Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

THỦ ĐOẠN CỦA

MỘT CHÍNH SÁCH

 

TRƯỜNG GIANG

 

Sóng vỗ nhẹ vào bờ, tạo thành những đường nét cong queo, nhún nhảy đứt đoạn, nhưng phát sáng dưới ánh trăng rằm tháng 7.  Tôi ngồi nhìn cảnh trí thiên nhiên đầy huyền diệu, dội vào lòng tôi một niềm vui buồn lẫn lộn trong cảnh sống tha hương nơi đất khách quê người.  Trước mặt tôi, một khung trời rộng mở, mờ mờ ảo ảo, xóa tan đường ranh giới giữa trời và nước bao la.

Cũng chính ánh trăng rằm tháng 7 này, vào năm 1977, tôi thao thức mãi, không nhắm mắt được vì những vết thương còn rướm máu, do những con đỉa ở dưới ruộng sình lầy để lại trên đôi chân tôi.  Và vì ngủ không được, ánh trăng rằm lại càng làm cho tôi tỉnh ngủ, khi nhìn qua khung cửa sổ nhỏ bé ngay trên đầu nằm của tôi, tại trại tù cải tạo ở miền Bắc, mang tên Nam Hà.  Có lẽ không bao giờ tôi quên cái tên này.  Đồng minh thì cuốn cờ về nước. Tổng Tư Lệnh thì trốn chạy xa bay.  Đôi chân rướm máu không quặn đau bằng sự rã rời của tâm hồn, nay lại bồi thêm cảnh thân xác bị đọa đày đủ cảnh, đủ trò.

Ngày đó đội của tôi được Công an quản giáo phân công dọn sạch cỏ trên vùng đất sình lầy, với đôi bàn tay, không có một dụng cụ, để tiến tới trồng lúa cho tù ăn.  Chúng tôi đứng trước một bãi đầm lầy lội dài cả trăm thước, rộng khoảng năm chục thước.  Cỏ mọc dày đặc, và nhiều thửa ruộng tiếp nối nhau bỏ phế lâu ngày, mặc tình cho cỏ phát triển.

_Công việc của các anh là nhổ sạch cỏ vương vãi, sau đó tôi sẽ mang mạ đến để các anh cấy.  Việc làm rất đơn giản, chỉ có thế thôi.

Lời của tên quản giáo vừa dứt, hắn lại trở giọng.

_Các anh xuống đi chứ, còn chần chừ gì nữa.  Cứ dàn hàng ngang mà nhổ cỏ.  Anh đội trưởng đâu, điều động anh em đi chứ.

Trước bãi sình đen ngòm, mọi người đều e ngại.  Nhưng cuối cùng rồi tất cả cũng phải bước xuống, sau khi quần được xắn lên quá gối, ngoại trừ anh đội trưởng được miễn lao động.  Bước chân xuống, sình lún ngay đến đầu gối.  Từng bước một, rút chân lên như có sức hút của lòng đất kéo chân xuống.  Sự uất hận lại hiện lên rõ nét trên gương mặt của mọi người, nhưng không nói ra được.

Đến giờ giải lao, mọi người rời bãi sình leo lên bờ.  Thì những tiếng la thất thanh vang lên cùng một lúc.

_Trời ơi! Đỉa, đỉa bám đen cả chân.

Thế là mọi người tìm cách gỡ đỉa.  Có một anh lên tiếng

_Đừng gỡ mạnh mà đứt cả thịt, đến đàng bếp lấy tro xát vào là đỉa nhả ra.

Đỉa gặp phải tro từng con no bọng rơi xuống đất, nhưng vết thương vẫn rướm máu và máu cứ rỉ hoài.  Anh em đều xít xoa, đau thì không đau lắm nhưng cứ tiếc những giọt máu đã phí phạm vô ích và đã nhỏ trên đất Bắc vô thần,vô luân này, đi theo với lời nguyền rủa thì thầm.

Sau 15 phút giải lao, đội trưởng điều động anh em tiếp tục công việc.  Nhưng lần này, anh em không xắn quần mà bó ống nơi mắt cá chân để tránh đỉa, nhưng còn bàn chân thì đành để mặc.  Và mọi người bàn với nhau tìm phương cách đừng để đỉa bám vào chân.  Vì ruộng còn dài, cỏ còn nhiều, hứa hẹn còn có nhiều ngày đổ máu.  Phương cách là chuẩn bị vôi.  Mỗi phòng giam đều có vôi bột để làm vệ sinh cầu tiêu, lấy vôi cho vào bịch nylon với một ít nước, lấy một que nhỏ, đầu quấn vải ngâm vào vôi, để chấm vào đỉa, tức thì đỉa nhả ra.  Nhưng có anh dùng vôi trộn một ít nước, bôi trắng cả hai bàn chân để cho khô, trước khi xuống ruộng.

Anh đội trưởng chọn hai anh cùng đi với tôi nhận trâu, để  cho trâu bừa đất.  Đó là lời của công an quản giáo.  Hai anh được chỉ định đi cùng quản giáo đến cạnh nhà bếp trại.  Tại đây, chỉ có một con trâu cột nơi cái cọc.  Có lẽ trâu từ đâu mới mang về, vì trại không có chuồng, và cũng chẳng nuôi trâu làm gì.  Trại tù này nằm trên đồi núi, và đây là vùng đá vôi.  Nhìn con trâu mà ngán ngẩm cho cuộc sống thiếu ăn, quanh nơi đây làm gì có cỏ cho trâu ăn, và cũng chẳng ai buồn thương xót trước thân hình ốm yếu, toàn là những lo hổng trơ cả xương.  Một anh thì dắt trâu, một anh thì vác cái bừa và ách, đi trước quản giáo, đến thửa ruộng đang làm.  Đến nơi, trâu được kéo xuống bãi sình, sau khi mang ách và bừa vào cổ trâu, thì bốn chân trâu đã lún xuống bùn hết phân nửa rồi, không tài nào bước được.

Quản giáo lên tiếng:

_Các anh cứ đánh, đánh thúc là nó phải đi thôi.  Trâu là phải đi cầy, chứ trâu đâu có để làm cảnh.

Thế là trâu đành chấp nhận chịu đòn.  Bước được vài bước, cố gắng lắm rồi trâu cũng đành đứng yên, vì không rút chân lên được, thì làm sao mà tiến tới.  Thương cho trâu bất hạnh sống dưới trướng của nhà cầm quyền Cộng sản, anh lái bừa không nỡ đứng trên bừa cho trâu kéo, mà chỉ đi sau bừa để lái trâu.  Vì ốm yếu quá, không đủ sức bước tới, lại còn bị đòn đau, hai dòng nước mắt chảy dài, trâu khóc.  Không hiểu vì đau, hay vì kiệt sức.  Nhìn cảnh này, thấy trâu khóc lại thương cho trâu nhiều.  Khóc thì cứ khóc, nước mắt thì cứ chảy, nhưng không bước được nhiều thì bước được ít.  Một ngày trôi qua, thửa ruộng cũng phải bừa xong.

Sáng hôm sau, quản giáo cho biết, cả đội mang mạ đã chất đống, từ phòng trực của trại, xuống ruộng để gieo.  Đúng là ngày cuối cùng, cả đội phải chịu thêm cảnh hiến máu cho đỉa hút.  Chiều lại, sau một ngày gieo mạ, khi trở  về trại, được tin trâu chết.

Bao ngày vật lộn với đĩa, cỏ và đất sình, bãi đầm lầy đã làm hao mòn sức khỏe đoàn tù trí thức, chưa từng lao động chân tay.  Khá nhiều anh bị ốm, phải đi bệnh xá.  Ăn, thì chỉ có cơm độn, ăn với muối.  Mồ hôi và máu đổ khá nhiều, hình hài bắt đầu tiều tụy, quần áo bắt đầu tả tơi.  Đoàn tù không còn đi đứng mạnh dạn như những ngày mới đến trại.

Ngày hôm sau, chuyễn qua công tác vác đá.  Đá, đã được tù hình sự dùng mìn phá núi ngoài khuôn viên trại giam, nằm tung tóe khắp nơi dưới chân núi.  Công việc của chúng tôi là mang đá từ chân núi lên để ven đường ngoài vòng thành của trại giam, và tập trung tại đây.  Chỉ tiêu đá vác, phải to bằng quả bóng đá và anh đội trưởng phải ghi tên từng anh khi mang đá lên.  Không được nghỉ dọc đường, hoặc nơi nhặt đá.  Công việc này tuy không bị mất máu, nhưng cũng mệt mỏi.  Vì sức khỏe càng ngày càng kém, ăn uống thiếu thốn, làm gì có sự dẻo dai.  Trên bước đường, có anh đã ngã quỵ.  Mặt mày nhợt nhạt, miệng nói nhảm không thiết sống nữa.

Từ chân núi, nơi đá được bắn ra lên đến đường, là một lối đi mòn đổ dốc khác đứng.  Các tù nhân chen nhau đi lên đi xuống.  Đá mang lên vai là cứ đi lên không được nghỉ, vì ở dưới chân núi đã có bố trí tù nhân khác chuyển đá lên vai.  Nhìn cảnh này không khác gì dân nô lệ da đen làm ở các đồn điền của dân da trắng.  Nhiều anh ốm yếu chỉ chọn những viên đá nhỏ vác vai, nhưng lên nửa dốc thì bị quản giáo bắt mang xuống, và phải chọn viên đá đúng chỉ tiêu mang lên.

Khối đá mang lên đã cao, bấy giờ cả đội được chuyển qua công tác mang đá vào trại để chuẩn bị xây thêm trại giam.  Cứ ba anh một xe cải tiến.  Một anh cầm hai càng, thân xe là một thùng hình chữ nhựt bằng kẽ, có hai bánh xe, còn hai anh đi sau xe để đẩy.  Chỉ tiêu là phải chất đá cho đầy xe, không được chất vơi.  Đó là lời của quản giáo phân công vào một buổi sáng, và nói tiếp:

_ Các anh theo tôi đi nhận xe cải tiến.

Cả đội lục đục đi đến nhà kho, quản giáo thì đi theo sau.  Đó là phương cách đề phòng tù tấn công, mà quản giáo luôn luôn thận trọng.

Trên đường đi, các xe chở đầy đá, nặng nhọc lăn bánh, sau khi đã được anh đội trưởng kiểm tra đúng chỉ tiêu, dưới mắt quan sát của quản giáo.  Anh cầm càng, cực nhọc và vững tay, mời giữ được thăng bằng để điều khiển chiếc xe đi cho thẳng, nên rất vất vả.  Hai anh đẩy sau xe, cũng không kém, nhứt là khi đến đoạn đường dốc.  Phải mang hết sức ra mà đẩy xe, bằng không thì xe bị tuột dốc.  Đã xẩy ra cảnh thương tâm khi ba người đã cố sức, nhưng vì xe đá quá nặng, nên bị tuột dốc làm một anh bị bắn qua bên lề đường, nhưng may mà xe không cán qua người.  Xe xuống dốc cũng không kém phần nguy hiểm, anh cầm càng phải cho vững, và hai anh theo sau phải ra sức kéo xe chậm lại.

Đấy, tất cả công việc gì cũng có chỉ tiêu, nó là một phương pháp lấy lao động làm kiệt sức người tù.  Và khi đã kiệt sức, dễ ngã bệnh.  Trước tình trạng ăn uống thiếu thốn, thuốc men cũng không có, thì mạng người tù như treo chỉ mành.  Và chính chủ trương của trại tù là muốn tìm đến đích đó, để diệt lần các tù nhân.  Chỉ tiêu càng cao, càng vắt sức người mau kiệt quệ.

Thấm thoát mà khối đá vác từ chân núi lên mặt đường đã vơi.  Chuyến xe cuối cũng đã chở nốt không còn một viên đá nào sót lại.

Sáng hôm sau, đội chúng tôi được chuyền làm công việc đào và mang “chạc” từ núi về trại để xây nhà tù.  Chạc là tiếng địa phương, Chạc lấy từ trong hốc núi đá còn non, dùng cuốc chim bổ vào khe núi, đá vụn sẽ rớt ra từng mạnh nhỏ to bằng hai hột cát.  Chạc thay thế cát xây.  Tiếng địa phương gọi là vữa, tức là hồ.

Một xe chạc đầy đúng theo chỉ tiêu cũng khá nặng.  Cứ ba người tù, một xe chạc, đi vào tận khu rừng núi hoang vu không có chân người.  Đến chân núi, mùi ẩm mốc từ đá xông ra làm cho không khí trở nên khó thở.  Vượt qua đoạn đường khá nhiều cỏ dại, ra đến lộ là phải lên dốc, xuống dốc mới đến trại, là cả một trục lộ đủ thế đất muốn bám chặt vào xe để lôi ngược xe cải tiến dừng lại.  Sức người phải vung ra để cố chuyển cho xe lăn bánh, áo đẫm cả mồ hôi, gối mỏi, lưng còng, sức người tù đã kiệt quệ lại càng thêm kiệt quệ.

Đoàn xe cải tiến âm thầm rời trại, tiến vào khu rừng rậm.  Không ai nói một lời, sự âm thầm, của những tâm hồn cô đơn nói lên sự căm hờn với một chế độ không tình dân tộc.

Cầm càng, đẩy xe cải tiến, lao động mệt nhọc bao nhiêu, phần đông tù nhân càng kiên định lập trường bấy nhiêu.  Chiếc xe cải tiến cứ chậm chạp lăn bánh, người tù càng thấm thía theo suốt thời gian lao lý.

Sáng hai chuyến xe, chiều hai chuyến xe, đúng theo chỉ tiêu, qua bao nhiêu ngày, khối chạc mang về đã tạm đủ xây một nhà tù dài mười thước, rộng năm thước, cao bốn thước.

Đội chúng tôi, ngày hôm sau trại lai giao xây nhà tù.

Khởi công, quản giáo đứng ra chỉ cách căng dây và lấy góc vuông theo kích thước một nhà giam, và chúng tôi bắt đầu đào móng.  Móng đào khá sâu, nhưng bề ngang thì sáu tấc, để xây tường bốn tấc bề dày.  Đào móng xong, chúng tôi bắt đầu xây theo sự hướng dẫn của quản giáo, và xây cho thẳng theo dây căng.  Đá, thì không có viên nào phẳng mặt, đặt viên đá xuống mặt nào phẳng nhứt thì xoay mặt ra dây căng.  Những lỗ hổng giữa bốn viên đá các anh cứ tấp vữa và đá vụn vào là đương nhiên có mặt phẳng.  Riêng các góc và cột, đội trưởng phải chọn anh nào khéo tay để xây.

Chỉ tiêu được giao là buổi sáng phải xây được bốn thước vuông, và chiều cũng phải được bốn thước vuông.  Nhưng không thể làm nhanh được, ở đây không ép lấy sức ra làm được, mà vấn đề là xây cho vách được phẳng.  Giai đoạn này là giai đoạn chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng nhứt, không hối thúc được.  Chỉ hối thúc là không cho chúng tôi ngưng tay thôi.  Vì vậy đội phải chia ra từng toán để làm, toán vát đá, toán trộn vữa và toán xây.

Nhà giam xây vừa xong thì trời mưa.

Mưa như trút, chúng tôi nghỉ, không đi lao động, thì ở nhà họp tổ, họp đội.

Qua những ngày mưa, chúng tôi lại được tin, mạ ngoài ruộng nước cuốn trôi hết.  Thế là họ thừa biết tại sao, ruộng bỏ phế để cho cỏ mọc, lại hành hạ chúng tôi đi trồng lúa.

Những người trong đội từng nhóm, tin cậy lẫn nhau, kéo nhau ngồi bàn tán riêng rẽ về hành động dã man của bọn cai tù, chủ trương hành hạ tù nhân để mau kiệt quệ.  Cẩn thận như vậy, vì trong mỗi đội đều có những người tù bí mật làm tay sai cho trại, để mong hưởng được chút quyền lợi, hoặc được về sớm.  Thật đáng thương cho các anh em này.  Nhìn lại, toàn là những gương mặt mà ngày xưa làm việc không tự tin, kém khả năng, sống nhờ ô dù che chở, thượng đội, hạ đạp, quen thói luồn lách để được vinh thân.  Hôm đó anh trực đội lãnh phần ăn về, cho biết hôm nay trại cho bồi dưỡng mắm trâu.  Nào ngờ đâu, chính trâu đi bừa, khóc vì kiệt sức đã chết, trại mang trâu ra làm thịt.  Thịt trâu mang đi muối như muối cá.  Ủ một thời gian cho thịt rữa ra, đó là mắm trâu cho tù ăn.  Riêng da trâu, nhà bếp mang cạo sạch lông, rồi ngâm vôi, đến khi da nở phồng, mang ra cắt từng miếng nhỏ, nấu với muối cho tù làm thức ăn.

Phương thức nuôi tù không tiền khoáng hậu này, nói lên một chánh sách độc ác hiếm có trên thế giới.

Hình ảnh trại tù Nam Hà rõ nét khi tôi viết lại những dòng chữ này.  Trước một sự thật không chối cãi này, chúng ta thấy rằng, khi lấn chiếm miền Nam, Cộng sản đã thi hành một chánh sách trả thù, với nhiều thủ đoạn đối với mọi tầng lớp nhân dân Miền Nam.

Nhà tù thì mở rộng, xã hội miền Nam thì bị xé nát, dân chúng kiệt quệ.  Mồ mả quân đội VNCH thì bị đào xới, thương binh thì bị đuổi ra khỏi quân y viện, cả miền Nam nổi lên một cơn dịch hãi hùng đến với mọi gia đình.  Sự trốn chạy ra khỏi Việt Nam là thượng sách để mưu cầu một đời sống xứng đáng, giá trị của một con người.

Nhà tù rải rác khắp nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam là những điểm tập trung thành phần hận thù đối với Việt Cộng, số tù nhân lên đến hàng triệu người là một lực lượng đáng gớm cho chúng.  Bởi lẽ đó chúng chuẩn bị kế hoạch tập trung tất cả trại tù và mang vợ con tù nhân vào một địa điểm để sinh sống, lấy tên là trại Thanh Phong, nằm ở vùng nước độc biên giới Việt Lào.

Nhưng lòng nham hiểm của bọn lang sói bất thành, khi bị quân Tàu xua một Lộ quân trừng phạt quân phản bội, đã tiêu diệt hàng sư đoàn Việt Cộng, tàn sát và phá hủy tất cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò, hoa màu ở 6 tỉnh biên giới Bắc Việt, để cho VC một bài học về phản bội quan thầy, đã từng giúp quân trang đạn dược suốt thời kỳ xâm lăng phá hoại miền Nam.  Trước nền an ninh của các trại tù bị đe dọa, tất cả các trại tù chính trị tại miền Bắc đều được dời vô Nam.

Chánh sách đưa tù chính trị miền Nam ra Bắc đã bị thất bại , nhưng tù miền Nam mà để nhốt ở miền Nam là một mối đe dọa, VC đã chọn con đường tiến đến đánh đổi với Mỹ cho tù chính trị định cư tại Hoa Kỳ để có được một nền an ninh bảo đảm, không một lực lượng bên ngoài xâm nhập đánh phá Việt Nam.  VC im lặng về việc này, không rêu rao là “hành động nhân đạo tha tội chết” đã để cho tù ra nước ngoài sinh sống.

VC đã giải quyết được một mối cựu thù sinh sống trong lòng đất Việt Nam, và từ đó, tạo được cơ hội xích lại gần với Mỹ.  Cả miền Nam lại chuyển mình, giọng lưỡi VC được uốn nắn lại và phát ra những lời nói “cải tạo” theo thời điểm mới, thân Mỹ.

Trường Giang