Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

THÂN PHẬN THI SĨ

TRONG CHẾ ĐỘ ĐỎ:

YEVGENY YEVTUSHENKO

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Có lẽ, Yevtushenko được những người miền Nam Việt Nam biết đến nhiều hơn vào năm 1967 khi ông gửi thư tranh luận với John Steinbeck , một nhà văn Hoa Kỳ, giải Nobel văn chương năm 1962, về đề tài  chiến tranh Việt Nam. Hai  người coi như đặt ở hai vị trí chính trị đối nghịch trong cuộc chiến tranh lạnh để nói về những vấn đề như tự do, hòa bình,… Còn với những người miền Bắc thì tên tuổi của Yevgeny Yevtushenko được nhắc nhiều và quen thuộc hơn. Thơ ông được chuyển ngữ nhiều bài khá thông dụng và được giới trí thức Việt miền bắc  có nhiều cảm tình…

Trong biến cố Hồng Quân Nga –Xô Viết xâm chiếm Tiệp khắc năm 1968, Yevgeny Yevtushenko đã trả lời cuộc phỏng vấn như sau:

 “ Dĩ nhiên, tôi đã đứng ở bên cạnh biến cố mùa xuân Tiệp Khắc từ ‘ chủ nghĩa  xã hội ‘ dưới  cái nhìn  của khuôn mặt nhân bản . Và đó là một ngày cực kỳ khủng khiếp với tôi trong cuộc đời mình khi những xe tăng của Hồng Quân tràn qua biên giới Tiệp Khắc. Bởi vì tôi có cảm giác trong thực thể là ngày ấy những chiếc xe tăng nặng nề của chúng ta cán lên lưng tôi, gãy vụn xương sống tôi.Thật là ghê khiếp. Như những ý tưởng tàn phá tôi một ngày. Và , rồi tức thì  tôi đánh điện phản đối. Và tôi cũng ngay lập tức viết một bài thơ về biến cố đó.

Tôi không muốn tin tưởng từ khi giây phút cuối cùng tôi nhớ lại chúng ta ngồi cùng với nhau ở Crimea và chúng ta đã nói về sự việc ấy. Tôi luôn luôn lý tưởng hóa một cách tuyệt đối và tôi không thể nào đóng vai một người nào khác với chính tôi. Tôi không bao giờ mất đi niềm hy vọng dù trong những thời điểm khó khăn nhất. và tôi cũng nhớ rằng tôi thật lãng mạn khi kêu lên “ Không thể nào xảy ra chuyện như vậy” Và một trong những nhà văn đầy kinh nghiệm , là một cựu chiến sĩ của Thế chiến thứ hai, đã nói với tôi :” Genya , Genya,  tôi thèm muốn được như ông với  cái lý tưởng của ông.  Có thể trong giây phút này, khi chúng ta ngồi với nhau và nói về chuyện ấy, thì xe tăng của Brezhnev đã tràn qua biên giới  Tiệp Khắc “ . Ngaỳ kế tiếp tôi nghe  tin tức trên đài phát thanh và biết rằng  chuyện ghê gớm mà tôi nghĩ  đã xảy ra. Tôi nói với ông rằng  có thời gian đầu tiên trong đời mình đã có ý nghĩ tuyệt đối gần đến nỗi tự tử. Và khi  những người khen ngợi tôi vì sự can đảm  về hành động  đánh điện thư phản đối cũng như làm thơ đề cập đến. Nhưng thực ra, đó chẳng phải là can đảm  mà chính là nỗi lo sợ bởi vì chính tôi đã tự cứu mình từ nổi ám ảnh tự tử  , bằng cách hoặc là  đánh điện thư hoặc là tôi không thể sống với những tàn phá tri thức khi tôi cúi đầu câm lặng.

Bài thơ của tôi được chuyển ngữ sang tiếng Tiệp và đọc  trên đài phát thanh. Tôi rất vui sướng khi biết có nhiều người Tiệp đã nghe bài thơ ấy.

Nhiều năm sau tôi trở lại thăm xứ Tiệp và có một người đàn bà   đã chận tôi ngoai  đường phố để nói” Tôi là một cô giáo  dạy môn Nga ngữ và văn học Nga  tại Prague. Khi xe tăng của các ông tràn qua biên giới , tôi vào lớp học và nói với các đứa trẻ học trò tôi là  tôi thề sẽ không nói về hoặc dạy về văn học Nga nữa. Nhưng sau đó hai ngày, khi tôi đọc bản điện thư phản đối của ông, tôi bỏ lời thề ấy và trở lại trường học dạy lại những chương sách về văn chương Nga Xô. Đó là một thành tựu lớn lao của tôi còn vĩ đại hơn là đoạt giải Nobel văn chương nữa.

 Nhưng , đó lại là một thảm kịch ghê gớm cho tôi, bởi vì tôi không phải là một người chống Cộng. Tôi đồng ý với  triệt gia Jean Paul Sartre rằng thế kỷ 20 đã khai sinh ra hai quỷ dữ; cộng sản cuồng tín giáo điều kiểu Stalin  và thứ hai là con quỷ chống cộng. , Và tôi nghĩ rằng  Chiến tranh Lạnh  là khoảng lịch sử khủng khiếp của cuộc đấu chiến giữa hai quái vật , hai quỷ dữ. Và chúng đối đầu nhau,  lôi cuốn theo  dân chúng hai  bên ,xé nát những liên hệ, bẻ gẫy những tâm cảm,  tàn phá những tâm hồn nhân bản . Và đó chính là những thảm kịch lớn nhất của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh…”

Được coi như một nhà thơ nổi tiếng của thế hệ thi ca Nga sau chế độ của Stalin, thơ của ông lúc nguyên thủy đã biểu hiện ảnh hưởng của Mayakowsky và khuynh hướng trung thành với đảng Cộng sản, nhưng với nhiều bài thơ trong tập “ The Third Snow” xuất bản năm 1955, ông được coi là một phát ngôn viên có bề thế của giới trẻ Nga Xô sau thời kỳ Stalin. Trong thời kỳ cầm quyền của Khrushchev  và Brenev, ông được đi ra ngoại quốc trong chuyến du hành dài .Yvetushenko là một người phê phán chế độ  nhưng vẫn được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi.

Ông sinh năm 1933 tại Zima ở Irkutsk và coi như thế hệ thứ tư của gia đình nhửng người phản kháng chế độ của dân Ukrainians và lưu đày lên hoang địa Siberia. Năm 1944, khi 11 tuổi ông được về Moscow để  học  và nhập học viện  nghệ thuật văn chương Gorky từ năm 1951 đến 1953. cũng có lúc ông theo cha làm  cuộc khảo sát địa lý ở Kazakhstan và Altai .

     Tác phẩm thi ca đầu tiên quan trọng là  “Zima Junction”  in năm 1956 nhưng tác phẩm làm ông được biết nhiều nhất cả ở trong nước Nga và thế giới la “ Babi Yar” in năm 1961.Thơ lên án chế độ phát xít  Đức Nazi và cũng như các chế độ chuyên chế thư lại ở Nga.  Bài thơ này không được in ỏ Nga cho đến năm 1986  mặc dù được đọc ở nhiều nơi kể cả ở nước   ngoài.  Tập “ The Heirs of Stalin “  dù được sự chấp thuận trên tờ Pravda nhưng cũng bị cấm tới năm 1987. tập thơ gồm những lời báo động sự ngự trị của bóng ma chuyên chế thời Stalin vẩn còn ngự trị trên nước Nga.

 Bài thơ  “ Again a meeting” , của Yevgeny Yevtushenko  với  bản dịch Anh Ngữ của  Albert C, Todd  nói về cuộc họp của Hội Nghị  Liên Hiệp  Các Nhà Văm năm 1957  tại Mạc Tư Khoa khi  tiểu thuyết “ Not by Bread” của Vladimir Dudintsev   và ‘ The Thaw ‘ của Ilia Ehrenburg  bị phê phán kịch liệt vì  là những phản ứng đòi hỏi thay đổi tức thời của giai đoạn hậu – Stalin

 

"Lại  hội họp, ồn ào , khô khan,

nửa hội thảo 

nửa cùng nhau dối trá

Những  bàn tay ngoan ngoãn

Giơ cao bầu phiếu,

Là thiếu vắng tiếng nấc nức nở của tình cảm

Nén sâu cổ họng anh

Khi tạo thành

Những trao đổi dịu dàng

Đến  những bạn hữu bị khai trừ

Đang trong vòng quay nghiệt ngã ?

Loại thiểu số nào

Mà niềm chân thành còn vững vàng?

Chỉ có hai bàn tay,

Hai bàn tay độc nhất

Của  phiếu bầu thiểu số can trường,

Khi dám đông đa số bốc mùi khó ngửi.

Chúng  không phải là Bolsheviks

Mà chính là bọn thối tha “ Bullshit -vits”

Chúng chẳng phải là chiến sĩ

Của cách mạng

Mà là quân lính

Của công cụ chính trường

Oi, bạn hữu tôi

Đã nín lặng hữu lý

Nhưng sự yên lặng khiếp nhược

Cũng là sự bội phản

Ôi , danh từ đa số , danh từ đám đông

Là kẻ sáng chế  ra và cũng là nạn nhân của lầm lỗi

Như rất nhiều thời gian

Đã đau xót , đã gãy đổ

Ban đã chẳng còn quyền hạn  chọn lựa

Để thành  một thượng  đế

Cái đa số không hiện hành

Đã không còn  uy lực

Trong những đớn hèn tôi thấy

Từ những ban tặng của đời sống vô hình

Nhưng vô hiệu lực vẫn là những đồng thuận không  bất lương

Của đám đông đa số

Và chính   quyền lực  là

sự phản kháng của  thiểu số lương thiện..”

   

Yevtushenko đòi hỏi sự tự do rộng rãi trong nghệ thuật . Ông tấn công mạnh vào những sai sót của chế độ Stalin và những chế độ chuyên chế thư lại tiếp sau. Trong thập niên 50 và 60, ông có vị thế của một thủ lãnh giới trẻ Nga .Đến năm 1963 ông  đi du lịch dài hạn tại các nước Tây Phương. Ông xuất bản “ A Precocious Autobiography “ bằng Anh Ngữ với tất cả những chi tiết về cá nhân cũng như sở thích được bày tỏ.

Bài thơ “ LOSS” , nói lên một tâm trạng   của một  thời thế  của một người  Nga “ Russia  đã mất Russia trong Russia. Khi Russia lại tự mình đi kiếm chính mình.”

 

“Mọi người  đều là lãnh tụ , nhưng chẳng có ai dẫn đường

Chúng ta đã ngẩn ngơ với những khẩu hiệu và bảng hiệu mang theo

Và những sương mù trong đôi tay chúng ta

Khi mỗi người đã lầm lẫn

Và mỗi người  tự thấy tội lỗi về những điều nào đó

Chúng ta đã đi từng bước trong sương mù

Trong máu đỏ ngập lên tới mắt cá chân

Thượng đế ơi, đã trừng phạt chúng tôi đầy đủ

Hãy tha thứ và thương xót chúng tôi

Có phải sự thực  rằng chúng ta không hiện hữu lâu dài?

Hay chúng ta chưa sinh ra đời?

Chúng tôi sơ sinh bây giờ ,

Nhưng sẽ đau đớn biết bao khi  mở mắt chào đời  lần nữa..”

        

Trong cuốn “A Prococious Autobiography” này, coi như một thiên tự truyện, ông đã viết về những đoạn đường tiến triển của sự nghiệp thi ca của ông. Thời đại Stalin là một thời kỳ mật vụ kiểm soát mọi sinh hoạt quốc gia nên sách vở ngoại quốc của thế giới bên ngoài rất hiếm  qúy.  Chỉ về sau này những sách mới được in chứ thời đó là của  châu báu. Tuy vậy, ông cũng kiếm được để đọc nhờ bạn bè. Những sách mà ông kể tới như sách của Marcel Proust, Freud, John Steinbeck, St Exupery, Remarque, Faulkner, Nietzsche, Thomas Mann,..Về thơ ông tìm đọc Walt Whitman, Rimbaud, Baudelaire, Paul Verlaine, Rilke, TS Elliot, Robert Frost,…Và dĩ nhiên ông cũng đọc những nhà văn nhà thơ vĩ đại của Nga trước thời  Cộng sản. Trong những nhà thơ mới của Nga ông đã đọc Tvardovsky :

"Tvardovsky cho tôi cảm giác về sự nói rõ mọi việc quá thành đơn giản như một cuốn truyện bằng tranh cho thiếu nhi… Cho đến giờ này, tôi vẫn nghĩ ông đã tự giới hạn thơ mình trong nhiều ngữ nghĩa không cần thiết “. Ông cũng đề cập nhiều đến Boris Paternak, người mà về sau đoạt giải Nobel văn chương nhưng bị buộc phải khước từ.

Viết về  Pasternak, Yvetushenko có những phát giác kỳ thú, của một người thông cảm với nhiều chia sẻ. Ông viết :

“.. Pasternak lúc bấy giờ đối với tôi không thể hiểu được. Ông có vẻ khó khăn quá và tôi không theo được dòng tư tưởng của ông trong sự rối rắm của hình ảnh mà thơ ông có.Barlas( một người bạn của Yvetushenko) đọc đi đọc lại cho tôi nghe rất nhiều lần những bài thơ và vô cùng kiên nhẫn trong cố gắng giải thích những gì mà thơ ca chuyên chở.Tôi nản chí vì  chẳng thể hiểu được bất cứ điều gì. Tôi không bao giờ  có  tính kiêu căng đến xuẩn ngốc không hiểu được những điều thi ca nói  đi trách móc người thi sĩ mà không tự vấn trách móc mình. Với những cá nhân như thế câu đầu môi chót lưỡi “ Tôi không hiểu “ có vẻ trịch thượng kiêu hãnh . Họ không biết rằng như vậy chỉ chứng tỏ sự hạn hẹp của suy nghĩ của họ mà thôi. Trước tiên, phải hiểu được thi sĩ muốn nói gì rồi sau đó mới có thể chê hay khen chính xác được. Và tôi được ban thưởng như trong một phép lạ. Một bữa, Pasternak tự nhiên sáng rực rỡ như mặt trời ban ngày,Và từ đó, trong nhận xét của tôi, ông cực kỳ đơn giản, như đơn sơ tự nhiên của trời với đất vậy…”

Năm 1972, Yvetushenko đã có nhiều thành quả với vở kịch” Under the skin of the statue of liberty”. Trong thập niên 70 ông có nhiều hoạt đọng đáng kể viết tiểu thuyết, đạo diễn phim ảnh, tham dự bộ môn nhiếp ảnh. Ông cũng thẳng thắn bầy tỏ thái độ chính trị  bằng những phát biểu khá gay cấn . Năm 1974 ông  ủng hộ Solzhenitsyn khi tác giả được giải Nobel Văn chương bị bắt giam và lưu đầy biệt xứ ra ngoại quốc . Năm 1989 ông được bấu vào Quốc Hội Nga . Từ năm 1990, ông là phó chủ tịch của Văn bút ( P.E.N.) Nga. Ông cũng được đề nghị và thành hội viên danh dự của Hàn Lâm Viện Văn Hóa và Khoa Học

Hoa Kỳ ( American Academy of Arts  and Sciences).

Sau khi Gorbachev nắm quyền, ông đã viết nhiều về thời đại của Stalin trong nhật báo “Ogonek”. Cũng như ông báo động cho công chúng biết những hậu quả khủng khiếp  của việc hồ Baikal bị ô nhiễm. Cũng như ông lên tiếng hô hào để thành lập một  tượng đài  tưởng niệm những nạn nhân của Stalin xây dựng đối diện với tổng hành dinh của KGB ở Lubianka .Năm 1995 ông viết “ Don’t Die Before You’re Dead” với cái nhìn diễu cợt và suy tư châm biếm qua biến cố đảo chính hụt năm 1991 làm sụp đổ hoàn toàn chế độ Cộng Sản dẫn đến việc Boris Yeltsyn lên nắm quyền.

Thơ của Yvetushenko là của một người học hỏi nhiều từ đời sống. Như bài thơ "Learn  More About” mà tôi xin được chuyển ngữ như sau:

 

"Thi sĩ viết  tự  truyện trong thơ chính mình

Còn nhiều điều nữa chỉ là ghi chú

Thơ vĩ đại nhiều hơn là những lời cố vấn.

Lòng đố kỵ tự lăng mạ chính nó.

Trong mỗi một người đàn ông chết mang nỗi chết theo cùng

Hạt tuyết đầu tiên và nụ hôn và sự chiến đấu

Không có đám đông chết nhưng thế giới chết trong họ

 

Khi thời tự do ngôn luận

Tôi đã tìm  được rằng phần chính yếu của đám đông

Đã không hở môi nói bất cứ điều gì

 

Hắn là người thông tuệ ở trong  lồng

khao khát bởi những nan lồng  đã có.

Ngang ngửa tài năng anh, không phải

Là tuổi tác.

Thời gian đặt khoảng cách giữa chúng thành điều ngăn trở.

Mọi điều tôi làm. Tôi hành động theo chính yếu

Món súp củ cải đỏ của dân Nga.

 Bạn có thể thảy vào đó cuủ cải đường,

Cà rốt , cải bắp, hành, tất cả những gì anh muốn

Vậy cái gì quan trọng trong kết quả, mùi vị của nồi súp.

Ở nước Nga, tất cả những tên chuyên chế đều đinh ninh rằng

Thi sĩ là kẻ thù tệ hại nhất của chúng.”

 

Trong gần nửa thế kỷ cầm bút, từ một người làm thơ quá quen thuộc với sự xưng tụng lãnh tụ thời Stalin, Yvetushenko đã biến thi ca mình thành tuyên ngôn của lương tri, có khi mạnh mẽ thẳng thắn , có lúc cay đắng giận dữ nhưng chất tích cực rất rõ từ sinh lực và lòng nhiệt thành. Với người Hoa Kỳ, người ta nhìn ở ông một phần của Walt Whitman cộng chung với một phần của Bob Dylan. Còn  với người  Nga, ông là một tên tuổi lớn, biểu hiện cho tinh thần của xứ sở ông. Ông là người dám nói lên những điều của sự thật dù trong chế độ chuyên chế không ai dám nói.