Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TƯỞNG NHỚ CẬU TÔI,

CỰU TRUNG TƯỚNG

DƯ QUỐC ĐỐNG

 

Dân Biểu TRẦN THÁI VĂN

 

LTS: Đây là bài tưởng niệm  về cố Trung Tướng Dư Quốc Đống của Dân biểu Trần Thái Văn đã được đọc trong phiên họp khoáng đại Hạ Viện  Tiểu Bang California vào ngày thứ Hai vừa qua.

 

Cựu Trung Tướng Dư Quốc Đống (ảnh tài liệu)

 

Tôi vô cùng đau buồn và thương tiếc khi đứng lên kết thúc buổi họp này để tưởng nhớ tới người cậu ruột yêu quý của tôi, ông Dư Quốc Đống, vừa từ trần sau một thời gian dài lâm bệnh tại thành phố Huntington Beach, hưởng thọ 76 tuổi.

Đối với tôi và nhiều người từng phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền của ông, Cậu Đống là  một người có nhiều huyền thoại.  Ông là vị tướng 3 sao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến Việt Nam.  Như bao thanh niên Việt Nam trẻ vào thời điểm chiến tranh đó, ông đã dành trọn tuổi thanh xuân và những năm đẹp nhất của cuộc đời mình đứng lên bảo vệ người dân miền Nam Việt Nam khỏi tai họa Cộng sản.  Ông là một người có vóc dáng cao lớn, được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Đối với hàng triệu người Việt từng sống trong thời chinh chiến, Cậu Đống là một nhân vật được cả nước biết đến và là một nhà lãnh đạo quân đội lỗi lạc của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.  Ông được người Pháp huấn luyện để trở thành lính nhảy dù và đã tốt nghiệp Khóa 5 sĩ quan hiện dịch Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt vào năm 1952.  Qua nhiều thành tích quân sự, Cậu Đống đã dần dần thăng tiến đời binh nghiệp trong Sư Đoàn Nhảy Dù thiện chiến gồm toàn những người chiến binh tình nguyện.  Đây cũng chính là gia đình và mái ấm thứ nhì của ông.  Ngày nay, dấu vết của  cuộc chiến vẫn còn hằn trên thân sác của ông.

Trong cuộc đời binh nghiệp, Cậu Đống đã đảm nhận nhiều chức  vụ chỉ huy từ cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, chiến đoàn, lữ đoàn và cuối cùng là tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.  Ông là một vị tướng và nhà quân sự thật sự xông pha trận mạc.  Trong cương vị một nhà chỉ huy quân sự, ông đã làm cho quân thù khiếp sợ nhưng những người lính dưới quyền kính trọng.

Chức vụ cuối cùng của ông là Tư Lệnh Quân Đoàn III và Quân Khu III bao gồm thủ đô Sài Gòn và 11 tỉnh phụ cận.  Ông từ chức vào đầu năm 1975 như một hành động phản đối thầm lặng khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chối yêu cầu tăng viện cho mặt trận Tỉnh Phước Long, mà sau đó mặt trận này đã bị Cộng sản Bắc Việt tràn vào.  Lịch sử cho thấy việc mất tỉnh Phước Long  là khởi đầu cho sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Ông không còn giữ chức vụ chỉ huy nào nữa cho đến khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.  Ông  rời khỏi Sài Gòn vào ngày 29 tháng 4 khi miền Nam sụp đổ.

Trong 26 năm phục vụ trong quân ngũ, Cậu Đống đã được trao tặng nhiều huy chương và bằng tưởng lục của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội Hoa Kỳ cũng trao cho ông những huy chương cao quý, trong số đó có huy chương Legion of Merit và Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao bạc (Silver Star).  Tôi có tò mò dò hỏi ông được vài điều lý thú. Ông cho biết  vị tư lệnh quân lực Hoa Kỳ trong chiến dịch Bão Sa Mạc là tướng Norman Schwarzkopf nổi tiếng với biệt danh “bão táp” đã từng phục vụ dưới quyền Cậu Đống trong vai trò thiếu tá cố vấn quân sự cho tiểu đoàn nhảy dù trong các năm 1965 và 1970.  Cậu Đống cũng đã từng quen biết Đô Đốc Jack McCain, là Tổng Tư Lệnh của tất cả lực lượng Hoa Kỳ tại vùng Châu Á – Thái Bình Dương.  Cố Đô Đốc này là thân phụ của Thượng Nghị Sĩ John McCain.  Vì mối quan hệ cá nhân này mà tôi, với tư cách là cháu của Tướng Đống, đã quyết định ủng hộ Thượng Nghị Sĩ McCain trong cuộc tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ để tỏ lòng biết ơn ông và thân phụ của ông đã  sát cách chiến đấu chống Cộng Sản cùng chúng ta.

Nhưng đối với tôi, Tướng Dư Quốc Đống chỉ đơn giản là cậu Ba của tôi, là anh của mẹ tôi, là người mà trong suốt bao nhiêu năm qua, những đứa cháu như tôi coi Cậu như là một người cha thứ hai.  Cậu và Dì tôi không có con nên nhận những đứa cháu như là con ruột của mình.  Chúng tôi gần gũi thân thiết với ông.  Em trai tôi, John (Sinh), một bác sĩ chỉnh nha hiện sống tại Sunnyvale, đã trở thành con nuôi của ông và lấy họ của ông làm họ của mình.  Mặc dù dày dạn chinh chiến trận mạc nhưng Cậu tôi lại là một người hay quan tâm tới người khác, đầy lòng độ lượng, và có một trái tim bao dung.

Khi tôi bước chân vào nghiệp chính trị, thoạt đầu Cậu Đống không đồng ý.  Ông là loại người thẳng thắn có sao nói vậy, không thích những nhà chính trị nói nhiều và ông cũng chẳng có coi trọng nghề này.  Nhưng vì thương và muốn ủng hộ người cháu ruột của mình, cậu và dì đã bỏ thì giờ tham dự nhiều buổi gây quỹ khi tôi vận động tranh cử cho chức vụ nghị viên thành phố và sau này cho chức chức vụ dân biểu tiểu bang.  Tôi luôn tự hỏi không biết ông cậu  mình nghĩ gì khi phải ngồi đó và kiên nhẫn lắng nghe nhiều bài diễn văn và những lời ca tụng tâng bốc trong một khung cảnh đầy người lạ. 

Từ ngày định cư tại Hoa Kỳ, Cậu Đống sống đời lặng lẽ và bình dị, chẳng bao giờ nhìn lại quá khứ và nhắc lại cuộc chiến đã qua.  Như một  chiến sĩ cố gắng hết sức làm tròn bổn phận, ông chấp nhận số phận và kết quả bi thảm của cuộc chiến Việt Nam mà không hề than trách hay đổ thừa trách nhiệm cho kẻ khác. Nhưng đôi khi, tôi nhận ra  trong ánh mắt có  sự đau buồn chiến bại và sự mất mát của cả một thế hệ, dĩ nhiên trong đó có ông. 

Cậu Đống xem Hoa Kỳ như quê hương thứ hai, đã cưu mang gia đình ông, và yêu  quý những cơ hội và sự tự do đất nước này đã đem đến. Ông cần mẫn làm việc để nuôi dưỡng  gia đình trong cuộc sống hàng ngày.  Ông đã về hưu sau 13 năm phục vụ cho Hội Bác Ái Công Giáo (Catholic Charities) tại Los Angeles trong cương vị là người cố vấn  tìm công ăn việc làm cho người di dân.

Cậu Đống đã ngã bệnh trong vài năm gần đây nhưng ông vẫn minh mẫn và nói chuyện rất nhiều vào lần cuối khi tôi viếng thăm ông vài tuần trước đây tại một nhà dưỡng bệnh trong vùng.  Tôi đem cho ông gói bắp rang hiệu Cracker Jack, loại có đường thắng và cereals theo lời yêu cầu của ông.  Cậu tâm sự với tôi, sẽ không sống khỏi năm nay.  Tôi vấn an Cậu, vấn an Cậu hãy bỏ những ý nghĩ đó đi và cố gắng chữa trị để mau sớm bình phục.  Cho nên, được tin Cậu mất không làm tôi bàng hoàng sửng sốt nhưng làm tôi ngạc nhiên sự ra đi của Cậu đến thật mau lẹ như vậy.  Khi tôi đứng tại phòng họp của Hạ Viện Tiểu Bang, tôi nhìn lại  cuộc đời mong manh và phù du, ngay cả đối với một người chiến sĩ không biết sợ hãi là gì như Cậu tôi.

Trong khoảng khắc thương tiếc và suy ngẫm về cậu Đống, tôi chỉ muốn chia  sẻ với quý vị, là những bạn hữu và đồng viện của tôi tại Quốc Hội, một câu chuyện về đời tư cũng như công của người Cậu vừa quá cố của tôi, Trung Tướng Dư Quốc Đống.  Ông là người đã tham gia ở tuyến đầu và là một nhân vật dự phần trong một cuộc chiến lịch sử và đầy tranh luận, mà sẽ mãi mãi ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, người Việt cũng như Mỹ.  Chúng ta hãy cầu xin cho ông ra đi trong thanh thản, sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.  Kể từ nay, sự đau đớn trên thể xác lẫn tinh thần, Cậu tôi không còn phải âm thầm chịu đựng như những  ngày tháng, năm qua. Nay tất cả đã qua đi. Xin cám ơn Thượng Đế.