Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TƯỞNG EM LÀ MÙA XUÂN

 

TẠ XUÂN THẠC

 

Mỗi năm Tết đến là những quán hàng chẳng riêng gì trên phố Bolsa của Tiểu Saigon bên Cali mà ngay cả trên khu phố Bellaire khu South West của thành phố Houston  tiểu bang Texas cũng lại rộn ràng bánh mứt hoa trái bày la liệt trong  các khu shopping sang trọng và những khu thương mại sầm uất, nơi đó rất đông người vãng lai ngắm cảnh và mua bán. Đối với người Việt  thì sự chuẩn bị mua sắm cây cảnh, bánh mứt dành cho ngày Tết thì đã thành tập tục,  truyền lại đã lâu đời được coi như là ngày truyền thống.

Riêng đối với cư dân địa phương chính gốc là người Mỹ thì cũng vào thời gian này, lại chuẩn bị cho lễ hội Tình Yêu  (Valentine’s Day). Thường đến thời điểm này khí hâu tại Houston hơi xe lạnh, nhưng  cái lạnh của sự ấm áp dễ thương, lạnh bên ngoài, ấm lòng bên trong mà tưởng nhớ đến mùa Xuân nơi thành phố Đà Lạt mộng mơ nên thơ thuở trước:

 

Ngày nào . . . đường xuân phơi phới

Khách ngất ngây thấy hoa nở trên má ai

Rồi yêu hoa trên má

Mà ghi câu luyến nhớ thành bài thơ

(Bài thơ Hoa Đào - Nhạc Hoàng Nguyên)

 

Bài thơ Hoa Anh Đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, tiếng hát của ca sĩ Thanh Lan vang vọng từ một cửa hàng, văng vẳng bên tai những người tản bộ ngắm hoa. Nghe nhạc nhìn hoa một thú vui tiêu khiển tao nhã mà phần nhiều người đam mê ưa thích một cách thích thú. Vì khi ta nghe nhạc, thưởng thức thi ngâm, lúc vãn cảnh ngắm hoa thì cũng giống như ta hít thở không khí, nhưng không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian, những thú vui và đam mê  ấy đến với tôi như người bạn đời, nhắc cho tôi bao nhiêu kỷ niệm êm đềm nhưng cũng không quên  mang lại những nỗi ưu tư muộn phiền trong ký ức.  

Ôi! . . . Đà Lạt là thơ . . .

Bài thơ mến yêu reo muôn đời

Dệt bằng tiếng gió ngàn reo

Qua đồi thông hay bên . . . bờ suối


Ôi! . . . Đà Lạt là mơ . . .

Giấc mơ tiên nữ giáng xuống trần

Tóc mây buông lơi tha thướt bên hồ

Đợi tình quân đến trong giấc mơ

 

Một buổi chiều Xuân năm 75,  tôi cùng Lan đi xem hoa tại chợ hoa Đà Lạt, tôi quên sao được buổi chiều hôm ấy có nắng vàng nhè nhẹ, chúng tôi sánh bước đi bên nhau mà lòng dạt dào niềm vui đón chờ mùa Xuân mới, chắc Lan cũng như tôi khi nàng để mắt nhìn ngắm những bông hoa xinh tươi, hai tai lại được nghe những âm thanh êm dịu của những bản tình ca  phát ra từ trong speacker ở ki-ốt vọng ra,  cuồn cuộn len vào hồn những dòng âm thanh dạt dào vui vẻ nhưng cũng mạnh bạo như sóng vỗ ngoài biển khơi, đôi lúc dịu mát như những ngọn gió chiều mùa hè nhè nhẹ thổi. Bất chợt, Lan đưa tay chỉ vào đóa hoa hồng và nói với tôi:

-Anh trông xem kìa!  Những bông hồng hàm tiếu đẹp tuyệt vời.

Tôi nhìn theo tay Lan, phải công nhận nàng khen hoa đẹp là thật đúng, vì Đà Lạt là vùng đất duy nhất tại Việt Nam có điều kiện về khí hậu, đất đai cho các loài hoa của vùng Nhiệt Đới, Á Nhiệt Đới và Ôn Đới, cho nên nhiều giống hoa trồng đều tươi tốt lại lâu tàn, trong đó có cả giống hoa hồng mà nàng vừa khen.  Tôi giải thích cho Lan nghe rằng từ cuối thế kỷ 19, người ta đã thành lập tại Đà Lạt một Trạm Nông Nghiệp, diện tích trên dưới 17 héc-ta, họ trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái, rau và các loại hoa. Hiện nay đã trở thành Trung Tâm Thực Nghiệm Rau Hoa Đà Lạt, nó là hậu thân của Trạm Nông Nghiệp khi xưa, tiếp tục phát triển tiềm năng của vùng trồng hoa, vì nơi đây có hàng chục vườn hoa gia đình cư dân Đà Lạt chuyên nuôi trồng hoa, sản xuất hàng trăm ngàn cây hoa đủ loại, cung ứng cho các cả ba miền đất nước, nhưng chủ yếu là miền Nam mà Saigon là nơi tiêu thụ nhiều nhất. Lan  thắc mắc hỏi:

-Em còn nghe nói các gia đình trồng trong vườn nhà mà từ thập niên đầu 1930 đã thành lập ấp Hà Đông ở ngoại ô thành phố Đà Lạt phải không anh?

Tôi đáp lại lời Lan:

-Em nói đúng đấy Lan ạ, những gia đình ấy đã ươm trồng hoa glaieul với sản lượng lớn, cung cấp cho thị trường hoa các nơi. Các vùng ngoại ô khác, như Trạm Hành, Đa Thiện, phát triển ngày càng mạnh việc ươm giống để trồng các loại hoa phong lan. Cây hoa chuông vàng, và hai cây hoa phượng tím đầu tiên có mặt ở Việt Nam.

Lan ngắt lời tôi, nàng hỏi:

-Chắc những cây phượng tím đó quý lắm phải không anh - À mà nó còn sống hay đã tuyệt giống rồi?

-Hai cây phượng tím và chuông vàng ấy vẫn còn, nó được một cư dân Đà Lạt là kỹ sư Lương Văn Sáu, mang từ Pháp về trồng tại Đà Lạt. Cây hoa chuông vàng thì được trồng trong khuôn viên Chùa Quán Thế Âm (trên bờ hồ Xuân Hương) . Riêng  2 cây hoa phượng tím thì được trồng trước chợ Đà Lạt và trên bờ hồ Xuân Hương. Thung Lũng Hoa Đào của ông Bùi Văn Lời (Mười Lời), đã công phu ghép, ươm trồng định hình, tạo dáng cho hoa đào. Có những lần ông cho mang tới 60 chậu hoa đào để trưng bày trong những lễ hội về hoa. Đặc biệt, ông đã ươm trồng hàng trăm chậu Hoa Quỳnh Nhật bản ( Nhật Quỳnh) mà giống đã đem từ Nhật Bản về, loại Nhật Quỳnh này nở hoa nhiều ngày, với 5 màu sắc khác nhau. Quân Tử Lan, ông Mười Lời mới mang giống từ Trung Quốc về, đóng góp thêm 20 chậu lan vào rừng phong lan Đà Lạt. Nhân đang nói về hoa phong lan, tôi ngước nhìn Lan mà nói:

-Anh cũng có một chậu lan quý lắm . . .

Nàng mừng rỡ hỏi lại tôi:

-Chậu Lan ấy anh cất dấu ở đâu mà kỹ thế, sao em không thấy?

Tôi mỉm cười nhìn thẳng vào mắt nàng, con mắt sáng long lanh như ẩn hiện một buồn man mác.

Rồi mỉm cười hỏi lại Lan:

-Lan không thấy thật sao?

- Thật mà!

Tôi cười hóm hỉnh:

-Chậu Lan quý đó đang đứng bên anh đây, em đã thấy chưa?

Lan hiểu ý nên nàng cười tươi:

-Anh,  rõ khéo nịnh đầm!

-Lan không muốn anh khen em sao?

-Em muốn lắm chứ, sao lại không - ước gì chậu Lan này được anh cấy trồng ngay ở trong tim!

Cả hai chúng tôi đều cười, vui sướng trong không khí hạnh phúc của buổi chiều xem hoa ngày Tết, trong lúc mọi người chuẩn bị đón xuân. Những câu chuyện của hai chúng tôi có khi bâng quơ tẻ nhạt, nhưng mà dù có lạt lẽo đến đâu đi nữa thì đối với chúng tôi lúc đó cũng trở thành đậm đà chẳng khác gì những bông hoa Đà Lạt mới hàm tiếu, còn e thẹn chưa chịu nở  nụ cười tươi.

Tiếng nhạc ở một ki-ốt bán hoa vọng ra, tiếng ca trầm buồn của ca sĩ Duy Khánh:

 

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con

khi thấy mai đào nở vàng bên nương


Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về

nay én bay đầy trước ngõ

mà tin con vẫn xa ngàn xa

ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui

nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi

bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng

trông bánh chưng ngồi chờ sáng

đỏ hây hây những đôi má đào


Con biết bây giờ mẹ chờ em trông

nhưng nếu con về bạn bè thương mong

bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường

không lẽ riêng mình êm ấm

Mẹ ơi con xuân này vắng nhà

Mẹ thương con xin đợi ngày mai...

(Xuân này con không về - Nhạc Trịnh Lâm Ngân)  

 

Mùa xuân năm ấy – mùa xuân 75 - Lan và tôi đi ngắm cảnh xem hoa vui xuân mơ đến những ngày tháng được sống bên nhau suốt kiếp. Chúng tôi đi bên nhau, tay đan tay mà tưởng chừng như em là mùa xuân, mà hạnh phúc như đang trong tầm tay đôi lứa. Tôi thấy ánh mắt Lan như hai vì sao sáng, long lanh lấp lánh giữa vòm trời tăm tối, nàng trông như một đóa hoa yêu kiều tươi thắm của mùa xuân, như hoàng mai kiêu xa diễm mộng, nàng kín đáo như búp sen hồng toả hương thơm ngát,  nàng đáng yêu như đóa hồng nhung còn hàm tiếu và tinh khiết của ngày lễ hội tình yêu Valentine. Tiếng nhạc vẫn rộn ràng :


Khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân

Đàn trẻ thơ ngây chờ mong

anh trai sẽ đem về cho tà áo mới

ba ngày xuân đi khoe phố phường

 

Nhưng chiến cuộc bùng phát, tin dữ vang dội từ con sông Bến Hải của tỉnh Quảng Trị lan vào tới Huế và cứ thế tiến vào phía nam đã làm cho bao nhiêu sinh linh điêu đứng.

Lan và tôi từ đó về sau mất liên lạc, mỗi người đi mỗi ngả, hai phương trời cách biệt. Tâm trí tôi như đắm chìm vào vòng buồn thương nghiệt ngã,  buồn rầu và tự hỏi lòng mình như đang hỏi Lan “Tình yêu là gì Lan nhỉ?” - Chẳng có câu giải đáp nào thoả đáng  - Phải chăng là sự dịu dàng, những lời nói ngọt ngào mình trao cho nhau nhẹ nhàng và dịu êm như những vần thơ Xuân Diệu:

 

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó đến hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu

 

Tháng Tư đen 75 cả miền Nam bị chìm đắm một mầu tang, Cộng Sản miền Bắc xua quân tiến chiếm miền Trung rồi cả toàn miền Nam. Không khí tang tóc phủ kín bầu trời đến nỗi những cánh hoa  không còn nở tươi nữa dù được vun trồng dưới vòm trời Đà Lạt, hay hoa Đà Lạt có nở nhưng cũng phải tan tác dưới họng súng quân thù, cánh hoa Lan của tôi đã phiêu bạt nơi đâu hay đã tan nát đời hoa,  tôi nào đâu  biết được. Tôi đau xót gạt nước mắt ra đi, nhưng thương nhớ vô vàn người con gái đơn sơ  thuần thục đoan trang, một người thiếu nữ gương mẫu. 

 

Mùa xuân năm ấy trong thiên nhiên không còn khởi sắc, không có nắng xuân về kể cả lời thơ mượt mà tươi thắm hay phơi phới trong lời ca tiếng nhạc vui xuân cũng không còn nữa mà nhường chỗ cho thê lương ảm đạm Giặc giã tràn lan khắp nơi, họ đã  gọi xuân 75 là “xuân chiến thắng” nhưng với tôi, hay  với toàn dân miền Nam thì là một mùa xuân buồn,  xuân thê lương và ảm đạm. Nguyễn Du đã không sai khi đã viết trong Đoạn Trường Tân Thanh rằng  “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” . Cho nên lúc này dù ngoài trời đang có mưa xuân êm ả thì cũng chỉ tạo cho con người một tâm thức buồn bã - mưa bên ngoài, mưa cả trong tâm hồn tôi -  Ôi sao lòng tôi buồn thế. Bóng dáng Lan hiện về trong tiềm thức, trong tâm tư và nỗi nhớ, tôi nhớ mắt nàng buồn,  một thứ buồn của thuở xa xăm trong hoài niệm. Bây giờ thì tôi cầu xin trời ngưng mưa cho tóc Lan thôi  ướt, tôi xin mưa xuân không rơi để môi hồng Lan không lạnh giá, không cô đơn như trong những dòng chữ này mà tôi đang gởi đến nàng những lời nồng nàn của con tim thổn thức, hay như nỗi lòng trăn trở, những kỷ niệm dấu yêu ngày cũ lại trở về bên tôi, Lan  nào có hiểu thấu nỗi lòng sâu kín của tôi đâu nhỉ?


Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi

Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ

Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta

Và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ!

Một ngày năm bốn, cha lùi quê hương

Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường

Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường

Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!

(Nhạc Phạm Duy)

 

Chúng tôi quen nhau khi mùa xuân sang, tưởng em là mùa xuân trong đời – Ai đâu ngờ mùa xuân 75  vụt tới - chúng tôi xa nhau vĩnh viễn, một đời hoa trôi nổi.

 

Nhưng . . . rồi mùa hoa tàn

Người hoa . . . sao vắng mãi

Bao . . . chiều lòng mong chờ

Đường hoa . . . sao hững hờ


Để lòng . . . lữ khách tê tái

Cất bước đi nhớ hoa đào trên má ai

Màu hoa in trên má

Làm khách lưu luyến mãi Đà Lạt ơi!

 


Trong  tâm tình của mùa Xuân cũng là mùa tình yêu Valentine  khi nắng Xuân chan hòa trong không gian, trong không khí mùa Xuân rộn rã của Houston, tôi xin viết ra những lời tình tự trao cho Lan người mà tôi vĩnh viễn tưởng rằng em là mùa xuân, nhưng đau xót vì thời cuộc đổi thay, tôi không tìm thấy nàng đâu nữa, tuy vậy tôi vẫn hy vọng nàng ở một nơi nào đó trên mặt địa cầu để nhận những lời tình tự này, tôi xin trao cho nàng tháp ngà của yêu đương, hay trên bờ môi hoặc làn hơi thở nhịp nhàng của nhau.

Mùa xuân lại về, dù ở nơi đâu, bất cứ thế giới nào, còn sống trên cõi đời này hay đã khuất núi, cũng xin hãy trao cho nhau hết cả mùa xuân, cả ngày lễ hội Valentines vì chỉ có tình yêu mới  là vĩnh cửu.

 

Tạ Xuân Thạc

Văn Đàn Đồng Tâm