Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

VŨ KHẮC KHOAN:

TỪ "THẦN THÁP RÙA" ĐẾN

"ĐOẢN VĂN XA NƯỚC"

                                

NGUYỄN  MẠNH TRINH

    

Vũ Khắc Khoan , một trí  thức mà lúc nào cũng như đang khởi hành  một cuộc hành trình đi tìm chân lý. Trong thế hệ của ông, lớn lên từ những ngã ba đường lịch sử, cái quyết định quẹo bên trái hay bên phải, nghiêng sang bên tả hoặc bên hữu thật quan trọng biết bao. Nhiều người đã bị vào mê hồn trận và bị cuốn đi theo con lốc dữ dằn của thời thế.  Dù ở bên này hay bên kia, dù bên tả hay bên hữu, rốt cuộc họ cũng chỉ là người  phụ thuộc  đi theo tùy tùng  những con buôn đấu thầu cho những thế lực cường quốc ngoại  bang...

Họ Vũ, viết văn , làm kịch , suốt một đời đi tìm một đích  đến xem ra vô vọng. Ngôn ngữ, với ông , chỉ là để chuyên chở những thông điệp, và kịch, hay tùy bút, hay thơ, cũng chỉ là một cái cớ. Ong viết về một đề tài , nhưng mở ra đầy những vấn nạn , những ưu tư. Luôn luôn, câu hỏi phải làm sao , phải làm gì .. được đặt ra. Và câu trả lời, hình như trong bế tắc. Thời ấy , thế ấy, cũng khó cho những đáp số vẹn toàn…

Vũ Khắc Khoan viết Thần Tháp Rùa năm 1954. Lúc ấy, Pháp vừa thua trận Điện Biên Phủ, và nước Việt Nam bị chia đôi. Không gian là của một Hà Nội đang hoảng loạn. Nhân vật là chàng họ Đỗ với nỗi băn khoăn của một người trí thức đi tìm một con đường hành động cho mình và có lẽ cả thế hệ  mình. Tác giả họ Vũ rõ ràng đã mang cái luận đề ấy khi viết một truyện ngắn có phong vị lịch sử truyền kỳ, một ý định mà có nhiều người về sau đã mượn chuyện lịch sử đểchuyên chở theo những ẩn dụ . Trong ý hướng ấy , Vũ Khắc Khoan viết:

“người kia bèn xích lại gần Đỗ:

-Mã Khắc Tư cầm bút mà thiên hạ phân đôi. Một đằng tư bnả đà xuống. Một đàng vô sản vùng lên. Tấn tuồng Hán Sở tranh hùng  thuở nào lại diễn. Chúng ta thật đã sa vào cái thế trên đe dưới búa . Ý ông thế nào?

Đỗ bỗng hỏi:

-Biết để làm gì?

-Khôn cũng chết, dại cũng chết. Vậy biết để sống.

-Cầu an ư?

-Ai mà không thích sống? Quan Công chịu đau đưa tay cho Hoa Đà cắt thịt cũng là thích sống.tần Thủy Hoàng dựng Vạn Lý Trường thành mà lúc gần chết cũng còn tìm thuốc trường sinh. Tìm sống mà bỏ chết , đó là thường tình của con người. –Vậy đầu hàng đi!

-Hán hay  Sở?

-Tư bản đè xuống mà hùa theo là tư cách tiểu nhân. Vô sản vùng lên , nếu nhập vào, ắt mất tự do.

-Vậy cứ khoanh tay sao?

Đỗ chưa kịp trả lời người kia đã nói tiếp:

-Tôi thường nghe mỗi khi thời thế chuyển xoay là có chuyện thuyết lạ ra đời. Xưa thì Tô Tần bày kế hợp tung. Mạnh  tử  luận “ Dân vi quý”. Gần đây có ngươi Đăng Thục mưu việc duy nhất  tư tưởng Đông Tây. Hồ Hữu Tường băn khoăn muốn vượt  Mác Xít. Ông cũng là một người nói giỏi tất phải có ý định , Xin Nghe…”

Đi tìm một căn bản tư tưởng , có lẽ là hành động chung của những người trí thức. (Hình như , một người cùng trong nhóm Quan Điểm với Vũ Khắc Khoan là Nghiêm Xuân Hồng  cũng viết một cuốn sách nhan đề như thế ).

Lịch sử đã qua, cho chung ta bao nhiêu là bài học. Cũng như  trong Thần Tháp Rùa , chàng họ Đỗ đốt sách , cuộc hoả thiêu lạ lùng: Từng tờ một, quằn quại để rồi siêu thoát, từng nguồn tư tưởng. Christ từ từ ngược lại quãng đường dẫn tới đỉnh Golgotha, Thích Ca Mâu Ni lại gặp một gốc Bồ Đề.Mã Khắc Tư thủ thế trước Frued,  Sartre giật mình ngơ ngẩn trong một thế ngõ cụt. Rồi lần lượt Hegel, Lão Tử, Khổng khâu.. Từng tờ một, thiêu dần từng nỗi băn khoăn. Đỗ qua từng cảm giác tân kỳ. Có lúc xót xa như  bị lột xác, có lúc rợn người như thoáng bóng ma , nhiều khi ê chề như bị lăng trì. Dần dà thì tâm trí lâng lâng, ngũ giác gấp phần minh mẫn. Tưởng như mang nổi nghìn cân, mọc cánh mà bay ngang con hồng , con hộc, vươn mình đuổi kịp ngựa Ký ngựa Kỳ..”

Phần thư ấy , không giống với phần thư của Tần Thuy Hoàng cùng với hành vi “khánh nho” hay về sau như cuộc “ tiêu diệt văn hóa đồi trụy “ của Cộng sản Việt nam sau năm 1975.  Bởi vì, một điều thật rõ ràng, càng đốt sách, thì sách lại càng tồn tại. Nếu đốt sách  như họ Đỗ, là  để chữ nghĩa trong trẻo ra, để sáng thêm cái tâm của người đọc sách. Còn Tần Thủy Hoàng, hay bạo quyền Cộng sản, đốt sach để tiêu hủy đi mầm họa, để muốn độc chiếm tư tưởng, thì , công việc ấy, xét ra vô ích. Dù đã xây Vạn Lý Trường Thành, nhưng làm sao hủy diệt được tư tưởng Khổng Khâu, cũng như , Việt Cộng đốt sách, nhưng về sau những sách Tự Lực Văn Đoàn , những sách của hai mươi năm văn học miền Nam lại thành của quý và được in lại và truyền đạt rộng rãi hơn trước …

Vũ Khắc Khoan viết Thần Tháp Rùa cách nay đã hơn nửa thế lỷ , thế mà xem ra những tâm tư , những ray rứt thuở ấy đến bây giờ vẫn còn y nguyên, vẫn còn là những vấn nạn của dân tộc . Bây giờ chủ nghĩa Mác – Xít  đã thành một xác khô nhưng sự phân hóa vẫn còn với người Việt Nam. Trên thế giới, chiến tranh lạnh đã dứt và thế lưỡng cực cũng không còn . Nhưng với người Việt , thế phân tranh ngăn cách vẫn chưa xóa bỏ được.  Vẫn còn vướng víu giữa đỏ và vàng, dù trận tuyến bây giờ là  giữa những kẻ độc tài đang nắm quyền sinh sát trong nước và những người yêu tự do dân chủ.

Những thông điệp đã được gửi đi từ lúc đó đến bây giờ, mà vấn nạn vẫn còn y nguyên. Nước Việt Nam ở một vị trí địa dư như thế, bao nhiêu năm đã bị thế lực phương Bắc hăm dọa, bao nhiêu năm bị các lực lượng ngoại bang dày xéo , và cũng là một đấu trường để các cường quốc đọ sức nhau.  Ở vị trí một trí thức tiểu tư sản, quả thực tác giả Thần Tháp Rùa đã ngơ ngác giữa ngã ba đường mà tìm hoài một thông lộ mà chưa thấy. Cái tâm tư cô đơn ấy, hình như cả một thế hệ của ông chia sẻ. Ngay những người vẫn tin tưởng vào tiềm lực của dân tộc như Doãn Quốc Sỹ, cũng có lúc thấy lạc lõng. Bài toán đố mấy chục năm nay, tới lúc này vẫn chưa có đáp số.’’ .

Với nghệ thuật, Vũ Khắc Khoan là một người nặng tình. Viết “Người Đẹp Trong Tranh”,  ông muốn diễn tả hành trình gian khổ của người sáng tác . Vẽ người tố nữ, không phải chỉ là việc truyền hình lại nhan sắc của Giáng Kiều hay Giáng Tiên , mà chính là đi tìm cái tuyệt đối của nghệ thuật. Cái đẹp của áng mây hay cái đẹp của làn tóc , không phải chỉ là đơn sơ nét vẽ mà còn là sự phối hợp giữa kỹ thuật của nghệ thuật và lòng đam mê .  Vầng trăng trong tranh, tượng hình cho những chuyển đổi biến thiên của tạo vật và con người, chính là nét động để tìm trong cái tĩnh những   chuyển hóa của   kiếp  nhân sinh  phổ vào nét họa.  Tú Uyên, không phải đơn thuần là một họa sĩ , mà , chính là  một nhân vật   trong một hành trình đi tìm cái tuyệt đối của nghệ thuật…   Với sự tìm kiếm ấy, là cả một dấn thân hết mình. Có khi, để đến đích , phải hy sinh cả tâm ý và thân xác. Người đẹp trong tranh, có thực hay là ảo ảnh,  bức tranh là tượng hình màn vải và nét vẽ hay chính là cuộc sống đã nhập thế vào. Chủ yếu, không phải Vũ Khắc Khoan viết lại chuyện Tú Uyên –Giáng Kiều xưa, một truyện tình truyền kỳ đã bao thế hệ , mà , đó chỉ là một cái cớ , để ông ám chỉ đến những cuộc ra đi của nghệ thuật. Không biết , một kẻ hậu sinh như tôi, sau nửa thế kỷ , đọc lại, để nhận xét như thế. Và , có phải là mình đã vẽ rắn thêm chân hay  chưa đủ diễn tả hết những ẩn dụ mà  tác giả họ  Vũ muốn  đề cập đến ?

Viết “ Thần tháp Rùa” trong hoàn cảnh tranh tối tranh sáng của thời cuộc , hình như  họ Vũ hay đề cập đến những chuyến đi. Không còn nét lãng mạn  phiêu lưu  của nhân vật Dũng trong  tiểu thuyết  Đôi Bạn của Nhất Linh nữa ,   mà những chuyến đi đầy khắc khoải của những lựa chọn khó khăn. Đỗ đốt sách để làm cuộc khởi hành vào đấu trường chính trị.  Tú Uyên, cũng ra đi để tìm một con đường cho nghệ thuật trong “ Người Đẹp Trong Tranh". Cũng như , Lưu  Thần, Nguyễn Triệu cũng  đi tìm một cõi tuyệt đối  trong Nhập Thiên Thai hay Trương Chi cũng đi đến để tìm về cái đẹp , cái hoàn mỹ….

Vũ Khắc Khoan sinh năm 1917  tại Hà Nội , đúng vào năm mà ông  đội Trịnh Văn Cấn và Lương ngọc Quyến khởi nghĩa ở Thái Nguyên khi mà cao  trào kháng chiến chống Pháp vẫn còn âm ỉ. Ông học  đại học và tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp.  Nhưng ông lại đổi nghề và đi dạy học cũng như tham dự vào các sinh hoạt văn nghệ. Ong là giáo sư các trường Chu văn An và Nguyễn Trãi ở Hà Nội  và  Sài Gòn sau năm 1954. Ông còn là giáo sư đại học Văn khoa  Sài Gòn , đại học Văn khoa Đà Lạt, đại học Sư Phạm , đại học Vạn Hạnh , và trưởng ngành Kịch Nghệ   của Trung Tâm Quốc  Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn.

Ông viết kịch , làm thơ , viết văn, chủ trương nhà xuất bản Quan Điểm và  tạp chí Vấn Đề…

Với kịch nói , ông được coi như một khuôn vóc tiêu biểu   của kịch nghệ Việt Nam . Những vở kịch như Thành Cát Tư Hãn , như Giao  Thừa , như  Ngộ Nhận,  như Những Người Không Sợ Chết..  đã được dựng và trình diễn nhiều lần , và với nội dung chứa đầy suy tư của niềm khắc khoải mà là con người ai cũng phải có . Ngôn ngữ kịch của ông ,  chuyên chở được ý tưởng sâu sắc nhưng lại có sinh chất của đời thường nên  dù độc thoại hay đối thoại cũng làm thính giả hoặc độc giả bị lôi cuốn vào trong thế giới riêng kích thích  thành lôi cuốn .

Nhà thơ Trần Hồng Châu (tức giáo  sư Nguyễn Khắc Hoạch ) đã mô tả  người bạn họ Vũ:

 

 “Mỗi bước đi là kịch

mỗi lời nói cũng là kịch

whisky toát ra ngoài bì phu

đỏ từ da tôm luộc

bờm trắng sư tử đầu

kinh kệ nào đâu hoa tuyết bay

văn chương thấm mãi lệ vơi đầy

mắt đục ngầu

một trời Lôi Vũ

một đời lộng ngôn..”

   

Đọc  kịch bản “Thành Cát Tư Hãn"  tôi lại nhớ đến Vũ Hạ , người đã một thời đóng vai xuất thần Sơn  Ca khi ở Sài Gòn.  Theo tôi, Sơn CA  là một vai “ đẹp” trong vở kịch.  Một trí thức không vũ dũng, trói gà không chặt nhưng tư cách  và thái độ vô úy đã làm rung chuyển cả con người  như Thành Cát Tư Hãn.  Đối xử với những tàn  ác độc đoán , Sơn  Ca  vẫn thản nhiên  và không một chút sợ hãi . Vũ Khắc Khoan  đã mô tả Sơn  Ca:

“Sơn Ca bước vào . Đó là một chàng trai nhỏ tuổi, thân hình gầy guộc, bước đi lểnh khểnh như chiếc nai tơ, trán cao mà móp như  chứa nhiều ý nghĩ lạ kỳ, mắt nhìn sâu thẳm  vào cuộc đời, khóe lúc uất ức , lúc chán chường , cũng lại có khi lóe lên ranh mãnh, miệng cố nhếch mép , tiếng cười tuy muốn hồn nhiên nhưng môi mím lại , nét cười héo hắt mỉa mai. Sơn   Ca không đẹp nhưng không thường …”

Diễn tả một nhân vật đầy phản ứng nội tâm như thế không phải dễ. Thế mà , tôi nghe nhiều người bạn nói “ thầy “ Vũ khắc Khoan rất bằng lòng với “trò “ Sơn Ca Vũ Hạ”. Ngoài đời , thầy Vũ là một người dễ tính nhưng trong nghệ thuật ông không dễ dàng tí nào. Ong muốn và muốn phải thật hoàn toàn , phải tuyệt hảo . Nghiêm khắc , nhưng bao dung , những người học trò ông , từ những cậu học trò trung học , đến những sinh viên  văn khoa , sinh viên kịch nghệ .. đều nhắc đến với cả sự yêu thương và tôn kính. Vũ Hạ đóng vai Sơn Ca thật xuất sắc , theo những người  đã xem anh diễn . Và có người bạn anh , nói Vũ Hạ đóng vai Sơn Ca là quá hợp . Bởi vì ,  ở ngoài đời khi anh là một sĩ quan Công binh , chứng kiến những việc làm tham nhũng của các quan trên anh đã một mình đóng vai “ chú cóc đòi kiện ông trời” để đến nỗi bị hăm dọa thanh toán và phải bỏ đơn vị về trình diện Tổng Thanh Tra Quân Lực. Và với tâm tính ấy, Vũ Hạ đã xuất thần trong vai Sơn Ca cũng là điều không có gì ngạc nhiên… Có một cái gì giống giống giữa nhân vật kịch và người diễn… Cũng như , ở hải ngoại,  Vũ Hạ cũng rất nặng lòng với kịch nghệ. Bao nhiêu lần cố công với những người đồng tâm để dựng lại những vở kịch, bỏ ra bao nhiêu công của trong cái đời sống thật nhiều sức ép và bận rộn này. …

Hôm nay, ngồi đọc lại kịch bản “Thành Cát Tư Hãn",  tự nhiên tôi lại thấy mình có một vài ý nghĩ chợt đến.  Tôi thú thật ‘”mít đặc”về kịch  nhưng cũng chân thật nói vài điều nhân xét của mình. Hình như tôi thấy được cái cốt ý của  kịch tác gia họ Vũ.  Những nhân vật , xuất hiện chỉ như những con cờ theo sự hí lộng của thời thế. Tất cả ,  từ Thành Cát Tư Hãn , đến   ông già  Tây Hạ , từ một nhân vật không xuất hiện trong tiền trường như ng lại hiện diện trong suốt vở kịch là Cổ Giã Trường , đều là phụ , đều là những phản diện để làm rực rỡ hơn vóc dáng của Sơn  Ca. Vai  chính , theo tôi là Sơn Ca  , là những suy tư của người trí thức trước những cơn bão lửa ngặt nghèo của lịch sử.  Nhân vật ấy không van xin , không yếu hèn ,  mà cũng không muốn thỏa hiệp với những kẻ ác . Thản nhiên , và không một lới nguyền rủa , bởi vì , Sơn Ca không muốn để lộ ra nhược điểm của mình. Nguyền rủa , không bao giờ là vũ khí của người thắng cuộc , của kẻ mạnh. Mà nguyền rủa , chỉ là phản ứng của người yếu ớt, của kẻ thua bại…

Cũng như , Thành Cát Tư Hãn dù là kẻ sinh sát  trăm họ trong tay , tưởng là vô địch nhưng thực ra , tất cả những hành vi bạo ngược độc đoán đều phát xuất từ một mặc cảm yếu đuối . Cũng y hệt như những chế độ độc tài toàn trị , đàn áp dân chúng , coi thường luân lý , bách hại dân lành , chỉ là những hành động sau cùng trước khi dẫy chết…

Kết cuộc của vở kịch lại là một cuộc lên đường. Sơn Ca , mặc dù đã mù , nhưng vẫn tiếp tuc hành trình  dù mặt trời chưa mọc. Và ,  cái xác quyết để lên đường là một câu thật nhiều hứa hẹn cho tương lai : Lên đường. Mặt trời sẽ mọc.. Phải rồi , cuộc hành trình nào của nhân vật Vũ Khắc Khoan chẳng bắt đầu bằng bình minh. Dù rằng , đi cũng chỉ là một cái cớ… Hành động ấy  sẽ mở đầu cho những chuỗi thay đổi tiếp theo…

Sau năm 1975,  ông và gia đình  di tản tị nạn tại Mỹ. Ong sống tại Minnesota. Ông thành lập hội Phật giáo tại đây và có   hoàn tất  một tác phẩm “ Đoản văn xa nước “ do nhà xuất bản An Tiêm của ông Thanh Tuệ in. Trong đó , có đoản văn “ Đọc kinh”  mà ông tỏ ra rất tâm đắc.

Theo điếu văn của nhạc sĩ Cung Tiến thì ông khi định cư tại Hoa Kỳ có dạy pháp ngữ  tại đại học Minnesota và chính trong thời gian này ông đã sáng tác nhiều bài thơ Pháp ngữ  như :   “ Le petit oiseau, la petite branche, et le printemps” hay “  Berceuse en pluie mineure “. Thơ  êm đềm, rất trữ tình , là những phiến thơ văn xuôi óng ả…

Vũ khắc Khoan làm thơ, những bài thơ của một thuở hoài niệm , lúc gần cuối đời , thơ ông tự nhiên có nét ngậm ngùi của tưởng tiếc , của những kỷ niệm thời nào , của Lê Quang Luật với Hà Nội , của Mai Thảo, Phạm Đình Chương , Cung Tiến với Sài gòn ..

 

“Lác đác sao buổi sớm

xạc xào lá mùa thu

cố nhân hề tan tác

mộng cũ dưới cành du

Chử qua tử

một ông sao sáng

Hia ông sáng sao

Dăm cụ bạn vàng lác đác

Lá mùa htu rụng đêm nao

Học thói Nhan Hồi rằng quên đừng nhớ

Nhưng hoa bèo dạt bờ ao tím ngát.

Tím hoai lãng đãng

Lòng quê lại thấy dạt dào

Khui chai rượu nhỏ

Hồ trường biết rót phương nao

Chợ cũ hay là Chợ Lớn

Phố Hàng Khay hay phố Hàng Đào

Quán cóc mái xiêu chợ Đũi

 Sông Hương chiều lộng gió Lào

thôn Vĩ hàng cau  bụi trúc?

Nguyễn Tri Phương hay góc Đa Kao

Sương khuya nhuốm bạc mái đầu

Bạn vàng kẻ trước người sau

Giới nghiêm cũng mặc hẻm nào cũng vô

ở lại có những chiều nổi gió

 rượu ngà ngà cổ áo nâng cao

 khói  huyền dâng lên mờ sao…”

 

Trong đoản tác  “Bữa rượu cuối cùng với Lê Quang Luật” , tác giả họ Vũ đã phác họa lại một thời kỳ tiền kháng chiến khi mà tất cả các lực lượng tranh đấu cho Việt Nam độc lập đang sửa soạn để vào cuộc.  Hà Nội lúc ấy  đang chờ chực những cuộc dấn thân , những chuyến khởi hành  mà mục đích thì tuy rõ ràng chỉ là một là độc lập tự do nhưng lại phức tạp ngàn phương trăm hướng.  Thời kỳ ấy , những người yêu nước đã có những cuộc phân ly, những ngã sông , nguồn nước dù cùng ra biển lớn nhưng không phải lúc nào cũng xuôi dòng mà còn là những nghịch thủy  , dòng cuộn với nhau đầy ba đào, nổi sóng . Và , trong hồi tưởng của “Khoan tôi”  Là hình ảnh một người băng ngang qua đường lộ đang đông đảo xe cộ qua lại trong một chiều  nổi gió . sự băng ngang ấy như một hành động không thỏa hiệp với ai , với đời trong một hành trình nhân sinh dài đến khi nhắm mắt. Không thỏa hiệp với Cộng sản,  cũng không với mỹ, mà chẳng với Pháp , không với chính quyền Bảo Đại, không với chính quyền Ngô Đình Diệm và cũng không cả với những lực lượng Phật giáo tranh  đấu. Thân phận của người trí thức tiểu tư sản sao cô độc lạ : đó là vóc dáng Lê Quang Luật

“Đọc Kinh”, có lẽ đó là những tâm dắc nhất của một người suốt đời muốn khởi hành đi nhưng chưa bao giờ đến. Vũ Khắc khoan đã mang những suy tư của một đời  nghe kinh , và đọc kinh để may ra có vỡ lẽ được điều gì không trong cái lẫn lộn giữa huyễn mộng và thực tại,  giữa cái không và cái có. Khởi đi từ đoạn thơ:

 

“Chàng như mây mùa thu

Thiếp như khói trong lò

Cao thấp tuy có khác

Một thả cũng tuyệt mù ”

 

Để thấy bâng khuâng với chữ tuyệt mù: “.. quanh một chữ : tuyệt mù. Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim , nước không lưu giữ . Chim đâu để lại đường bay? Khói mây tan tác. Am thanh mầu sắc cũng vậy. Tất cả , một thả cũng tuyệt mù . kể cả chữ và lời . Kinh và kệ…”

Đọc những trang kinh , từ Duy Ma Cật , đến Lăng Già, từ Kim Cương tới lăng Nghiêm hay chỉ giản dị như tiếng niệm  Phật hiệu : A-Di-Đà.Phật, Nam Mô A-Di –Đà –Phật liên tưởng  từ những bà mẹ Việt nam và những ngôi chùa  xưa cũ, tất cả là chỉ để đi tìm “Cái Đó” , cái mà  tác giả họ  Vũ  đã cho là : "... cái mà cho đến hôm nay, chưa có một vị thiện- tri thức, chưa có một vị bồ tát nào mô tả được hình tướng, xác định được thể chất, cái đó có thể giản dị như mưa và nắng, hiện hữu rất tự nhiên-mặt trời lại mọc lúc đêm tàn-nhưng cũng lại có thể vô cùng phức tạp ẩn hiện vô lường, với vô lượng danh hiệu, mỗi danh hiệu là một khía cạnh đặc thù.Chân Tâm , Diệu Tâm, Minh Tâm , Bồ Đề Tâm, Giác Tánh , Chân Như , Phật Tánh , Pháp Giới tánh, Không Tánh, Như Lai Tạng Tánh, Bát Nhã,, cái tột không, cái diệu sắc , cái bất khả tư nghị, cái rốt ráo cuối cùng.. riêng với tôi, từ bỏ nước ra đi , những nửa khuya tỉnh giấc, Cái Đó , -chính nó- đôi khi vẫn thấp thoáng trong tôi, hóa trang thành những lời tra vấn trớ trêu, những tại sao ray rứt, lãng đãng quanh tôi, tưởng như dễ dàng nắm bắt , bỗng lại xa vời , nhòa dần , tuyệt mù…”

Suy tư từ những trang kinh , từ lời Phật dạy  với ông A Nan  đến những bức thư của lão hữu Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng,  những trùng trùng suy tư, để đến một lúc :

“cứ như vậy , đêm đêm . Pháp hội  mở ra – Lăng Nghiêm hay Pháp Hoa. Hoa Nghiêm hoặc Viên Giác , Lăng Già-lời pháp với tôi không nói vọng nói chân , không bnà mê hay ngộ, không nói Thiên Đường và Địa Ngục, không nói cả Niết Bnà . Lời pháp chỉ rủ rỉ kể chuyện ngày xưa, hát nhỏ ca dao, lời pháp ấm như lời bà ngoại ru cháu.  Tôi thấy cuốn Lăng già nặng chĩu trên tay, 108 thắc mắc Đạo Huệ quay cuồng trong tôi, để trở thành 18 vị La Hán  Thuếu Lâm Tự và cho đến khi 18 vị LA Hán biến dạng , phương trượng chùa Thiếu Lâm bước ra, nội lực phóng tay áo cà sa, vết chânnin hằn trên thềm đá tảng , cho đến khi 18 vị La Hán lùi bước trước 108 tên lãng tử Lương Sơn Bạc, thì lời pháp mờ dần, lời pháp mất hút, tuyệt mù .

 Lời ru cháu lẫn vào tiếng gà gáy lẻ ngoài vườn, bà lim dim cặp mắt , cháu ngủ đã từ lâu, Cả bà lẫn cháu và lời ru , cả ba nhập một, Tôi lặng lẽ dìu tôi đi vào một cõi, mới dấy lên . Cõi đó  lạ lạ quen quen. Cõi đó hằng đêm. Cõi đó, riêng  tôi . Một mình.”

Viết về Vũ Khắc Khoan, tôi  thấy ngợp đi trong suy tư. Lúc trẻ, tâm hồn hiếu động nên dễ bị cái ngờ  ám ảnh. Tại sao cứ thắc mắc, để rồi làm gì. Khoanh tay nhìn đời chăng ? Hay làm người đi trốn thực tại?  Nhưng ơ một tuổi như ngày hôm nay, tôi lại thấy hình như mình cũng đã nhiều thắc mắc  và nhiều lúc phân vân giữa cái có và cái không , cái huyễn và cái thực. Tác giả Vũ Khắc Khoan sinh ra trong một thời đại đặc biệt nên cách suy tư va ứng xử vời đời cũng đặc biệt. Đọc lai những trang sách của ông, có khi viết cách nay hơn nửa thế kỷ mà sao vẫn tưởng hiển hiện van đề của hôm nay. Nhất là, trong tình cảnh bây giờ, chữ “ tuyệt mù “ lai càng rõ nghĩa. Tuyệt mù ,  để cõi vô tận gần thêm lại vài bước. Tuyệt mù, để ánh sáng làm rõ ràng hơn bóng tối, có phải?…