Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

VÀ NHƯ THẾ

TÔI ĐẾN TRONG CUỘC ĐỜI...

 

Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi...(TCS)

 

BS. ĐỖ HỒNG NGỌC

 

LTS. Phu nhân của một người bạn cựu tù Kỳ Sơn, Quảng Nam đã bước vào ngưỡng cửa "Thất thập cổ lai hy.." về thăm quê hương để lo chuyện mồ mả tổ tiên.  Trở lại Hoa Kỳ có mang theo vài cuốn sách của GS. Nguyễn Văn Xuân và tạp ghi của BS. Đỗ Hồng Ngọc "Gió Heo May Đã Về", nói về tâm trạng của những lớp tuổi về chiều đúng với tâm tư tình cảm của đương sự và các vị cao niên hải ngoại, nên đã đem đến nhờ tòa soạn đăng tải như một quà tặng năm mới.  Chúng tôi xin cảm ơn về nhã ý tốt này và xin quý tác giả đồng ý cho chúng tôi giới thiệu với độc giả Saigon Times.

 

Khi tôi viết những dòng này thì cơn lũ đã và đang tràn ngập đồng bằng sông Cửu Long, lôi cuốn không ít nhà cửa và sinh mạng của con người.  Trong nhiều năm liền, người ta đã tích cực phòng chống lũ, mà năm nào cũng vậy, mực nước vào mùa này cứ tăng từng ngày nhanh đến nỗi không còn chạy kịp nữa.  Bây giờ người ta bắt đầu bàn đến một phương án khác: sống chung với lũ.  Phải rồi.  Người ta không đắp đập ngăn bờ, chặn dòng nước lũ tràn về nữa mà sống với nó, nắm qui luật “đường đi nước bước” của nó, khơi dòng cho nó chảy và dĩ nhiên cũng sẽ nhận từ nó những phù sa mật ngọt...Tuổi chớm già cũng vậy, đôi khi...chạy không kịp, ập tới, xồng xộc tới, và dĩ nhiên ta cũng có hai cách phản ứng: ‘phòng chống” nó, ngăn chặn nó hoặc chấp nhận nó, “sống chung hòa bình” với nó, rồi thích nghi, rồi điều chỉnh ta trôi theo nó, từ đó biết đâu cũng không ít những phù sa mật ngọt.  Tùy cách mà ta chọn, có khi ta cứ chống, đến đâu hay đến đó, khi nào thua thì thua, có khi ta “dự báo thủy văn” từ xa, để hoàn toàn không bất ngờ.  Cái đó, Tây gọi là triết lý “ghế xích đu”, còn Đông Phương ta thì gọi là thuận thiên: tiêu dao, tự tại.  Hơn hai ngàn năm trước, Trang Tử viết: “Thuận Thiên là an thời xử thế, không để cho buồn rầu lo nghĩ, giận ghét xâm nhập tâm hồn.  Tiếp vật theo bản tính của sự vật, theo luật thiên nhiên.”  Và ông khuyên trong chương Dưỡng sinh chủ: Phải vừa tu dưỡng nội tâm vừa chăm sóc ngoại hình, muốn vậy nên điều độ trong việc ăn uống, chăn gối và đừng nên quá sức (Trang Tử, Nguyễn Hiến Lê dịch).  Còn danh y Tuệ Tĩnh của ta thì sắc gọn hơn: “Bế Tinh – Dưỡng Khí – Tồn Thần. Thanh Tâm – Quả dục – Thủ chân – Luyện Hình”. Biết rõ tiến trình sinh lý học, cơ thể học của tuổi chớm già ta sẽ có thể “Lắng nghe” cơ thể ta nhiều điều thú vị như lắng nghe câu chuyện của dòng sông.  Cái ngớ ngẩn lãng quên, cái phai dần mái tóc, những nét chân chim rồi cả một vườn chim ngộ nghĩnh trên da...Ta quan sát nhìn ngắm ta trôi qua từng năm tháng.  Trăng rồi khuyết, hoa rồi tàn, ta rồi...teo là chuyện dĩ nhiên, sao còn phải thắc mắc.  Bệnh hoạn, đôi khi cũng cần thiết để có một quãng lặng nghỉ ngơi, miễn không phải là một thứ bệnh tuyệt vọng.  Tác giả “Quy luật của muôn đời” đã nói mỗi người nên bị bệnh nặng một chuyến trong đời cho biết.  Phải rồi, lúc đó ta mới có dịp ngẫm nghĩ, nhìn ngắm lại những ngày qua, hoạch định những ngày tới, ta thấy thương ta hơn mà cũng thương người hơn.  Nhiều khi ta đối xử với ta quá tệ.  Cơ thể ta ví như con ngựa kéo xe mà ta cứ quất roi túi bụi, chẳng thèm chăm sóc lấy một chút.  Đã vậy, “Rồi bị thương người ta giữ gươm đao, không chịu chữa không chịu lành thú độc” (Xuân Diệu). 

Cần thiết tạo một môi trường cho người lớn tuổi, đặc biệt là cho người phụ nữ tiền mãn kinh để tránh những tai nạn gãy xương đáng tiếc vì biết xương đã giòn, đã loãng.  Thuốc men bất đắc dĩ mới phải dùng vì chỉ dùng những thứ thật cần thiết theo hướng dẫn của thầy thuốc.  Kích thích tố liệu pháp nhằm cản trở bước tiến của thiên nhiên chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt, ngắn hạn, bởi vì nó vẫn là một con dao hai lưỡi.  Trái lại, để giữ cho dáng dấp thanh tao, vẫn phải theo cách dưỡng sinh của người xưa: “Thu ăn măng trúc đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” (Nguyễn Bỉnh Khiêm).  Thực phẩm vẫn là điều quan tâm trước tiên.  Thức ăn nên ít năng lượng, ít đường, ít muối, ít dầu mỡ mà nhiều xơ, nhiều vitamin.  Ít đường để tránh đái đường, tránh mập, ít muối để tránh cao huyết áp, ít dầu mỡ để tránh béo bệu; nhiều xơ tránh táo bón, tránh ung thư, nhiều vitamin tăng cường sức sống, sức đề kháng.  “Măng trúc” ấy là thức ăn nhiều xơ, ít năng lượng; “Giá” ấy là thức ăn nhiều vitamin! Mà mùa nào thức đó! Thế mới biết ông cha ta ngày xưa...khôn đến thế nào! Tuổi chớm già, người ta ít vận động, ít tiêu hao năng lượng, lại có tiền, lại có...quyền, lại bị tiệc tùng giỗ chập cưới hỏi liên miên người ta dễ mắc một số bệnh tiêu hóa như đau bao tử, bón, trĩ, ung thư ruột già, chai gan, tích mỡ trong gan (thường gọi là gan nhiễm mỡ)...vận động cơ thể với những phương pháp thể dục thể thao vừa sức cũng là cách giữ cho khớp không long, cơ không nhão và nhờ đó bộ xương được giữ chắc, an toàn hơn. “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” là vậy!

Biết rõ vai trò, vị trí của mình trong xã hội, lúc tiến lúc thoái để thân tâm được an nhàn, người xưa “tiến vi quan, thoái vi sư” cũng là một công thức tốt cho tuổi chớm già. Đã vậy khi hứng người ta có thể treo ấn từ quan để “lên non tìm động hoa vàng ngủ say” được, không như bây giờ còn kẹt...biên chế, phải chờ duyệt hội đồng! Sau những năm cống hiến tận lực, lúc về già, người ta đã có ít nhiều kinh nghiệm, có thể truyền đạt lại cho đàn em cũng là điều tốt, tạo điều kiện cho đàn em thay thế và vui vẻ lui về giữ vị trí “cố vấn” trong một lãnh vực nào đó để thấy mình còn có ích.  Với sự từng trải, lòng độ lượng, có thể mỉm cười nhìn những đổi thay: “Mặc ai hỏi mặc ai không hỏi tới, gẫm chuyện đời mà ngắm kẻ trọc thanh”(Nguyễn Công Trứ) cũng thú vị lắm chứ!

Biết rõ tiến trình cuộc sống, rằng tuổi chớm già, ấy là thời kỳ chuyển tiếp, một giai đoạn của một vòng đời, từ ngày xưa còn bé chỉ biết đến ta, rồi có đôi bạn, vợ chồng, rồi chung lo gia đình con cái, khi con cái lớn khôn, lại trở về thời của đôi bạn...già, để rồi năm tháng trôi nhanh, tiến dần đến chỗ chỉ lại biết mình ta(ego-centered) như hồi xưa còn bé. Lâm Ngữ Đường viết: “Đời sống là một bài thơ.  Nó có vận Luật, tiết điệu, chu kỳ thịnh suy của nó.  Mới đầu là tuổi nhỏ ngây thơ rồi tới tuổi xuân vụng về, ráng thích ứng với xã hội, nhiều nhiệt tình, nhiều tham vọng, dại dột mà có lý tưởng, tiếp tới một tuổi hoạt động kịch liệt, rút được nhiều kinh nghiệm trong xã hội và về bản chất con người, tới tuổi trung niên, hoạt động giảm đi, tính tình dịu đi như một trái cây đương chín hoặc như thứ rượu ngon đã hết nồng, khoan dung hơn, ôn hòa hơn, nhưng cũng ngạo nghễ hơn, bất chấp hơn, rồi tới khi bắt đầu xế bóng các hạch nội tiết hoạt động giảm đi, chúng ta mới thấy là có được cái triết lý của tuổi già, cái tuổi hòa bình, ổn định, nhàn dật và mãn nguyện...” Rồi ông khẳng định thêm: “Hồi tráng niên mà không biết nhàn tản thì đã là một tật xấu rồi, tới tuổi già mà không biết nhàn tản thì quả là một tội lớn đối với bản tính con người.” (Sống Đẹp-Lâm Ngữ Đường, bản dịch Nguyễn Hiến Lê).

Cần cho con cái biết những khó khăn của tuổi chớm già, chúng có thể chia sẻ ít nhiều, hoặc ít ra cũng cảm thông được những điều kỳ cục, bất thường của ta cũng như ta cảm thông những kỳ cục bất thường của chúng ở tuổi mới lớn.  Biết lấp “tổ trống” là điều kiện tiên quyết để có hạnh phúc ở người phụ nữ tuổi chớm già.  Lệ thuộc con quá đáng là điều không tốt.  Mớm cho con ăn, nhưng khi đủ lông đủ cánh thì phải giúp cho con bay xa, bay cao.  Quyến luyến mãi cái tổ trống rõ ràng là không nên.  Ở người đàn ông, tuổi về hưu cũng vậy.  Phải biết “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (Nguyễn Công Trứ) mới là hợp đạo lý.  Cần có nhiều cách sống, nhiều “nghề tay trái” để không phải nhàm chán, nôn mửa.  Sáng tạo thì không bao giờ tắt, dù tuổi đã cao.  Cần biết hưởng nhàn, “Thú yên hà trời đất để riêng ta” . Không tranh với ai thì cũng không ai tranh với ta mới “Thảnh thơi thơ túi rượu bầu” được.  Chơi một môn thể thao, đọc sách, xem phim, du ngoạn, làm vườn, khắc gỗ, nặn tượng, vẽ tranh, chụp ảnh, thêu đan, nấu nướng, học thêm một điều gì đó mà mình thích...đều rất tốt cho tuổi chớm già.  Tham gia vào công việc cộng đồng, làng xóm, tham gia các hội đoàn, câu lạc bộ, hội từ thiện.  Có thể đến với một tôn giáo, nhưng không nên mê tín dị đoan.  Ông Nguyễn Hiến Lê viết: “Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình.  Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh vì lợi.  Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không. (Đời viết văn của tôi, NHL)

Tuổi chớm già biết thuận thiên, biết tiêu dao, tự tại, biết từ bỏ đúng lúc, biết thư nhàn, sáng tạo, có sức khỏe vừa đủ, không nợ nần, không vướng bận cũng chẳng khoái ư?