Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TIẾNG CHIM

 

VĨNH HẢO

 

Buổi sáng mùa thu, nắng vàng lung linh trong vắt nhưng trời hãy còn lạnh. Mọi người đều phải mặc hai lớp áo, dù văn phòng có vặn máy sưởi.Tôi đang ngồi gõ chữ bỗng một con chim bay vào đậu ngay trước mặt, rồi nhảy vài bước trên bàn phím, đứng im, ngước nhìn tôi, kêu chíu chít. Con chim thật đẹp, không biết giống nào. Tôi chưa từng gặp một con chim đẹp lạ như thế. Nó không có sắc màu sặc sỡ. Toàn thân nó khoác lớp lông trắng như tuyết, làm nổi bật hai đôi mắt tròn nhỏ đen láy và cái mỏ màu cam nhạt thật xinh. Phải chăng là chim oanh vũ? Con chim này giống con chim trắng tha xâu chuỗi trong hình vẽ đức Bồ Tát Quan Thế Âm, chỉ có điều là thân nó thật bé nhỏ. Vừa kinh ngạc, vừa thích thú, tôi nói chuyện với nó:“Gì đó chú? Muốn gì đây?”

“Chíp, chíp, chíp, chíp...”“Sao lại chui vào tới đây? Có chuyện gì? Chú bị lạnh phải không?”

“Chíp, chíp, chíp, chíp...”Lạ chưa! Từ ngoài bay vào đây, phải qua phòng tiếp khách có một người đang trực, lại ngang qua hành lang nhỏ cũng có một người đang ngồi xếp giấy, thẳng đường vào trong là phòng rộng của nhà in, có hai người thợ đang chạy máy, sao chim không ghé thăm người nào theo “đường chim bay” lại quẹo vào phòng làm việc của tôi, đậu trên bàn phím mà làm quen!Chim đậu ngay trên bàn phím không thể gõ chữ được. Tôi thử đưa nhẹ bàn tay thăm dò chú: nếu chú sợ mà bay thì thôi, làm việc tiếp; nếu chú khong sợ thì có thể làm bạn. Chú không sợ chút nào, mà còn nhảy phóc lên lòng bàn tay tôi, vẫn cứ ngước cổ nhìn tôi với hai đôi mắt tròn đen láy, miệng liên tục kêu chim chíp. Ngay khi ấy, một cảm xúc trong sáng dâng nhẹ trong lòng tôi, rồi tràn ngập bằng một nỗi hân hoan vô bờ. Tưởng chừng ước mơ một thế giới hòa bình đã thành tựu. Tưởng chừng chúng sanh các loại vui hòa chung sống, chẳng còn biên giới của chủng loại, ngữ ngôn.Thương và tin nhau, có gì là khó. Tại sao chúng ta đã mất hết lòng thương yêu và niềm tin cậy giữa người với người trong cuộc sống? Giữa người và người như thế, giữa người và muôn loài sẽ ra sao? Hoàn toàn ly cách! Tham vọng, thù hận và u mê khiến chúng ta xa nhau, nghi ngờ nhau. Mỗi cá thể trở thành một đảo nhỏ giữa đại dương mênh mông, hay như một cơn ốc bé mọn trên bãi dài hiu quạnh. Tiếng nói giữa chúng ta, dù được thông dịch, diễn dịch bằng những phương thức khoa học và hữu hiệu nhất, thông minh nhất, giản lược nhất, vẫn không dẫn chúng ta đến gần nhau, vẫn không đưa chúng ta đến sự cảm thông hòa hợp. Cả thế giới này, chỉ là sản phẩm từ sự manh động cuồng điên của những tham vọng, kêu hãnh. Tiếng nói, trở thành huyễn ngữ. Văn tự trở thành vọng ngôn. Nhan nhản chung quanh chỉ còn là những khẩu hiệu, bích chương dẫy chết...

“Chíp, chíp, chíp, chíp...”

“Sao đó, muốn gì hả chú chim oanh vũ? Chú đói rồi hả? Muốn ăn chút gì không? Được rồi... để tôi tìm bánh mì và nước uống cho chú hỉ?”

Tôi đem chú chim ra khỏi phòng, khoe với mấy người cùng làm việc. Ai cũng thấy lạ, thấy thương chú chim bé nhỏ trắng phau như tuyết. Tôi lấy thùng giấy làm cái nhà tạm cho chú chim. Đặt vào thùng một cốc nước nhỏ, một mẩu bánh mì bẻ vụn, rồi đặt chú vào thùng. Chú không chịu rời, hai chân với tám cái móng dài thanh thanh cố bấu lấy lòng bàn tay tôi.“Sao vậy, chú ở tạm đây đi, có thức ăn thức uống đàng hoàng rồi, còn muốn gì nữa. Tôi phải làm việc, không có chơi với chú suốt ngày được đâu. Chiều sau 6 giờ mới đem chú về nhà, chịu không?”Chú chim vẫn bám lấy tay tôi, dụi cả đầu và cổ vào cườm tay tôi, luôn miệng kêu lên chim chíp.Thấy thương quá, tôi cũng không muốn rời chú, nhưng công việc nhiều quá, tôi đành quyết định gỡ chú ra khỏi tay mình, đặt chú vào thùng, đóng vội nắp lại. Trước khi đóng nắp, tôi thấy chú đứng giữa thùng, ngước nhìn tôi tiếp tục kêu những tiếng chim chíp. Đôi mắt có vẻ hờn trách, thật tội nghiệp. Nhưng tôi đành vậy. Phải làm việc.

“Chú ở đó chơi chờ tôi đem chú về nhà chiều nay hỉ? Bay lang thang bên ngoài coi chừng người ta hay là mấy con chim lớn ăn hiếp chú đó. Tôi thực sự muốn mang chú về, ráng chờ đợi tôi nha.”Tôi tiếp tục làm việc, gõ chữ, trình bày sách báo. Thỉnh thoảng tôi ngừng tay, im lặng lắng nghe động tĩnh từ cái thùng. Không gì hết. Không có tiếng kêu. Không cả tiếng cục cựa. Lại làm việc. Một lúc, thấy im quá, rón rén đến bên thùng, nhìn vào khe hở. Trong khoảng tối mờ mờ, chú chim đứng im như là đang ngủ. Tôi yên tâm trở lại bàn làm việc.Tại sao chúng ta cứ phải làm việc, làm việc, làm việc? Nếu không làm thì không sống được. Không sống được thì không thể hiểu nhau được. Làm việc là động năng kinh tế, là nhịp cầu tương quan xã hội. Người ta luôn nói vậy, nghĩ vậy. Không làm việc thì không ai hiểu mình, không ai thấy mình hiện hữu. Không làm việc thì coi như đứng ngoài lề. Người ta chỉ hiểu được mình khi mình đứng vào trong vòng đai của xã hội. Nhưng mặt khác, khi tất cả thời giờ của mình dồn vào cho công việc, mình cũng cắt đứt cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn với con người, với muôn loài, với thiên nhiên...

Bỗng nhiên chú chim vung cánh, đập vẫy rột rạt trong thùng. Dường như chú muốn bay, muốn ra khỏi cái thùng ấy. Tôi vội đến bên:“Gì vậy? Ngột ngạt muốn ra phải không? Được rồi, được rồi, đừng có vùng vẫy nữa, tôi cho ra nè.”Nhẹ nhàng mở nắp thùng, nhìn vào. Chú chim thấy tôi mở nắp thì ngưng đập cánh vung vẩy, từ một góc thùng, quay người lại, bước vài bước ra giữa thùng, ngước nhìn tôi, kêu chíp chíp. Tôi khẽ đưa bàn tay xuống, chú nhảy phóc lên ngay, rồi bấu hai chân chặt vào lòng bàn tay tôi, tiếp tục kêu lên chíu chít, với giọng khẩn khoản, van nài.“Được rồi. Ở đây buồn lắm phải không, ra ngoài chơi với tôi nè. Ái cha, sao chú run dữ vậy, bị lạnh phải không?”

Tôi bụm hai bàn tay lại với nhau, cho chú chim nằm gọn bên trong, hà hơi ấm cho chú. Chú nằm im một lúc, rồi cựa quậy, ngúc ngoắc cái đầu như muốn nói gì đó. Tôi hé hai bàn tay ra, thấy chú ngước nhìn tôi, vẫn đôi mắt đen tròn dễ thương, nhưng lần này, đượm vẻ khẩn cầu tha thiết lắm, khiến tôi bất giác muốn rơi lệ. Tôi nâng chú lên gần sát mặt, hôn nhẹ lên đầu chú; rồi một tay vuốt nhẹ trên gay chú, tôi đổi giọng hỏi:

“Con cần gì? Con có bệnh hả? Con... sắp đi rồi sao?”Chú chồm lên, chồm lên, kêu chíp chíp liên hồi, có vẻ gấp rút, thành khẩn lắm. Tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi biết chú sắp hóa kiếp.“Con biết niệm Phật không? Niệm Phật theo nè. Nam mô Phật, nam mô Phật, nam mô Phật...”

Nghe tôi niệm Phật, thân chú như an tịnh, không run rẩy, không vùng vẫy chồm lên nữa. Chú đứng im, vẫn ngước nhìn tôi, đôi mắt đen láy ươn ướt há mỏ kêu chíp, chíp, chíp... từng tiếng nhịp nhàng, chậm rãi, hòa điệu theo tiếng niệm Phật của tôi, rồi thưa dần, nhỏ dần rồi duỗi hai chân, xuôi hai cánh, hạ thân phóng ra một viên phân trắng tinh như tuyết, tròn nhỏ như hạt ngọc. Tôi mang chú ra khỏi phòng, vừa bước đi vừa niệm Phật. Những người cùng làm việc thấy chim nằm bất động trên tay tôi, lại nghe tôi niệm Phật lớn tiếng như thế, biết là chim đã hóa kiếp, nên đều niệm Phật theo.Buổi chiều, trước khi rời chỗ làm để về nhà, tôi và người bạn thân đem chôn “chim tuyết oanh vũ” dưới gốc cây phượng tím trước sân.Đã chín năm trôi qua kể từ khi chim hóa kiếp, tôi vẫn không sao quên được đôi mắt thành khẩn và tiếng kêu tha thiết của chú. Người ta nói, chim sắp chết thì tiếng hót thảm thiết, người sắp chết thì nói lời chân thành. Tôi không nghe được tiếng hót của chú thế nào trước đó. Chỉ nghe được những tiếng kêu ngắn, đứt quãng, của một mạng sống khi sắp lìa đời. Tiếng kêu ấy, không khác gì tiếng kêu của đồng loại tôi trên thế giới này. Van vỉ, tha thiết, chân thành. Nhưng không lẽ chỉ đến khi sắp chết mới có lời chân thành? Vậy suốt thời gian sống mạnh chỉ dùng những lời đãi bôi, ngụy trá để tiếp xúc với nhau hay sao? Và làm sao biết được mình sắp chết? Có ai thường trực sống, có ai thường xuyên nghiệm thấy cái chết có thể đến với mình bất kỳ lúc nào?Nhu cầu sống là bản năng. Nhu cầu bám lấy sự sống bằng sự chuyển kiếp, tái sanh, cũng là bản năng. Chẳng riêng gì loài người mới có nhu cầu ấy. Loài khác cũng có. Nhưng có nhiều nhu cầu của loài người mà loài khác không có, không cần có: danh vọng, thịnh vượng và sự tiện nghi. Từ những nhu cầu này mà con người miệt mài sống trong chiến tranh, hận thù, đố kỵ, hèn kém...Chim oanh vũ trắng chỉ đến với tôi trong vòng vài giờ đồng hồ ngắn ngủi, nói với tôi rất ít; nhưng tiếng chim ngân mãi trong tôi như tiếng chuông đồng chiều hôm buông xuống đời thống khổ. Tôi không làm sao quên được đôi mắt đen láy long lanh, cái mỏ màu cam nhạt dễ thương, đôi chân nhỏ móng dài xinh xắn. Chim đến, trao cho tôi vẻ đẹp mong manh, kỳ ảo của muôn sự muôn vật trên thế gian này. Những tiếng kêu ngắn mà lại đi vào nơi sâu thẳm, dài lâu, bất tận.