Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÔI ĐỌC.

VÕ PHIẾN TUYỂN TẬP

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Cuối năm nay , nhà xuất bản Người Việt vừa tái bản “ Võ Phiến Tuyển Tập”. Một pho sách đồ sộ , cả nội dung lẫn hình thức. Trong văn học Việt Nam , Võ Phiến là một chân dung văn chương đa diện  và có mặt suốt hơn 50 năm liên tục kể  cả lúc bắt đầu bơ vơ lưu lạc ở xứ người.Những tác phẩm của ông trong từng thời kỳ có dấu ấn của thời thế cũng như phản ánh được suy tư của một người Việt Nam trong hoàn cảnh khá đặc biệt của lịch sử.

Tôi bắt đầu đọc Võ Phiến từ lúc còn rất trẻ và trong trí nhớ còn ghi lại một vài kỷ niệm nhỏ từ những trang sách ấy.  Những cuốn sách , nhắc lại  những đoạn đời , từ lúc còn trên ghế nhà trường đến khi vào lính. Những lúc ngồi trong hầm đại liên của quân trường  , hay những buổi tối cô đơn ở cư xá sĩ quan độc thân ở phi trường Nha Trang,  tới bây giờ còn man mác gờn gợn lại những cảm xúc tuy mơ hồ nhưng ấm áp. Lúc này đây,  đọc lại những trang sách , cảm xúc tuy khác nhưng vẫn còn trong ấn tượng. Không hiểu có phải  đó có phải là những sáng tác vượt qua được sự gạn lọc của thời gian. Nếu gọi là vượt thời gian thì cũng đúng , nhưng với riêng tôi, ở thời điểm này , vẫn thấy những nhân vật của Võ Phiến có một cái gì rất người , rất gần gũi , tuy có khi là những gì rất cổ xưa nhưng vẫn không bị đào thải chán ngán.  Từ lúc ông viết những “Chữ tình “, “ Mưa đêm cuối năm” đến lúc viết “ Thư nhà “, “ Thương hoài ngàn năm”, rồi “ Nguyên vẹn “ , “ Quê’, “ Thư gửi bạn”..  ở hải ngoại, một hành trình  sáng tác   thật dài  của một người  cầm bút luôn luôn đi tìm kiếm những cái gọi là mới  mà nhiều khi hiển nhiên trong đời sống đã lâu. Cái ý niệm  ấy chưa phải là hoàn toàn mới , nhưng nó là những suy tưởng thú vị , nhiều khi bất ngờ  dù trong cuộc sống chúng ta có thể  đã có hay đã trải qua.

Tất cả tổng số tác phẩm của Võ Phiến lên tới hơn năm chục  cuốn  với nhiều bộ môn tùy bút ,thơ , truyện ngắn , truyện dài , phê bình văn học , lý luận văn học.  Thực hiện  một tuyển tập bao gồm tất cả những  nét đặc thù tinh túy  của ông  có lẽ là một việc không dễ dàng. Làm sao , ở trong một số lượng trang sách nhất định mà chuyên chở được hết tất cả những gì mà tác giả muốn nói và độc giả muốn đọc. Cho dù , là một cuốn sách có  bề  dầy đồ sộ hơn ngàn trang mà tôi đang cầm trên tay.

 Nhà xuất bản Văn Mới , ở ấn bản đầu tiên , đã viết :

“Ngót  sáu chục năm qua, Võ Phiến đã viết nhiều thể loại khác nhau. Trong tuyển tập này  các tác phẩm của ông xin tạm xếp vào năm phần: Tùy bút, truyện , thơ, tạp luận và phê bình.

Hẳn quý độc giả đã thấy như vậy chưa đủ. Nhưng hcúng tôi nghĩ rằng có  những loại trước tác dài – như khảo luận , tiểu luận, chuyên luận( monograph) chẳng hạn khó lòng trích tuyển đôi đoạn mà có thể biểu hiện tinh thần toàn tác phẩm.

Trong sự chọn lựa , chúng tôi dung hòa quan niệm của người viết và người đọc. Ý kiến tác giả được đón nhận trực tiếp ; ý kiến người đọc căn cứ vào số lượng tiêu thụ trên thị trường và vào những phát biểu thành văn trên sách báo  ..”

Bây giờ , ở ấn bản thứ nhì ,  mà tôi đang cầm trên tay, phong phú  và đầy đủ hơn  cũng như được cập nhât nhiều sáng tác mới . Và , ở hình thức ,  bìa cứng , có nhiều phụ bản , tranh vẽ, là một cuốn sách đẹp trong tủ sách gia đình.  Nhà xuất bản Người Việt  viết  trong lời mở đầu sách:

“Cuốn Tuyển Tập các tác phẩm của Võ Phiến  đã xuất bản cách nay năm năm.  Sau đó nhà văn vẫn tiếp tục  viết.  Khi ông vượt qua được tuổi bát tuần , chúng tôi nghĩ  Tuyển tập nên có ấn bản mới , được tăng bổ và nhân tiện , tu chỉnh thêm.

Tuyển tập trước – non 800 trang, dùng chữ cỡ lớn dễ cho mắt đọc , khổ sách thông dụng dễ cho tay cầm , đong 1bìa mỏng cho nhẹ nhàng- là một cuốn sách sáng sủa , gọn ghẽ , tiện dụng , nhằm phổ biến rộng rãi . Để được vậy , sự chọn lựa bài vở đành phải chịu hạn chế , không đáp ứng được sự đòi hỏi của giới suy cứu văn học nhằm những nhận định căn cứ trên lượng tài liệu phong phú hơn

Lần này , việc bổ sung nội dung đòi hỏi phải gia tăng số trang, nới rộng khổ sách , thu nhỏ cỡ chữ. Sách trở nên quá dày , rộng và nặng  cần được đóng bìa cứng cho vững vàng. Nhân đó, chúng tôi có dịp nới tay chọn lựa  tăng thêm thể loại ( tiểu thuyết , đàm thoại) và một số chân dung hình ảnh ..”

 

Đọc “ Võ Phiến Tuyển tập”, tôi thấy được nhiều  vóc dáng  , mà , vóc  dáng nào cũng có tính tiêu biểu của những kích thước văn chương có tầm cỡ. Không hiểu ai khác có nhận định thế nào , chứ với riêng tôi, trong văn học Việt Nam , những người có vóc dáng tương tự như  ông hơi hiếm.  Mấy ai, có một công trình như thế , một hành trình văn chương như vậy. Từ những trang sách , tôi tìm được một người viết tùy bút tài hoa, một người viết truyện ngắn có phong vị riêng,  một người  viết phê bình văn học độc đáo .

Đọc Võ Phiến tôi có cảm giác được nói chuyện  thoải mái với một người sẵn sàng  tâm sự với một bề ngoài lành hiền nhưng bên trong là những ý nghĩ tinh quái  của người  trông  đời ,  ngó người để quan sát và nhìn ngắm. Và , nhiều khi nội tâm bên trong được lột trần ra , để thấy được chân dung đích thực của  con người muôn thuở . Sống trong thời kỳ  như vậy , phải có ngôn ngữ , thói quen như vậy . Nó mơ hồ nhắc đến một thuở nào , đã xa nhưng cũng thật gần. ..

Những trang sách , mỗi lần đọc lại có cảm giác khác nhau nhưng tương tự nhau ở sự rung động bảng lảng mơ hồ của những lần đánh thức hồi ức . Có thể , đối với tôi , cái xúc cảm bâng khuâng làm tôi tìm được cái lôi cuốn để làm mới đi những trang sách cũ. Cũng như, lối viết sống động , nhiều khi văn nói chuyển thành văn viết , có nhiều tán thán tự  dân giã , làm sự hào hứng tăng thêm từ những dòng chữ viết.  Dù tả tình hay tả cảnh, dù luận thuyết hay phê bình, phong thái viết  có lúc làm độc giả tưởng như đang đối thoại với độc giả  hoặc người đọc cảm như lắng nghe những lời độc thoại của người viết.

Đề tài của ông , phong phú và rộng  khắp. Hình như , cuộc sống đã cho ông những cảm xúc , để ông ghi nhận và chuyển đổi thành chữ nghĩa văn chương. Nhân vật của ông , có thể là một nông dân thời kháng chiến nhưng cũng có thể là một người đang sống trong những thành phố , sinh hoạt  nói năng có khác nhưng có một điểm giống nhau, hay suy tư, thích tìm tòi lý luận , dù là từ những chi tiết hay biến cố nhỏ nhoi thường hằng mỗi ngày. Mà , ông không chỉ nhìn ngắm vào con người. Ông còn thơ thẩn vào những chỗ khác , lúc thì nói về cái đặc tính của miền này, lúc thì  tò mò tìm hiểu về cây cỏ , loài vật kia.  Thể văn tạp luận làm ông như người du ngoạn cứ la cà vào mọi chỗ mọi nơi, như con ong hút nhụy  hoa  của cuộc sống để thành mật ngọt văn  chương  ..

Viết như Võ Phiến , lối viết mà có người ví von là “ chẻ sợi tóc làm tư làm tám “  có tham vọng muốn bày tỏ được những phần sâu thẳm của nội tâm con người .  Hành trình khám phá những góc cạnh sâu thẳm của cuộc nhân sinh không phải là dễ dàng nếu không nói là phải trăn trở suy tư , để tìm trong những điều bình thường những bất thường , để tìm trong xuôi dòng những ngược dòng nghịch lý. Võ Phiến có lúc đã thú nhận chịu ảnh hưởng rất nhiều của Marcel Proust  tác giả của bộ tiểu thuyết “ Đi tìm thời gian đã mất “ .

Tôi đọc những bài tùy bút , để cảm thấy được những bước đi tung tăng của tác gỉa Võ Phiến. Không gian và thời gian không còn là những chặng đường xa , mà, nó chỉ là một gần cận nhích chân là tới . Thoắt cái ,là nơi chốn và thời gian của thời kháng chiến xa xưa , của “ Về một xóm quê”, của những cái đã trở thành quá khứ , nhưng hồi sinh trở lại trong tâm tưởng.  Thoắt cái , là “ Một ngày để tùy nghi”, của một người ở Sài Gòn , thở và sống  trong cái không gian quen thuộc của một thời kỳ mà bây giờ cũng chỉ là một chút  êm đềm còn sót lại .  và thoắt cái , là “ Khách xá qui tâm “ , là những ngày ở xứ người , nhìn những hàng gồi cao của thành phố  Los Angeles để nhớ về câu thơ Giả Đảo và man mác thêm tấc lòng đối với quê hương. Thời gian , có thể là thập niên 40, 60, hay qua thế kỷ 21 này. Không gian có thể  của xứ quê Bình Định , góc phố Sài Gòn hay  phố xá Los Angeles  bây giờ . Nhưng con người thì vẫn y nguyên. Vẫn , cái suy tư của một người muốn đi tìm trong cái nhỏ nhất của cuộc sống những điều to lớn. Vẫn , cái tâm cảm của một người thích phiêu du, và thường nhìn ngắm với con mắt nhảy đi từ chỗ này sang chỗ kia ở chỗ một đám mây đang lang thang trên trời đến một nơi chốn  quê hương đã mịt mù trong khói sương thời thế . Có phải là tâm cảm  của môt người trong  “ Một ngày để tùy nghi”:

“ .. Nhị thập tứ kiều? Ở đâu vậy? Cảnh trí nó ra sao? Đêm trăng , anh nghĩ tới nó. Nó gợi những mơ ước xa khơi. Anh Tư tưởng tượng mình phất phơ thơ thẩn ở chỗ “ nhị thập tứ kiều” xa xôi viễn vông đó . Nhưng “ nhị thập tứ kiều “ cũng không thuộc về anh. Anh Tư tưởng tượng những rạch nước  chạy giữa hai hàng câytrong các khu vườn ở Lái Thiêu , ở Chợ Giữa , tưởng tượng rừng tre gai ở cao nguyên miền Trung, những giải mây ẩm ướt mang vô vàn giọt nước li ti lê thê kéo ngang qua đèo Hải Vân . Anh Tư tưởng tượng những ngóc ngách trong đô thành, cảnh sống sầm uất đầy bất ngờ của xã hội nghèo túng, tưởng tượng những quán cà phê  ba tàu, những vườn hoa đây đó ở Sài Gòn Chợ Lớn , những nơi có thể bgồi phất phơ nhẩn nha…Nhưng những thứ đó không thuộc về anh: công viên , tiệm nước ba tàu, vườn cây Lái thiêuv..v.. Anh Tư không thể ở bất cứ đâu. Anh Tư chỉ có thể ở sở..”

Ngồi làm việc ở sở mà tâm tư phiêu hốt  hết từ chân trời nọ đến đất nước kia, có khi chúng ta cũng giống ông Võ Phiến chứ? Dù là của cậu bé học trò “ mộng ngoài  cửa lớp” xưa kia hay người chuyên viên đang mệt thở không ra hơi trong sở làm xứ người bây giờ…

Có người nhận xét , Võ Phiến sở trường ở thể tùy bút nên ta thường gặp ở bất cứ chỗ nào , bất cứ sáng tác nào ảnh hưởng của thể loại  ấy. Thậm chí , khi cả lúc ông làm công việc khá nghiêm túc là  viết văn học sử của 20 năm văn học  miền Nam  nhiều lúc ông  viết những đoạn văn có phong vị y hệt một thiên tùy bút.   Có kẻ khen , người chê. Theo tôi , đó là một nét riêng của ông. Có  những tác giả , ảnh hưởng của thi ca khá nặng nên dù viết tiểu thuyết hay biên khảo,  tạp ghi hay nhận định đều có chất thơ ở trong.Thì , với Võ Phiến,  tùy bút cũng là một môi trường bao la để tầm nhìn xa hơn , suy tư rộng hơn , khoảng khoát vượt qua những hàng rào định kiến.  Khi đọc tùy bút của ông, có sự thoải mái của một người đang sống hết mình, thở hết mình cho những giây phút hào mình vào trong cảnh huống mà những dòng chữ tạo ra.

Văn học Việt Nam có nhiều người viết tùy bút độc đáo . Nguyễn Tuân, Vũ Bằng ,  Thạch Lam , Mai Thảo,…những phù thủy của chữ nghĩa tha hồ hiển lộng.

Nguyễn  Tuân trong tùy bút phô diễn ra một nhân tính  độc đáo, của tâm tư chơi vơi lẫn lộn giữa cái đã qua và cái hiện tại, giữa cái  đã có và cái đang hình thành.  Viết , theo tác giả “ Vang bóng một thời “ là một cách thế sống , để phiêu du , để lạc lối vào những lãnh địa u trầm của cuộc nhân sinh.

Với Vũ  Bằng , tùy bút là để trao gửi , để hoài nhớ. Cái đã xa , đã tưởng biệt thẳm mất hút nay sống lại , bằng tâm tình kể lể , bằng thời tiết gợi nhớ , bằng miếng ngon quen thuộc. Với tùy bút Vũ Bằng , là  chất xúc tác cho chia sẻ để nhung nhớ nuối tiếc thành một cảm quan làm rung động tâm não con người.Ở  diễn tả , thấy tấm tình tha thiết. Ơ phong cách , thấy một người hoài cổ  nâng niu hoài những trân quí tình cảm của một đời người. Quê cũ , vời vợi nhưng nơi chốn đang sống cũng thấp thoáng biệt mà.

Ơ Thạch lam, tùy bút là những ghi nhận trong sáng từ cuộc sống . Nhận định có ý nhị ,  và cuộc đời là những lãng mạn đan kết với sự tinh tế . Tùy bút Thạch   Lam có chiều sâu của một người tìm được nét đẹp trong sự đơn giản. Chữ nghĩa , là tượng hình của tình cảm nhẹ nhàng, của nỗi rung động từ lòng yêu đời yêu mình chan chứa..

Riêng với Mai Thảo , tùy bút là những trang thơ đẹp , của ý hướng muốn vượt thoát lên cao , của những thẩm mỹ quan đã thành bất biến cho một phong cách  vừa lãng mạn vừa khác người . Những cách ngắt câu, những câu văn ngắn có khi cộc lốc , có khi bay bướm là cả một phong cách  khó ai bắt chước dù có nhiều người chịu ảnh hưởng nhái theo.

Nguyễn Hưng Quốc đã viết về tùy bút Võ Phiến :

"Tùy bút Võ Phiến , như thế , chỉ là một chuỗi dài những trăn trở, những khắc khoải .Hết khắc khoải về các vấn đề văn hóa, chính trị , xã hội, lịch sử , lại khắc khoải về bản chất cuộc đời  và số phận của con người. Đọc tùy bút của Nguyễn Tuân,  của Thạch Lam , của Vũ Bằng.. chúng ta thấy khoái trá, đọc tùy bút của Võ Phiến  chúng ta thấy ngẩn ngơ . Mà nghĩ cho cùng, có gì để mà ngẩn ngơ  chứ?Ông viết những điều giản dị , gần gũi biết bao..”

Nguyễn Hưng Quốc  cũng nhắc đến những câu văn của Võ Phiến tạo ra những ám ảnh khôn nguôi cho người đọc . Những ám ảnh ấy chẳng cao xa gì, nó tràn đầy ê hề trong cuộc sống . Có lúc tưởng là lãng quên nhưng nếu có chút gì xúc tác lại trở về và làm bồi hồi không nguôi trong lòng . Tô tự mình đối chiếu với chính mình thì cũng thấy như vậy. Tôi đọc “ Thư Nhà “ lần đầu tiên trong một buổi tối ở một căn phòng trong cư xá sĩ quan độc thân ở Nha Trang. Lúc ấy , hết tiền ra phố nên nằm nhà đọc sách trong cái cảm giác lười lĩnh giết thì giờ.  Thế mà đọc những trang sách , tự nhiên thấy như mình đang sống trong một cảnh thổ khác , đang nói một thứ ngôn ngữ khác.  Suốt một buổi tối , thấy thời khắc trôi nhanh và nỗi buồn xa gia đình , xa người tình , xa Sài Gòn cũng vơi đi một ít.  Sau này đọc lại , cũng những trang sách ấy , thì cảm giác đầu tiên lại trở về. Không biết có phải là nỗi ám ảnh của ngày xưa còn tồn đọng lại trong vô thức ? Có lần khác trong hầm đại liên trong tuyến phòng thủ của trường Bộ Binh Thủ Đức , tôi đọc “ Thương Hoài Ngàn Năm “ vào một ngày ứng chiến buồn chán . Nhìn ra bên ngoài qua khung hẹp của lỗ quan sát , thấy nắng nhạt nhạt hoang vu mà lại đọc những trang sách về   ý nghĩ của một cô gái quê trong một đêm mưa tầm tã. Những cảm giác lạ lạ ấy , đã có trong thời điểm ấy , lại thành một chút gì vướng bận , tưởng  quên đi nhưng khi đọc lại trong những thời gian , không gian khác thì lại trở về , và , cảm giác ấy đã làm thơm hương hơn những suy tư . Không biết có phải đó là điều làm cho tôi quên đi những thời điểm và những nơi chốn mà mình tham dự vào khi đang giở  theo từng trang sách.