Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÀI NĂNG ĐA DẠNG

CỦA NHÀ VĂN KHÁI HƯNG

 

DUY LAM

 

Nhiều người hâm mộ tài viết văn của ông Khái Hưng, cũng còn biết ông còn có nhiều tài trong những lãnh vực khác nữa, như tài vẽ tranh theo lối mộc bản và tài dịch thơ Pháp.

Hầu như ai đã từng đọc các tác phẩm của ông đều khó quên được bài Tình Tuyệt Vọng, bản dịch tiếng Việt của ông, dịch thơ Arvers, xuất hiện lần đầu tiên trong một truyện ngắn Tình Tuyệt Vọng cũng do chính ông sáng tác. Chẳng qua khi viết truyện ngắn này về một chàng thi sĩ thầm yêu vợ của người bạn thân mình, ngay từ buổi đầu gặp gỡ, khi anh ta cùng bạn đến xem mặt người vợ tương lai tại một làng quê. Mối tình tuyệt vọng ấy, thi sĩ Văn Châu đã giữ mãi trong lòng cho mãi đến một bữa ăn Reveillon đêm Noel tại nhà hai vợ chồng bạn, thi sĩ mới mượn lời thơ Arvers mà anh đã dịch sang tiếng Việt, để phần nào thổ lộ cho mọi người biết, với sự thông cảm thật cao thượng và nhân ái của chính người chồng, bạn thân của thi sĩ.

Cho đến nay đã bao nhiêu người cố gắng dịch bài thơ Tình Tuyệt Vọng của Arvers sang tiếng Việt, kể cả ông Nhất Linh, nhưng cuối cùng ai cũng phải công nhận bài dịch của ông Khái Hưng là thoát nhất, thơ nhất và hễ nhắc đến Arvers là lập tức trên đầu môi nhiều người hai câu thơ dịch của Khái Hưng lập tức đã vang lên "Lòng ta chôn một khối tình, Tình trong giây phút mà thành thiên thâu". Và rồi người đọc những câu thơ đầu tiên này được ngay những người bên cạnh đọc tiếp đầy hứng thú luôn cả bài thơ.

Đến đây, tự nhiên tôi muốn có hai nhận xét, một về tính lãng mạn của văn xuôi Khái Hưng và tài dùng từ ngữ rất Việt Nam, rất thơ của văn dịch của ông. Xem ra Khái Hưng có thể được coi là nhà văn lãng mạn nhất của Tự Lực Văn Đoàn, vì ông luôn có những cốt truyện hấp dẫn và không thiếu những yếu tố ngang trái éo le. Trong truyện dài Đẹp ông đã để ông chú họ Ngọc yêu Lan cô gái trẻ của bạn mình, tình yêu chú cháu này được đưa ra trước Chu Tử rất nhiều năm. Trong truyện dài Thanh Đức hay Băn Khoăn, ông đã để hai bố con Thanh Đức cùng yêu một người đàn bà đẹp Hảo, để rồi nàng Hảo đã bất ngờ nhận lấy một ông huyện, khiến hai bố con chưng hửng thất vọng ngẩn ngơ. Truyện dài Trống Mái, ông đã mô tả và khiến độc giả hồi hộp theo dõi chẳng hiểu cuối cùng liệu cô Hiền, cô gái mới thời đại, có lúc nào rơi vào vòng tay khoẻ mạnh của chàng Vọi thuyền chài, phá cả mọi rào cản về lễ giáo đương thời, và Hiền mắc vào cái lưới của chính nền giáo dục Tây học mà Hiền đã tiêm nhiễm, thích cái đẹp thể chất của thân hình đẹp như một bức tượng thần Apolon của một người nam thuộc giai cấp bình dân. Nhưng Khái Hưng đã chỉ để chàng Vọi vẽ hai chữ Vọi Hiền quấn vào nhau cùng các hòn đá của Hòn Chồng, rồi được tin Vọi chết vì cá nhà táng, Hiền mới xúc động hiểu ra là Vọi đã yêu nàng, một thứ tình tuyệt vọng vượt qua các ranh giới của giai cấp. Chẳng hiểu Hiền có hiểu ra là nàng đã có một trò chơi hơi ác của một cô gái mới, là đã có một liên hệ khác đời, giao du với một chàng trai khỏe đẹp và kích thích sự quyến luyến không thiếu những sắc thái dồn ép của dục tình, với sắc đẹp thể chất của một cô gái mới đang độ là nàng. Tôi cứ nghĩ, giá ông Khái Hưng đưa dẫn hai trẻ đến chỗ chàng Vọi chịu không nổi ôm lấy Hiền làm bậy, chắc câu chuyện có những diễn biến ly kỳ và hấp dẫn hơn nữa, ít ra là đối với các người trẻ như tôi và Thế Uyên.

Bọn tôi khi đọc lại các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn  và mấy tác phẩm do hai ông Khái Hưng và Nhất Linh viết chung, đều khoái nhân vật Tuyết của Đời Mưa Gió. Các cô gái làng chơi nửa chừng, ngang ngược dí dỏm này luôn có những hành động vừa khác thường lại vừa cám dỗ đàn ông một cách bất ngờ nhất. Chuyện Tuyết xuất hiện ở bếp nhà giáo sư Chương, để làm bếp cho chàng ta, những lời đối đáp ngộ nghĩnh có duyên và ý nhị của nàng ta, và luôn cả cái lối Tuyết nhẩy fox trot theo một điệu Bình Bán, thật vừa khả ái và đê mê. Cái kết của Đời Mưa Gió thật xinê Hollywood là cho Tuyết trở về nhà Chương một đêm Giao Thừa, để đốt hết quần áo của nàng thật Tây, nhưng rất hợp khi chuyện dài này được quay thành phim. Đọc Đời Mưa Gió tôi lại liên tưởng đến Of Human Bondage của Someset, cũng như hệ lụy ghê gớm của tình yêu giữa một chàng sinh viên với một người đàn bà thay đổi đầy khó hiểu. Thế còn Chương? Rõ ràng chàng giáo sư mô phạm đứng đắn mực thước nổi tiếng ghét phụ nữ đã bị thân hình nẩy nở và tình yêu nặng xác thịt nàng Tuyết mang tới cuốn hút vào những phiêu lưu không định hướng, không lối ra. Quả thật thời đó các ông đã dám đề cập đến sự sa đọa tha hóa của người trí thức mô phạm khi đụng đầu với sự cuốn hút của dục tình, cũng phải nói là mạnh bạo.

Trở lại cách sử dụng từ ngữ vừa Việt Nam vừa rất Á Đông, rất thích hợp của Khái Hưng khi dịch thơ Arvers. Để dịch một bài thơ Pháp, ông đã rõ ràng cố ý chọn lựa những từ ngữ, những hình ảnh ý niệm rất quen thuộc với các độc giả Việt, vốn dễ bị xúc động khi đọc những từ ngữ, hình ảnh xem ra đã được bao thế hệ thi sĩ Trung Hoa cũng như các nho sĩ Việt sử dụng, để viết văn làm thơ, đến độ sẽ tự xúc động như đã bị điều kiện hóa bởi những từ ngữ hình ảnh cổ đã tồn tại lâu đời qua văn chương.

Đúng ra theo tôn chỉ viết văn của Tự Lực Văn Đoàn, viết một lối văn rất An Nam, giản dị trong sáng, tránh những từ ngữ gốc chữ Hán trừu tượng khó hiểu, tương tự như các nhà thơ mới trong nhóm như Xuân Diệu, Thế Lữ, nhưng Khái Hưng đã chọn một lối dùng từ ngữ cũng có phần cổ kính, để dịch thơ Arvers, khiến bản dịch hấp dẫn người đọc vì các âm điệu quen thuộc gợi hình gợi cảm và rất khó quên vì rất thơ. Ngay câu đầu ông đã dùng chữ "chôn" một mối tình, một hành động lãng mạn cũ, rồi khoảnh khắc và "thiên thâu", hai từ kép Hán Việt. Rồi đến những tĩnh từ sáo cũ của văn chương ngôn ngữ bình dân như Thảm sầu, gieo thảm, thui thủi, đường trần, ngọc nói hoa cười, bước tiên, tiết liệt đoan trinh. Nhiều danh từ đọc lên ta có cảm tưởng đã thấy ở Cung Oán Ngâm Khúc hay Chính Phụ Ngâm.

Tóm lại, Khái Hưng đã Á Đông hóa tình tuyệt vọng qua những từ ngừ hình ảnh ông đã chọn dùng để dịch thơ Arvers. Cho nên không có gì ngạc nhiên đông đảo độc giả qua nhiều thế hệ vẫn mê thích bản dịch của ông, và dù có đọc lên bản tiếng Pháp, để đối chiếu với bản dịch, nhưng hiển nhiên chỉ đọc bản dịch của Khái Hưng người ta mới thấy những niềm xúc động sâu xa và bền vững hơn. Thật sự trong trường hợp này dịch còn là một hành động sáng tác rõ nét, vì người dịch nhờ tài năng và khả năng hiểu thơ nguyên bản, hiểu rồi cảm rồi thấm và rồi viết lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình thoát và tự nhiên, đến nỗi người đọc đồng hóa nhập vào giống ngôn ngữ dịch nhiều hơn, thấm thía hơn, so với thưởng thức bài thơ trong nguyên bản của nó.

Đến đây tôi lại muốn trích một đoạn văn viết về dịch của Nhất Linh:

...Dịch văn là một việc rất khó, theo chúng tôi, phải làm sao cho lưu loát, khiến người đọc

không cảm thấy là văn dịch mà văn dịch vẫn giữ được sát ý và lột được hết tinh thần của

nguyên văn.

Dịch văn xuôi không phản ý tác giả đã khó, dịch văn vần lại càng khó gấp bội, cho nên ít

khi ta được thưởng thức một bài thơ dịch toàn bích. Tuy nhiên, ai cũng có thể nhận thấy dịch thơ Đường dễ hay hơn là dịch thơ Anh, Pháp,...

Ông Nhất Linh cũng rất thích thơ Đường và đôi khi ông cũng thử dịch vài bài thơ Đường mà ông thích, nhưng ông có nói với tôi khi tôi cộng tác với ông qua Văn Hóa Ngày Nay: Bác dịch cũng chỉ vì thích nhưng không thể hay bằng Tản Đà và cũng còn thua nhiều Khái Hưng. Khái Hưng cũng dịch một số thơ Đường bác chọn, và quả thật bác dịch thơ Tây thật hay và dịch thơ Đường cũng rất hay nữa, có thể vì học chữ nho từ nhỏ bác tinh thông hán học, hơn nữa văn xuôi của bác cũng có tính chất thơ cao nữa. ông Nhất Linh đúng là có mắt tinh đời, khi mời Tản Đà cộng tác, ông đã khéo nhờ thi sĩ phụ trách mục dịch thơ Đường cho nên đến nay những bài thơ dịch thơ Đường của Tản Đà đã mãi được độc giả nhiều thế hệ khâm phục và ưa thích. Tiện đây, để chứng minh cái tài dịch thơ Đường của nhà văn Khái Hưng, cái tài mà ít người lớp sau biết được, tôi xin trích sau đây một số bài thơ tiếng Việt dịch từ những bài thơ Đường của những thi sĩ lớn của thi đàn Trung Hoa. Phải công nhận ngoài những từ Hán Việt chuyển sang tiếng Việt, Khái Hưng đã khéo tận dụng tất cả cái uyển chuyển tinh tế của tiếng Việt để dịch, chuyển thể thì đúng hơn, một số bài thơ nổi tiếng của thi sĩ được tôn là tiền phong trong giòng thơ lãng mạn trữ tình Trung Hoa.

Dưới trăng uống rượu một mình

Lý Bạch

I

Trong hoa một hồ rượu

Ngồi uống, bạn không ai

Cất chén mời trăng sáng

Với bóng là ba người

Trăng không ngưng ta uống

Bóng theo ta chẳng rời,

Tạm bạn trăng cùng bóng

Đề chờ xuân tới nơi

Ta ca trăng bồi hồi,

Ta múa bóng linh loạn

Lúc tỉnh cùng giao hoan

Say mọi người phân tán

Bạn già nhưng vô tình

Hẹn nhau sông Vân Hán,.

 

II

Trời mà không thích rượu

"Sao rượu" ở chi trời?

Đất mà không thích rượu

Thích rượu không thẹn trời

Đã nói trong chữ thánh

Đọc tựa hiên thêm lời

Hiển thánh đều đã uống

Thần tiên còn cần ai?

Ba chén trong đạo lớn

Hấp tự nhiên một chai

Chỉ tìm thú trong rượu

Mặc người tỉnh lôi thôi

 

III

Ba tháng ở Hàm Dương

Nghìn hoa đẹp như gấm

Ai hay xuân mà sầu

Nên còn uống nhiều lắm

Cùng thông và ngắn dài

Tạo Hóa sẵn phú bẩm

Sống, chết, một chén thôi

Muôn việc khôn xét thẩm

Khi say quên trời đất

Ôm gối nằm ngủ lấp

Chẳng biết có thân mình

Vui ấy vui nào thấm

 

IV

Sầu lớn nghìn muôn mối

Ba trăm chén rượu ngon

Sầu nhiều rượu tuy ít

Rượu nghiêng sầu phải bon

Sở dĩ biết rượu thánh

Rượu say mở lòng son

Bá Di không nhận thóc

Nhân Hồi đói chết mòn

Thời ấy không thích uống

Hư danh sao vẫn còn?

Cua tôm là châu báu

Cỏ men là cõi Bồng

Và cần uống rượu tốt

Gác cao cười trăng tròn

Khái Hưng dịch

 

Lý Bạch

Thiếp ngắt hoa trước cửa

Tóc chấm trán vừa ngang

Chàng cưỡi ngựa trúc đến

Tung mơ chạy quanh giường

Làng Trường Sơn cùng ở

Hai trẻ một lòng thương

Mười bốn về làm vợ

Thiếp e thẹn bẽ bàng

Chúi đầu vào vách tối

Gọi, mãi chẳng quay sang

Mười lăm, mi mới nở

Nguyên ghi tạc đá vàng

Chàng không hề lỗi hẹn

Thiếp rất được yêu thương

Mười sáu, chàng ra đi

Trèo leo lối Cô Dương:

Tháng năm ai dám tới?

Tiếng vượn kêu thảm thương

Ngoài cổng thưa chân bước

Rêu xanh mọc thành hàng

Rêu đầy không thể quét

Lá rụng gió thu mang

Tháng tám ngoài vườn cỏ

Nhẩn nha đôi bướm vàng

Tự cảm đau lòng thiếp

Nhìn tàn tạ hồng nhan

Sớm chiều xuống ba quận

Mong ngóng đợi thư chàng

Đón nhau xa không ngại

Trường phong bao dặm đàng

Khái Hưng dịch

 

Đến đây, gọi là một cử chỉ tế nhị đối với các bạn trẻ, không thông thạo Pháp ngữ và có thể cũng chẳng nhớ đến Arvers, cũng như đối với các bạn tuy có đọc và nhớ lõm bõm bản dịch Tình Tuyệt Vọng thơ Arvers, Khái Hưng dịch, nên tôi cũng kèm vào đây toàn bộ bài thơ khó quên đó.

Tình Tuyệt Vọng

Arvers

Lòng ta chôn một mối tình

Tình trong giây phút mà thành thiên thâu

Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu

Mà người gieo thảm như hầu không hay

Hỡi ơi! Người đó ta đây

Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân?

Dẫu ta đi trọn đường trần,

Truyện riêng dễ dám một lần hé môi?

Người dù ngọc nói hoa cười

Nhìn ta như thể nhìn người không quen

Đường đời lặng lẽ bước tiên

Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình

Một niềm tiết liệt đoan trinh

Xem thơ nào biết có mình ở trong

Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng

Người đâu tả ở mấy giòng thơ đây

Khái Hưng dịch

Chỉ có điều, như một nhà văn có tính tò mò cứ muốn biết nhiều hơn về sự nẩy sinh của các tác phẩm văn chương, tôi cứ thắc mắc hoài với chính mình. Ông Khái Hưng dịch thơ Arvers trước rồi mới viết một truyện ngắn, ở đây cũng có tên Tình Tuyệt Vọng, để tiện gài bài thơ ông dịch vào truyện, hay ông viết truyện trước và nhân tiện dịch bài thơ của Arvers, mà những người theo Tây học hồi đó ai cũng biết ? Tôi cũng tiếc không gạn hỏi bác Nhất Linh, chắc bác cũng đã giải tỏa cho thắc mắc của thằng cháu, nhà văn vốn nhiều chuyện lại tò mò.

Đọc lại truyện ngần Tình Tuyệt Vọng của Khái Hưng, tôi mới chợt nhận ra không khí một đêm Noel tụ tập các nghệ sĩ trí thức ở Hà Nội một thời tiền chiến tài hoa son trẻ, lại có nhiều nét tương đồng với những tụ họp sau này của bọn nhà văn nhà thơ lớp sau chúng tôi, cũng những lời đùa cợt ý nhị trêu chọc thân ái lẫn nhau, cũng những trò chúc rượu khen khéo sắc đẹp phe nữ và sự duyên dáng của nữ chủ nhân, cũng cái nét ham sống ham vui yêu đời của tuổi trẻ. Cho nên nói văn chương tiền chiến đã trở nên có phần xa lạ, cũ xưa, không hợp thời đối với tuổi trẻ các thế hệ sau, e ta phải đặt Khái Hưng sang một bên vì không ở tiểu thuyết nào có nhiều nhân vật nữ hấp dẫn đa dạng và có cách cư xử ăn nói có nhiều hiện đại tính như trong văn xuôi của Khái Hưng. Chẳng trách Khái Hưng được đông đảo độc giả trẻ trí thức thành thị yêu mến và sách của ông bán chạy hàng đầu trong các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.

Để kết thúc bài tùy bút này, tôi muốn viết sơ qua về tài họa của Khái Hưng. Như Nhất

Linh đã chú thích khi cho đăng lại bức minh họa bài thơ Tương Biệt Dạ của Huyền Kiêu, do chính tay Khái Hưng vẽ. Lối minh họa của Khái Hưng khiến tôi liên tưởng đến lối vẽ tranh mộc bản của các họa sĩ Nhật, sáng tối làm nổi yếu tố khối, nét vẽ rõ ràng mạnh mẽ, để dễ cho thợ khắc lên bản gỗ. Chỉ tiếc một điều đây là bức tranh độc nhất còn lưu lại được của Khái Hưng, tại sao ông không minh họa nhiều hơn các truyện ngắn truyện dài của chính ông. Nếu ông làm như thế, có phải ngày nay chúng ta có được một bộ sưu tập các bức tranh với phong cách Á Đông, và như Nhất Linh xác nhận đẹp không thua gì các bức tranh của các danh họa. Có thể vì tính tình khiêm cung ý nhị, trong Tự Lực Văn Đoàn và Phong Hóa Ngày Nay, đã có đến hai danh họa Nguyễn Gia Trí và Tô Ngọc Vân phụ trách phần minh họa, nên Khái Hưng đã không khai triển một tài năng ẩn kín của ông là họa. Thật đáng tiếc.

Duy Lam, Mùa Giáng Sinh 2007