Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TUỔI HẠC

 

DUY LAM

 

Thật ra đâu có phải chuyện gì cũng có thể sẩy ra ở một quán cà phê, vào buổi sáng chủ nhật mà tiết trời còn lưỡng lự ở cuối hạ và đầu thu, đông đảo khách và ồn không thua một cái chợ, chợ Việt nam dĩ nhiên, không phải super market Mỹ. Ấy vậy, đối với một nhà văn tuổi hạc đã cao như tôi 73, cái chuyện ấy vẫn thường cứ sẩy đến tự nhiên như làn khói ly cà phê sữa tôi bắt đầu uống: ấy là được bạn yêu cầu viết một bài về tuổi hạc và giai thoại điệu múa tình yêu tán tỉnh nhau của loài chim hạc vào mùa chúng động tình, trên một cánh đồng hoang rộng lộng gió nào đó, mà người đời xưa chỉ được chiêm ngưỡng từ rất xa. Đó, đơn giản chỉ là vì tôi nghe loáng thoáng Bác sĩ Cổn ngồi cạnh tôi đang trao đổi với mấy người bạn về cái hội mà anh mới sáng lập, có cái tên đẹp và nên thơ Hoàng Hạc. Và tôi vốn là một thầy dậy Yoga, hay quan tâm đến việc tập tành của người già, vọt miệng hỏi người nhạc sĩ kiêm võ sư Hapkido kiêm cố vấn cho một tổng thống, Hội Hoàng Hạc anh mới sáng lập à? Anh dậy cái gì cho các cụ già vậy? Có đông môn sinh không? Anh đáp ngay, ấy tôi dậy hô hấp nhịp với những thế tập để giữ gân cốt mềm dẻo, máu huyết lưu thông. Đại khái như thế này! Và tôi liếc nhìn, thấy thú vị ở hai bàn tay anh làm một số thế tập của dân võ mềm dẻo và nhịp nhàng dễ sợ, chỉ một bậc thầy mới biểu diễn dễ dàng như thế.

Một anh bạn khác ngồi cùng bàn cũng bàn góp, anh Cổn thời nhiều chuyện làm, lập đủ các thứ hội, giờ lại thêm hội tuổi hạc. Mà sao lại đặt tên là Hoàng Hạc? Có phải chim hạc là loài chim sống lâu nhất trong các loài chim thiên di hay không? (immigration birds). Có vẻ như câu hỏi đặt ra mà chưa ai trong hai cái bàn tụ họp văn nghệ sĩ ở Xưởng Cà Phê để ý tìm hộ câu trả lời. Phần tôi, tôi góp ý, đó cũng vì cái huyền thoại người xưa truyền lại cho chúng ta là hạc múa, có thật không? Chúng múa ra sao, có đẹp không? Chân chúng cao lênh khênh, e múa trên mặt đất cũng khó hay. Mà tại sao hứng chí chúng lại múa may làm chi ? Bay từ lục điạ này sang lục địa khác đã mệt ứ hơi lại còn bầy trò múa may. Ấy vậy mà chính tôi mới đây tình cờ được xem một chương trình về các loài hạc (cranes) trên đài Discovery, tôi đã được thấy các con hạc xòe cánh múa nhịp nhàng uyển chuyển dễ sợ. Nhưng chúng múa là có mục đích hẳn hoi, chẳng phải là múa chơi khơi khơi.

Xem ra câu chuyện về chim hạc múa không làm các bạn tôi chú ý lắm. Ngoại trừ anh Cổn, người mời sáng lập ra Hội Hoàng Hạc. Anh hỏi tôi, anh kể cho nghe về cái vụ hạc múa này đi. Lý thú đấy. Đúng lúc đó anh Hạ Quốc Huy, một đại võ sư kiêm họa sĩ và thi sĩ xịch đến đưa cho anh Cổn bốn năm tờ giấy với những phác thảo về các con chim hạc đang bay, mầu sắc rất bắt mắt, và nét vẽ mạnh mẽ phóng khoáng. Khi tôi hỏi, anh Cổn nói anh Huy giúp vẽ cho tôi các con chim hạc để minh họa cho những bài viết của tập san nhỏ của nhóm Hoàng Hạc. Thôi tiện đây có ông văn sĩ kiêm thầy Yoga là ông, ông giúp viết cho một bài bàn chuyện lan man về loài hạc nhất là về cái vụ hạc múa ra sao và tại sao múa. Nhớ đấy, một bài ngắn độ vài ba trang thôi. Tôi đồng ý và hứa tính viết một bài tuỳ bút, về tất cả những gì tôi biết về cái loài hạc mà thường được người đời quý trọng đến độ đặt tên cho tuổi già của các bậc lão là tuổi hạc.

Tôi kể cho anh Cổn và vài người bạn cùng bàn nghe cái chương trình TV về loài hạc tôi đã được xem. Quả thật trước đến nay có truyền tụng là hạc múa nhưng đại khái, có lẽ cũng giống các linh vật như loài phượng, nên mới có câu: viết chữ đẹp như rồng bay phượng múa. Còn sự thật ít có bài viết rõ ràng về cái hiện tượng loài hạc hay múa, nhưng múa một mình một con hay múa cả đàn và có đẹp không, thời đến nay ít ai đọc thấy hay được xem tận mắt, ít ra là trong cái đám văn nghệ sĩ Xưởng Cà Phê Chủ Nhật chúng tôi hôm ấy.

Đại khái tôi nhớ, có rất nhiều loài hạc, hoàng hạc, bạch hạc hồng hạc. Loài hồng hạc tức là Flamingo, được nuôi rất nhiều ở các công viên quốc gia ở Florida. Đến mùa động tình, mating season, loài hạc này tụ họp rất đông cả đàn và chính vào dịp đó các cậu hạc đực phải biểu diễn cái tài múa, chẳng qua là để làm các nàng hạc quây quanh thán phục cái nhịp nhàng và bền bỉ mạnh mẻ của các cậu múa sòe cánh, co chân, đạp chân, nhẩy quanh cúi cúi đầu với cái cổ dài và đôi sải cánh lớn quay lộn trong những nét múa thật điệu nghệ, không ngờ có thể thấy được ở các loài chim vốn sẵn có vẻ vụng về với đôi chân lênh khênh khi đứng trên mặt đất hoặc trong đầm nước nông. Theo lời bình luận của các nhà sinh vật học, múa như vậy là các cậu hạc đực chứng tỏ sức mạnh thể chất, tức cái khả năng làm tình làm sinh lý, tức là điều quan trọng hàng đầu trong những yếu tố mà các cô hạc tìm ở giống đực. Cái lạ là sau khi các chàng hạc đực múa may biểu diễn dưới những con mắt quan sát rất kỹ và đánh giá của các nàng, rồi cuối cùng anh chàng hạc nào múa hay múa rẻo múa bền hàng đầu, sẽ được ngay vài nàng sà đến chiếu cố nhận làm bạn tình, rồi từng cặp từng cặp các cô cậu hạc tiếp tục múa vờn nhau lượn quanh nhau, cọ đầu cọ cổ vào nhau, đôi khi soắn cánh vào nhau. Đó là điệu múa tình yêu của loài hạc vào mùa động tình tán tỉnh để cặp đôi với nhau.

Bình luận gia của chương trình TV về loài hạc, cũng nhắc tới những nhận xét của một số tiến sĩ tâm lý học về cái tài nhẩy giỏi nhẩy đẹp nhẩy hay và bền bỉ của một số chàng trai trẻ trong các buổi bal gia đình của xã hội loài người văn minh. Theo họ, các người nữ cũng rất quan tâm đến tài nhẩy giỏi của các chàng vì sự kiện đó chứng tỏ họ khỏe mạnh dẻo dai, chẳng phải chỉ trên sàn nhẩy mà còn ở những địa bàn khác, trên giường chẳng hạn, hay trong các liên hệ dục tình lứa đôi.

Xong cái phần bàn về hạc múa, tôi lại có một vài nhận xét khác là tại sao loài chim hạc lại được các nhà thơ Trung hoa nhắc đến, mặt khác tại sao tuổi già của con người lại được ví với tuổi già của loài hạc, tuổi hạc. Kể ra chim hạc cũng chẳng phải là loài chim sống lâu nhất, so với độ tuổi vài trăm năm chẳng hạn, tương đương với một trong bốn linh vật là loài rùa. Con phượng là linh vật của huyền thoại không có thật, chú rùa sống lâu gần hai trăm năm là chuyện được giới nghiên cứu động vật học xác nhận. Không lẽ lại ví tuổi thọ của các cụ là tuổi rùa, e không suôi lẫn êm tai và cũng không tạo ra những gợi ý liên tưởng đẹp; trong khi chim hạc có thật và nhiều loại, đối với người xưa cái khả năng bay xa bay cao và cái giáng hình sải cánh rộng, chân dài cổ dài vươn cao của hạc rất đẹp một cách thanh tú, bao hàm những yếu tố cần thiết cho sự bay cao bay xa, và tiếng hạc kêu cũng trong trẻo. Trong như tiếng hạc bay cao. Có lẽ vì cổ hạc dài nên tiếng kêu của nó, khi từng đàn hình chữ V bay tít trên trời cao, khi mùa lạnh tới và chúng thiên di từng đàn sang những vùng ấm áp xa xôi cách cả một lục địa hay các biển mênh mông, đã khiến các thi sĩ thời cổ ngửng đầu lên chiêm ngưỡng thán phục; và những xúc động như thế làm nẩy sinh ra các vần thơ đẹp nhất ca tụng loài hạc. Có thể thân phận con người phần đông nhỏ bé hèn mọn, sống giới hạn tại những vùng đất hẹp, mộng ước bay bổng thật cao, sải cánh bay đến các chân trời diễm ảo xa lạ đầy quyến rũ, cũng chỉ là giấc mộng muốn giải thoát khỏi các cảnh đời tù túng giam hãm không thay đổi. Sự thật, chim hạc bay trên cao kêu vang chẳng qua là để dục những chim hạc khác là đã đến mùa thiên di và các chim hạc lạc bầy nên nhớ là đã đến thời điểm thiên di, mau bay bổng lên nhập đàn để cùng nhau đến các phương trời ấâm áp khác.

Nếu thế đến đây tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân lấy tuổi của hạc để ví với tuổi già của con người. Hạc đẹp thanh tú, thường được tạc làm các giá nến đặt trên bàn thờ, gần như là một linh vật, nhưng vẫn là loài chim có thật mà người xưa đã quan sát thấy và biết được đôi điều về lối sống của loài chim này. Có thể vì có một loài hạc trên đầu có mấy chòm lông trắng phất phơ khi nó bay nên khiến người ngắm liên tưởng đến những cụ già tóc bạc phất phơ tung bay trong gió lộng, chống gậy trúc phiêu diêu trên các vùng núi cao ngoạn mục, đôi khi cứ như các vị tiên ông trong cổ tích còn cưỡi hạc bay lên trời. Nên hình ảnh một cụ già cưỡi hạc quy tiên là cách người xưa tô vẽ cho đẹp như sự ra đi lìa cõi thế này của các người già, vốn được trọng vì sự khôn ngoan trong xã hội cổ thời.

Đến đây là đến phần hình tượng hạc trong văn chương. Tôi nhớ có đọc một cuốn tiểu thuyết Ngàn Cánh Hạc (A thousand Cranes) của nhà văn Nhật Kawabata đã từng được giải thưởng Nobel văn chương, Ông chọn cái tên cho truyện nên thơ như vậy chẳng phải là vì viết về loài hạc mà viết về một truyện tình, với cái nét gợi dục khá rõ rất đặc biệt của các cây viết Nhật. Dĩ nhiên ta lại phải đề cập tới bài thơ nổi tiếng của Thôi Hạo “Hoàng Hạc Lâu”, mà người Việt hầu như không ai là không nhớ hai câu kết. Tôi vốn dốt chữ nho nên khi nhắc đến bài thơ này lại phải lục tìm trong Văn Hóa Ngày Nay, bài dịch của thi sĩ Tản Đà và nguyên bản Hán Việt như sau:

Hoàng Hạc Lâu
* Thôi Hạo

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ?
Thử địa không du Hoàng Hạc Lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tịnh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh vũ Châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu

Hoàng Hạc Lâu
* Tản Đà dịch

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu con trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông lạnh cây bầy
Bãi xa Anh vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Hoàng Hạc Lâu
* Nhất Anh dịch

Người xưa cưỡi hạc vàng đi mất
Hoàng hạc lâu nay vắng bóng người
Một vẫy hạc vàng thăm thẳm biệt
Ngàn năm mây trắng lững lờ trôi
Hán Dương dòng lặng cây mờ bóng
Anh Vũ bờ thơm cỏ rợn trời
Này bóng chiều buông đâu cố quận?
Sông đùn khói sóng não lòng ai?

Hiện nay trên 40% dân Mỹ được coi là mập phì, nên nếu trong số đó có nhiều cụ gốc Việt, e thong dong cưỡi hạc bay bổng lên trời xanh thời chắc đó phải là một loại hạc to lớn dị thường. Cho nên thực tế là để được hưởng tuổi thọ tuổi hạc là 87, tuổi thọ trung bình theo thống kê mới nhất của Mỹ, tốt nhất là phải năng luyện tập, dù đó là Tai Chi, hay Khí Công, hay Yoga, hay bất cứ môn tập gì đi chăng nữa. Có vậy mới có thể sống những năm tuổi hạc còn lại ở đời thong dong tự tại. Hầu cũng như người xưa khi tiếng hạc vẳng trên trời cao vọng xuống nhắc nhở đà đến giờ bay, ta sẽ nhẹ nhàng nhìn lên những làn mây trắng vẫn lững lờ trên trời từ thời của thi sĩ Thôi Hạo, và chỉ một vẫy tay từ biệt thời cánh hạc đã nhẹ đưa ta vút tận trời.