Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÌNH THƯƠNG CỦA MẸ

 

VIỆT HẢI

 

"Mẹ" là tiếng gọi thương yêu, "Mẹ" ban cho con cái tình thương vô bờ bến trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là "Mẹ" đương đầu với những thử thách khó khăn, những cơn nguy khốn, những nhọc nhằn đầy lo âu và "Mẹ" luôn nhấp nhận những vô lý nhất của cuộc sống. Nhưng trái tim của "Mẹ" vẫn là sự thủy chung với cha và sự lan tỏa hơi ấm cho đàn con thơ dại. Tôi đọc chuyện "Mẹ Tôi" của tác giả Chính Nguyễn trong say sưa, trong nỗi đoạn trường của nước mắt sầu vơi. "Mẹ" của tác giả là một phụ nữ miền Bắc sống trong vùng nông thôn, mà khi nông thôn hiền hòa, chất phác ấy bị đe dọa bởi bom đạn chiến tranh giữa giặc Tây thực dân và phe Việt Cộng tàn ác (núp bóng dưới danh nghĩa Việt Minh) xâu xé và tranh giành quyền kiểm soát người dân và lãnh thổ. Sự tàn ác khi giặc Tây bắn giết bừa bãi, hãm hiếp gái tơ, bọn Việt Cộng cưỡng ép dì Chúc làm bé, chúng chặt đầu những ai không tuân lời chúng, sự khủng bố đe dọa người dân thấp cổ bé miệng, bao nhiêu chuyện thê lương, bạn tác giả là một đứa trẻ thơ ngồi khóc bên xác mẹ vì bị trúng bom giết chết. Nỗi nghiệt ngã trong gia tộc là người chú ruột của tác giả theo CS, cha tác giả theo QG, nhiều lúc anh em tranh cãi như muốn tàn sát nhau, ông bà nội tác giả là chứng nhân của sự thực khổ sở. Cả chú và cha ra đi biền biệt theo kháng chiến. "Mẹ" lo cho 3 con thơ dại những ngày tấm bé, khi chiến tranh tàn phá nông thôn "Mẹ" đành dắt díu con thơ về thành làm nghề phụ thợ hồ khuân vác xi măng làm kế sinh nhai. Vì quá cực nhọc nên "Mẹ" đau nặng, những đứa con thơ dại chạy đó đây lạy lục xin thuốc men cứu "Mẹ". Tôi chợt ngó tủ thuốc nhà tôi trong thoáng buồn trong ý nghĩ. "Mẹ" bị cảm, nhưng vì lao lực quá sức làm "Mẹ" kiệt sức. Tôi biết tác giả viết lại hoài niệm về "Mẹ" trong ngậm ngùi, xót xa, hãy đọc tiếp:

"Đêm lạnh mẹ ôm lấy anh em tôi trong nước mắt yêu thương che trở và nỗi buồn riêng thở dài thâu canh, sáng mẹ đã đi thật sớm trong khi anh em chúng tôi còn đang co quắp ngủ trên chiếu lạnh, chiều muộn mẹ về với quần áo đầy hồ xi măng và chân tay mẹ xước da chảy máu. Sau này hỏi ra tôi mới biết rằng mẹ tôi đã làm phu hồ, một công việc nặng nhọc của đàn ông nhưng mẹ tôi cố xin cho được công việc này hầu có chút tiền đem về nuôi anh em tôi."

Tâm sự của trẻ thơ trong gia đình nghèo khổ khi miếng ăn không đủ thì làm sao dám mơ ước đến trường, "Mẹ" đau lòng lắm chứ, "Mẹ" đã khóc vì bất lực trong tình huống khó khăn. Vì nhà nghèo, có những hôm tác giả phải ăn cắp rau muống từ bờ ao của chùa gần nhà cho bữa cơm ngon miệng. Tôi quý tất cả những đoạn văn mà tôi trích dẫn, vì chính nó cho thấy tâm tư, sự can đảm và lòng thành thực của tác giả khi nhắc về cái dĩ vãng đầy nghiệt ngã, thương đau, cái thuở hàn vi non tuổi đời của mình. Vì chính sự thực có những giá trị riêng của nó:  

 "Vì mẹ nghèo nên tôi và hai em đã không còn được đi học như khi còn ở trong làng quê. Mỗi lần mẹ nhìn đám trẻ cắp sách đi học là mẹ lại nhìn chúng tôi với hai dòng lệ chảy trên gò má khô cằn vì đói khổ và nắng mưa đơn độc một mình làm nuôi ấp ủ ba con trong cảnh Hà-Nội xô bồ kiếm sống.

Mẹ tôi dạy tôi nấu cơm cho hai em ăn và dặn tôi phải bảo vệ thương em. Tuy nhiên tôi chỉ nấu cơm còn thức ăn là vại cà muối mặn và hũ mắm tôm mà mẹ đã làm sẵn cho ba anh em ăn cả năm. Đôi khi em tôi đòi ăn rau muống và chỉ xuống ao của chùa, tôi đành nhìn quanh để phòng ngừa có ai đang đi tới, và bảo hai em chạy về nhà nấp trong lều. Trong khi hai em tôi kéo tay nhau vội vã chạy về nhà, tôi nhẩy xuống bờ ao hái vội vàng một ôm rau rồi leo lên bờ chạy thục mạng. Đôi khi tôi theo ông đánh lưới ven sông Hồng xin vài con cá long tong dính lưới đem về nhà kho mắm tôm mẹ làm sẵn, những bữa ăn có rau cá như thế đã làm anh em tôi vui và ăn cơm thật ngon miệng."

 Để đỡ bớt vất vã của nghề phu khuân vác cho thợ hồ, "Mẹ" học được nghề làm bánh cam. Chính những chiếc bánh cam "Mẹ" làm đã nuôi con từ Hà Nội vào Nam. Tôi thật sự trân quý hết tất cả các bà mẹ buôn thúng bán bưng trên khắp nẽo đường đất nước, tôi chứng kiến nhiều bà mẹ Bắc 54 đã đến bán trong khu cư xá nơi tôi ở, họ giới thiệu tôi những món ăn ngon do họ làm, nào là những bà mẹ bán bún riêu, bán bánh ướt chả lụa, bán xôi cúc, xôi gấc và xôi bắp, bán bánh gai, xu xê, bánh cam,... Món bánh cam là loại bánh mà tôi mê từ thuở tấm bé. Trên đôi vai gầy guộc của những bà mẹ hiền đã gồng gánh các thứ lỉnh kỉnh của gánh hàng rong đó là tương lai của đàn con bước vào trường, rồi bước vào đời cùng xây dựng miền Nam, trong số đó có tác giả bạn tôi, Chính Nguyễn, một sĩ quan Không Lực VNCH.

 Nay "Mẹ" quá lớn tuổi rồi, "Mẹ" không còn thấy rỏ nữa, khi thanh xuân tuổi trẻ "Mẹ" sống tại miền bắc trông tin chồng mà có những chiều tác giả kể lại nước mắt "Mẹ" buồn rơi khi nhớ chồng. Rồi khi tác giả đi "học tập cải tạo" thì "Mẹ" lại trông đứng trông ngồi. Khi tác giả vượt thoát ra xứ ngoài, dù "Mẹ" biết con mình bình yên, nhưng tình "Mẹ" thương nhớ con để nước mắt mẹ già lại tiếp tục rơi từ bên kia Thái Bình Dương.

 "Mẹ tôi bây giờ đã chín mươi với những nếp nhăn nhọc nhằn hằn trên gương mặt già nua cằn cỗi theo tháng năm, và mắt đã kém luôn mờ lệ nhắc tên từng đứa con và ước ao trở lại quê nội ngoạị khi nằm xuống. Tay mẹ tôi đã run không cầm được đũa để ăn, đôi chân đã yếu chậm chạp bước đi trong patio, nhưng mẹ vẫn không yên được nỗi lo cho mấy đứa con còn lại bên kia biển Đông...

Lòng mẹ tôi đã chia hai trong nỗi sầu xa xứ, thương con mỏi mòn trên nước ngoài, xót đoạn trường cho những đứa con còn lại quê nhà:

 

Bao giờ con khóc ôm chân mẹ,

Là lúc mẹ hiền khuất chia ly

Luôn mãi đời con sầu đất lạ,

Đâu còn ai nữa dẫn con đi…!

 

Những năm tháng dài trong cuộc đời, tôi cũng chưa làm được gì cho chính tôi…! Mẹ tôi cũng đã có những bước đi run rẩy, lúc nhớ lúc không, lúc nói thật nhiều, lúc ngồi yên như tĩnh tâm và nhìn đời bằng đôi mắt lạc thần cằn cỗi…!

 

Đời mẹ đã bao lần đi tỵ nạn Cộng Sản, chiến tranh…!

Mẹ tôi đã không có mùa xuân…!

 

Mẹ, Mẹ đời con nghèo thân vất vưởng

Nợ quê hương gánh mãi tuổi xế chiều

Ba mươi năm lẻ vẫn mang hận lụy

Đời bèo trôi sông lạ tủi nhục nhiều

 

Mẹ, Mẹ ba mươi tháng tư rồi đấy

Thân mẹ gầy cúi mãi mỏi lưng còng

Con lưu lạc tìm đường về cố quốc

Mẹ đừng buồn, cùng đừng đứng chờ mong

 

Mẹ, Mẹ con quì đây, đầu vái lạy

Quay hướng nhìn con dõi mắt hướng đông

Khóc thương mẹ, tủi quê nghèo vận nước

Ước một ngày đường hoa chợt đơm bông...

 

Mẹ đó, con đây… Cánh tay nào vươn ra cho con nắm được tay Mẹ, trong khi lòng Mẹ, lòng con như biển động sóng gào, và nước mắt Mẹ, nước mắt con đã làm cho biển mặn thêm…!

Mẹ ơi…! có mùa Xuân nào sẽ đến để cho con vui hát bên Mẹ những bài ca đồng dao quê nội xứ Bắc. Có mùa Xuân nào sẽ tới cho con được ôm chân Mẹ, để con được Mẹ dỗ dành bằng tiếng hò yêu dấu ngàn đời trên sông Hương, vang vọng núi Ngự. Có mùa Xuân nào thanh bình để con về tắm giữa dòng Cửu Long, hầu rửa sạch những đớn đau chua xót hận thù một kiếp…!

Mẹ…! Lưng Mẹ còng, còm cõi nhưng vẫn dựa vào cha hùng tráng bên dãy Trường Sơn, mặt Mẹ vẫn trông ra biển Đông và tóc Mẹ vẫn rũ xuống trải dài trên biển vắng về khuya để khóc đợi con về…

Mẹ… Mẹ ơi…! Chúng con vẫn gọi Mẹ… Mẹ Việt Nam ơi… muôn đời và muôn kiếp không thôi…!"

Việt Hải xin giới thiệu tác phẩm "Mẹ Tôi" của tác giả Chính Nguyễn, bằng văn phong của nhân chứng sống qua những năm tháng chiến tranh của hai cuộc chiến chống Pháp và Quốc Cộng, và qua tâm sự đời anh gói ghém nhiều chi tiết sống động lồng trong sự trải dài lịch sử khổ đau của dân tộc. Sách cho thấy bối cảnh người dân quê quá nhọc nhằn, quá tội nghiệp, và quá thương tâm khi tranh tối tranh sáng giữa hai lằn đạn, mà những thế hệ con cháu chúng ta tại hải ngoại này có thể xem đây là chuyện hoang tưởng. Ngoài chuyện "Mẹ Tôi" được dùng làm đề tựa ra còn có (9) tác phẩm khác nữa như: Trở Giấc, Nỗi Buồn Mang Theo, Nỗi Băn Khoăn, Mùa Xuân Trong Lòng, Những Mùa Noel Cũ, Bạn Tôi, Anh Em Tôi, Bay Vào Lòng Mẹ, và Niềm Riêng. Tôi thấy rằng mỗi bài có những nét hay riêng, mỗi bài làm lòng tôi bâng khuâng, chùng xuống trong ý nghĩ man mác như khi đến đoạn cuối của bài "Nỗi Băn Khoăn", tác giả kể về dì Chúc, tức người em ruột của "Mẹ". Khi "Mẹ" đau dì bán chiếc khuyên vàng lo thuốc thang cho "Mẹ", vào những ngày hàn vi trước 54, như chi tiết trong bài "Mẹ Tôi" kể lại. Tôi muốn để chữ Mẹ trong ngoặc kép như tên gọi, cùng ám chỉ một danh từ riêng thân thương. Trong ý tưởng chung hay riêng thì lòng Mẹ bao la, tình Mẹ bao giờ cũng chứa chan nhân ái; Với tôi, tôi thích đọc tất cả những bài văn tri ân đấng sinh thành. Hôm anh email tôi bản thảo để đọc. Bài viết đầu tiên thu hút những ấn tượng đáng nhớ lắm về  "Mẹ Tôi", đã khiến tôi vô cùng xúc động với những gì tác giả ghi nhận từ ký ức cũ của mình.

Điểm sau cùng là người bạn đời Mỹ Thanh của tác giả, chị đã chia sẻ tất cả những nỗi khổ đau của đời anh, và chính chị đã khuyến khích anh viết lại và xuất bản sách này. Hôm Tết Nguyên Đán 2006 tôi gặp anh trong buổi tiệc liên hoan của Thời Luận, anh kể tôi chị Mỹ Thanh đôn đốc anh hãy viết lại những tháng ngày hàn vi nơi đất Bắc. Giờ đây anh đã hoàn tất một tuyển tập truyện ngắn dầy khoảng 150 trang như lời cổ động của người hiền thê. Hình bìa sách là bức tranh mẫu rất đẹp mắt, vẽ cò mẹ cùng đàn cò con dại như chuyện gia đình của cụ Tú Xương thuở trước. Riêng với "chị cò" Mỹ Thanh, tôi xin dâng đóa hoa hồng để cám ơn những khuyến khích đáng quý và nó cũng là nổ lực cần thiết của chị để anh hoàn thành văn tập này vậy.

Xin chân thành giới thiệu tác phẩm thứ hai là "Mẹ Tôi" của tác giả Chính Nguyễn.

Việt Hải Los Angeles