Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA  

 

CHỌN GIẦY

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd., Ste. H

Rosemead, CA 91770

(626) 288-3306

A, ngày dần dài ra, lại mới đổi giờ, đi làm về còn sớm sủa, ta có cảm tưởng như cuộc đời dài hơn, dễ thương lạ. Mùa xuân đã như ở đâu đây, tiếng chim líu lo văng vẳng, khiến ta chỉ muốn khoác áo, đi giầy, bước ra đường, ngửa mặt nhìn những lọn mây lờ lững, hít đầy hai buồng phổi bầu không khí bao quanh, lòng reo vui: “Ôi đời tự do!".
Đôi bàn chân giúp ta kiếm cơm, còn đưa ta đi đây đó, vui hưởng cuộc sống dân chủ, nên vô cùng trân quý. Tiếc thay, chúng thường không được đối xử tương xứng. Ở nhà, ta xỏ chúng vào những đôi dép lẹp kẹp, lỏng lẻo, trơn trượt. Ra đường, ta bắt chúng ép mình trong những đôi giầy mỏ chuột nhọn hoắt, gót hươu cao nhòng, với ta trông láng, đẹp, sang, song với chúng thì chật hẹp, khổ sở. Thường chúng dễ chịu, không nói năng chi. Nhưng lâu ngày chầy tháng, khi ta đến một tuổi nào đó, nhất lại có tiểu đường, chúng sẽ tổn thương, than van, lúc ấy có khi đã muộn. Ta nên đối xử với đôi bàn chân ta sao cho phải đạo.
Giầy để bảo vệ đôi bàn chân khi ta đi đứng. Rất nhiều trường hợp chân đau, chưa bây giờ biết đâu sau này, do chọn giầy không đúng.
Chọn mua giầy, nên đi vào buổi chiều, vì buổi chiều chân và bàn chân thường phồng to hơn, giầy mua buổi sáng vừa vặn, chiều đâm chật.
Cẩn thận, trước khi đi mua giầy, ta lấy một tờ giấy trắng và bút chì, rồi ngồi đặt bàn chân lên tờ giấy trắng, dùng bút chì vẽ quanh bàn chân trên tờ giấy. Kích thước thực sự của bàn chân ta hiện trên tờ giấy trắng. Ta gấp, bỏ ngay tờ giấy vào túi hay ví kẻo quên. Chỉ nhẩm nhớ số giầy vẫn hay đi không đủ, vì theo kinh nghiệm, tuy cùng số, song giầy do các hãng khác nhau chế tạo vẫn dài ngắn, rộng hẹp khác nhau.
Đi trong “mall” đến tiệm bán giầy vào ngày Chủ Nhật, tò mò nhìn chân kẻ qua người lại tấp nập, thực hoa cả mắt, họ mang hàng trăm thứ giầy đủ kiểu, đàn ông đàn bà người lớn trẻ con đủ màu sắc. Không thấy ai đi chân đất cả. Hay chỉ cần nhìn chân người qua lại, lẩm bẩm tính đếm loại giầy họ mang, ta có thể đoán biết được đất nước nào giầu mạnh?
À, tiệm giầy kia rồi. Lẫn trong đám đông người trong tiệm, bạn ngắm nghía những đôi giầy nhắm mua. Nào giầy đi lại làm việc hàng ngày (walking shoes), giầy chạy bộ (running shoes), giầy leo núi (hiking shoes), rồi những đôi giầy da trông láng bóng, đẹp, sang để dự dạ hội, để nhảy đầm (stylish shoes), ... Tất nhiên, tùy loại giầy nào đang cần ta mua. Nhưng nói chung, so với giầy dạ hội, rất nhiều đôi đế mỏng, lòng hẹp chật chội, gò bó, giầy đi lại làm việc hàng ngày, giầy chạy bộ, leo núi, tuy trông ô dề hơn, song thường tốt, hợp với chân ta hơn. Chúng có đế cao su dày, và thường mang một miếng lót bên trong. Đế cao su bám đất, giúp ta ít té ngã, còn hấp thu các lực cơ thể ta đặt lên chúng, khiến các lực này không dội ngược lên lại hại cho các khớp. (Bạn biết đấy, bánh xe hơi toàn bằng cao su cả). Bạn để ý, sẽ thấy dưới đế có cấu trúc với những đường rãnh vân vi giúp giầy thêm bám đất (bạn chắc lưỡi khen thầm: “Thế này thì còn lâu mới trượt. Hay thật!”). Miếng lót trong giầy khiến giầy đi êm, và cũng phụ với đế hấp thu các lực. Trường hợp chân hay lưng bạn có vấn đề, cần để trong giầy các miếng lót đặc biệt hơn, lòng giầy sâu, rộng, dễ nới dãn, nên sẵn sàng đón nhận miếng lót bạn đặt vào. Phía đầu mũi giầy cũng hay dát cao su, phòng lúc chân ta vô ý đá vào đâu, không bị chấn động nhiều. Chưa kể nhiều đôi có cái quai phía sau rất tiện, lúc xỏ chân vào giầy, chân chưa vào lọt, khỏi cần đi kiếm cái đót giầy chi cho mất công, cứ nắm kéo cái quai phía sau, cổ giầy rộng ra, chân đút vào lọt.
Ngược lại, các giầy da dạ hội, nhất là giầy phụ nữ, thường gọn, nhỏ trông xinh xắn, song lòng hẹp, đáy không có miếng lót nên cứng, đế bằng gỗ hoặc cao su mỏng tanh (để nhảy đầm cho lả lướt?), đầu mũi cũng không bọc cao su (bạn có thể lý luận, giầy kiểu để nhảy đầm ai lại bọc cao su phía trước, trông xấu bỏ xừ!). Giá ta có muốn để vào trong giầy một miếng lót cho êm chân cũng không có chỗ. Lật ngửa giầy lên, nhiều đôi phía trước trơn bóng, chỉ gót đằng sau đính tí cao su có chút vân vi làm vì. Những lúc trời mưa, giầy đế gỗ, da mỏng dễ trượt, còn thấm nước ướt cả tất bên trong, và chỉ vài lần là ôi thôi, tiêu đôi giầy kiểu đắt tiền (trong khi giầy đế cao su dày tha hồ “Trời mưa thì mặc Trời mưa”).
Vì thế, bạn thấy, nhiều người Mỹ đi nhà thờ, họ cũng mang giầy thể thao, tuy trông không thanh lịch cho lắm, song vững vàng, nhanh nhẹn.
Nào, bạn đặt đôi giầy bạn nhắm mua trên tờ giấy có vẽ hình bàn chân bạn, xem nó ra sao. Nó cần trông chắc chắn, lớn hơn hình vẽ trên giấy, và bề ngang chỗ rộng nhất của nó phải đúng vào chỗ bề ngang to nhất của chân bạn vẽ trên giấy.
Ngắm nghía và so giầy trên giấy thấy tạm được, bây giờ bạn xỏ đôi giầy hẳn vào hai bàn chân, đi đi lại lại xem có thoải mái không. Nếu chân bạn có vấn đề cần mang miếng lót trong giầy, khi thử giầy, bạn nhớ bỏ cả miếng lót vào lòng đôi giầy nhắm mua, xem nó có vui lòng chứa miếng lót bạn cần mang. Phía trước giầy phải dài và rộng đủ, mũi giầy cách các đầu ngón chân một khoảng nhỏ, cho phép các ngón chân bạn có chỗ ngoe nguẩy. Đế giầy nên bằng cao su chắc dày, bẻ tay không bị gập nhiều, đủ sức chống đỡ đôi chân bạn. Đế mềm, gập nhiều khi đi lại, không tốt cho các khớp bàn chân phía trước của bạn.
Nên tránh những đôi giầy mõm nhọn chèn các đầu ngón chân, ép chúng vào nhau. Nhiều đôi đóng theo kiểu mới bây giờ có đầu phía trước ngang bè bè, trông chưa quen mắt thấy hơi kỳ kỳ, nhưng tốt đấy, các đầu ngón chân có chỗ rộng rãi để “nằm” thoải mái, đứa nọ khỏi chồm lên đứa kia. Cũng nên tránh những đôi giầy gót cao khiến chân bạn kiễng lên. Mang chúng làm việc suốt ngày rất hại, vì chân bạn phải chịu nhiều lực đặt không đúng. Lắm cô, nhiều bà đi giầy gót cao quá, trông lênh khênh đến khổ sở, lỡ lại dẵm nhằm vỏ chuối...
A, bạn đi đôi giầy đó trông được đấy. Mặt bạn hớn hở, mắt bạn long lanh, bước chân nhanh nhẹn. Khác với mấy đôi trước bạn thử, chân bạn ngập ngừng như có chỗ không ổn, mặt bạn đăm chiêu. Bạn chọn chúng đi. Có giầy mới, về nhà bạn vất đi những đôi giầy lưu cữu nhiều năm, trông ọp ẹp, đế mòn vẹt, dùng tay bẻ, chúng thảm hại gập người làm đôi. Tiếc chúng làm gì, chúng sẽ làm hư chân bạn. Giầy đi nhiều, 6 tháng 1 năm ta nên thay; nhiều đôi trông chưa mòn lắm, song chúng đã mất sức hấp thu những lực đặt lên chúng, chẳng còn tốt nữa. Đôi bàn chân ta rất quí.
Mừng bạn có đôi giầy mới vừa chân, ưng ý. Đời nhiều trái khoáy bạn nhỉ, những đôi giầy để đi lại làm việc hàng ngày (walking shoes), để chạy (running shoes), leo núi (hiking shoes), thường rất hợp với chân ta, lại rẻ, đại hạ giá (“on sale”) hoài, so với giầy kiểu, sang, nhiều đôi đắt đến vài trăm, song không chắc tốt bằng. (Đi giầy sang, mắc tiền, ta không thoải mái, bước chân e dè, một phần vì sợ giầy chạm đây, va kia, trầy xước, xót cả ruột. Gặp trời mưa to nước ngập xâm xấp, chỉ muốn xách giầy lội nước cho xong! May thay, nhiều giầy kiểu bây giờ thấy có tiến bộ, cũng chế theo mẫu mực cân xứng của giầy đi thường ngày, phần trước cũng bè ngang, rộng rãi, cũng đế cao su dày, cao su bọc cả đầu mũi). Ở đây, nhiều của rẻ (vì đang... “on sale”) đâu có ôi, còn tốt hơn của mắc tiền là đằng khác!
Hôm nay trời mát mẻ dễ chịu, ta hãy khoác áo, đi đôi giầy... mới, bước ra đường, ngửa mặt nhìn những lọn mây lờ lững an bình, tai lắng nghe tiếng chim đâu đây văng vẳng, hít đầy hai buồng phổi làn không khí tươi mát, lòng rộn rã, miệng nghêu ngao, bài hát gì cũng được, ngợi ca đời dân chủ tự do.