thì hỏng.

- Biết thu xếp các công việc bề bộn ở nhà:

Bạn nấu nhiều thức ăn, để ăn dần trong ngày, thay vì bữa nào cũng nấu. Giữa các công việc khác nhau, bạn dành ra chút thì giờ... để kịp thở. Bận rộn quá, việc nọ cứ nối tiếp việc kia... thì có mà chết, sẽ làm bạn điên đầu, hay quên. Có dịp ngồi trên xe đi đây đó, bạn sửa soạn ngay trong đầu những công việc kế tiếp phải làm trong ngày.

Bạn biến một số công việc cần làm thành những thói quen trong ngày hay trong tuần. Cứ đến giờ ấy, ngày ấy, thói quen là một người bạn dễ thương, nhắc nhở bạn thực hiện công việc, mà không gây căng thẳng. Vận dụng nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm: người nào việc và trách nhiệm nấy.

Bạn để ra mỗi ngày một ít thì giờ với gia đình. Đây là những phút để bạn hưởng hạnh phúc cùng gia đình, với người thân thuộc (bạn nhớ đừng đem những công chuyện căng thẳng, vô duyên ra bàn đúng vào những lúc này).

Sau nữa, bạn để ra một ít thì giờ mỗi ngày cho những việc bất ngờ, và tiên liệu trước những trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn, đã nhiều lần cả nhà ta cuống cuồng đi tìm... chìa khóa xe, người nọ đổ lỗi người kia. Hay ta để riêng một bộ chìa khóa xe, cất vào một chỗ, phòng những khi... như vậy, lúc ta lơ đãng để quên chìa khóa xe dùng mỗi ngày ở chỗ nào đó, rồi trong lúc có việc gấp, chưa kịp tìm ra.

3. Khéo liên kết với người:

Biển đời thì mênh mông, nhưng may mắn, không ai là một ốc đảo cô đơn cả (trừ khi bạn cứ mãi nghĩ như vậy). Ai cũng có người thân thuộc, bạn bè, hàng xóm, láng giềng.

Hãy tạo những liên kết chặt chẽ với các bạn đồng nghiệp ở sở, người thân ở nhà, và láng giềng chòm xóm, trong tình bạn và trong niềm tin cậy lẫn nhau. Để những lúc ta căng thẳng, bực bội, muốn xả hơi, sẽ có người lắng nghe, an ủi. Để những khi ta cần sự giúp đỡ, còn có kẻ sẵn lòng đưa tay.

Duy trì tình thân đã tạo được với người chung quanh, tránh hiểu lầm làm buồn lòng nhau (như vậy, lại tạo thêm những căng thẳng), ta tập những kỹ thuật giao tế  “gửi đi” (sending the message) và “nhận lại” (receiving the message), sao cho nhuần nhuyễn.

Các cụ bảo: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói như mũi tên phóng ra, khó mà thu lại. Nên trước khi gửi lời nói đến người nghe, ta nên sửa soạn trước trong óc sao cho ý gãy gọn, lời mạch lạc. Không nên phán đoán hoặc nêu tên riêng ai. Và sẵn sàng nhận lại những ý kiến.

Khi nhận lại, nghe ý kiến của người đối diện, nên nhìn vào mặt và mắt của người nói (eye contact), lắng nghe bằng cả tai lẫn mắt. (Điểm này hơi khác với quan niệm của người Việt ta, cho rằng nhìn thẳng mặt người nói là sỗ sàng, thiếu lễ độ. Người Mỹ lại thích vậy, nhìn thẳng mặt nhau là thái độ thẳng thắn, thành thực.) Lắng nghe đầy đủ cả ý (meaning), tứ (content), lẫn tình cảm (feelings) đặt trong lời nói của người đối diện, hầu hiểu rõ thông điệp của câu nói. Cẩn thận, để biết chắc không hiểu sai ý người nói, thỉnh thoảng ta nên nhắc lại, hoặc tóm tắt ý người nói.

Bước sang Năm Mới 2013, xin thân chúc tất cả mọi người chúng ta: “Mỗi ngày tâm thân an lạc, để năm mới tràn đầy hạnh phúc”. Cuộc đời đầy thử thách, song trong năm mới, chúng ta sẽ vượt qua những thử thách với tinh thần lạc quan, nụ cười trên môi, thay vì bi quan gục ngã vì chúng.