Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÂM SỰ

 

VŨ KÝ

 

Chúng tôi phải chờ đến hôm nay mới viết được cho bạn, người bạn trẻ của tôi, vài hàng tâm sự. Viết theo dòng và tùy bút vì không chờ đợi được một sự sắp xếp nào trật tự và hợp lý, một sự ổn định nào của tâm trí để kịp thời hệ thống các suy tư của mình. Các xúc động, tôi toan nói các chấn động của thâm tâm tôi sao dạt dào và rối loạn quá, tuôn ra trong phút chốc, trước một ngoại cảnh bất ngờ. Ngoại cảnh ấy là sự vật trước mắt tôi với môi trường tâm lý, xã hội mà bạn cũng như tôi chúng mình đang sống bây giờ trên một miền đất lạ, xa cách với Việt Nam yêu dấu của chúng ta nghìn vạn trùng dương. Miền đất ấy có gió lạnh quanh năm, có nắng ấm thì ít mà tuyết rơi, tuyết phủ mênh mông lại nhiều mà mình đành chấp nhận là quê hương thứ hai của mình. Bạn ở Bắc âu, Trung âu, Đông âu, Tây Mỹ ư? Thì một tiếng động của gót giầy mình trên hè phố vắng, trong một tối lành lạnh nào đó vẫn là những tiếng lòng thấm thía nhất của một lữ khách cô đơn, của một kẻ cô độc đang mất quê hương, ít nhất trong năm tháng nầy.Tôi nói mất quê hương chứ không nói mất niềm tin và mất dân tộc ở trong tôi và ở bạn đâu bạn nhé.Bước chân vương vương, và tôi đã lạc vào một quán ăn của một người Việt, đồng bào của tôi của bạn, lúc nào tôi không biết.Mắc chiếc áo rét trên giá, tôi đi vào phía trong quán ánh sáng đỏ hồng tỏa ra từ các chiếc đèn chụp làm thành những vòng tròn trắng xóa trên những khăn bàn trắng mút. Tuy không sáng hẳn trên trần nhà nhưng cũng vừa đủ để chói một cách êm dịu vào các bức tranh treo trên tường có dán giấy hoa để chủ nhân có dịp khoe với khách hàng các trang trí khiêm nhường mà đầy thẩm mỹ gây thành một cảnh trí đặc biệt cho quán mình. Tôi cảm thấy người mình âm ấm lại và cái ấm ấy từ lòng mình tỏa ra rồi mới đi vào bề mặt của cơ thể cũng như khi trước đây, lê chân ngoài trời đi đến quán, cái lạnh buốt ở tôi nó chìm lặng, xuýt xoa từ tim, từ ngực bắt đầu tràn ra đến tay chân, cơ thể; cái cảm xúc lạnh rất cô đơn lạc lõng của kẻ mất quê hương yêu dấu chứ không phải cái cảm giác lạnh rất thể lý nơi bề mặt của ông tây bà đầm địa phương.Hơi tỉnh trí, tôi đưa mắt nhìn quanh gian phòng. Năm, bảy người Âu vừa ăn vừa nói chuyện nho nhỏ ở một dãy bàn. Vài người Việt Nam nhấm nhí một cốc bia, vài ly trà... Trên tường trước mặt tôi là một bức tranh, ý chừng bằng giấy bồi dầy hay vải, nền xám, vẽ một lùm tre xanh nghịt, có một con cò trắng, lốm đốm vàng. Xa xa, một đám người đang cấy, bên cạnh vài con cò nữa, chậm rãi đi dưới ruộng, có lẽ đầy nước đục ngầu; vài con bay trên không trung xanh biếc. Ôi! Một cảnh trí quen thuoc của đất nước ta đó, bạn; có lẽ trong những năm trước, lúc ở quê nhà thì cảnh trí ấy rất thông thường nhưng lạ thay! Vào lúc nầy ở nơi nầy, nó đã gây cho tôi bao nhiêu ấn tượng và khơi động ngổn ngang ở tôi nhiều biểu tượng đáng yêu của một dân tộc hiền hòa nhẫn nại, trong sạch, cao thượng... Còn gì gì nữa, mà tôi chưa nói hết, bây giờ đây, dân tộc ấy, quê hương ấy đang chìm ngập trong máu và nước mắt!Bạn hãy cùng tôi nhìn đàn cò trắng đang vỗ cánh mềm mại lướt trên tạo vật mơ hồ. Thực là đẹp, thực là hiện thân của tự do, phiếu diều, trinh nhã và thanh khiết, gợi sự thèm ước của con người nặng nề trong thể xác cục mịch của phàm giới... Có ai nhìn đến con cò lặng lẽ oai nghiêm bước giữa đồng ruộng bao la mà không liên tưởng đến phong thái của một vị chủ tướng đang thị sát vương quốc riêng biệt của mình để rồi nhẹ nhàng cất cánh bay đi phương khác...Lại còn con cò đậu ngang cành tre vắt trên đầm sen nữa... Làm tôi nhớ đến các câu ca dao mộc mạc mà tất cả trẻ con Việt Nam đều biết:

 

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

 

 Tội nghiệp cho cò quá bạn nhỉ ! Đó thưa bạn, dân Việt ta đã đặt vào miệng cò những dòng tâm huyết để gởi gắm một niềm tâm sự: Dù có chết, cò vẫn xin được xáo bằng nước trong để cho hồn cò được mãn nguyện là giữ được trong sạch và cao quí đến phút cuối cùng. Biểu tượng của một dân tộc lúc nào cũng thèm khát cao thượng, trong giá trắng ngần, quyết không chết nhơ nhuốc, dơ bẩn, làm ô nhiễm bản chất thánh thiện của mình.

Lại còn:

 

Con cò lặng lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non...

...Thương cái cò lặng lội bờ sông

Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồng.

 

Một tấm gương nhẫn nhục, khắc khổ chịu đựng để kiên trinh làm tron bổn phận! Đây lại một con cò làm đề tài và nội dung cho một bài hát nói về tâm lý chiến của tướng công làng Uy Viễn để phấn khích ba quân khi đi dẹp phản loạn họ Nùng. Thực đáng thương và đáng quí thay, con cò của Việt Nam ta hử bạn.

Còn chùm tre nầy nữa, một chi tiết trong tranh. Vài cành tre dài, nhọn tua tủa lá chỉa ra từ một gốc đơn sơ, dung dị trông thực giống một bức phóng bút cua Tàu!

Tre ở bờ đê bờ lạch, tre ở trong vườn, trước ngõ, sau nhà, tre ở trên gò, dưới ruộng, tre gắn liền với dân Việt như bóng với hình. Ở đâu có người Việt Nam ta, là ở đó y như tre tìm đến để mọc lên.Sống trong đất nước này mà cây kim trong bảng khí tượng ít khi xích lên trên con số 12, hình như tre không hợp với thủy thổ nên trở nên một vật lạ. Tôi phải đi tìm tre ở mọi nơi mà chẳng bao giờ thấy, vì nhớ tre thương tre nhiều quá. Rồi đành phải lạc vào một cửa hàng bán hoa, cây giả để nguôi lòng thương nhớ nó mà nhìn say sưa, mà ngắm đắm đuối nó để hình dung một phần nào cảnh sắc nước nhà. Nhưng tre giả không làm sao cho tôi nghe được tiếng xào xạc nên thơ của lá, cái răng rắc của các thân tre chạm vào nhau, mỗi khi có gió vút, giữa buổi trưa hè của một miền đồng nội...Tre đối với ta không phải giản đơn và tầm thường có thế. Nó còn là sự suy gẫm của nhà tư tưởng và nhà đạo đức phương Đông, trong đó có Việt Nam ta, để dựng nên một biểu tượng cho người quân tử, hiền nhân, trượng phu nữa.Đốt dài dài, xinh, thẳng từ gốc đến ngọn, cao ngút phất phơ lòng trống để gió lùa vào, ngân lên thành tiếng tiêu, giọng địch vi vu thanh thoát.

“Tiết trực, tâm hư” của tre, tất cả cái đạo nghĩa và phẩm cách đáng kính của một con người quyết hiến mình cho đại cuộc, vị tha mà lòng mình không màng chút danh lợi vị kỷ. Đã có lần, bạn còn nhớ, do các đức tính tượng trưng ấy mà Việt Nam Cộng Hòa đã lấy tre làm quốc hiệu?... Lại còn cái đầm sen nở trắng toát lẫn các đốm vàng, bên dưới bức tranh nọ. Hoa sen có cái nở xoè ra như để hứng lấy âm dương của trời đất, có cái còn lá búp khép kín như để giữ kỹ hồn thiêng của cảnh vật. Nhưng tất cả đều đẹp và thơm lắm, một mùi hương ngào ngạt thoảng ra nhưng vì là trên bức tranh nên khứu cảm ta không thể nào xúc động. Rất hồn nhiên, trí tôi lẩm bẩm:

Trong đầm gì đẹp bằng sen...Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Tôi lặp lại câu cuối: “Gần bùn...” Ôi, tình tự dân tộc, tâm hồn dân tộc, nhân cách người dân Việt từ tổ tiên được truyền lại qua những vần thơ bình dân nôm na đó, bạn ạ. Chúng ta, dù ở hoàn cảnh khó khăn nào, môi trường xấu xa nào, quyết không để bị ảnh hưởng bởi tà thuyết, phi nhân, phi nghĩa mà lòng ta nhất mực sắt son vì đạo lý, vì chính nghĩa, vì tự hào dân tộc. Mà bùn nhơ, sình lầy ở xã hội nào mà lại thiếu. Đó không phải là một điều quá ư lý tưởng mà dân tộc đã dạy ta nhưng tôi thiết nghĩ rằng chúng ta ít người được hoàn toàn, được thánh thiện như sen kia để có cái phản ứng tuyệt vời ấy nhưng tối thiểu bạn cũng như tôi cần biết chỗ bùn nhơ, ô trọc mà tránh dẫm chân, trầm mình vào.Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đúng thế do cái siêu phàm ấy của sen mà cổ nhân ta đã tặng cho sen danh hiệu “quân tử chi hoa” lấy làm đề tài xướng hoạ cho bao nhiêu văn chương của ta thuở trước mà bài Ngọc Tỉnh Liên Phú còn truyền tụng của Mạc Đỉnh Chi là một minh chứng.

Mải mê theo đuổi dòng tư tưởng, tôi quên nhìn bức tranh bên cạnh, ngay sát chỗ mình ngồi. Một trang thanh niên uy nghi, nét mặt khôi ngô tuấn tú lạ thường, cặp mắt sáng rực một hào quang kỳ chí, đầu đội mũ đỏ, có đai đen dài, mình bận áo bào xanh viền đỏ đang ra roi phi ngựa tiến tới. Con ngựa màu nâu xám, hai chân trước cất vó lên, giữa đám người mặc quân phục lờ mờ, chân bó sát đang lướt tới, phất phới một rừng cờ chữ nhật màu máu thêu rua xam xám. Ý chừng đó là một võ tướng say men chiến thắng đang rượt đuổi quân thù.Chắc bạn lại cho tôi liên tưởng đến gì nữa rồi! Đúng vậy, xin lỗi bạn, tôi không hiểu sao tối nay, trong quán nọ, tôi suy diễn và tram ngâm mông lung nhiều thế. Vật thể, hình tượng đem đến cho tôi nhiều suy tư trầm mặt nội quan dạt dào. Chính vì phút giây nào đó, ta nhớ ta thương đất nước, dân tộc ta quá nên mỗi cây, mỗi vật, mỗi chi tiết của cảnh sắc quê hương không còn là vật chết nữa mà nó là một mảnh hồn sống động của đất nước, rung cảm ở ta, thầm kín và sâu xa, thấm thía, niềm tình tự, nỗi yêu thương thiêng liêng ấy đối với xứ sở nghìn trùng xa cách.Người ta thường nói: “văn hóa là cái gì còn sót lại, sau khi ta đã quên đi hết” thì ở trường hợp nầy, bạn cũng như tôi, đang xa cách tổ quốc thăm thẳm, những năm, sáu năm hay hơn thế nữa, căn bản dân tộc, linh hồn dân tộc chính là cái gì bất biến, trường tồn, vẫn ngùi ngụt, âm ỉ sôi cháy trong lòng dù ta có muốn quên đi hay chối từ cũng không được mà còn làm ta xích gần lại với đất tổ hơn bao giờ hết, lúc ta đang sống lưu vong biền biệt nơi xứ người từ tháng nầy sang năm nọ. Tôi cố tìm ông họa sĩ phía dưới bức tranh thì chỉ thấy một triện son ngoằn ngoèo với bên trên có dòng chữ viết kiểu cách: Sài Gòn 1962.

Thôi rồi, của một họa sĩ Việt Nam nào đây! Chắc ông muốn vẽ một trang thanh niên của đất nước tôi, của đất nước bạn, một trong muôn ngàn người nam nhi hùng tráng của quê mình đang hiên ngang, dõng dạc, xả thân tử chiến với quân thù để cứu dân, cứu nước lúc tổ quốc lâm nguy:

 

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan

 

Hoặc:

Kém gì Nam Bắc Đông Tây

Đường như liếm vẫy vùng cho hết đất...

Đó, người con trai nước Việt điển hình mà một danh sĩ đời Trần trước đây cũng đã minh định chí khí cang cường:

 

Nam nhi bất tác oanh thiên sự

Hư độ phù sinh tử diệc hưu?(Tài trai không làm được việc vang trời

Thì sống một đời rồi cũng chết thôi)

 

Hoặc nhân vật trong tranh có thể là một võ tướng nào đây, qua cảm hứng sáng tạo của nhà nghệ sĩ?Tại sao không có thể là một Phạm Ngũ Lão từng phá tan quân Mông Cổ, dẹp giặc Ai Lao qua những vần thơ khẳng khái của người để nêu lên công nghiệp hiển hách của chính mình:

 

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

Tam quân tì hổ chí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thích nhân gian thuyết vũ hầu

(Ngọn giáo non sông trải mấy thu

Ba quân hùng hổ chí thôn ngưu

Công danh nếu để còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết vũ hầu)

 

Tại sao đó không phải là Trần Bình Trọng, xứng đáng với lời khen tặng của Phan Kế Bính:

 

Giỏi thay Trần Bình Trọng

Dòng dõi Lê Đại Hành

Đánh giặc dư tài mạnh

Thờ vua một tiết trung

Bắc vương sống mà nhục

Nam quỉ thác cũng vinh

Cứng cỏi lòng trung nghĩa

Ngàn thu tỏ đại danh

 

Cũng có thể, thưa bạn, đó là Lý Thường Kiệt từng đánh Chiêm, dẹp Tống một thuở nào với bản tuyên ngôn độc lập đanh thép của người:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhử đảng hành khôn thủ bại hư

(Làm sao bọn giặc lại lấn cướp đất của ta?Chúng mấy rồi xem sẽ bị thua hết)

Với hiện tình đất nước ta, chắc bạn cũng như tôi, chúng mình đang khát khao thèm ước đến quên ăn quên ngủ có được một Lý Thường Kiệt tái sinh để hạch tội kẻ thù và giành lại núi sông đã mất vì chúng manh tâm cưỡng đoạt. Võ tướng trong tranh còn có thể là cái phẫn nộ siêu quần của một Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đang tiến quân để chiến thắng đại binh Mông Cổ hay một Trần Quang Khải đánh tan quân nhà Nguyên ở Chương Dương thuở nào!Mà cũng có thể là một Lê Lợi, người anh hùng áo vải đất Lam Sơn đã từng hét lớn trước mặt quân Minh kiêu căng vô lối: “Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chỉ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người.” Chính khí đại hùng của con người ấy, thưa bạn, qua lời một văn thần cố vấn của ông là Nguyễn Trãi, được biểu lộ trong một bài cáo bất tử:

“Ngắm non sông căm nỗi thế thù. Thề sống chết cùng quân nghịch tặc. Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng, bắt trải qua thiên ma bách chiến. Cho nên ta cố gắng gan bền, chấp hết cả nhất sinh thập tử...”

Để rồi:

“Giang sơn từ đây mở mặt, xã tắc từ đây vững bền. Nền vạn thế xây nên chắc chắn, thôn ngàn thu rửa sạch làu làu... “

Tôi sẽ phạm một thiếu sót lớn nếu không ước đoán vị võ tướng trong tranh còn có thể là người thanh niên biệt chúng nào của miền quê Bình Định đang xông tới nghinh chiến với quân Tàu, vào những ngày đầu xuân, Tết Nguyên Đán của năm nào.Nét mặt ấy, khí thế ấy của con người trong tranh làm tôi còn nhớ thêm đến người, một vị vua chư hầu nhỏ bé mà dám viết thư gởi thiên triều đòi đất Lưỡng Quảng và yêu cầu được kết hôn với công chúa hoàng gia Tàu.

Tôi muốn suy đoán và kể thêm ra nữa để may ra có đúng được một nhân vật nào mà họa sĩ đã gởi gắm trong bức họa nhưng thôi dành cho ký ức vững bền của bạn nhớ thêm, thêm nữa để làm phong phú thiên anh hùng ca vốn giàu có của xứ sở mình.Các người vô danh và hữu danh ấy, các đứa con yêu kiên hùng ấy của quê hương mình luôn luôn có mặt trong giờ điểm danh hiểm nghèo của lịch sử. Cùng với bao chiến sĩ kiên cường, bất khuất mà ngay bây giờ đây, lúc tôi viết mấy dòng nầy cho bạn, vẫn không thiếu, tất cả con người ấy đã làm quang vinh cho triết lý truyền thống ngàn đời của dân tộc: “Ở đâu có độc tài áp bức, bạo tàn, hận thù giữa tình đồng bào, dòng chủng, thì có dấy nghĩa.” Và “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo” cuối cùng phải tất thắng.Cái cúi đầu mà không khuất phục của nhân dân ta dù có một ngàn năm, một trăm năm đi nữa, nhờ cái tập thể anh hùng, rồi cũng ngang mặt lên, kiêu hãnh khinh thường xem những tạm thời ấy của lịch sử chỉ còn là kỷ niệm.

Thì giờ đây cũng thế. Sự việc “thời đại đồ điếu thành công dị” không thể có hai lần. “Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” chỉ là tai nạn của thời cuộc vậy. Tâm trang “Hổ Nhớ Rừng” đầy uất hận của Thế Lữ, tôi đã từng được sống, đầy cảm thông với bao nhiêu người trai anh hùng bất khuất của nước Việt, trong những đêm trường khắc khoải ở các trại tù vĩ đại nhan nhản trên quê hương ta hiện tại. Họ quyết mài kiếm dưới trăng, chờ ngày phục quốc. Còn cái nghĩa khí ấy ở mỗi người dân Việt, rồi hổ sẽ ngự trị trên giang sơn của hổ, ta không có quyền nói đến hai tiếng diệt vong đó bạn.Nhưng tôi lại đi xa đề chút xíu rồi. Xin lỗi bạn, tôi trở về với dòng suy tưởng của tôi và rồi cũng để viết vài dòng tạm biệt. Mỗi cây, mỗi vật, mỗi người trong hai bức họa sao đối với tôi đầy truyền cảm yêu thương đến thế. Mỗi sự vật quả là một biểu tượng, một chứng tích, một thông điệp trao gởi cho chúng ta, một sứ mệnh đối với hồn thiêng sông núi.Biểu tượng, chứng tích của Cao Thượng, Thánh Thiện, Hiền Hòa, Thông Điệp của Vị Tha, Bất Khuất, Anh Hùng và Sứ Mệnh của vị quốc, vị nghĩa và của giải thoát.Một con cò, một lùm tre, một đoá sen, một người chiến sĩ, có cần gì nhiều lắm đâu của đất nước, nhưng thưa bạn đó là căn bản, tinh chất đáng yêu, đáng quí của Tổ Quốc Việt Nam nghìn năm bất diệt của ta đó vậy.Cuộc trùng phùng của tôi với Đất Mẹ quá đột ngột vội vàng. Cuộc trở về nguồn của tôi lại quá ngắn ngủi, rời rạc, thiếu sót và ngổn ngang, nhưng chỉ có những xúc động nào của con tim hồn nhiên, tình cờ không hẹn mà nên, mới đích thực chân thành và thấm thía phải không bạn ?- Ông uống gì ạ? Xin lỗi ông, tôi tiếp các người kia hơi lâu... Người hầu bàn vừa tươi cười vừa chìa cho tôi thực đơn của quán.- Anh cho tôi xin một cốc trà trước đã...- Hay quá! Chúng tôi vừa được một người bạn từ Sài Gòn mới sang đem biếu cho một ít trà Di Linh đặc biệt. Xin pha trà để mời ông thưởng thức...Tôi chấm dứt ở đây và hẹn bạn thư sau.