Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TỊNH LIÊN THEO

MỘT LÀN MÂY TRẮNG

 

NGHIÊM XUÂN HỒNG

 

Giao tình của kẻ viết những dòng này với Tịnh Liên.

 

Nghiêm Xuân Hồng không có gì nhiều – chỉ là mấy phút gặp gỡ ngắn ngủi ở nhà Nguyễn Mộng Giác cách đây mấy năm và một cuốn thơ trao tặng. Tuy giao tình chỉ có bấy nhiêu nhưng lòng kính trọng Tịnh Liên thì phải nói là dày. Nó có từ những năm ở trong nước, thời hay lui tới Hội Họa Sĩ Trẻ. Gần đây, thỉnh thoảng, trong những lúc nghĩ tới hoa sen và những bài thơ chứa đựng phong vị Thiền thì lại nhớ đến Tịnh Liên. Và mới tuần trước đây thôi, trong một buổi trời u ám, lật một số báo Văn Học cũ bỗng gặp bài Mưa Rơi của cụ Nghiêm. Tự nhiên thấy xúc động, bèn trích đăng vào trang báo. Nào ngờ Tịnh Liên đã ra đi như một làn mây trắng.

Dẫu đã trễ muộn,trang báo hôm nay xin dành để tưởng niệm Tịnh Liên. Mời bạn đọc cùng nghĩ tới người. (NS)

 

Nghiêm Xuân Hồng

Sinh năm 1920

Sinh quán Hà Đông, Bắc Việt. Nghiêm Xuân Hồng là một trong những người chủ trương tờ Quan Điểm.

Trước 1975 hành nghề luật sư. Đã viết hơn 10 tác phẩm. Đáng chú ý, phải kể: Đi Tìm Một Căn Bản Tư Tưởng (viết từ năm 1975), Từ Binh Pháp Tôn Ngộ Đến Chiến Lược Nguyên Tử (1965-1966), Người Viễn Khách Thứ Mười (Kịch, trước 1975). Từ khi sang Hoa Kỳ, ông đọc Kinh Phật, viết sách nghiên cứu về Phật Giáo, đã hoàn thành bộ sách Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc (gồm 4 cuốn), một tiểu thuyết thần thoại viết dựa theo kinh sách nhà Phật và đã hoàn tất tại Nam Cali năm 1992. Tác Phẩm cuối cùng là Ma Chướng Trên Đường Tu. Cuốn Lăng Kính Đại Thừa, được Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam ở Los Angeles xuất bản năm 1982. Ngoài ra ông còn sáng tác rất nhiều thơ có nội dung sâu sắc, đậm triết lý nhà Phật. Nghiêm Xuân Hồng có Pháp danh Tịnh Liên. Ông từ trần lúc 1 giờ khuya rạng ngày Chủ Nhật ngày 7 tháng 5 tại tư gia thuộc quận Cam, California.

(tài liệu của báo Saigon Times)

 

Sau đây, chúng tôi xin trích đăng bài Những Án Mây Sầu của Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng như một tưởng niệm người đã đi vào chốn mây trắng sáng ngời màu áo Như Lai.

 

Gặp anh ấy vài lần trên đất này, lần nào anh cũng than phiền về sự buồn bã. Nhưng không cứ anh, tôi gặp nhiều người cũng thấy than phiền như vậy, và ngay chính tôi nhiều khi cũng thấy sự buồn bã thấm thía ấy. Nó đôi khi ùn ùn kéo đến, chẳng hiểu từ đâu, tương tự như một đám mây chiều, rồi bủa giăng dằng dặc.

Có lẽ thân phận của con người, của bọn mình là vậy, phải đối diện với nỗi buồn phiền liên miên, những áng mây sầu gần như bất tuyệt. Có lẽ đó là một niềm mây sầu gần như bất tuyệt. Có lẽ đó là một niềm đau khổ, nhưng cũng là một niềm vinh hạnh hy hữu của Người. Vì người là một loại động vật gần như độc nhất được nếm mùi vị của buồn phiền. Và chắc chắn rằng các động vật khác không có nếm đâu, vì chúng không hề có nhớ tưởng quá khứ, cũng như không hề dự tưởng tương lai. Nhất là bọn mình lại là những kẻ lưu đày lữ thứ, vừa lữ thứ lại vừa tóc bạc.

Có những nỗi buồn phiền nhè nhẹ, hầu như vô duyên cớ. Phải chăng là vì vắng bạn? Hay thiếu một khung cảnh quen thuộc, thiếu một chén rượu nồng, thiếu một nụ cười một ánh mắt, một hình bóng để thân mến? Hay phải chăng là sự e ngại âm thầm trước một cuộc sống lạ hoắc?...Nhưng cũng có những áng mây sầu sâu kín và dằng dặc hơn, đó chính là áng mây sầu của những kẻ thấy mình như những khách lữ hành lang thang trên con đường bất tận, và chợt nhận thấy rằng con đường mình đi là một thứ Đường-Đi-Không-Đến. Không những đường-đi-không-đến mà chính kẻ lữ hành đó cũng không thể hiểu mình là gì nữa, mình là ai, mình là Thực hay Mộng, và sống làm cái gì đây?... Bởi vậy những áng mây sầu quỷ quái của tâm tưởng cứ ùn lên dằng dặc.

Tuy nhiên, không riêng bọn mình, mà trong những người đã đi qua mặt trái đất này, đã có rất nhiều kẻ bị ám ảnh bởi nỗi sầu lữ khách đó. Chỉ cần nhớ lại Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Ôn Như Hầu, Nguyễn Du:

 

“Mây Tần khóa kín song the

Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao”

 

Hoặc Nhất Linh:

 

“Làm gì mà băn khoăn thế? Dù có núp mình trong cánh hoa, dù ẩn mình trong hạt bụi, thì nỗi băn khoăn vẫn còn nguyên vẹn...”

 

Hoặc nhớ lại mấy câu thơ tiền chiến:

 

“Sao ở đâu mọc lên trong đáy giếng

Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma

Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta

Ý của ai trào lên đáy óc?

...

Ai bảo giùm: ta có ta không?”

 

Anh cũng có lần nói với tôi: “Khi tôi ngồi bồng bềnh trên biển cả, nhìn biển sâu thăm thẳm, tôi nghĩ đến mình rớt xuống đáy, chắc là phải lơ lửng lâu lắm, rớt lâu lắm, rớt sâu đến mấy chục dặm mới được nằm ở đáy biển cả.”

Vì thân xác chúng ta nặng về phần cát bụi, nặng nề đất, nên ngay khi rớt xuống biển, ta cũng chỉ thích nương về một nơi điểm tựa là đất ở đáy biển. Nếu chúng ta là cá hay chim, chắc sẽ thích nương về nước hoặc hư không. Cái lòng muốn nương đó, nhà Phật gọi là Nghiệp.

Trên đường-đi-không-đến của lữ khách bất đắc dĩ, thực ra ai cũng thầm mong kiếm một điểm tựa, một bến nước tạm dừng chân. Kiếm được thì thấy hồ hởi, chưa kiếm được thì thấy u sầu... Tùy theo tâm tưởng từng người, điểm tựa có thể muôn hình vạn trạng. Có người tìm điểm tựa ở đồng đô la, ở quần áo đẹp, ở một chiếc ô tô mới, ở một căn nhà, ở một chút danh vọng, ở vợ con, ở bạn bè, ở một tác phẩm. Có những kẻ rắc rối hơn, muốn tìm điểm tựa ở một tâm tư, một tâm tưởng; cái vụ này nó vô hình, khó sờ mó, nhưng có vẻ bền bỉ hơn.

Có lẽ bọn mình thuộc loại lữ khách bất đắc dĩ và rắc rối... Nói đến đường-đi-không-đến, lại nhớ những câu chuyện cổ xưa cùng những nhân vật có vẻ huyền thoại. Nhớ đến Tôn Ngộ Không cùng ngài Thiện Tài Đồng Tử. Tôn Ngộ Không cũng đi hoài đi hủy trong bàn tay Phật Tổ Như Lai, nhưng cũng chẳng đi đến đâu, và cũng không thoát ra được bàn tay ấy. Còn ngài Thiện Tài Đồng Tử trong kinh Hoa Nghiêm thì đi hoài đi hủy trong “lỗ chân lông” của Đức Phổ Hiền Bồ Tát, và vẫn thấy những cảnh giới gần như vô tận, không biết đâu là ngăn mé...

Tôn Ngộ Không là một nhân vật sáng tạo ra do một vị đạo sĩ Tàu, để tượng trưng cho cái tâm biến-hóa, nhưng sự mơ màng của tác giả cũng không đến nỗi sai lời kinh cho lắm. Còn ngài Thiện Tài là một vị Bồ Tát trong kinh, và theo chỗ tôi biết, thì lời kinh không có mảy may hư vọng... Ngài Thiện Tài là một bậc đã đắc đạo khá cao rồi, nghĩa là tâm đã tương ứng với Vũ Trụ, tương ứng với Vật, có thể chuyển được vật rồi, có thể tùy ý tạo những Hóa Thân mà vẫn phải đi hoài đi hủy, loanh quanh luẩn quẩn chưa thoát được ra khỏi vòng pháp giới.

Nếu không có gì lạ, nếu chúng ta còn loanh quanh luẩn quẩn trong giòng đời, chưa thoát ra khỏi giòng đời cùng bàn tay của thần linh... Có một thời tôi say mê lời nói của Trang Tử:

 

“Châu này nằm ngủ, mộng thấy mình hóa bướm, nhởn nhơ bay lượn. Tỉnh dậy lại thấy mình lù lù là Châu. Chợt nghĩ không hiểu mình có phải là Châu nằm mộng thấy hóa thành bướm hay chính mình là bướm nằm mộng thấy hóa thành Châu.”

 

Tôi say mê, vì đó chính là giấc mơ Hóa Thân, giấc mơ biến hóa vô cùng, giấc mơ tâm-chuyển-vật để tiêu-dao-du tự tại của một kẻ mặc áo vải là Trang Châu. Vào thời kỳ đó, tôi đôi khi cũng mơ tưởng muốn đánh một giấc ngủ cô miên để hóa thành bướm mộng, được tiêu diêu tự tại thì thực thích thú vô cùng.

Ngày nay, tôi đọc Kinh Phật, thì thấy muốn dừng chân lại đó. Trên con đường-đi-không-đến, muốn dừng chân lại nơi trang-kinh-huyền-hoặc. Ví tất cả lời kinh cũng chẳng dạy gì khác, mà chỉ dạy cách thực hiện giấc mơ Hóa Thân đó đến chỗ tuyệt vời mà thôi, dạy cách làm thế nào để chuyển cái xác thân nặng nề u ám này thành một hóa thân tuyệt diệu. Và đồng thời cũng chỉ cách hóa giải tất cả những án mây sầu.

Vì thế nên lữ thứ này, mỗi khi có án mây sầu hiện đến, thì tôi lại lần giở mấy trang tôn-kinh-huyền-hoặc:

 

“Trở giấc mình với bóng

Mây sầu dâng ngang mày

Khép cửa niệm kinh cũ

Mưa khi nào chẳng hay...”

 

Chúc anh tìm được cái thú cô tịch trong cử chỉ nâng chén rượu và nhìn tuyết bay, và nghĩ rằng tâm tư của mình nhiều khi cũng bời bời như tuyết bay vậy.

 

NGHIÊM XUÂN HỒNG