Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÂM TÌNH VỀ

GS NGUYỄN XUÂN VINH

 

DOÃN QUỐC SỸ

 

 

Vào mùa hè - tháng 9-2007 - đáng lẽ tôi có mặt ở San Jose để dự ra mắt sách Đồng Tâm 5 chủ đề "Vào hạ" và sách mà các thân hữu đã viết về tôi. Tuy rằng tôi không có mặt tại San Jose được vì vào giờ chót, rất tiếc tôi kẹt chuyện gia đình, nhưng buổi lễ đã diễn ra thật thân tình, trang nghiêm và chu đáo. Tôi không biết nói gì hơn là cám ơn tình bằng hữu văn chương. Buổi lễ tôi xem video CD thì có nhiều người lắm. Có 3 vị diễn giả là nhà văn Diệu Tần Nguyễn Tinh Vệ nói về sách Đồng Tâm 5, nhà thơ Trường Giang nói về sách Kỷ Niệm DQS và một vị thứ ba mà tôi xin phép được nêu danh là GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Anh đã cho cử tọa biết về tôi. Tất cả những tấm thịnh tình ấy tôi xin ghi khắc ơn nghĩa văn nghệ.

Nói về GS Nguyễn Xuân Vinh hay nhà văn Toàn Phong thì có nhiều điều hay, những tấm gương sáng cho tuổi trẻ từ phạm vi toán học, sự chuyên cần học hỏi đến lĩnh vực không quân lái máy bay, rồi không gian, những đề tài bao la để viết ra thành những nét đẹp về anh. Hôm nọ tôi xem một đặc san trường Chu Văn An, anh Vinh có viết bài về danh nhân Chu Văn An, một vị danh sư khả kính, vị học giả uyên thâm có công trong lĩnh vực văn hóa của nước nhà. Tên ngài được đặt cho một ngôi trường trung học. Chính nơi đó tôi và anh Nguyễn Xuân Vinh đã là đồng nghiệp.

Ngày 18/05/2007, GS Nguyễn Xuân Vinh đã viết bài “Tinh Thần Chu Văn An Qua Thất Trảm Sớ Và Thi Văn”, nhân mấy anh em Văn Đàn Đồng Tâm thực hiện một quyển sách lưu niệm sách về anh, tôi đọc bài viết trong đặc san như một thâm tình trong mối tương quan bằng hữu đồng nghiệp, để tôi viết bài này với một tâm tình lưu niệm về nhà văn Nguyễn Xuân Vinh.

Chu Văn An mà tên thật của ông là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, sinh năm 1292 và mất năm 1370. Ông là một đại quan vào đời nhà Trần, được phong tước là Văn Trinh Công, do vậy mà sau này người đời quen gọi tên ông là Chu Văn An. Về nguồn gốc thì thân mẫu của Chu Văn An là bà Lê Thị Chiêm, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội, chính làng Văn Thôn này ông đã chào đời. Mẹ ông buôn bán tảo tần ngoài chợ lo cho ông ăn học, ông rất thông minh, học hành thành đạt, đậu Thái học sinh, tức học vị Tiến Sĩ đời Trần. Ông không ra làm quan mà chỉ mở trường dậy học ở  làng quê để truyền bá kiến thức Nho giáo và huấn luyện giới trẻ sự hiểu biết để theo kịp đà tiến hóa của xã hội thời bấy giờ. Về sau này đến thời vua Trần Minh Tông, ông đổi ý ra kinh đô để nhận chức Tư Nghiệp, dậy kèm riêng cho Thái Tử và cũng như dậy học ở Quốc Tử Giám. Đến đời vua Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều thất nhân sai quấy, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 gian quan nịnh thần, nhưng vua không nghe ông. Chán nản ông xin từ quan về dạy học và sống ẩn dật ở núi Phượng Hoàng (vùng Chí Linh, Hải Dương), cũng như viết sách cho tới khi ông qua đời. Cuộc đời liêm chính và đạo đức của ông là tấm gương sáng trong thời đại quân chủ phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền tài nho sĩ được thờ tại Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Những tác phẩm của ông được người đời biết là:

Thất trảm sớ, Tứ thư thuyết ước, Giang đình tác, Linh sơn tạp hứng, Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính, Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân, Tiều ẩn thi tập, Tiều ẩn quốc ngữ thi tập, Xuân đán và Miết trì.

 

Thất trảm sớ là tác phẩm nổi tiếng vì tính tình thẳng thắn và cương trực của ông khi đề nghị nhà vua xử trảm 7 gian thần. Tiếc rằng Sớ Thất Trảm ấy bị thất truyền, nên chúng ta không rõ nội dung được viết chi tiết như thế nào. Tên của quan nịnh thần nào được đề nghị trừng trị. Tuy vậy biến cố này đã gây gây chấn động dư luận của thời buổi đương thời. Cuộc đời ông là một huyền thoại vẫn được lưu truyền khi nói về ngôi trường và nhân cách, đạo đức của ông cho ngàn đời sau. Theo gương của ông, ngôi trường trung học mà tôi và giáo sư Vinh được dịp chia chung kỷ niệm có tên là trường Chu Văn An, mà trước đó được gọi là trường Bưởi. Âu với tuổi đời khi về chiều nhớ lại ngôi trường xưa, lòng tôi dâng chút bồi hồi kỷ niệm xưa. Tôi đọc tiếp bài của anh Vinh viết, nhất là đoạn cuối của bài viết với những vui buồn khi thời gian đã qua như sau:

"Sáu trăm năm sau ngày Chu văn An tới triều ở Thăng Long để dậy học thì học sinh trường Bưởi bãi khóa để phản đối thực dân bắt giữ cụ Phan Bội Châu năm 1925 ở Thượng Hải đưa xuống tầu về nước để kết án tử hình trước Hội Đồng Đề Hình. Trước cao trào phản kháng sôi nổi lan từ Bắc vào Nam, Toàn Quyền Varenne phải nhượng bộ, ký giấy ân xá để đưa cụ về an trí tại Bến Ngự ở Huế. Tiếp theo đó, cụ Phan Chu Trinh về nước để tranh đấu đòi quyền tự do cho người dân Việt. Được thấm nhuần gương sáng của cụ Tây Hồ, khi cụ qua đời, học sinh trường Bưởi đã long trọng làm lễ truy điệu. Với tinh thần ấy, trường Bưởi xứng đáng được mang tên Chu Văn An vào năm 1945."

Bài viết đã ôn về lịch sử cận đại mà thời cuộc biến đổi có anh em chúng tôi được biết hoặc đã chứng kiến:

"Thời Việt Minh cộng sản về cướp chính quyền, Nha Công An đã bắt cụ Nguyễn Gia Tường là hiệu trưởng trường Chu Văn An để giam giữ và thẩm vấn vì cụ là một nhân sĩ quốc gia chân chính, đã biết rõ mặt thật của cộng sản là chủ trương tiêu diệt các đảng phái quốc gia để đưa đất nước theo chế độ ngoại lai, độc tài chuyên chính. Học sinh Chu Văn An đã bãi khóa và cùng các học sinh trường Trung Học Nguyễn Trãi, là trường Đỗ Hữu Vị được cải tên, tới trụ sở Công An biểu tình đòi trả tự do cho cụ. Trước khí thế hăng say của học sinh theo truyền thống tinh thần Chu Văn An, cộng sản phải nhượng bộ, trả tự do cho cụ Nguyễn Gia Tường. Trong thời Cộng Hòa, ở miền Nam, mỗi lần thấy chính quyền cầm cán cân công lý thiên lệch hay thấy những tệ đoan tham nhũng làm quốc gia suy đồi, thì học sinh Chu Văn An lại thấy phẫn nộ, như vị cái thế sư biểu khi xưa, để vùng lên tranh đấu, mong cho đất nước trung hưng, một khi chế độ được cải tổ lành mạnh.

Kể từ ngày vong quốc năm 1975, học sinh Bưởi-Chu Văn An, người còn ở lại sống dưới chế độ phi nhân, độc tài, kẻ bắt đầu lưu vong, ở tản mạn khắp năm châu. Qua một thời gian xáo trộn lúc ban đầu, môn đệ Chu Văn An đã tìm lại nhau và trong năm qua, các học sinh Bưởi-Chu Văn An ở trong nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới đều làm lễ kỷ niệm 90 năm thành lập trường. Đến với nhau, dù thấy mái tóc chớm phong sương, của những người hải ngoại, hay tấm thân gầy guộc vì thiếu thốn của những người còn ở trong nước, nhưng trong ánh mắt của những cựu học sinh, lửa kiên cường vẫn còn bùng sáng vì dù chỉ theo học ở trường một năm, hay suốt một giải bẩy năm, hay dù chỉ biết trường qua bạn bè quyến thuộc, con người Việt cũng được thấm nhuần tinh thần Chu Văn An, trọng công bình, nhân ái, chống tham nhũng, độc tài là gốc rễ của bạo lực, cường quyền đã làm cho văn hóa suy đồi, muôn dân đói khổ, vận nước suy vi.

Môn đệ Chu văn An đã lên tiếng tranh đấu cho Nhân Quyền và Tự Do cho dân tộc ở khắp nơi, những người can trường và bất khuất đã dõng dạc kêu gọi tất cả mọi lực lượng đấu tranh cho tự do dân chủ và đa nguyên, đa đảng  trong và ngoài nước kết hợp thành một Cao Trào Nhân Bản với bác sĩ Nguyễn Đan Quế tố cáo những sai lầm của Cộng Sản Việt Nam. Ngày 11 tháng 5 năm 1990, khi bản Tuyên Ngôn của Cao Trào Nhân Bản được tung ra cũng là ngày cựu học sinh Chu Văn An là bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị Cộng Sản Việt Nam bắt giam, phạt tù và quản thúc, cũng là ngày đã được Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (qua Quyết Nghị SJ-168 đã được ban hành thành sắc luật 103-258 ký bởi Tổng Thống Bill J. Clinton) đồng chính thức công bố lấy ngày 11-5 hàng năm là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam

Như vậy, 660 năm sau ngày Thất Trảm Sớ của vị thầy vang lên ở kinh thành Thăng Long làm cho quỉ mị kinh hoàng, thì lần này Tuyên Ngôn Nhân Bản của môn sinh đời sau lại được đưa ra vang khắp năm châu làm toàn thể tập đoàn lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam bối rối.

Tình thế khi xưa và ngày nay giống nhau ở chỗ nếu không tiễu trừ được loài quỉ mị thì đất nước sẽ suy vong, muôn dân đói khổ, khi xưa rơi vào tay nhà Hồ, rồi quân Minh sang xâm chiếm, ngày nay cũng trải qua họ Hồ, Trung Cộng cũng đã bắt đầu cưỡng đoạt lãnh thổ, và rồi đây sẽ còn dùng uy thế lôi đất nước vào quỹ đạo chính trị của họ. Nhưng thời thế xưa và nay lại khác nhau nhau ở chỗ khi xưa vị thầy là thái sơn bắc đẩu lại cô thế, chỉ quy tụ được một số ít môn đồ, không có phương tiện quảng bá tư tưởng, mà ngày nay cũng với tinh thần của Chu Văn An, môn đệ ở rải rác khắp năm châu, nhiều người ở vị thế có ảnh hưởng tại nước cư ngụ, hay trong ngành chuyên môn của mình, phương tiện truyền thông, quảng bá tư tưởng và tin tức thật phong phú và tinh vi. Vì vậy chúng ta phải quyết tâm liên kết, dùng tinh thần Chu Văn An làm bừng sáng ngọn lửa yêu nước, thương nòi lúc nào cũng âm ỉ trong lòng người dân Việt, dù ở trong hay ở ngoài nước.

Năm nay, toàn thế giới đã bước sang những năm đầu trong thiên niên kỷ mới. Tiếng chuông báo hiệu thời đại văn minh tiến bộ đã gióng lên trên khắp năm châu, chúng ta những con dân Việt Nam, những môn đệ của bực minh sư Chu Văn An quyết noi theo gương thầy để khai sáng cho thời đại, tranh đấu cho một Việt Nam Tự Do và góp công xây dựng đời sống mới cùng nhân loại bốn phương.

Từ hơn 90 năm qua, cựu học sinh Chu Văn An đã có mặt trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước. Sang thế kỷ 21 này, chúng ta phải tiếp tục truyền thống Chu Văn An và đồng thời cũng phải khuyến khích con em, dù cho trưởng thành ở hải ngoại cũng phải hướng về nguồn, cùng nhau sát cánh giúp cho đất nước thoát được nạn cộng sản và chóng được hưng phục cho bằng người. Một cựu học sinh Chu Văn An là giáo sư Lê Hòa ở Tây Đức đã làm một bài thơ đề là Vọng Quốc, trong đó có hai câu:

Thánh nhân thử địa tằng lưu tích,

Tuấn kiệt hà phương vị bất lai?

nghĩa là trên đất nước đã có biết bao nhiêu dấu vết oai hùng, nêu gương sử sách của tiền nhân để lại mà nay những người con ưu tú của non sông sao chưa thấy về phục vụ giải phóng quê hương? Đó là lời kêu gọi, như bao nhiêu lời kêu gọi khác để thức tỉnh chúng ta. Cách đây gần 200 trăm năm, nhân tài Ngô Thì Nhiệm (1746-1803) khi đi qua Văn Miếu là nơi ông Chu Văn An qua đời đã được vua Trần Nghệ Tông ban tên thụy là Văn Trinh Công, được thờ bên hữu võ của Khổng Phu Tử, đã nhớ công đức mà làm bài thơ trong đó có bốn câu:

Dân gia tác tức, hào ngư lạc,

Thế cục thăng trầm, dã điểu phi.

Để kiếm tư du thù mãnh lãng,

Quải quan vãng sự thượng y hi.

 

Khi xưa gặp thời thế nhiễu nhương, người dân tan tác, cá ở bên khe cũng chìm lặn, cánh hạc cũng rời miền đất lạnh bay đi. Vị thầy phải buông kiếm khi đi lòng vẫn mang mối hận lòng, chuyện từ quan còn nêu gương sáng đời đời. Giờ đây đất nước gặp cảnh không thuận lòng người, nhiều môn đệ đời sau của Chu Văn An cũng đã phải ly hương."

Tóm lại, Chu Văn An là một tấm gương sáng, là một mẫu mực cho những thế hệ nối tiếp nối theo. Bài viết rất dài nhiều chi tiết hữu ích về một danh nhân của Đất Việt, GS Nguyễn Xuân Vinh hay nhà văn Toàn Phong đã cho một bài sưu khảo về lịch sử rất giá trị. Tôi đã viết ngắn lại và trong ý muốn gửi chút tâm tình cùng anh, cám ơn trường Chu Văn An của kỷ niệm chung, và xin cám ơn tấm gương sáng ngời của GS Nguyễn Xuân Vinh, cũng như để tri ân ngài Tiều Ẩn Chu An, một vị danh sư muôn thuở.

 

Doãn Quốc Sỹ

Mùa Xuân 2008