Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

VÀI PHÚT CHẬP CHỜN

VỚI TRANG CHU ĐẠO SĨ

 

VŨ KÝ và NGUYÊN THÙY

 

Lật mãi quyển Nam Hoa Kinh, không tìm đâu ra mười chín ngụ ngôn, mười bảy trùng ngôn như tác giả bảo, người viết bực mình, cằn nhằn, trách móc:

- Cái ông Trang Tử này “tào lao” không thể tả. Nói úp úp mở mở, viết nửa kín nửa hở, tầm phào, tếu hết chỗ nói.Bỗng một cánh bướm chập chờn từ đâu xuất hiện, rồi một giọng cười sang sảng, tươi vui:- Chú bé trách ta đấy à? Hay lắm...Người viết giật mình, nhìn quanh. Cánh bướm bỗng vút lên cao rồi một vị dáng dấp thư sinh, tuấn tú, trang nhã, có nét gì tiêu dao, phiêu hốt xuất hiện. Người viết run run, ngập ngừng:- Thưa, ngài là Trang Chu?- Ừ, ta là Trang Chu.- Ngài vừa từ cánh bướm...- Đúng, ta từ cánh bướm. Ta là Hồ Điệp, ta cũng là Trang Chu. Chú bé nhìn ra ta. Chú bé đang tư lự gì đấy?- Thưa, con đang đọc Nam Hoa Kinh của Ngài.- Ồ, bây giờ mà chú bé còn đọc sách của ta, kể cũng lạ.- Thưa, tại sao?- Giờ này, con còn ê a nào Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử, Giê Su, Trang Chu.... thì quả là con cũng “tiếu ngạo giang hồ” lắm đó.- Kính thưa, con không hiểu. Ngài chê hay khen con đấy?- Ta không chê cũng chả khen, chỉ tội nghiệp cho con thôi.- Bẩm, sao thế?- Con không hiểu sao? Bây giờ là thời đại của công nghiệp, của khoa học kỹ thuật, của người máy, của tiên đoán, của vệ tinh... Con không thích ứng với thời đại sao? Đọc những Thích Ca, Khổng Tử, Giê Su, Lão Tử, Trang Tử... chẳng là lỗi thời rồi sao?- Nhưng thưa, chính giữa cái thời đại văn minh kỹ thuật này, con lại thấy cần phải đọc lại lời của Thánh nhân xưa vì con cảm thấy thời đại bây giờ như còn thiếu một cái gì đó khiến cuộc sống con người - trong đó có con- bị ngột ngạt sao ấy... Chính vì để hiểu thời đại bây giờ mà con thấy cần phải đọc lại cái kỳ thư xưa cũ: đó lã cách đức Khổng bảo “ôn cố tri tân”. Con mạn phép nghĩ vậy, không biết có đúng không?- Quả con còn ngây thơ, trong trắng. Con có lòng lo cho ngày mai. Ngày mai làm khổ con người quá lắm. Ngày mai là động lực bắt con người quay tìm quá khứ. Ông Phật bên Ấn Độ nói một câu nghe khác lạ, bất thường “Hồi đầu thị ngạn”, con chắc biết câu đó. Cái quá khứ cứ chuyển vị về tương lai bắt con người phải bơi lội theo nó mãi. Mọi môn học trước nay, đáo cùng cũng quy về đào bới cho ra cái quá khứ nguyên sơ đó vậy. Con hỏi điều con nghĩ có đúng không, ta biết sao trả lời. Đúng cũng không đúng mà không đúng cũng không đúng.- Thưa Ngài, Ngài lập ngôn kiểu ấy, con hiểu sao được. Xin Ngài dùng ngôn ngữ bây giờ, may ra con còn tiếp thu được phần nào...- Con bắt ta làm một điều khó khăn. Ngôn ngữ bây giờ khó hơn ngày xưa gấp bội. Ngày xửa, ngày xưa, chữ nghĩa ít nên lẩn quẩn có mấy tiếng, mấy câu lập đi lập lại mãi; còn bây giờ chữ nghĩa quá nhiều nên lung tung lắm. Cái gì mà nhiều quá dễ thành vô trật tự...- Dạ... nhưng mà, thưa Ngài, bây giờ nhiều sự việc quá thì phải nói nhiều mới đủ chứ?- Cứ cho là vậy, nhưng con biết không, mọi thứ, dù gì là gì, thì cũng chỉ là cách nói muôn đời khác nhau về những thứ muôn đời chỉ một.- Ngài nói hay quá nhưng quả tình con không hiểu. Con nhai đi nhai lại sách của Ngài mà chẳng hiểu mô tê gì ráo...- Chỗ nào trong sách la, con băn khoăn nhất nào?- Dạ thưa, ở thiên Ngụ Ngôn ấy, Ngài bảo “Ngụ ngôn, thập cửu, Trùng ngôn thập thất” mà con tìm suốt sách Ngài chẳng thấy đâu ra 19 ngụ ngôn và 17 trùng ngôn cả.- Ha, ha...tội nghiệp cho chú bé. Chú có đào bới suốt đời cũng chẳng tìm ra đủ con số đó.

- Thế sao Ngài lại viết? Chao ôi, con muốn điên đầu lên! Ngài ác quá, con không chịu đâu?- Chú bé trách ta à? Được lắm. Hãy lên án ta lần nữa...- Xin Ngài tha tội, con lỡ mồm. Nhưng xin Ngài chỉ cho con chỗ nào tìm ra 19 ngụ ngôn và 17 trùng ngôn.- Chẳng có chỗ nào cả. Con tìm trong đầu thôi.- Con đã đập bể đầu con mà có thấy đâu?- Tại sao lại thấy? Cái ở trong đầu không thấy mà chỉ nghiệm. Cái nghiệm thoát ra ngoài thành cái thấy. Cái thấy bên ngoài chỉ hữu ích khi trở thành cái nghiệm.- Dạ, vâng... Nhưng con ngu tối, đầu óc bé bỏng, được gặp Ngài quả là một kỳ ngộ. Xin Ngài vui lòng chỉ giáo cho con để “vắng người còn chút quả tim”...- Con cũng đáo để lắm, dám đem ý ông Nguyễn Du nhà con để “cưỡng bức” ta phải nói. Nhưng thôi, thấy con là kẻ có lòng, ta nói đây:

“Ngụ ngôn, trùng ngôn thì vô số, biết kể sao cho hết. Ta dùng các con số 19, 17 chỉ là nói về số nhiều thôi. Có dùng bao nhiêu ngụ ngôn, trùng ngôn, có nhắc đến bao lời Thánh nhân, hiền triết thi cũng chẳng giải quyết được gì cõi đời này mà còn làm thêm rắc rối, nhiêu khê. Con chẳng thấy chính sự viện dẫn lời người này, kẻ nọ mà sinh ra cãi cọ, tranh chấp nhau lung tung sao, lại còn làm sai lệch lời người xưa nữa. Ta dùng các con số đó chỉ để gián tiếp nói rằng còn luẩn quẩn cò kè, đo đem, tính toán hơn thiệt thì mọi sự chỉ thêm lôi thôi chứ không bao giờ sáng tỏ. Con số - con không biết sao- chẳng là ký hiệu để đo đếm, tính toán, phân biệt sao? Còn trong vòng phân biệt, còn trong thế đối đãi nhị nguyên thì vô minh còn dày, vô minh phát sinh từ lòng dục do bởi những con số cò kè bớt một thêm hai đó”.- Thưa Ngài, con chỉ lãnh hội có một phần các chỉ giáo cao siêu của Ngài. Lại xin thưa Trang Sỉnh Đạo Sĩ, con vẫn không hiểu lời dạy của Ngài gần như một công thức nhiệm màu: Đúng cũng là không đúng mà không đúng cũng là không đúng. Xin Ngài giải rõ...- Con lôi thôi lắm. Đã ngu mà còn cứng đầu... Này nhé, thế nhân sống mà là chết. Kẻ dũng sĩ siêu quần chết mà là sống đó con. Con người diệt sắc uẩn (hình thể con người) của họ nhưng không diệt được cái thức uẩn (sự ý thức) của họ. Con người chế ngự và hủy diệt xác họ, nhưng không khuất phục và băng hoại cái tâm, cái thần của họ được. Nào, các người hãy giết họ đi. Họ sẽ sống lại muôn đời ở cái dũng, cái khí, cái chí, cái nội lực của họ mà con người đã đầu hàng, dù có uy lực, vũ dũng gươm mác đầy mình con người!

Cũng như sự sống và sự chết là lẽ Đạo tự nhiên của Trời đất tiếp nối không cùng.Đa số thế nhân thường tham sinh úy tử vì có quan niệm sai lầm về lẽ sống và sự chết. Các người thô bạo mày trần mắt thịt không hiểu nổi đâu. Hết sống là chết. Kìa các người hãy xem gốc cây khô đằng kia các người chặt nó đem về nhúm lửa. Lửa bén vào củi, rồi củi hết là lửa tắt. Củi là hình hài. Lửa là tinh thần. Kỳ thực ta biết thế nào là hết lửa được: Lửa tắt là vì củi hết đó thôi. Không nên nói lửa tắt, mà phải nói hết củi. Cũng như hiện con đang nằm mộng mà chất vấn và lý hội lời khuyên của ta đó. Ta là bướm. Bướm là Trang Chu Đạo Sĩ là ta đó, con có biết? Lý Bạch môn sinh của ta chăng đã nói: xử thế nhược đại mộng...

Và Tản Đà, thi hào của con cũng chỉ nêu một điều sơ cấp của lẽ Đạo:...Ngẫm nhìn xưa, ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang

Cùng một giấc mơ màng, trong vũ trụ...Nên cười trước cái chết và thản nhiên - nếu chưa biết khóc trước cái sống. Vì Đời là một cuộc mộng mị, ta lặp lại:Sinh ra trong khoảng trời đất này, con người chẳng khác nào cái bóng mặt trời thoáng qua khe cửa sổ; đường sinh tử và lối đi ra đi vào tự nhiên của vạn vật, nhẹ nhàng, dễ dàng không riêng gì cho người nào và cho vật gì. Vì hoá mà phải sinh, vì hoá mà phải tử thì việc gì ta phải lo, phải buồn. Lo buồn cho sự sống chết, tức là không biết gì và còn cãi lại mệnh trời nữa. Con người quen lo sợ cho điều mình chưa biết ra thế nào, biết đâu sự thay đổi ấy của tạo hoá là một điều hay mà mình nên mong ước.Ngày xưa, người con gái đẹp đất Lệ sang lấy vua nước Tấn, lúc ở nhà ra đi thì kêu khóc; đến khi về ở với Vua được mọi điều sung sướng lúc ấy mới hối rằng mình trước kia đã khóc nhiều. Thế thì biết đâu người chết rồi lại không hối lúc trước mình đã cầu mong sống.Thường nằm chiêm bao thấy tiệc tùng chè chén, sáng dậy cảm thấy buồn buồn, hoặc đêm nằm chiêm bao thấy sự buồn lòng, khổ trí sáng dậy cảm thấy vui vẻ, như thế nghĩa là chiêm bao và sự sống hàng ngày không giống nhau.Đương trong giấc mộng, thấy mình hành động, ăn uống vui chơi thực sự mình đang làm ở đời, mà nào mình có mảy may ngờ rằng toàn là sự việc chiêm bao; mãi đến khi tỉnh dậy mới biết à! vừa rồi là một cơn mộng mị. Cho nên sống ở đời cũng thế là quay cuồng trong một giấc mộng mà nào có mấy ai nhận thức được, hoạ may chăng, đến khi chết, thân trở về cát bụi, nhìn lại hành trình qua, mình có dịp so sánh để mà biết đằng mình đã sống trong mộng mà thôi. Chỉ có bậc đại giác mới biết rõ cuộc đời là một giấc mộng lớn mà thôi, còn người tầm thường chưa tự giác thì yên trí rằng mộng đây vẫn là tỉnh và trong mình làm chủ thể được cái tâm trí ấy.Cuộc sống ở đời là một giấc mộng mà sự chết mới là lúc tỉnh vậy.Bởi vậy, ta nên có thái độ tự nhiên nhi nhiên, hễ gặp lúc sống mà sống là hợp thời, gặp lúc chết mà chết là thuận cảnh, vậy việc gì mà lo buồn, mà hành động cho mệt xác.Con người lúc sống chẳng khác nào như bị cái dây treo mình trong khoảng không gian, lúc chết là cái cái giây ấy mà xuống vậy.Đã bao lần rồi, ta mất công giảng thuyết dông dài để cho thế nhân và các môn sinh lĩnh hội...Bỗng một cánh bướm vụt thẳng lên không nhẹ nhàng như một canh hoa bay ngược về trời...