Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA  

 

Tự Tử

Bác sĩ Thái Minh Trung
Kỳ này, mời quí độc giả đọc một bài viết rất hay của Bác sĩ Thái Minh Trung, chuyên khoa Tâm Thần.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Ai là những người muốn tự tử?
Đa số mọi người chúng ta có bản năng bảo tồn sự sống. Nói chung những sinh hoạt giúp bảo tồn sự sống được người ta chọn nhiều hơn, như ăn uống hay sinh hoạt sinh lý. Sở dĩ như thế vì trong não bộ chúng ta có trung khu thần kinh tạo sự khoái lạc khi chúng ta có những sinh hoạt kể trên.
Một số người bị bịnh tâm thần do sự xáo trộn của những hóa chất trong não bộ tạo sự mất cân bằng về tâm lý, làm họ lúc nào cũng sống trong đau khổ, không có được những giây phút thỏa mái. Đó là những người bị trầm cảm (major depression), lo âu kinh niên (generalized anxiety), bị chứng khủng hoảng tinh thần sau biến cố (post traumatic stress disorder) hay bị chứng tâm thần phân liệt (schizophrenia). Ở những người này, tuy thể chất khỏe mạnh nhưng tinh thần họ lúc nào cũng đau khổ và đôi lúc cảm thấy sự hiện diện trên cõi trần là một địa ngục. Họ thường có những ý nghĩ tự vận để mong thoát được sự đau khổ dằn vật họ.
Cũng có một số người bị bịnh kinh niên hành hạ cơ thể hoăc bị ung thư giai đoạn cuối. Cái thân thể bây giờ không mang niềm vui đến cho họ được và ngược lại tạo sự đau khổ cho họ. Những người này dễ tuyệt vọng và muốn tự tử như một lối thoát ra khỏi sự đau khổ. Một số người khác bị mất những sở hữu mình đang nương tựa tạo sự bình an trong tâm hồn, như người yêu đầu đời bỏ ra đi, thi rớt tú tài, ly dị, mất việc làm, chồng hay vợ vừa mới chết. Họ cảm thấy bơ vơ lạc lõng trong cõi đời, họ mất niềm tin, họ không thấy có tương lai nên muốn kết liễu cuộc đời.
Trong giới y khoa cũng có nhiều bác sĩ tự tử vì không chịu nổi những căng thẳng quá độ của nghề nghiệp. Những ngành có nhiều bác sĩ tự tử là ngành ung thư, cấp cứu (emergency) và tâm thần (psychiatry). Những vị bác sĩ này hết lòng trị bịnh nhân nhưng có những trường hợp bịnh nan y không cứu được bịnh nhân. Họ cảm thấy họ vô dụng và dễ dẫn đến tình trạng tuyệt vọng. Bác sĩ nữ, độc thân có nguy cơ tự tử cao hơn đồng nghiệp nam.
Thống kê cho thấy những lứa tuổi có nguy cơ tự tử cao là tuổi vị thành niên và tuổi cao niên. Có lẽ đây là những giai đoạn thay đổi của cuộc đời dễ gây ra căng thẳng. Tuổi vị thành niên ít kinh nghiệm, vừa rời khỏi mái ấm gia đình lăn lộn vào học đường và xã hội. Đây là thời điểm của những mối tình đầu bất thành, tập tành dùng rượu hay ma túy, thi không đậu, hay không vào được những trường như ý muốn. Đa số những bịnh tâm thần cũng xảy ra vào lứa tuổi 20 này. Có lẽ do căng thẳng tinh thần.
Những người trải qua được những khó khăn này thường có việc làm ổn định, có gia đình, và đảm nhận trách nhiệm gia đình nên xác suất tự tử thấp ở lứa tuổi 30-40. Rồi khi đến tuổi cao niên, sức khỏe kém, khả năng làm ra tiền ít hơn người trẻ, hưu trí, khả năng sinh lý kém ở người nam, nhan sắc tàn tạ ở người nữ, bạn bè dần dần ra đi. Những điều kiện này dễ tạo khủng hoảng tinh thần đưa đến ý định tự tử.
Nói về sự hoàn tất tự tử (suicide commitment) thì phụ nữ có ý định tự tử nhiều hơn nhưng hoàn tất tự tử ít hơn nam. Đa số phụ nữ uống thuốc quá liều và sau đó cho người nhà biết. Người nam cho biết ý định tự tử (suicide ideation) ít hơn nữ nhưng tỷ lệ hoàn tất tự tử cao hơn nữ. Những người này thường dùng những cách mạnh bạo để kết thúc cuộc đời như tự sát bằng súng, treo cổ hay tự gây ra tai nạn xe cộ. Những người thuộc giới y tế có tỷ lệ hoàn tất tự tử rất cao vì họ biết những cách kết thúc cuộc sống.
Những nghiên cứu cho thấy một khi người nào đó có ý định tự tử thật sự thì thực khó mà cứu được. Những người được cứu thường là những người dùng hành động tự tử như một lời cầu cứu tuyệt vọng để cho người thân biết được những khổ tâm của họ.
Đối phó với ý định tự tử
Chúng ta không nên coi thường những lời than van không muốn sống của thân nhân. Ta không nên la mắng họ là tại sao nói bậy bạ như vậy. Ta nên tìm hiểu tại sao họ có ý nghĩ như vậy. Tốt nhứt là đưa họ đến gặp chuyên viên tâm lý. Đây còn là một khó khăn trong cộng đồng Á châu vì thân nhân hay sợ bị mang tiếng là trong nhà có người điên khùng hoặc sợ xã hội chê cười rằng người trong gia đình đã đối xử không tốt với bịnh nhân. Thật ra chuyên viên tâm lý không phải là những người chữa bịnh khùng mà là chuyên viên chăm sóc sức khỏe nội tâm.
Đa số những bịnh tâm thần nếu chữa trị sớm và nếu bịnh nhân học hỏi được cách đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống thì sẽ có kết quả khả quan. Bịnh tâm thần khi để lâu hơn 6 tháng không trị sẽ trở thành kinh niên (chronic) dẫn đến việc trị liệu khó khăn hơn vì nó ảnh hưởng sâu đậm hơn trên não bộ và lan tràn đến nhiều mạch thần kinh (neural circuit) khác.
Điều lợi khi chữa trị sớm là bịnh tâm thần chưa ảnh hưởng đến tánh tình nhiều. Tánh tình hiểu theo khoa học là một lối đáp ứng với hoàn cảnh. Người bị lo âu kinh niên thường tránh xa những buổi tụ họp gia đình hay xã hội. Thời gian đầu thái độ trốn tránh đó không được coi là bình thường nhưng theo thời gian nó trở thành thói quen "bình thường". Bịnh nhân mất cơ hội học hỏi những cách giao tế xã hội. Khi thói quen trốn tránh trở thành tánh tình rồi thì ngay cả khi uống thuốc bớt lo âu, bịnh nhân khó tiến bộ vì tánh họ đã trở thành không thích giao thiệp. Vì thế mà họ khó có cuộc sống bình thường trở lại.
Khi chuyên viên tâm thần cảm thấy bịnh nhân không thể tự chủ và dằn được ý định tự tử thì họ có thể buộc bịnh nhân vào nhà thương tâm thần để quan sát trong vòng 3 ngày, danh từ chuyên môn gọi là "5150 hold". Thông thường những bịnh nhân trong thâm tâm không muốn tự tử, khai ý định tự tử với bác sĩ thì mới cứu được. Có một số bịnh nhân khi đã có ý định tự tử, họ rất bình tĩnh không cho ai biết hết, ngay cả khi bác sĩ hỏi họ cũng chối, mặc dù nghi ngờ nhưng bác sĩ không có bằng chứng cụ thể để giữ họ trong nhà thương được. Càng bình tĩnh thì họ càng có nguy cơ cao hoàn tất tự tử mà ngay cả người trong gia đình cũng không đoán trước được.
Khi người nhà tự tử
Tự tử thường dẫn đến nhiều tình cảm mâu thuẫn ở người ở lại. Tình cảm đầu tiên là bàng hoàng thương tiếc và buồn bã khi mất người thân một cách đột ngột. Thương tiếc thường hay đi đôi với tức giận tại sao người đó dại dột tự kết liễu cuộc đời bỏ lại người thân không một tiếng từ giã. Rồi những mặc cảm xấu hổ (shame), hối hận (guilt) trồi lên, họ tự dằn vật mình, ôn lại những lần bất đồng ý kiến với người đó, soi mói những sai sót của mình, tự hỏi mình có làm gì đem đến sự tự vận của người kia. Đôi khi sự tức giận được đổ lên đầu một cá nhân nào đó trong gia đình, người đó trở thành người có trách nhiệm với cái chết của người kia (scape goat). Nếu bịnh nhân tự tử được điều trị bởi bác sĩ thì đôi khi vị bác sĩ đó là người nhận lãnh những bực tức của gia đình bịnh nhân. Họ có thể nghĩ là cách trị bịnh không đúng hay thuốc men gây ra sự tự tử đó. Nói một cách khác, người thân tự tìm cách thoát khỏi những tình cảm xấu (negative feelings) bằng cách vô tình tìm một người để đổ trách nhiệm gây ra cái chết cho bịnh nhân.
Một số người có thái độ ngược lại là nuốt những tình cảm xấu kia, họ âm thầm chịu đựng sự buồn tủi trong cô đơn. Người Á châu thường có những thái độ kể sau. Một người trong nhà tự tử được coi là một điều không tốt nên họ giấu giếm không nói cho ai biết. Đề tài đó trở thành cấm kỵ (taboo) ngay cả đối với những người thân cận như con cái không thích nhắc tới chuyện này trong những lần gặp mặt gia đình. Có lẽ một phần đa số người Á châu có tín ngưỡng và không có tôn giáo nào khuyến khích người ta tự tử để tránh khổ đau. Thái độ này dễ sanh ra bịnh mất ngủ và có thể đưa đến bịnh trầm cảm trong tương lai nếu trong đời người đó có một biến cố thứ hai xảy ra (thí dụ như mâu thuẫn trong sở làm, con cái rời nhà đi học xa, ...).
Thái độ tốt nhứt là trau dồi lòng từ bi hỷ xả. Ta cũng nên thông cảm (từ bi) và tha thứ (hỷ xả) cho người quá cố đã có hành động tự tử trong lúc tuyệt vọng vô cùng. Chính vì sự tuyệt vọng mà người đó không nắm được những bàn tay thương yêu mà gia đình chìa ra. Ta nên hỷ xả để linh hồn người đó không áy náy rằng qua hành động tự tử họ đã tạo một vết thương lòng sâu sắc cho người ở lại. Nếu quả thật ta thương người đó, ta nên cầu nguyện cho người đó vượt qua được bóng tối của tuyệt vọng. Linh hồn sẽ sáng suốt hơn khi rời khỏi vùng rung động nặng nề của thể xác. Nhờ sự rung động tâm linh của kinh hay cầu nguyện mà linh hồn người quá cố cảm nhận được ánh sáng của tình yêu.
Cuộc sống thật vô thường. Không ai giữ được thân xác mãi mãi. Ta cũng nên hiểu rằng ta không thể để lại mạng sống thể chất trên cõi trần này mãi mãi. Ta cũng không thể giữ được mãi mãi người ta thương yêu. Ngay cả thân xác của Đức Phật và Chúa Jesus cũng phải trải qua cái chết. Những dấu chân ta để lại cho đời hậu thế là những kỷ niệm đẹp và tình yêu trao cho nhau. Nếu quả thật ta thương người quá cố thì ta hiểu rằng họ muốn chấm dứt sự khổ đau. Họ đã chọn sự ra đi như thế thì ta nên thương họ, tha thứ họ và chúc họ ra đi bình an.