Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

VĨNH BIỆT PHƯỢNG,

VĨNH BIỆT

"BUỒN VUI PHI TRƯỜNG"

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Mấy ngày hôm nay ở Nam Cali , trời thật nóng. Mặt  đường nhựa mềm nhũn dưới nắng.   Khung trời thì lúc nào  cũng xanh hơn hớn mầu lụa nhưng chói chang của ánh mặt  trời. Trong không khí ấy , người ta hoặc là đua nhau ra biển hoặc nằm  nhà trốn nóng. Tự nhiên thèm những cơn mưa và những hạt mưa của thời xa xưa. Nằm trong nhà , nhìn ra biển , trong trí nhớ lại thường hay nhắc đến chữ “ ngày xưa”, một từ ngữ mà nhân vật của Dương Hùng Cường hay nhắc nhở.  Ngày xưa. Ngày  của một thời tuổi trẻ , của những mơ mộng trẻ con đến đỗi buồn cười.

Buổi trưa hôm nay, nằm đọc lại truyện Dương Hùng Cường. Nhìn ra nắng chói chang ngoài trời, nhớ lại những buổi xế trưa ngoài phi đạo. Những cánh chim đi và đến , chẳng khác nào sự ví von  của  máu trở về tim. Tiếng động cơ gầm rú  của một thời chiến đầy bão lửa , những cánh phi cơ nặng chĩu bom đạn  của những nỗi chết từ không trung bủa xuống địch quân. Ở Biên  Hòa , thời Dương Hùng Cường mô tả với thời sau này thật nhiều thay đổi . Nhưng vẫn còn y nguyên nỗi bàng bạc  của  những người lính lãng mạn nhiều mơ mộng. Ở phi trường  Biên Hòa   sau này, hình như rất hiếm hoi những cây cao su và những tòa nhà xây gạch nung kiểu Pháp ngày xưa. Những dãy nhà kiểu Mỹ , lầu gương kiểu Mỹ, đường xá kiểu  Mỹ….Nhưng những con người của “ ngày xưa “ vẫn còn gần gũi. Vẫn còn những nét của một thời  hào hoa…

Dương Hùng Cường có hai tác phẩm : một là “ Buồn Vui Phi trường”, hai  là “ Vĩnh Biệt Phượng”. Cả hai đều là những tác phẩm viết về những người Không quân và có chất Không quân đậm đặc : một chút tếu tếu , một chút khinh bạc nhưng là của những tâm hồn lãng mạn sống gần gũi với mây trời cao rộng. Khác với Thế Phong , đã khởi nghiệp cầm bút từ ngoài dân sự , đi vào Không quân chỉ là một cách  để yên thân nên  tác phẩm của  Thế Phong “ Hồi Ký Ngoài Văn Chương” được in sau này không phải là một tác phẩm làm đẹp cho Không quân mà   trái ngược lại.  Thế Phong viết trong cái tâm tư đầy mặc cảm  của một người không thành đạt , kể những chuyện để tự khen mình nhưng bộc lộ cái vị thế yếu kém  trong quân ngũ nên bất mãn chung thân…

Bốn  mươi năm. Đọc lại  những  cuốn sách. Tâm tư vẫn y nguyên, bất biến. Bồi hồi xiết bao, những ngày cũ xưa khi nhớ lại. Đọc “ Buồn vui phi trường “.Bốn  mươi năm sống lại. Bốn mươi năm, một thời gian thật dài  để xóa nhòa tất cả, để quên lãng hầu khắp. Thế mà, kỳ lạ quá. Rung động vẫn còn, có lúc mãnh liệt hơn. Bởi lẫn lộn trong đó còn chân dung của tác giả được tìm thấy,từ những ngày sống với và chia xẻ ở trại tù sau ngày tan ngũ.

Đọc “ Buồn vui phi trường’ thấy được đời sống những người lính mũ xanh của một thời kỳ có nhiều biến cố của dân tộc. Lúc ấy quân chủng còn những bước chập chững sơ khai.Những người trẻ tuổi xuất thân từ Rochefort, Salon, Marakech,… đã đặt nền móng cho một  không lực  hùng hậu gồm hơn năm chục ngàn  chiến sĩ trong hàng ngũ và hai ngàn máy bay đủ loại  về sau này.Những phi trường lúc ấy còn nhỏ bé lắm và sinh hoạt cũng trong nhịp rời rạc không như về sau này nhộn nhịp cùng với nhịp độ của chiến tranh.

Những trang sách giở ra, một vùng trời nào quen thuộc trở về ,  tôi có cảm giác của ngày xưa,một buổi trưa hè ngồi đấu láo với những ông thượng sĩ già lão làng trong đơn vị. Lúc ấy, chữ ngày xưa được nhắc đến, trìu mến và cảm khái xiết bao. Ngày xưa , thời của những chiếc F8F  khu trục, những chiếc L’Alouette trực thăng còn vùng vẫy bầu trời. Ngày xưa, lúc các ông tá , ông tướng của quân chủng còn là những sĩ quan thiếu úy, trung úy bình thường. Ngày xưa khi còn  Tây, còn những chuyến viễn du, còn những giấc mơ  có ga Lyon đèn vàng, có nàng tóc vàng sợi nhỏ… Ngày xưa, những phi trường như Nha Trang, Pleiku, Biên Hòa,… chỉ là những ga xép, so với thời gian về sau.

Kỷ niệm, làm sao tôi quên được những kỷ niệm thời quân ngũ  ở nơi đó. Bây giờ,  từ những trang sách, giở ra, còn tươi nguyên,nhức nhối….Người ta chỉ có một thời để yêu thương, là lúc trở về với những điều đã thật xa và không trở lại. “Buồn vui phi trường “ nhắc đến tâm cảm của một thời có thể nói là nhiều mơ ước nhất của đời người. Cho nên, cái tâm trạng bồi hồi không tránh được. Những nhân vật tượng hình bằng chính cuộc sống nên lấp lánh nguồn sinh lực riêng.Và, một câu hỏi lại hiện ra. Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?

Thập niên 50,60, “Đời phi công “ của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã thổi một luồng gió mới vào tâm tư tuổi trẻ thời ấy. Những bức thư gửi cho Phượng đã làm bao nhiêu giấc mộng ấp ủ.  Cất cánh vào không gian bao la, bay cao,  bayxa. Hào hùng như một tráng sĩ , như lời nhạc Không quân Việt Nam,của Văn Cao: “phi công đâu ai tìm xác rơi.”.  Quân chủng  từng  bước thành lập  và khởi đi từ những ý tưởng lãng mạn như thế . Những chàng tuổi trẻ rời ghế học trò, ngồi vào phòng lái theo tiếng mời gọi của không gian  thôi thúc lên đường.Những thần tượng một thời lên ngôi. Những cánh chim vút vào không trung,với tinh cầu dẫn lộ. Không gian vô cùng rộng nhưng có lúc nhỏ bé trong cần lái.

Ở Dương Hùng Cường, đọc để có một cảm giác khác. Những trang tiểu thuyết, mô tả đời thường với những nét đáng yêu cũng như đáng ghét của nó Những nhân vật ,có lúc buồn vui, có cuộc đời trầm bổng, lên xuống. Khi bất mãn ,ngôn ngữ phẫn nộ Lúc rong chơi, có ngôn ngữ giỡn đùa vô tư.  Một hạ sĩ quan,xuất thân từ Rochefort, nếu muốn thì những trường như  Đà Lạt, Thủ  Đức lúc nào cũng mở rộng cửa đón chờ cho cấp bực thiếu úy từ thời đó, và đường binh nghiệp chắc không đến nỗi tả tơi. Dương Hùng Cường chắc có lúc cũng chạnh lòng với nỗi thiệt thòi. Nhưng lẫn lộn trong đó, là niềm kiêu hãnh của những người khai sơn phá thạch. Trong phẫn chí, vẫn có tự hào.Với văn chương, ông vẫn là người luôn trân trọng tình bằng hữu,những người đã chia sẻ cùng ông những tháng năm dài chiến tranh trên quê hương.

Đọc “ Buồn Vui Phi Trường”, bốn  mươi năm về trước,Tôi có cảm giác đang nhìn vào dáng tượng mình qua tấm gương phản chiếu. Đời sống của tôi và bạn bè tôi,  trong vòng rào phi trường, có hào hùng tuổi trẻ, có sôi nổi thanh xuân. Đọc, để thấy mình đang trên phi đạo, nhìn ngắm cánh chim đi về. Một chút viễn mộng phương xa, thời tóc xanh môi hồng sao ngắn ngủi. Tất cả, tồn đọng trên trang sách ,nhạt nhòa. Đọc, để thấy chia sẻ với một người nay đã về hư vô sau những gian nan cuộc sống.

 Tác phẩm thứ hai của Dương Hùng Cường là “ Vĩnh Biệt Phượng “ , một chuyện tình thời chiến của những chàng phi công .Tâm và Dương là hai bạn thân cùng đơn vị , là cặp bài trùng của phi đoàn khu trục ở Biên hòa. Dương trong một phi vụ hành quân đã bị bắn rớt và trải qua những giây phút thập tử nhất sinh để  mưu sinh thoát hiểm . Trong khi đó ở trên trời , Tâm đã nhất quyết không rời vùng để cover cho bạn. Kết` cuộc là Dương thoát hiểm trở về được căn cứ . Rồi , đến khi Tâm bị bắn rớt   và Dương đau đớn khi bị mất một người thân .  Họa vô đơn chí với gia đình Tâm , Thư Hương , em gái của Tâm , bị một anh chàng bác sĩ sở khanh dụ dỗ đến mang thai  và Dương vì tình bạn đã cưu mang   cái bào thai ấy và nhận lấy Thư Hương làm vợ dù đã có người yêu là Phượng , một mối tình trong sáng và  thánh thiện . Kết quả , là Vĩnh Biệt Phượng :

“Phượng bàng hoàng như bị ai đập mạnh một nhát búa. Bàng  hoàng hơn cả sáng nay, nghe tin Tâm chết. Tai Phượng như ù đi, không còn nghe thấy Dương nói gì nữa . Hình như  Dương còn nói nhiều lắm nhưng Phượng như bềnh bồng lao đao muốn ngã. Nàng phải vịn vào một thân cây để đứng vững. Dương muốn đỡ lấy Phượng , nhưng rồi lại thôi , sau một giây ngập ngừng.

 Như thế mối tình ấy tới đây là hết rồi  Trong một khoảnh khắc Phương thấy như trê thế gian này có hai người chết . một người là Tâm nằm trong kia và một người là Phượng đang đứng ở đây. Mắt nàng mở lớn nhìn vào khoảng trống trước mặt  và nàng biết rằng bây giờ chỉ cần nhẹ chớp mắt là nước mắt sẽ ào ào tuôn ra.Tiếng Dương thoảng như tiếng gió:

Thôi , vĩnh biệt Phượng !..”

Trong hai tác phẩm , Dương Hùng Cường đều lấy  khung cảnh của nghĩa trang để   cho những nhân vật của mình chia tay nhau . Ở “ Buồn vui phi trường “  cũng là nghĩa trang , khi người đàn bà vừa mất chồng nắm tay đứa con thơ đi trên con đường nghĩa trang của buổi chiều nạt nắng . Hình ảnh cô đơn và buồn thảm qúa .   Hình ảnh của người phi công hào hùng dường như bị nhòe đi bởi những dòng lệ thương xót.  Tôi đọc   truyện của Dương Hùng Cường trong sự chia sẻ , bởi tôi biết , tác giả đã ảnh hưởng rất nhiều của sự thực . Bàng bạc trong truyện , là tâm cảm của một người lính rất yêu quân chủng của mình , và những nhân vật là tổng hợp của nhiều khuôn mặt có thực của đời quân ngũ. Cái đặc thù ấy , là của riêng của những người cầm bút Không quân.

 Dương Hùng Cường hay nhắc đến những người đã chết và họ là những khuôn mặt quen thuộc của Không Quân. Những trường hợp trở về của những người mấp mé cái chết là những giai thoại của quân chủng này. Như trong  Buồn Vui Phi Trường , tả lúc trở về của người phi công mà ông gọi là Ông Táo vì lúc đó chỉ khoác cái áo mưa và không mặc quần. Cũng như, trong Vĩnh Biệt Phượng , cũng tả rất chi tiết và sống động cuộc mưu sinh thoát hiểm của Dương. Không phải , bay trên mấy từng cao là an toàn. Có những cái chết  của những anh hùng của những thiên anh hùng ca..

Tự nhiên , tôi nhớ lại khuôn mặt dàn dụa nước mắt của đại úy Vũ Công Hiệp khi một mình trở về phi đạo  sau khi thiếu tá Phạm Văn Thặng phải làm crashed và hy sinh ở Kontum.  Cái lắc cánh từ giã người bạn nó đau đớn làm sao và hình ảnh một chiếc phi cơ đơn độc trở về sau phi vụ khi buổi chiều tắt nắng ở phi trường Pleiku là một ấn tượng nhớ đời. Một cánh chim lạc đàn đã để lại những đau thương  cho cả những người ở lại. Một điều rõ ràng , Dương Hùng Cường  trong tác phẩm của mình đã viết về những người chỉ huy , những người bạn với cả sự cảm khái cao độ.

   Với tôi ,  vào Không quân năm 1968, đến 1975 là bảy năm trong quân chủng , cũng có nhiều lần cảm khái như thế . Mới đùa dỡn với mấy đứa bạn ở phi đạo buổi sáng tiền phi thì chỉ vài giờ sau  đã nghe nổ tung ở giữa lưng trời . Và , cái cảm giác bồn chồn lo lắng ở biệt đội khi thấy con tàu chưa về khi trời đang tối để thấy thương mến và gần gũi hơn người phi công đang vượt qua nguy hiểm , qua thiên nhiên mây mù khắc nghiệt , qua lửa đạn của dàn phòng không địch …

Tác giả “Buồn vui phi trường” còn một bút hiệu khác,tàn bạo đối với những quan tham lại nhũng.Dê Húc Càn.Trên tuần báo “Con Ong “ thời đó, những bài viết châm biếm đã làm nhức óc nhiều đối tượng. Lúc hung hăng như một người lên đồng, lúc thâm thúy như một ông đồ xứ Nghệ, chất xây dựng cũng ngang bằng với chất đả phá.  Từ ngôn đến ngữ, cái chửi mất gà dân gian của mấy bà Bắc kỳ nhà quê hòa nhập vào cái hóm hỉnh riễu đời của Trạng Quỳnh dể thành một đồng thuận phẫn nộ trước những sự ác, trước những bất công.

Sau năm 75, gặp Dương Hùng Cường ở trại tù Long Khánh, tôi nhìn ra một nhân dáng mới. Phẫn nộ đời người được dồn nén vào tiếng nói.Thấm sâu và thâm thúy.Một lời diễn tả. Một nụ cười. Một biểu tỏ phản kháng. Diễu cợt ,là một phản ứng giải tỏa. Tôi hình tượng lại cái miệng tròn vo và đôi mắt diễn tả linh hoạt. Những buổi trưa nóng bức nằm tán dóc dưới mái tôn hội trường ở Long Khánh. Bộ bà ba nâu, đôi guốc tự đẽo có quai dây cáp to tướng cùng chiếc điếu cầy hút thuốc lào tự chế là những biểu tượng để nhớ về ông., nhà văn mà có một thời tôi yêu thích. Dưới mắt ông, những kẻ chiến thắng chỉ là những thằng hề của thời cuộc. Nói gì thì nói, những kẻ không chính nghĩa sẽ phải bị hủy diệt.Trước cả ngàn người cải tạo thuộc một trung đoàn ở Long Khánh, ông đã đấu lý với những người quản giáo về truyền thống đoàn kết hay chia rẽ cũng như cuộc chiến vừa qua là cuộc nội chiến hay truyền thống chống xâm lăng. Những ngu dốt mà tự kiêu, những quê mùa màtự hãnh, những nông cạn của ngôn ngữ loài vẹt là đích nhắm để diễu cợt những người Cộng Sản.Không còn báo in, báo viết, thì còn báo nói. Con ong tiêu rồi thì còn con kiến, bù nhọt mà chích thì cũng phù mỏ như chơi. Những tay “ăng –ten” có lúc làm ông khốn đốn nhưng rồi vì sức khỏe yếu nên  ông được thả về. Sau bị bắt lần thứ hai và chết taị khám Chí Hòa. Một hy sinh của kẻ sĩ. Hình như , không bao giờ ông hài lòng với cuộc sống mình. Đường bimh nghiệp, cấp bậc khiêm tốn. Viết văn làm báo , nhiều tai nạn nghề nghiệp, nhiều hiểu lầm nhiều ân oán. Thành ra ,trong bất kỳ điều nào ông tỏ lộ, cũng có nét bất mãn chung thân. Và thời thế nhiễu nhương của một đất nước chiến tranh đã làm những ước mơ thời tuổi trẻ khi đang bồng bềnh trên sóng nước của tàu Athos II tàn lụi đi..

Khi tôi vượt biển và định cư ở Hoa kỳ , tôi lại được đọc Dương Hùng Cường , bài từ trong nước gửi ra hải ngoại.  Vẫn cái văn phong cũ , vẫn cái  thâm thúy xưa, những bài phiếm như những cái nhếch mép của một người thấy những nhố nhăng trên đời.  Như bài viết “ Khi chàng Trương Chi không đẹp trai”.  Một ý nghĩ tinh nghịch. Một sự ví von gợi lại những liên tưởng . Cộng Sản như là anh Trương Chi “ người thì thật xấu hát thì thật hay”. Còn nhân dân miền Nam như là  Công chúa Mỵ nương , khi chỉ nghe tiếng hát chưa gặp mặt thì mê đắm mê say nhưng khi gặp mặt thì lại thất vọng vì dung nhan quá xấu của anh chàng  chài lưới. Tiếng hát Trương Chi được ví với sự tuyên truyền đường mật của Cộng sản  và khuôn mặt xấu xí là bản chát phi nhân của chế độ hà khắc bạo ngược , lấy cứu cánh làm biện minh cho phương tiện.  Bài viết đăng ở hải ngoại gây ra nhiều tiếng vang  trong công luận  nhưng cũng gây nhiều phản ứng  của công an Cộng sản. Dương Hùng Cường bị bắt giam  tại nhà tù Chí Hòa và chết trong ngục tối . Một cái chết thảm thương nhưng cũng là một cái chết  tiêu biểu cho những người cầm bút luôn tranh đấu cho quyền tự do sáng tác và tự do ngôn luận…

Viết những dòng tạp ghi, tưởng nhớ lại một người cầm bút đã làm tôi yêu quân chủng của tôi. Tôi nhớ câu nói anh em thường truyền  miệng từ nhan đề của một bài viết của nhà văn  Đào Vũ Anh Hùng .Không bỏ anh em ,không bỏ bạn bè. Và ,chúng ta phải không quên những kẻ sĩ như Dương Hùng Cường. Tôi không đủ thân thiết để nói lão Dương ơi những lời cảm xúc  nhưng  vẫn có thể nói một câu: Vĩnh Biệt  Dương Hùng Cường, kẻ sĩ đã sống và chết trong một thời đại tăm tối của lịch sử. Và, một độc giả đã ái mộ ông  từ hơn bốn mươi năm trước  mươi năm trong  thời khắc  hôm nay có vài hàng chữ về ông.với lời cầu chúc chân thành linh hồn ông sẽ yên ổn trong cõi đời vĩnh viễn.