Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TIẾNG DƯƠNG CẦM

TRONG ĐÊM VẮNG

 

PHƯƠNG DUY

 

1.

Trời mưa. Mưa mãi không dứt. Mùa mưa ở Seattle sáng ngày vừa mở mắt ra là thấy trời mưa. Rồi mưa tiếp tục rỉ rả cho đến chiều tối. Mưa dầm dề làm Tuấn nhớ  lại những ngày mưa ở Huế khi chàng đang còn là sinh viên văn khoa.Không biết nước ở đâu mà ngày nào cũng trút như xối xả từ tầng trời xuống.

Seattle, thành phố với những ngôi nhà chọc trời màu xám lại càng xám xịt hơn vào lúc này.

Ngôi tháp cao Space Needle, biểu tượng cho thành phố tây bắc nước Mỹ này, bị che khuất sau những cột nước trắng xóa.Từng cơn gió lạnh từ phía bắc thổi qua Alaska và Canada đưa xuống. Tuấn cùng mấy người bạn nghiện cà phê lái xe tấp vào quán café Cỏ Hồng, ngồi nhâm nhi cốc cà phê nóng hổi và thơm lừng.

Cô chủ quán đang điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe cho một dĩa CD nhạc thính phòng. Tiếng violon nghe cao vút hòa với tiếng nhạc đệm trầm trầm của piano.

Trời thật lạnh, nhâm nhi cốc cà phê nóng, nhưng không được hút thuốc lá nên mặc dù ngồi trong gian phòng nhỏ có sưởi vẫn thấy chưa đủ ấm.

 

2.

Tuấn lên làm việc ở đây đã tròn một năm. Chàng phải xa người vợ trẻ vì lý do sinh kế. ở San José mãi cũng chán, mà cũng không có việc gì cho chàng làm tuy chàng đã gửi resumé đến nhiều hãng xưởng để xin việc. Nơi nào cũng bảo chờ. Nên khi nhận được thư của một người bạn ở thành phố Kent, tiểu bang Washington mời lên chơi là chàng đi liền.

Từ Bắc Cali, chàng phải lái xe hơn mười sáu tiếng đồng hồ mới đến chỗ bạn chàng ở.

Bạn chàng giới thiệu những công việc ở đây thường cần như lên Seattle ghi tên đi làm cá ở Alaska, lương cũng khá hoặc nếu sợ lạnh thì xin làm chân đứng bán hàng furniture Mỹ ở đây cũng nhận.

Nghe nói có lương khá cao, nên Tuấn đồng ý nộp đơn xin đi Alaska sáu tháng “thử thời vận”.

Đi đến văn phòng tuyển mộ nhân công, thì được trả lời vì là đang mùa đông nên hãng chỉ nhận những nhân viên cũ đã làm qua một hai mùa trước. còn nhân viên mới phải chờ đến mùa hè năm sau mới có đợt tuyển.

Cuối cùng, chàng đành phải chọn việc làm sales person cho hãng furniture Mỹ.

Tuấn tuy là người Việt chính cống, nhưng khi mới tiếp xúc lần đầu ai cũng nghĩ chàng là dân Châu Âu hoặc dân lai Âu vì chàng cao lớn, mũi cao, để ria mép và phát âm tiếng ngoại quốc rất chuẩn xác.Nhờ nhân dáng bề ngoài như thế nên khi đến xin việc, chàng được chủ Mỹ nhận ngay.

Hàng ngày công việc tiếp khách đến mua hàng đối với Tuồn cũng không khó lắm.Có khách thì chào hàng, vắng khách thì bày thêm hàng mới hay phủi bụi các món hàng bày ở showroom.

Khi còn là học sinh, Tuấn ở nội trú trường Providence do các vị linh mục người Pháp giảng dạy ngôn ngữ chính dĩ nhiên là Pháp ngữ. Ngoài giờ học các môn học trong chương trình trung học, thấy Tuấn có khiếu và thích học thêm ngoại ngữ nên cha Oxarango đã dạy thêm cho Tuấn tiếng Espagnol, cha Lefas dạy thêm tiếng Latin và tiếng Ý, cha Thích kèm thêm chữ Hán ngoài việc cha Bính dạy Việt ngữ. Tuấn nghĩ học thêm ngoại ngữ để có khả năng đọc thêm sách vở giải trí.  Chứ tiếng Espagnol, tiếng Ý ở Việt Nam ít khi đem ra thực hành.Chàng đâu có ngờ hiện nay nhưng ngoại ngữ chàng đã học giúp chàng làm “cần câu cơm” tại Hoa Kỳ.

 

3.

Ông George, chủ tiệm furniture thấy có mấy người khách từ Canada sang. Họ nói tiếng Pháp, nên ra hiệu cho Tuấn ra chào hàng, vì trong tiệm Tuấn là người duy nhất biết tiếng Pháp.Sau một thời gian ngắn làm việc, ông chủ lại thấy người salesman này không những tiếp khách Mỹ, Canada mà Tàu, Việt Nam hay dân Nam Mỹ đều “good deal” cả.

Vì chàng nói chuyện với khách hàng bằng “ngôn ngữ của khách” nên dễ gây cảm tình. Trong lĩnh vực buôn bán, vấn đề cảm tình là một lợi thế để hướng dẫn khách mua hàng. Mà “ngôn ngữ của khách” là quan trọng.

4.

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, chàng thường lái xe ra bãi biển để cho đầu óc bớt căng thắng.

Những bãi biển quanh vùng Puget Sound như Redondo, Des Moines, Federal Way, Tacoma, Gig Harbor... đều có dấu chân của chàng.Đôi khi chàng còn rủ một số bạn bè đi bắt sò ở những vùng biển vắng vẻ. Những nơi này chàng thường gặp nhiều người Lào và một ít người Việt sinh sống bằng nghề biển.Những ngày nghỉ lễ, chàng đi câu cá ở Green River hay ngồi ngắm giòng sông White River chảy lững lờ giữa những tảng đá nhấp nhô để hồn trở về những giòng sông ở quê hương Việt Nam xa cách. Có một kỷ niệm vui vui mà chàng còn nhớ mãi. Đó là một ngày chủ nhật, khi chàng đến thăm một người bạn ở thành phố Federal Way gặp lúc bạn chàng sắp vào các farms của người Mỹ Da Đỏ để mua vịt sống về nuôi. Chàng liền tháp tùng để biết thêm các sinh hoạt của người Da Đỏ tại địa phương như thế nào vì từ trước đến nay, chàng chỉ thấy người Da Đỏ trên màn ảnh mà thôi.

Xe dừng lại ở một nông trại, bạn chàng giựt chuông. Hai vợ chồng người ta đỏ ra mở cổng đón khách vào. Hướng dẫn khách đi xem các khu chuồng nuôi gà, nuôi vịt, nơi ấp trứng. Bạn chàng muốn mua mười hai con vịt xiêm. Chủ hẹn sáu hay bảy giờ chiều đến lấy mà không cho biết ly do tại sao lại giao hàng chậm như thế.

Đúng giờ đã hẹn bạn chàng đến nhận vịt đem về đến nhà, Tuấn vội vã bỏ vịt xiêm vào chuồng, bỗng rất ngạc nhiên khi thấy bốn con vịt mập nhất bay bổng lên cao rồi mất dạng. Câ nhà cười lớn. Tuấn ngơ ngác.Người bạn giải thích:- Mấy người da đó này đã chơi trò tâm lý: nghĩ là mình ở rất xa, nên họ chờ đến tối mới giao hàng. Vì đến tối mới dễ bắt vịt trời trong chuồng giao cho mình cùng với vịt nhà. Ít khi khách trở lại nông trại để khiếu nại vì chỉ mất vài ba con vịt chẳng là bao mà phải lái xe đi xa nên ngại, vả lại họ bán vịt với giá quá rẻ gần như cho không. Nhưng hễ ai đến nông trại những lần sau, nhắc lại “trò đùa” đó thì chủ nông trại vui cười sẵn sàng bồi hoàn vịt khác và còn biếu thêm vài tá trứng để “mời ăn chơi” nữa!

- Có nhiều nuôi có kinh nghiệm, khi mua vịt về buộc dây kỹ vào chân, sau đó mới ném vào chuồng. Chú vịt nào bay được là vịt trời, ăn khá ngon! Còn việc khiếu nại với chủ nông trại về sau, muốn làm thì làm... vẫn có hiệu lực vì đó là lối “câu khách” tinh vi nhất của người bán như kiểu “buy one get one” của siêu thị Mỹ. Như vậy, mặc dù chủ không mời mà khách phải đến mua hàng lần nữa.

5.

Một buổi sáng mùa đông, trời Seattle rất lạnh. Lại thêm mưa to, gió lớn, sấm chớp ầm ì nổi lên từng hồi. Tuấn đứng trong tiệm furniture buồn buồn vì vắng khách và đang nhớ cô vợ trẻ đầy nhựa sống ở San José...Một người khách bước vào cửa hàng, nước mưa ướt sũng rời xuống sàn nhà.

Đó là một thiếu nữ người tầm thước, mắt nâu, hình dáng thon thon và đẹp như một nữ tài tử điện ảnh.Tuấn chào nàng bằng tiếng Anh và hỏi nàng cần mua hàng gì, như thường lệ khi thấy có khách vào cửa hàng. Nàng nói:- Buon giorno! (1)

Rồi đứng im nhìn Tuấn, người salesman đẹp trai của cửa hàng này như thể thách thức có hiểu nàng nói gì không.Ông George tuy ngồi phía trong xa, nhưng vì vắng khách nên khi thấy có người vào là ông chú ý ngay.Nhưng ông chẳng hiểu khách muốn mua loại hàng nào nên như thường lệ ông liền đi đến bên cạnh Tuấn để vừa xem Tuấn lần này “có phép lạ” gì để bán hàng cho khách không. Ngoài ra ông cũng muốn giúp Tuấn trong vấn đe giá cả và giới thiệu mặt hàng mỗi khi Tuấn cần vì ông đã có “hơn ba mươi năm trong nghề này”.Ông há hốc mồm, trợn tròn mắt lên khi nghe Tuấn tỉnh bơ nói một hồi tiếng “ngoại quốc” như thể ca sĩ Tino Rossi hát.Rồi đến cô thiếu nữ khách hàng cũng lộ vẻ ngạc nhiên thích thú vì mộtngười trông hơi giống “sino” mà nói tiếng “italiano” rất chuẩn xác và lịch thiệp.Sau khi nghe nàng nói xong, Tuấn quay sang ông George và nói vắn tắt:

- Nàng cần mua một bộ bàn ăn bằng gỗ có cẩn đá cẩm thạch, một giường ngủ King Size của Ý và vài tấm tranh treo tường.Ngã giá xong xuôi, nàng nhờ Tuấn nói lại với ông chủ:

- Vì nàng chỉ nói được tiếng Ý mà thôi, nên yêu cầu giao hàng lúc 6 giờ chiều ngày mai và phải có người salesman này đi theo để nếu cần gì thêm thì nàng sẽ đặt hàng thêm.

Từ trước đến nay, Tuấn giữ nhiệm vụ salesman, chỉ đứng bán hàng, còn giao hàng thì đã có một người Mễ và một người Mỹ lo. Nay nghe người đẹp nói và ông George cũng nể lời khách hàng, đã yêu cầu nên Tuấn cũng đồng ý. Ngoài ra chàng cũng muốn xem nơi người thiếu nữ “có nụ cười và đôi mắt” như tranh của doanh họa Ý Leonardo di Vinci ở nơi nào.

 

6.

Sau khi đã kiểm đủ hàng chất lên xe truck, Tuấn lái xe riêng của chàng đi sau xe giao hàng để đến địa chỉ nàng thiếu nữ đã ghi.

Chàng lái xe đi giữa những rừng thông cao thẳng tắp hai bên đường. Đúng là xứ sở của “Evergreen State” chỉ toàn một màu xanh lá cây dịu mắt.

Nhà của thiếu nữ là một biệt thự to lớn nằm giữa một đồi thông cao và rậm rạp. Chung quanh trồng những loại hoa hồng rất đẹp và tỏa hương thơm ngát.

Trong lúc người Mễ và người Mỹ đang đặt bàn ghế và giường do cô thiếu nữ hướng dẫn, Tuấn ra phía lan can sau nhà để tìm chỗ hút thuốc lá ngoài trời. Đứng trên lan can Tuấn nhìn sang khu Weyerhaeuser xinh đẹp đàng xa. Thấy được hồ nước rộng chính giữa đang có những đàn vịt trời bay lên bay xuống.

Những tia nắng cuối cùng của buổi chiều chiếu lên những ngọn thông trồng chung quanh hồ. Tiếng vi vu của gió thổi qua rừng thông nghe thật buồn bã.

Tuấn đang thả hồn theo những hình ảnh hoàng hôn, cô gái nhẹ nhẹ đi đến chỗ Tuấn. Nàng làm một cử động mạnh để Tuấn trở về thực tại. Tuấn nhìn nàng rất đẹp và gợi cảm trong bộ đồ may bằng lụa sản xuất tại Ý màu mỡ gà bó sát thân hình vệ nữ.

Hai người giao hàng sau khi đã khuân và đặt bộ bàn ăn bằng gỗ cẩn đá cẩm thạch và chiếc giường kiểu Ý và những căn phòng do người thiếu nữ chủ nhân ngội biệt thực chỉ dẫn. Liền đưa giấy giao hàng cho người thiếu nữ ký nhận và từ giã ra về. Tuấn còn phải nán lại để chờ thiếu nữ cần mua gì thêm thì chàng nhận order.

Thiếu nữ nói với Tuấn:

- Nhân khi anh đến biệt thự này, em muốn mời anh cùng dùng bữa cơm tối với em. Em sẽ tự tay nấu những món ăn đặc biệt của Ý để thết đãi anh và cũng để cảm ơn anh vì từ mấy ngày qua em đến nhiều tiệm mà không mua được món hàng nào vì chẳng có một ai hiểu em muốn gì.

Nàng mở nhạc classic. Gian phòng tràn đầy tiếng nhạc êm dịu của Vivaldi.

Lát sau, nàng bưng các dĩa thức ăn thơm lừng ra đặt trên bàn ăn cùng hai chiếc ly thủy tinh giữa chai rượu “vino di italiano” màu đỏ trong như hổ phách.

Những ngọn nến thắp lên tỏa ánh sáng lung linh, huyền ảo. Nàng mời chàng ăn và chậm rãi kể chuyện về gia đình nàng:

- Em tên là Sylvia, năm ny hai mươi mốt tuổi. Em mới từ Roma sang thăm ông nội. Ộng nội em di dân từ Ý sang Mỹ làm ăn từ năm 1960. Ông là một doanh thương khá thành công, lúc trước ở New York. Sau năm 1990, đến tuổi hưu, ông qua Washington State mua đất và xây ngôi biệt thự này. Năm 1992, em tốt nghiệp dương cầm ở nhạc viện Roma, đã sang đây thăm ông. Ông mua cho em một chiếc đàn “piano à queue” để em đàn cho vui. Vì em không nói được tiếng ngoại quốc nào ngoài tiếng mẹ đẻ nên thời gian một tháng sang đây em ít đi ra ngoài phố trừ lúc cùng đi với ông nội hoặc đi lễ nhà thờ vào những ngày chủ nhật. Lần này là lần thứ hai em sang thăm ông. Ba ngày sau, ông có việc phải đi vắng, em ở nhà một mình. Em muốn ông em ngạc nhiên khi trở về, nên em tự đi mua sắm bàn ghế, giường ngủ và tranh vẽ để tặng ông và cũng để thay thế những đồ đạc đã cũ kỹ.

Ăn xong, Tuấn ngồi nhâm nhi cốc cà phê Ý trong lúc Sylvia đến ngồi ở chiếc dương cầm.

Tiếng nhạc dương cầm thánh thót trầm bổng đưa Tuấn bay bổng lên cõi mộng xa xăm với nhạc phẩm “Serenate” và “Ave Maria” bất hủ.

Mười ngón tay búp măng xinh đẹp của Sylvia đưa qua đưa lại lướt trên những phím đàn trắng ngà lúc nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ. Ngắm nhìn khuôn mặt xinh đẹp của Sylvia thay đổi theo từng dòng nhạc, lúc “andantino”, khi “presto”, lúc “ad libitum” như thể nnàng đã biến thành những nốt nhạc bay bổng trong gian phòng mờ ảo này.

Sylvia hỏi Tuấn thích bản nhạc nào, nàng sẽ đàn để cùng thưởng thức. Tuấn đề nghị bản “Chiaro di Luna” của Beethoven và bản “La Primavera” của Vivaldi.

Những âm thanh từ chiếc đàn vang ra khi nhanh khi chậm như ánh trăng đang từ từ lên cao, khi ẩn khi hiện sau lùm cây. Tuấn như quên cả thời gian lẫn không gian.

Sylvia rời đàn và đến ngồi kế bên Tuấn để cùng thưởng thức cà phê. Bỗng đâu nàng ghì đầu Tuấn và hôn môi chàng tới tấp. Tuấn nhìn vào đôi mắt đang long lanh và rực lửa yêu đương cùng đôi má hồng hồng và nóng hổi của nàng.Syvia nói giọng trầm ấm khi âu yếm Tuấn:- Ti amo molto! (2)

Tuấn chỉ biết ngây ngất và thụ hưởng. Chàng không thốt lên được tiếng nào vì đôi môi của chàng đã bị khóa chặt bởi đôi môi ham muốn của Sylvia. Rồi Sylvia tự tay cởi bỏ bộ áo quần may bằng một loại lụa đắt tiền củaÝ. Một thân hình Ve Nữ lồ lộ và mời gọi...Tuấn bế Sylvia vào phòng, đặt nàng nằm lên chiếc giường Ý king size mà hãng chàng mới giao hàng chiều nay. Hai thân hình trẻ trung và khỏe mạnh quấn chặt lấy nhau.Tiếng Sylvia rên rỉ:- Pìu! Pìu! (3)

Bao nhiêu dồn nén sau một năm xa vợ, bây giờ Tuấn gửi trọn cho Sylvia. Sylvia rên rỉ liên hồi, rồi rú lên từng cơn khoái lạc:

- Fortissimo! Fortissimo! (4)

Tuấn thì thầm vào tai Sylvia:- Per vivere contenti, basta esere amati! (5)

Rồi như một bản nhạc giao hương chàng đã kết thúc bằng một nốt nhạc: <sforzando>. (6)

Tuấn tỉnh dậy khi ánh nắng đã lên cao, ánh sáng mặt trời xuyên qua những cành thông xanh đã chiếu vào mắt chàng. Chàng thấy một mình chàng nằm trần truồng trên chiếc giường kiểu Ý loại king size để giữa rừng vắng.

Ngôi biệt thự xinh đẹp của ông nội Sylvia đã biến mất.

Chàng ngồi dậy mặc áo quần vào đàng xa bộ bàn ăn cẩn câm thạch vẫn còn đó.Miệng chàng đắng. Chàng móc miệng những rễ cây và lá cây thông xanh.Chàng mỏi mệt khác thường như người vừa bước hơn một nghìn bực cấp để lên tầng lầu quá cao.

Chàng nhớ rất cả những gì đã xảy ra trong đêm “tuyệt diệu và thần tiên” vừa qua.Chàng lái xe tìm lối ra freeway 5 để trở về thành phố Seattle náo nhiệt. Mới đi được một quãng ngắn, chàng gặp một người Mỹ trung niên đang chạy bộ. Chàng dừng lại hỏi là nơi này có biệt thự xinh đẹp ma sô nhà là... mà sao lại biến đâu mất.

Chàng chưa dứt câu hỏi, đã được người Mỹ trung niên trả lời ngay:- Vâng, trước đây chừng hai năm, nơi đây có một ngôi biệt thự rất lớn và xinh đẹp do một nhà triệu phú người Ý làm chủ. Một ngày kia, có cô cháu gái vừa từ Roma sang chơi. Trong lúc ông chủ đi vắng nhà, một số người lạ mặt đến đấy phá nổ sập nhà. Cô gái Ý bị chết. Ba ngày sau, cảnh sát phát hiện xác nhà triệu phú chết bỏ trong rừng thành phố bên cạnh. Theo sự điều tra của cảnh sát cho biết đây là vụ thanh toán giữa các nhà cầm đầu của tổ chức mafia làm theo lệnh của thủ lãnh bên đảo Cecilia của Ý.

Sau ngày biệt thự bị phá hoại, hàng đêm dân cư quanh vùng vẳng nghe tiếng nhạc dương cầm thánh thót mà toàn những bản viết về buổi chiều, trăng sáng. Tiếng nhạc rất điêu luyện. Ai cũng đồn nơi này có ma nên ít có người lai vãng.

Tuấn hỏi lại người đàn ông:- Thế tại cao anh lại dám chạy bộ một mình ở quãng này?

- Sở dĩ tôi không sợ vì con ma toàn chọn những người biết nói tiếng Ý mà thôi. Tôi chỉ nói tiếng Anh thì... Vả lại, tôi cũng thích được người đẹp “chiêu đãi” một lần cho biết “mùi gái Ý đa đâm và đa tình”. Mấy thanh niên trước đây sau khi “gặp nàng” đều nói “ăn món đặc sản Italy này” thì nhớ đời và sau này “gặp” món nào cũng thấy kém xa.

Tuấn ngẫm nghĩ: Thật đúng quá! Và chàng tiếc bữa tiệc đã kết thúc quá sớm nhưng chàng mãi mãi nhớ đời!

Tuấn về lại thành phố Seattle khi trời bắt đầu mưa nặng hạt và không dứt. Chàng ước mong sẽ gặp lại Sylvia nhiều lần nữa...

 

Chú thích:

1. Chào (buổi sáng).

2. Em yêu anh lắm!

3. Nữa đi! Thêm nữa đi!

4. Thật mạnh lên! Thêm mạnh hơn!

5. Muốn sống vừa ý, phải biết yêu thương!

6. Dồn thật mạnh để kết thúc!