Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TẾT CON HEO

ĐỌC ĐÔI CÂU ĐỐI LỢN

 

VŨ LỤC THỦY

 

 

Trong chốn triều đình uy nghiêm, hay ngoài nơi thôn dã quê mùa, mỗi khi yến tiệc lớn nhỏ, mỗi dịp giỗ chạp khao vọng, mỗi lần thăng quan tiến chức, thế nào cũng mổ lợn mới được kể là linh đình trọng thể. Cụ Khổng Khâu, người lập ra Đạo Nho, đã hết sức đề cao lợn, coi lợn là lễ vật tối ư quan trọng trong việc cúng tế, dù tế trời đất quỷ thần hay tế ông bà tiên tổ cũng phải có lợn.

Lợn đã được Nho giáo xếp vào hàng tam sinh bất khả thay thế. Tự khi Hán học truyền sang nước ta, mỗi khi có cỗ lợn là nhà nho đương nhiên được ngồi trốc để ăn trên, sau đó lại còn được hưởng thêm cỗ biếu với đủ thành phần trong cơ thể lợn, không thể khiếm một món nào; tự cảnh lòng tim gan phèo phổi cho chí lá lách dạ dày ruột non ruột già. Nhà Nho dạy thiên hạ miếng thịt là miếng nhục nhưng chính các cụ lại khư khư bảo thủ quan niệm một miếng giữa làng bằng sàng giữa chợ, nên chẳng may trong cỗ biếu thấy bị thiếu một miếng là các cụ lập tức nổi giận đùng đùng, rồi vì danh dự mà gây nhiều chuyện rắc rối làm xáo trộn sinh hoạt của cả làng.

Được hưởng ân lộc đặc biệt của lợn như vậy, nhưng hầu hết nhà Nho lại quá vô ơn bạc nghĩa với lợn, ít ai chịu làm thơ ngâm vịnh lợn, cám ơn lợn, tán dương sự nghiệp to lớn của lợn... Khi cầm bút viết bài về câu đối lợn, đã phải tiêu phí nhiều thì giờ và tốn hao bao công sức để tìm tòi, để nghiên cứu mà vẫn không có đủ chất liệu. Lục tìm trong suốt mấy ngàn năm văn chương nước nhà, mới biết thơ lợn đã quá hiếm, nhưng đến câu đối lợn lại càng hiếm hơn nữa, hiếm đến nỗi người ta chỉ có thể đếm được trên đầu móng.... heo.

Không rõ ông nghè ông cống hay thày đồ thày khóa nào là tác giả câu đối sau đây, một câu đối lợn được nhiều người thường hay nhắc nhở:

 

Thủ thỉ chén đầu lợn,

Hung hổ vuốt bụng hùm.

 

Xét ra nội dung câu đối này chẳng có chi đặc sắc, nhưng chữ dùng lại quá cầu kỳ. Trong chữ Nôm thủ thỉ có nghĩa là nhẹ nhàng, thong thả, chậm chạp, nhẩn nha, không vội vàng hấp tấp; nhưng chữ Nho, thủ là đầu, thỉ là lợn. Vậy đầu lợn tức là thủ thỉ, rồi thủ thỉ ngồi chén đầu lợn. Câu đối lại là hung hổ vuốt bụng hùm thì nghĩa cũng éo le rắc rối không kém. Hung hổ là vẻ nóng nảy, thái độ hung hăng dữ tợn. Nhưng Hán tự, hung là bụng, hổ là hùm.

Ở các miền quê ngoài Bắc thời xa xưa, cứ đến ngày phiên chợ là thường thường gặp một vài người đi đi lại lại và miệng nói "Hoạn ơ! Hoạn ơ!" Xin quý vị chớ giật mình, không phải những người đó chuyên nghề thiến... đàn ông con trai để xin làm hoạn quan hầu hạ các mỹ nhân trong nội cung của nhà vua. Không, những người đó không làm nghề thiến người mà chỉ... hoạn lợn. Nuôi lợn, muốn lợn chỉ chăm ăn chóng lớn, đừng nghĩ đến chuyện... trăng hoa nhảm nhí nên người ta phải đem lợn đi hoạn.

Nghề hoạn lợn có lẽ cũng chỉ là nghề tay trái để giúp đỡ bà con, không thấy ai sống hẳn bằng cái nghề đặc biệt tai quái và... độc ác này, nhưng người làm nghề đó vẫn được thiên hạ gọi là bác phó hoạn. Gần làng Yên Đổ cũng có một vị phó hoạn. Khi ông này trở thành người thiên cổ, bà vợ trẻ mới nhờ người đem vài quan tiền tới xin cụ Tam nguyên Nguyễn Khuyến cho đôi câu đối thờ. Sau khi hỏi rõ nghề nghiệp lúc sinh tiền của người quá cố, cụ vừa mỉm cười vừa cầm bút viết:

 

Vui vẻ thay ! Sợi chỉ vướng chân, trăm năm thề thốt cùng ăn ở;

Đau đớn nhỉ ! Con dao cật ruột, một giờ tâng hẫng thế là xong?

 

Sợi chỉcon dao là hai vật dụng tối cần thiết của nghề hoạn lợn. Lại lối chơi chữ của nhà nho già hài hước.

Không phải cụ Nguyễn Khuyến chỉ có một câu đối lợn duy nhất này. Không, vị Tam nguyên làng Yên Đổ chính là người làm nhiều câu đối lợn nhất nước. Có lẽ trong đời đã quá nhiều lần được hưởng những mâm cao cỗ đầy toàn những thịt lợn của bà con dân làng kỉnh biếu, nên cụ mới đoạt giải quán quân về câu đối lợn. Câu đối này của cụ đã được nhiều người biết đến hơn cả:

 

Tứ thời, bát tiết canh chung thủy

Ngạn liễu, đôi bồ dục điểm trang

 

Hôm đó có anh hàng thịt người làng làm giỗ, đem biếu cụ mâm cỗ, trong đó có bát tiết canh và một đôi bồ dục. Bồ dục cũng thường gọi bầu dục, tức quả thận trong cơ thể một số động vật như người, lợn, chó... Lúc ngồi nhắm những món này, cụ đã hứng chí làm ra câu đối trên. Nhưng cụ Ôn-Như Nguyên Văn Ngọc lại cho rằng: "Hai câu này là của hàng thịt lợn dán trước cửa nhà về dịp Tết, và cắt nghĩa thêm:

Vế trên ý nói: quanh năm, lúc nào cũng có bát tiết canh. Vế dưới ý nói: ngạn liễu, có đôi bồ dục tô điểm đẹp đẽ. Hai câu này lấy về mặt Nôm thì ý nghĩa như thế. Nhưng lấy về mặt chữ Hán, thì cái nghĩa lại khác hẳn. Vì hai câu này vừa là Nôm mà lại vừa là chữ. Ấy mới oái oăm mà tài tình, ấy mới lạ lùng mà thú vị. Qủa vậy, hai câu ấy viết ra chữ Hán thì là:

Tứ thời, bát tiết, canh chung thủy,

Ngạn liễu, đôi bồ, dục điểm trang

Và nghĩa là: Vế trên = bốn mùa, tám tiết đắp đổi sau trước; trong một năm có bốn mùa (tứ thời) và tám tiết (bát tiết) (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí). Bốn mùa tám tiết ấy cứ đi luôn theo nhau, rồi lại quay giở lại (chung nhi phục thủy). Vế dưới = cây liễu ở bờ sông (ngạn liễu), cỏ bồ mọc ở đống đất (đôi bồ) muốn trang điểm (cho Tạo-hóa). Hai câu giải ra như thế thực rõ ra tả cái cảnh Tết, tổng ý câu trên nói năm mới, năm cũ đắp đổi tổng ý câu dưới nói tiết xuân đầm ấm, liễu, bồ tươi tốt.

Nên nhận: cách tiểu đối hai chữ tứ thời đối với hai chữ bát tiết, hai chữ ngạn liễu đối với hai chữ đôi bồ.

Vào một dịp khác, cụ Nguyễn Khuyến tặng một người làng Yên Đổ làm nghề đồ tể đôi câu đối sau để treo thờ:

 

Trở đậu thâm tinh, xuân tự thu thường hữu tiết,

Gia đình tắc mục, phụ từ tử hiếu giai xương

 

Nghĩa là “đồ thờ tinh khiết sạch sẽ, hai mùa xuân thu tế lễ đầy đủ; cảnh gia thuận hòa vui vẻ, cha hiền con hiếu thảy đều tốt lành".

Tác giả là đại nho, tính ưa khôi hài lại hay chơi chữ, nên phải hiểu thẹo lối "ngôn tại ý ngoại”. Mấy ông mấy bà hàng thịt lợn ngoài Bắc thường dùng tiếng lóng trong nghề, như thâm tinhba tiền, tắc mụcsáu tiền (thời vua chúa ngày trước, nước ta, đơn vị tiền tệ thường tính bằng quan, mỗi quan gồm 10 tiền, mỗi tiền 60 đồng.

Cụ Tam nguyên Yên Đổ lại đã cố tình dùng hai chữ tiếtxương thật thích hợp với nghề bán thịt..

Lần khác có người đến xin câu đối, nói là để cho vợ người hàng thịt lợn khóc chồng và con không may cùng thiệt mạng trong vụ đắm đò. Cụ Nguyễn Khuyến rít điếu thuốc lào, đưa tay vuốt chòm râu rồi khề khà đọc:

Con hỡi con! Những mong con.kinh sử dùi mài, ơn phụ mẫu nỡ dứt tình xương thịt Chàng hỡi chàng! Sao bội chữ hải sơn giao ước, nghĩa phu thê càng đứt cả ruột gan!

Hai chữ hải sơn lấy trong thành ngữ thệ hải minh sơn, nghĩa là chỉ biển mà thề, chỉ núi mà hẹn, thề non hẹn biển. Cụ Nguyễn dùng những tiếng trong nghề đồ tể, nào xương, thịt nào ruột gan, rồi lại dao lại dùi, toàn là dụng cụ của người bán thịt.

Ông Trạng Quỳnh đời Hậu Lê cũng để lại câu đối lợn rất ư thâm thúy. Sách kể rằng, cái ông đệ nhất châm biếm này lúc còn để chỏm đã tỏ ra thông minh láu lỉnh không ai bì kjp. Ngày nọ trong nhà có giỗ, vị thực khách làng bên là ông tú Cát đã lò mò đến. Thấy Quỳnh đang đứng lom khom xem mổ lợn dưới gốc cau, ông tú bước lại kéo tai Quỳnh.  Quỳnh dĩ nhiên kêu đau, nhưng ông cũng không tha mà còn bảo:

- Tao ra câu đối, mày có đối được tao mới tha. Nói xong ông đọc:

Lợn cấn ăn cám tốn. Đấy, mày đối mau đi!

Không cần nghĩ ngợi, Quỳnh đáp ngay:

Chó khôn chớ cắn càn!

Nghe câu đáp của Quỳnh, ông tú Cát vội buông Quỳnh ra và đỏ mặt tía tai, biết Quỳnh chửi ông, ví ông là chó càn cắn bậy.

Cụ Nguyễn Văn Ngọc bàn rằng: “Câu ông Tú ra nghĩa thẳng là lợn cấn (lợn cái cộc) ăn tốn hết nhiều cám. Câu Trạng đối nghĩa thẳng là chó khôn thì không cắn càn, cắn bậy bao giờ. Nhưng khó vì cái nỗi câu ông Tú ra có hai chữ cấn tốn tuy nghĩa nôm như đã cắt trên, mà lại còn ám chỉ quẻ Cấn và quẻ Tốn trong bát quái. Ông tú mà phải chịu Trạng là vì Trạng tìm ngay được hai chữ KhônCàn cũng là tên hai quẻ trong bát quái dể đối lại với cụ Tú, khôn ra thì từ rày đừng ra câu đối càn nữa.

Ôn-Như tiên sinh vốn làm nghề gõ đầu trẻ, nên lại quen phân tích chi li rồi phê bình câu đối này không được hoàn chỉnh: .

Câu của Trạng tuy hay nhưng phải hai chữ "chớ cắn" đối với hai chữ “ăn cám” không dược chỉnh. Chữ “chớ” phó từ (adverbe) mà đối với chữ “ăn” là động từ, chữ "cắn" là động từ lại đối với chữ “cám” là danh từ. Giá tìm được chữ khác đối với chữ khác đối với chữ “cám”, mà để chữ "cắn" đối với chữ “ăn” thì hay lắm.

Có người chuyên nghề nuôi lợn, ngày kia sắm một chai rượu cùng một cơi trầu kèm theo mấy quan tiền đến xin cụ Nguyễn Khuyến làm giúp đôi câu đối về dán ở chuồng để mong lợn chóng lớn. Cụ nhận lễ, mỉm cười rồi cầm bút viết:

 

Trưởng trưởng, trường trường, trường, trưởng trưởng,

Trường trường, trưởng trưởng, trưởng, trường trường.

 

Nghĩa là:

Lớn lớn, dài dài, dài, lớn lớn,

Dài dài, lớn lớn, lớn dài dài.

Vị Tam nguyên làng Yên Đổ làm câu đối cho người nuôi lợn vỏn vẹn chỉ gồm có hai chữ trưởng trường láy đi láy lại nhưng tựu trung cũng chỉ gói ghém trong một chữ duy nhất. Vì trong Hán tự, chữ trường cũng chính là chữ trưởng, chữ trưởng cũng viết như chữ trường. Tuy cùng một chữ, nhưng lại tùy từng trường hợp, tùy theo văn cảnh mà phải đọc khác nhau, hoặc trưởng hoặc trường, và lúc đó sẽ mang nghĩa khác nhau.

 Trưởng là lớn, trường là dài. Trong nghề nuôi lợn người ta không ước mong gì hơn là lợn mau dài và chóng lớn để bán cho đồ tể.

Vậy hai chữ trưởng trường thật là đáp ứng được đúng sở kỳ của người xin câu đối.

Khoảng thập niên 1920, trong cuộc bầu cử Hội viên vào Hội đồng Hàng tỉnh ở Thái Bình có người trong phủ Kiến Xương đã vung tiền để lo lót chạy chọt với viên Công sứ người Pháp, đồng thời mua phiếu của các vị Chánh tổng, Hương lý và Kỳ mục địa phương nên đã thắng cử vẻ vang, rồi mấy.khóa sau lại nhờ đồng tiền nên ông tiếp tục có chân trong Hội Đồng hàng Tỉnh. Sẵn tiền lại có chút danh giá, ông Nghị viên này lập ngôi sinh phần rất bề thế, khác nào lăng tẩm một vị đế vương. Ông Vũ Ngô Đoá người hạt Xuân Trường tỉnh Nam .Định lần kia đi qua làng Nghị viên, đã dừng lại ngắm sinh phần rồi làm đôi câu đối mừng dán vào cổng:

Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại,

Vang lừng trong thôn Bắc, trên kính dưới dái, một lòng tôn trọng cụ trong dân.

Ông Nghị người họ Lại, dinh cơ ở thôn Bắc, và sinh phần xây ở sát đường phía tây làng. Câu đối cũng tầm thường, không lấy gì làm hay ho, bề ngoài toàn một giọng khen ngợi, nhưng đã khiến ông Nghị rất thích thú, bèn thuê thợ khắc vào hai cột đá ở cổng sinh phần. Nhưng vài tháng sau có người mách cho ông Nghị biết câu đối này rất xỏ lá, và ông Nghị lại phải sai gia nhân đục vội.

Ngoài ba chữ cụ trong dân đọc ngược lại là rận trong... cu, người làm câu đối còn móc đến nghề nghiệp tam đại của ông Nghị.

Vì cụ Cố, rồi ông thân sinh, và chính bản thân ông Nghị đã làm nghề lái lợn. Làm lái lợn nhiều đờì, trở nên giàu có, thói đời đã phú thì lại muốn thêm quý, nên ông họ Lại đã bỏ tiền của ra mua chức vị trong hàng xã, dần dần bước ra phạm vi  hàng tổng. Nhưng chưa vẫn chịu thỏa mãn, ông lại sử dụng thế lực của đồng tiền và được nhảy tót vào Hội đồng hàng tỉnh. Tự đó ông được thiên hạ tôn là quan lớn nghị viên. Như vậy ba chữ quan lớn Lại trong câu dối tặng ông chính là quan lái lợn. Cái oái oăm của câu đối là ở chỗ đó.

Làm nghề lái lợn không cần phải xuất thân nơi cửa Khổng sân Trình như các thày đồ thày khóa để lúc nào cũng chi hồ giả dã. Làm nghề này chỉ cần có... con mắt tinh đời thoạt nhìn lợn phải đoán ngay được lợn nặng bao nhiêu cân. Nghề này lại có vô số ngôn từ đặc biệt, chỉ ai trong nghề lâu năm mới nắm vững được ý nghĩa những tiếng lóng. Các vị song thân của anh lái lợn nọ đã rủ nhau lên chơi tiên cảnh trong cùng một tháng ông cụ qua đời hôm mười bốn, bà cụ mất ngày hăm bảy. Một bạn đồng nghiệp đem đôi câu đối đến phúng viếng:

 

Hắp nguyệt lái ông bà bột nhiên khứ hĩ,

Thâm tình khươm huynh đệ y dư ai tai!

 

Tất cả các thày đồ thày khóa cho chí ông cử ông tú trong làng khi tới dự đám, nhìn đến câu đối hiểm hóc này cũng đều ngẩn người ra, không người nào thấu rõ được ý nghĩa kỳ bí. Thầm thì hỏi nhau, nhưng ai nấy đều lắc đầu và không dám lên tiếng bình phẩm.

Các vị chỉ hiểu lơ.mơ mấy chữ nho bột nhiên khứ hĩ là bỗng chốc quy tiên, và y dư tai ai là than ôi .thương thay. Riêng gia chủ lại hết sức cảm động. Số là câu đối nửa nôm nửa chữ này mang nhiều tiếng lóng trong nghề lái lợn: hắp là bảy, lái là hai (bảy lần hai mươi bốn); thâm là ba, khươm là chín (ba lần chín hăm bảy). Ông cụ chầu Tiên Tổ ngày mười bốn, bà cụ quy tiên hôm hăm bảy, nên những tiếng "hắp lái, thâm khươm" thật thích đương, tưởng không thể tìm được .những chữ khác để có thể thay thế cho hợp tình hợp cảnh, hợp luôn cả nghề lái lợn.

Truyện khác kể rằng, có thầy đồ trẻ đi thăm bạn ông không may bị lỡ độ đường, đến đêm phải vào quán trọ. Chủ quán lâ người đàn bà goá hãy còn trẻ nhiều nét duyên dáng. Sau khi cơm nước xong, thày đồ nằm nghỉ, vắt tay lên nghĩ đến nhan sắc xinh tươi của cô chủ mà trằn trọc hoài, không sao ngủ được. Chợt nghe tiếng gà gáy sang canh, chủ quán lần mò trở dậy cài lại then cửa. Thấy khách trọ còn thức, cô bắt chuyện cho đỡ buồn lúc đêm khuya thanh vắng.

Thuở nhỏ, cô cũng một thời theo đòi bút nghiên, cũng 'biết được ít nhiều chữ nghĩa thánh hiền nên câu chuyện dần dà đổi sang lãnh vực văn chương thơ phú. Cô đề nghị ra câu đối để thày đáp lại. Cô bắt đầu ra từng chữ:

- Đêm khuya.

Thày đối liền:

- Ngày sáng.

Chợt nghe tiếng gà gáy, cô nói:

- Gà gáy.

Thày đáp:

- Lợn kêu.

 Cô chủ :

- O o!

Thày đồ:

- Ột ệt.

Cô chủ ngẫm nghĩ một chút rồi xướng:

- Chủ quán thức dậy.

Không ngần ngừ, thày trả lời:

- Thày đồ nằm xuống.

Cô tiếp:

- Mà lo.

Thày nối:

- Đặng sắm.

Rồi cô đọc thêm:

- Đồng tiền.

Thày cũng chẳng ngần ngừ, đối ngay:

- Hạt thóc.

Bấy giờ cô chủ láu lỉnh mới cất lời khen thày là người tao nhã, hoạt khẩu ứng đối rất lanh lẹ. Cô lại xin phép được đọc .lại trọn câu cô ra, và yêu cầu thày sau đó đọc vế đối của thày. Thày cười đắc ý vâ chịuliền. Cô đọc:

- Đêm khuya gà gáy o o,

 Chủ quán thức đậy mà lo đồng tiền.

Không cần cô thúc giục lần thứ hai, thày đồ thong thả ngâm nga:

- Sáng ngày lợn kêu ộc ệt,

Thày đồ nằm xuống đặng sắm hạt thóc.

Đọc xong, thày chợt tỉnh, biết là cô chủ quán xinh đẹp đã cố tình bày ra chuyện đối đáp để chơi xỏ mình. Nên mặc dầu lúc đó trời chưa tảng sáng, thày cũng vội trả tiền trọ và khoác khăn gói đi thẳng, không hề ngoảnh lại nhìn nét mặt yêu kiều: Trong khi đô cô chủ quán ôm bụng cười ngặt nghẽo một mình.

Trong thời Hậu Lê, nước ta có ông Dương Đình Chung người hạt Duy Tiên thuộc Sơn Nam thừa tuyên, nhờ may mắn nên được nhà vua phong làm Trạng Lợn. Tất cả sự nghiệp vãn chương của quan trạng đã hoàn toàn thất lạc, chỉ còn lưu lại cho hậu thế có một…nửa câu đối. Thực ra câu đối này chẳng liên quan chi đến heo đến lợn, nhưng vì thuộc phạm vi …lịch sử ngoại giao giữa hai nước láng giềng, đặc biệt lại do trạng Lợn ứng khẩu, vậy không thể không ghi lại trong bài viết về câu đối lợn.

Vì thông minh mẫn tiệp nên Trạng Lợn được triều .đình cử đi sứ bên Tàu. Vua tôi nhà Minh phương được tin sứ thần An nam văn hay chữ tốt, ứng đối linh lợi như mây trôi nước chảy, nên đã phải họp bân rồi cử những vị có văn học lão luyện thù tiếp để giữ thể diện cho thiên triều.

Phái đoàn ngoại giao nước ta vừa mới qua ải Nam quan để đặt chân lên đất Bắc đã được các quan địa phương nghênh đón rất trọng thể. Khi Trạng Lợn tới Yên kinh, Hoàng đế.nhà Minh lại sai riêng một ông nghè .thông kim bác cổ để làm bạn thù tạc và bàn chuyện chữ nghĩa với khách phương Nam. Một buổi sáng đẹp trời, ông nghè Tàu dẫn Trạng An Nam đi thăm những danh lam thắng cảnh trong kinh thành, chợt gặp các sứ đoàn của hai nước Triều Tiên và Mông Cổ tới dâng cống phẩm. Viên quan Tàu hứng chí đọc:

- Nam Bắc lai triều sâm tể tể

Nghĩa là

Các nước miền Nam miền Bắc đều tới triều yết đông đúc.

Để thử tài, viên quan Tàu cung kính yêu cầu sứ thần An nam đối lại. Trạng Lợn ngó đông ngó tây thấy ở dưới ruộng có bọn thợ cấy, một người đàn bà mặc váy trong bọn đang lấy tay dí vào bẹn đỏ hây hây, bèn quay lại bảo:

- Nong tay dí bẹn đỏ hăm hăm..

Viên quan tiếp sứ nghe vậy, vội vàng chắp tay xá Trạng Lợn mấy xá và miệng không ngớt nhắc đi nhắc lại:

Khâm phục ! Tại hạ xin hết lòng khâm phục! Ngài quả là người học rộng tài cao, văn chương quán tuyệt lại ứng đối mau lẹ. Không ngờ quý quốc nhỏ bé mà lại có bậc chân tài như vậy.

Trạng Lợn được khen khoái chí cười ha hả. Nhưng thực ra nào có gì đâu. Khi ngó thấy hành động ngộ nghĩnh của chị thợ cấy nọ, Trạng lấy làm thích thú rồi…tức cảnh sinh tình, mới buột miệng nói đùa “Nong tay dí bẹn đỏ hây hây…”. Vì tiếng nói Nam Bắc dị biệt, viên quan Tàu nghe lơ lơ tưởng như sứ thần nước bạn đối rằng:

- Đông Tây chí biện đổ hân hân

Nghĩa là:

Dân chúng phương Tây phương Đông đổ về kinh đô vui vẻ.

Vạn tuế ngôn ngữ bất đồng! Ôi! Văn với chương! Chữ với nghĩa!