Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TƯỞNG NIỆM  GIÁO SƯ

NGUYỄN NGỌC HUY

 

NGUYỄN MẠNH TRINH.

 

 

Ngày 28 tháng 7 năm 1990 là ngày từ trần của giáo sư  Nguyễn Ngọc Huy.  Ông mất khi đang ngược xuôi tất tả đi vận động để vận động phong trào  thế giới  yểm trợ cho những người yêu tự do dân chủ của Việt Nam. Suốt đời , sống đạm bạc , hầu như tất cả những tâm lực đều dồn vào việc thực hiện lý tưởng .  Cái chết của ông là một mất mát lớn cho đất nước.

Có một con người chiến sĩ trong con người thi sĩ, tôi đã nghĩ như thế khi đọc những bài thơ trong tập “ Hồn Việt “  của Đằng Phương. Tôi không ngờ đó là bút hiệu của giáo  sư Nguyễn ngọc Huy. Những bài thơ đã mang cái tâm rộng lớn phổ vào ngôn ngữ để thành những  câu thơ đầy tâm huyết nhưng lại truyền  cảm .

Mỗi năm , cứ đến ngày giỗ của ông , có nhiều nơi làm lễ tưởng niệm . Những người đồng chí , những học trò cũ, những người yêu mến ông , tụ họp lại và nhớ về một người tuy  đã khuất  nhưng cái sống vẫn còn, bởi ngọn đuốc thắp lên  từ cuộc đời và hành động của ông.

Còn riêng tôi, đó cũng là dịp để đọc lạo những bài thơ , của một thi sĩ không muốn làm thi sĩ mà muốn dùng thi ca để bày tỏ lòng yêu nước và khích động những lớp trẻ hơn đi vào con đường tranh đấu.Hình như , những bài thơ ấy đã ảnh hưởng đến cả một thế hệ của chúng tôi. Chúng tôi, khi còn nhỏ , đã nghẹn ngào với nhục mất nước . Chúng tôi đã hãnh diện khi  dân tộc mình có những anh hùng liều mình cho núi sông.  Chúng tôi hãnh diện là người con dân đất Việt ..

Nếu  ai hỏi tôi . Có một quyển sách nào tạo được ảnh hưởng   sâu  sắc  kéo dài suốt cả cuộc đời không? Thì tôi sẽ trả lời rằng. Có . Đó là quyển sách “ Tân Quốc Văn” lớp nhất của ba tác giả  Trần Mộng Chu, Nguyễn Quý Bính ,và  Hoàng Đình Tuất. Quyển  sách giáo khoa bậc tiểu học ấy, theo ý nghĩ của tôi, đã ảnh hưởng đến  cả một thế hệ học sinh chúng tôi. Những bài học thuộc lòng và  những bài tập đọc  thời thơ ấu ấy đã tạo cho chúng tôi những ấn tượng sâu sắc về con người Việt , dân tộc Việt, đất nước Việt.  Tự nhiên, gây ra cho chúng tôi những tình cảm gắn bó với quê cha , đất tổ và thành một nỗi niềm thiêng liêng không thay đổi…. Lớn lên, trong tình trạng của một đất nước chiến tranh , nhưng nề nếp xưa kia vẫn nguyên  mực thước.  Cái khuôn mẫu đức dục , trí dục ấy vẫn hướng dẫn chúng tôi theo những bài công dân giáo  dục đã được  ươm mầm lúc còn trong trắng học trò

Tôi nhớ những câu thơ  Lưu Trọng Lư về mẹ mà mỗi lần nhớ đến lại nao nao trong dạ về tuổi ấu thơ trôi qua  :”Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời .Lúc người còn sống tôi lên mười. Mỗi lần nắng mới len ngoài dậu. Ao đỏ người phơi trước dậu thưa…”. Tôi nhớ những câu thơ Đoàn Văn Cừ  và , “ Chợ Tết “, Tế Hanh và , “Lời Con Đường Quê”, Xuân Tâm và , “ Nghỉ hè”, … những bài thơ làm cho tôi yêu mẹ cha,  yêu thầy , yêu bạn, yêu quê hương , đất nước…

Tôi nhớ vào một buổi trưa nóng nực của Saigòn, tôi nằm trên phản đọc và học thuộc  những câu văn phẫn hận  trong bài “ Ngục Trung Thư “  của  nhà cách mạng  Phan Bội Châu mà ròng ròng nước mắt. Dù trẻ thơ , nhưng tôi cũng nghe thắt trong ngực,  buốt trong tim vì những lời thống thiết của một sĩ phu trước cảnh nhà tan , nước mất. Không hiểu tôi có quá chủ quan không , khi nghĩ rằng ngày hôm nay tôi viết văn được là nhờ những bài tập đọc , những bài học thuộc lòng thời thơ ấu ấy.

Nhưng có một người làm thơ, tuy khẳng định mình không phải là thi sĩ nhưng lại gây cho tôi thật nhiều cảm xúc từ thi ngữ và thi  ảnh. Đó là nhà thơ Đằng Phương, tức giáo sư Nguyễn Ngọc Huy,mà các bài thơ  của ông như  “Anh Hùng Vô Danh”,  hay “ Ngày Tang Yên Báy” tôi đã thuộc lòng không sót một chữ thời học tiểu học. Tôi nhớ những lời bình giải  của thầy cô dạy  chúng tôi  lúc đó về cái tâm yêu nước vằng vặc của những bài thơ này.  Tôi nhớ cô Khang , cô giáo lớp nhì  của tôi  vừa giảng về cái chết anh hùng của  những chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng  trên đoạn đầu đài vừa rưng rưng nước mắt. Tôi nhớ thầy Thuật, thầy giáo  lớp nhất  của tôi  đọc những câu thơ  tả cảnh chia ly giữa hai cha con Nguyễn  Phi Khanh và Nguyễn Trãi  với giọng thật nhiều cảm khái làm chúng tôi say mê như trong một vở kịch thơ hùng tráng mà  bi thiết.. …

Tôi nhớ, khi bắt đầu đọc lại những trang thơ  của “Hồn Việt”, để thấy rõ  tâm tư của thi sĩ Đằng Phương.  Tôi nhớ, rất nhiều , từ những bài học thuộc lòng thuở nhỏ để liên tưởng thành cảm giác bây giờ. Vâng, tôi làm sao quên được ….

Nguyễn Ngọc Huy, là một khuôn mẫu của con người tranh đấu.  Đời sống của ông là một chuỗi dài hoạt động cho một mục đích mà ông có từ lúc thiếu thời . Với lý tưởng noi theo, Đằng Phương cũng là một khuôn mẫu khác để dùng văn chương  bầy tỏ chính kiến mình. Một mà hai , hai mà một,  hai vóc dáng ấy hòa hợp thành một khuôn dáng  người Việt yêu nước  .Trong bài thơ đầu tiên của “ Hồn Việt “,”  Thay lời tựa “, ông khẳng định:

  

“ Hỡi người bạn giở tập thơ Hồn Việt

Đọc giải buồn hay  để biết Đằng Phương

Đây những lời giới thiệu kém văn chương

Chỉ lấy sự chân thành làm giá trị.

Tôi chẳng  phải là một nhà thi sĩ

Lấy văn thơ làm Lẽ Sống trên đời

Đem ngọc châu trau chuốt mãi nên lời

Để trang điểm nàng Ly Tao diễm lệ

Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ

 Thả linh hồn hòa nhịp với thiên nhiên

Dùng lời thơ ghi vẻ đẹp u huyền

Luôn biến chuyển của núi sông hùng vĩ…”

   

Ngôn từ bình dị, nhà thơ mang sự chân thành làm căn bản cho thi ca mình.Không viển vông lãng mạn, không mơ màng ảo giác , tất cả chỉ là lời tâm sự của một người chiến sĩ tuy thất bại trong thời thế ngửa nghiêng của đất nước nhưng vẫn nuôi một niềm lạc quan cho tương lai của đất nước của dân tộc. Đích thực không phải, mẫu  người của “ là thi sĩ nghĩa là ru với gió. Mơ với trăng và vơ vẩn cùng mây..”. Mà, chỉ là :

 

 “.. Tôi chỉ là một người dân nước Việt

Cảm nỗi lòng của kẻ mất quê hương

Nỗi nhục nhằn , nỗi khổ cực đau thương

Của nòi giống nghẹt trong cùm lệ thuộc

Lúc đường sống mịt mù chưa thấy được

Tôi mượn thơ để tỏ nỗi căm hờn

Nỗi u buồn chán nản kẻ cô đơn

Không phụng sự giang san như ý nguyện

Nhớ người bạn lạc loài nơi chiến tuyến

Và nhìn gương tranh đấu của tiền nhân

Tôi thấy mình vô dụng lấy thơ văn

Ghi nỗi tủi một cuộc đời trống rỗng…”

  

Tôi  đã tưởng tượng. Một chính khách sống đạm bạc, quần áo trang phục giầy vớ cũ sờn, nhưng vẫn đi hết mọi nơi trên thế giới  để mong vận động liên kết thành  một lực lượng tranh đấu  cho tự do dân chủ. Tôi đã tưởng tượng. Một người  khoa bảng  những đêm não lòng thức trắng,  vừa chăm chú nhiên cứu theo những trang chuyên khảo Bộ luật Hồng Đức vừa nghe đau xót thế thời.  Nhưng , với đời  sống   của Nguyễn Ngọc Huy   và  thi ca  của Đằng Phương, thì không còn là tưởng tượng mà là sự thực. Vận số đất nước phải chịu nhiều điêu linh, bao nhiêu năm chiến tranh với những bàn tay ngoại bang chỉ đạo, khiến sinh lực dân tộc hao mòn, quốc gia bị tụt hậu so với những quốc gia lân cận. Tình cảnh ấy, không phải là nỗi niềm riêng của nhà thơ Đằng Phương , mà còn là chung của nhiều thế hệ Việt Nam.Thơ và người, là một , phản ánh của một thời đại đầy biến động.

Tôi đọc bài thơ “ Ngày Tang Yên Báy “ trong một chia sẻ tột cùng. Thơ không phải để kể lại một câu chuyện  , mà , thơ là dòng điện truyền nhũng cảm xúc mãnh liệt lan vào trong tâm tưởng :

  

“… nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến

sau cái nhìn chào non nước bi ai

 Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài

 Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng

“Việt  Nam muôn năm!” Một đầu rơi rụng

“Việt nam muôn năm !” Người kế tiến lên

 và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên

 những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc…”

Làm sao chúng tôi không yêu núi sông đất nước cho được khi dân tộc tôi có những anh hùng như vậy.  Việt Nam muôn năm! Một đầu rơi rụng. Việt nam muôn năm! Người kế tiến lên… ôi ! câu thơ sao mà hùng tráng sao mà tuyệt vời hy sinh như vậy. Trung Hoa có mẫu người Kinh Kha sang Tần như là một trang tráng sĩ hào hùng đởm lược. Nhưng so sánh với  mười ba liệt sĩ Yên Báy khi tử biệt có khi còn không bằng.     Những chiến sĩ coi cái chết tựa lông hồng, đem hình hài trả nợ núi sông, dù con người đâu phải cỏ cây cũng có gia đình thê nhi gánh nặng :

 

“ … Vài cụ già đầu bạc lệ ràn rơi

Ngất người sau tiếng rú : ‘ Ối ! con ơi!

 Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn

 Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn

Của những trang anh kiệt sắp lìa đời

 Nhưng chỉ trong giây phút vẻ tươi cười

Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước

Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước

Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường

Eo le thay ! muốn phụng sự quê hương

Phải dẵm nát bao lòng mình quý mến…”

 

Nguyễn Thái Học, người đứng đầu  Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Báy đã từ chối chạy qua Trung Hoa theo lời khuyên của những người đồng chí. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại, những nhà cách mạng lão thành Việt Nam đang lưu lạc ở Trung Hoa đã đề cử    đồng chí Đoàn Kiểm Điểm trốn về nước mời Nguyễn Thái Học tạm lánh mặt qua bên ấy để dưỡng uy sức nhuệ và chờ một thời cơ mới sẽ ra mặt hoạt động thuận tiện hơn.  Mặc dầu đang bị thực dân Pháp lùng bắt ráo riết, nhưng ông vẫn nhất quyết ở lại trong nước để tiếp tục cuộc chiến đấu. Đoàn Kiểm Điểm đã ba lần vượt biên giới Trung Việt về tìm ông để mời và thuyết phục nhưng ba lần ông từ chối. Đằng Phương đã  dùng thơ thác lời của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng nói với Đoàn Kiểm Điểm :

 

“… Tôi đã từng cạn xét lẽ gần xa

Tôi không thể cam tâm rời đất Việt

Khi muôn dân quằn quại giữa đau thương

Tôi không thể đành lòng đi trốn chết

Lúc anh em xông xáo chốn sa trường

Tôi không thể bỏ những người tuấn kiệt

Trong ngục tù đã nát thịt tan xương

 Thà ở lại xông pha trong khói đạn

cho kiếm hờn uống máu kẻ thù ta

Và tranh đấu đến khi trong xán lạn

Giống Lạc Hồng vui hát khải hoàn ca

Hoặc lấy chết để tạ lòng những bạn

Đã vì tôi lăn lóc giữa phong ba

Thôi Kiểm Điểm! Anh hãy về thưa lại

Cùng những người đã chẳng ngại xa xôi

Đã ba lượt sai anh qua biên ải

Vượt muôn trùng sông núi đến tìm tôi :

Nguuyễn Thái Học  khó vâng lời chỉ dạy

 Xin cảm ơn những bạn cố khuyên mời!”

       

Thời đại chiến tranh vừa qua cả hai miền Nam Bắc  có cả hàng triệu chiến sĩ hy sinh.  Đi qua nghĩa trang quân đội Biên Hòa, thấy hoang vắng tiêu sơ, lại ngậm ngùi cho những người nằm xuống. Phía người chiến thắng, dường như ở bất cứ tỉnh huyện nào cũng có đài tử sĩ  hay nghĩa trang liệt sĩ . Ở  cả hai bên , những chiến sĩ  ấy đều xứng đáng được tưởng nhớ” thắng quang vinh mà bại cũng anh hùng” như câu thơ Cao Tần.  Chẳng qua vì vận nước, và ngoại bang chi phối mà anh em tàn sát lẫn  nhau. Ba mươi năm qua, vết thương dân tộc vẫn chưa lành miệng. Những anh hùng vô danh, sống đời hào hùng không tên tuổi. Những hy sinh lặng lẽ, những chàng trai xuôi tay khi thân thể và trí tuệ còn tươi xanh sức sống. Những cái chết riêng mình để đất nước hồi sinh.Một bài thơ  tôi đọc đã có  cảm giác xúc động  mãnh liệt . Bài “ Anh Hùng Vô Danh”  mà thời thơ ấu tôi thuộc nằm  lòng:

 

“  Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh

Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh

Nhưng can đảm và tận tình giúp nước

Họ là  kẻ tự nghìn muôn thuở trước

Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu

Và làm cho những giải cát hoang vu

Biến thành một giải sơn hà gấm vóc

Họ là  kẻ không nài đường hiểm hóc

Không ngại xa hăng hái vượt trùng sơn

Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn

Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng

Họ là kẻ khi quê hương biến động

Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng

Đã xông vào lửa khói quyết liều thân

Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc…”

 

Có người bảo, bây giờ mà còn những vần thơ  đấu tranh kêu gọi hy sinh xương máu . Bao  nhiêu năm chiến tranh chưa đủ hay sao? Thi ca viết  về tình yêu lãng mạn, đọc có thú vị hơn những lời kêu gọi khô khan như thơ Đằng Phương? Mỗi  người một ý, tôi không dám phê bình cái ưa thích cá nhân. Riêng tôi, dù vẫn yêu những bài thơ ca tụng trái tim luyến ái  nhưng cũng có lúc rung động với  những vần thơ của  lý trí. Có một lúc, phải đọc những câu thơ Đằng Phương  để thấy đóng góp của mình cho đất nước , cho quê hương, nếu có, cũng chẵng đáng gì  so với những người đã hy sinh. Bao nhiêu người đã làm đẹp quê cha , giữ thơm quê mẹ. Những bài thơ  trong tập “ Hồn Việt “   đã làm cho tôi yêu mến đất nước. Trong cuộc đời tôi, đã đi qua nhiều vùng đất nước, hầu như tất cả các tỉnh  thành miền Nam tôi đều có ghé qua và thấy được sinh lực và tiềm năng của dân tộc. Nhiều lúc, tôi thấy cái mộc mạc dân dã của ngôn ngữ thật thà lại có sức lôi cuốn hơn những văn hoa hào nhoáng  của son phấn tô điểm  bên ngoài.

Hơn nữa, thơ Đằng Phương nhắc lại cho tôi những ký ức học trò mà bây giờ, đang bước vào tuổi sáu mươi, tôi vẫn chưa quên. Nó nhắc lại cho tôi những thầy cô tuổi nhỏ, là những người uốn nắn tuổi thơ đem niềm tin tưởng cho thế hệ nối tiếp. Tôi cũng biết ơn nền giáo dục ngày trước dù có sơ xuất nhưng cũng tạo cho thế hệ chúng tôi trí dục , đức dục tốt đẹp. Chùng tôi có những nhà giáo đúng nghĩa nhà gíao , lúc nào cũng mong muốn học trò của mình thành người.Thành người không phải chỉ trong nghĩa của  thành công mọi mặt mà còn là thành nhân cả trong những hoàn cảnh thua bại nghặt nghèo. Làm thế nào, để trong mọi tình cảnh, vẫn là con người đúng nghĩa.Trong một liên tưởng nào đó khi nhắc đến giáo  sư Nguyễn Ngọc Huy tôi lại nhớ đến ông thầy giáo Đằng Phương , người đã dậy dỗ thế hệ chúng tôi yêu quốc gia dân tộc từ những bài thơ thành những bài học thuộc lòng khai tâm cho trái tim và khối óc tuổi trẻ Việt Nam. Bây giờ , ở trong nước những môn trí dục, đức dục được thay bằng triết học Mác Lênin. Còn ở hải ngoại, có thể  nào lớp trẻ ở những trung tâm dạy Việt ngữ sẽ to tiếng học thuộc lòng những bài văn vần như “ Ngày tang Yên Báy” hay “ Anh hùng vô danh” như chúng tôi ngày trước chăng? Cũng có thể, sao không?…