Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

 

XUÂN QUANG

 

Lạ thay, ấn tượng đầu tiên của tôi về Sa Pa là hình ảnh một cô gái Cam Đường mảnh mai, khi tôi nhìn thấy cô trong chiếc mũ thổ cẩm của người Mông, trên tay là những cánh hoa đại ngàn tím đẫm sương, đang thơ thẩn bên ngôi nhà thờ rêu phong, hoang phế. Sau mấy đêm mưa cùng thức với Sa Pa, chợt nhận ra cái mình đang đi tìm, đang muốn cắt nghĩa. Tôi đã hiểu, Sa Pa chính là những cánh hoa đại ngàn tím đẫm sương kia, là ngôi nhà thờ rêu phong, hoang phế kia, là phong cách người Mông trên chiếc mũ thổ cẩm thêu hoa kia...

Paris nhỏ

Gần một trăm năm trước, năm 1900, người Pháp đã đặt chân đến Sa Pa. Sức quyến rũ của mảnh đất nằm ở độ cao gần 2,000 mét so với mực nước biển này đã khiến họ chẳng thể cưỡng được ý muốn nán lại. Và chỉ hai mươi năm sau, một Sa Pa du lịch với hơn 200 biệt thự lớn nhỏ ra đời.Người ta cho xây dựng những con đường băng qua hàng trăm ngọn núi, xây trạm phát điện và xây cả một nhà thờ uy nghi nơi đây. Ngày ấy, người đã trìu mến và kiêu hãnh gọi Sa Pa là “Paris Nhỏ”, là “xứ sở sương mờ”...Cũng từ ngày ấy, bên cạnh những Thác Bạc, Cầu Mây, bãi đá Hàm Rồng, động Tả Phin và những thảm thực vật quý hiếm, ở Sa Pa đã xuất hiện những biệt thự duyên dáng với những cánh cửa hình bán nguyệt nép mình bên rặng pơmu xanh thẫm. Và người da trắng, người Kinh đã đến đây sống cuộc sống thiên nhiên với người Dao, Mông, Tày, Ráy, Sa Phó...bản xứ. Đến năm 1940, thị trấn Sa Pa với hơn 100 hecta mặt bằng được hoàn chỉnh và bắt đầu đi vào khai thác. Những tiềm năng du lịch của Sa Pa tưởng như chẳng bao giờ cạn.Buổi sáng ở Sa Pa được đánh dấu bằng tiếng con chim Cà-rinh (người dân tộc gọi là Cà-rà) hót trong những cánh rừng pơmu bát ngát. Tiếp đó là tiếng bước chân thậm thịch của những cô gái Mông xuống chợ. Buổi sáng, Sa Pa chìm trong sương. Sương giăng trên đỉnh núi, trên những thửa ruộng bậc thang. Sương đọng trên tóc cô gái bán quà sáng và trên những cánh hoa đào. Chín, mười giờ sáng là khoảng thời gian đẹp nhất của Sa Pa. Trời ửng sáng nhưng tuyệt nhiên không có nắng. Người Mông bắt đầu xuống chợ bày bán những chiếc túi thổ cẩm thêu hoa và trình diễn những điệu kèn lá dìu dặt. Các con đường đầy ắp người, ngựa và những gùi thồ đầy ắp những quả mận tím mọng. Ấy là khoảng tháng Ba, tháng Tư. Đến tháng Năm, tháng Sáu lại là mùa của những quả đào to tròn xanh mướt. Tháng Bảy, tháng Tám là mùa của những quả lê vàng chín...Buổi trưa, mặt trời rực rỡ bất ngờ hiện ra trên đỉnh Phan-xi-păng, xua tan những màn sương còn sót lại trong tàn lá. Dưới chợ, người ta cởi bớt áo cho vào trong gùi. Những người đàn ông nhảy xuống ngựa, dắt kèn vào ngực, dẫn vợ vào quán bánh rán thơm nức ven đường. Buổi chiều, sương và gió lạnh trở về rất nhanh để rồi đêm xuống, người ta phải đốt lên những đống lửa hoặc cuộn tròn trong chăn, tránh cái giá buốt căn cắt của núi rừng. Có người bảo một ngày của Sa Pa hội đủ cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Điều đó chưa hẳn đã đúng, nhưng chính điều đó lại khiến du khách vô cùng thích thú. Vừa đang lãng đãng cùng sương sớm Cầu Mây, thoáng cái đã run rẩy vì mưa nơi Thác Bạc, và đêm xuống, cái rét đậm của động Tả Phin lại vây bủa ta. Lúc này đây, còn gì thú hơn là được chui qua mái vòm của một ngôi nhà nhỏ, cuộn mình trong tấm chăn thổ cẩm ấm áp, đánh một giấc ngủ ngon lành với Sa Pa.

Sự tàn phá của con người

Thực ra, cái tên Sa Pa đã có từ rất xưa, xưa như dãy Hoàng Liên Sơn vậy. Nhưng Sa Pa của du lịch thì như nói ở trên, mãi đến năm 1900 mới được phát hiện. Ấy vậy mà, trong sự tồn tại ngắn ngủi của mình, Sa Pa đã phải chịu quá nhiều mất mát. Lần thứ nhất vào năm 1945, khi người Pháp rời khỏi Sa Pa, tất cả những mái nhà, chợ búa đã không còn nguyên vẹn. Đến năm 1979, những gì ít ỏi còn lại của kiến thức Sa Pa lại một lần nữa bị chiến tranh tàn phá. Bấy giờ, Sa Pa trở lại hoang sơ như thuở ban đầu, nhưng sự trinh trắng nguyên thủy thì đã chẳng thể trở lại được nữa. Người ta cướp đi Sa Pa, cướp đi luôn cả vẻ ngơ ngác trong con mắt những cô gái Mông bên suối mỗi chiều. Trong cảnh hoang tàn của Sa Pa, những người đàn ông thôi không còn thổi điệu kèn và truyền thống trên lưng ngựa, những người đàn bà thôi không còn dệt những chiếc túi thổ cẩm quý giá. Và hình như cũng đã hiếm đi những phiên chợ, nơi người Ráy, người Sa Phó từ những đỉnh núi cao thúc ngựa mang những gùi thồ trĩu nặng hoa quả xuống. Cũng đã hiếm đi những hội hè, những lễ xuống đồng, lễ cúng giàng (trời) trước mùa cấy; hiếm đi những dịp sinh hoạt văn hóa để các dân tộc tìm hiểu, giao duyên cùng nhau...Vậy là tôi lại ở với Sa Pa một mùa đào nữa. Lẽ dĩ nhiên, đó là mùa quả đào chứ không phải mùa hoa đào bởi vào dịp Tết, khi hoa đào nở, Sa Pa đang là mùa đông, mà mùa đông ở đây lạnh chả kém một xứ sở ôn đới nào. Tuyết đầy trời. Tuyết phủ núi đồi, thung lũng và cây cối. Những nguồn suối đóng băng trong im lặng. Đến những con chim Cà-ring chịu rét là thế cũng phải bay đi tránh rét. Người dân ở đây bảo với tôi rằng, mùa quả đào ở Sa Pa đẹp bao nhiêu thì mùa hoa đào lại khắc nghiệt bấy nhiêu.Vài năm trở lại đây, Sa Pa bắt đầu chậm chạp hồi sinh trở lại. Du khách cũng đã bắt đầu đến với ngày một đông hơn. Nhưng cũng chính vì thế, mỗi người Sa Pa lại càng trở nên méo mó đến tội nghiệp. Tôi đã sống ở Sa Pa mấy bữa nay rồi, tôi đã vùi mình trong giấc ngủ của Sa Pa, đã trở dậy khi những con chim Cà-ring bắt đầu hót, vậy mà lạ thay, những ấn tượng về Sa Pa lại chẳng thể đọng lại nổi trong tôi một điều gì. Nỗi thiếu vắng ấy, mãi đến khi sắp chia tay với Sa Pa, mãi đến khi bắt gặp những người con gái Cam Đường bên ngôi nhà thờ hoang phế tôi mới nhận ra, mới cắt nghĩa nổi. Thì ra, Sa Pa đang thiếu một nét trau chuốt, thiếu một bàn tay nâng niu những cánh hoa đại ngàn và sửa sang mái phố, thiếu cả một cái đầu để đọc lên những bãi đá cổ, những thảm thực vật vô giá, để quy hoạch thung lũng và trả tiếng kèn cho những người đàn ông trên lưng ngựa. Vậy đấy, người ta đã buông lỏng việc gìn giữ Sa Pa. Người ta đã để cho những khách sạn nhà hàng tùy ý mọc lên, người ta đã mang gái điếm đến gõ cửa những căn phòng; người ta đã thổi văn minh phương Tây vào các phiên chợ; người ta đã đem rìu đến những cánh rừng hiếm hoi còn sót lại; người ta đã...

 

Rất đẹp, nhưng... nghèo quá!Chợ Sa Pa bây giờ vẫn còn nhiều người Mông. Họ hầu hết xuống từ tối hôm trước, ngủ lại nơi vỉa hè để sáng mai kịp chào những món hàng “lưu niệm” như nấm hương, thổ cẩm, thuốc bắc, mật ong, thảo quả... cho khách du lịch nước ngoài. Trong số họ, chỉ một số ít thông thạo tiếng Việt nhưng tất cả, từ già đến trẻ, từ trai đến gái đều biết chỉ vào những món hàng mang theo mà nói rằng: “ba nghìn”, “năm nghìn”... một cách tự nhiên, không hề ngọng nghịu.Ở Sa Pa, tôi đã gặp và nói chuyện với nhiều người ngoại quốc. Họ đến đây bằng chuyến  tàu Hà Nội - Lào Cai, tiếp đó là chuyến tàu Lào Cai - Sa Pa. Họ phần lớn là người Pháp, Anh, Úc, Đức, Ailen...và duy nhất có một người đàn bà Mỹ. Cái “duy nhất” ấy đã khiến bà và tôi nhanh chóng làm quen với nhau. Bà tên là Julie Oppenheimer, một nhạc sĩ, hiện đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Một buổi chiều, bà dắt tôi đến bên ngôi nhà thờ bỏ hoang, chỉ tay lên tháp chuông: “Cần phải để cho hồi chuông vang lên mỗi chiều”. Tôi hiểu, đó cũng chính là mong mỏi của nhiều người và hồi chuông ở đây cũng không phải chỉ là hồi chuông giáo đường. Ấn tượng đẹp thứ hai tôi dành cho hai mẹ con người Úc. Người mẹ tên là Myra và đứa bé gái tám tuổi Briony. Một buổi chiều khác, đứa trẻ chợt níu lấy áo tôi giữa phố, chỉ tay vào một cô bé người Mông đang cười bẽn lẽn bên cạnh, van vỉ: “Chú ơi, đây là bạn cháu. Cháu muốn mời bạn ấy vào ăn bánh, chú mời giùm cháu đi!” Khốn thay, tôi đâu có biết tiếng Mông để có thể phiên dịch cho cháu. Nhưng rồi, trước lòng tốt của cô bé, tôi cũng đã kéo được cả hai vào một quán nước ven đường. Cô bé Úc rất nhanh nhẹn đến mua một gói bánh, bóc ra mời bạn trong khi cô bé Mông vẫn hãy còn đang ngơ ngác lắm. Chẳng biết chúng nó đã nói chuyện với nhau bằng cách nào, bằng tay, bằng mắt hay bằng chính hai tâm hồn đồng điệu của chúng mà chỉ một lát sau đứa bé Úc đã khoe với tôi: “Tên bạn ấy đấy!” Tôi chỉ còn biết mỉm cười để ghi nhận thêm một điều tuyệt vời nữa của Sa Pa. Còn mẹ đứa trẻ, khi nghe tôi hỏi về cảm nghĩ đối với Sa Pa, thì chỉ nói: “Sa Pa là nàng tiên chân đất. Rất đẹp, rất ấn tượng, nhưng... nghèo quá!”Quả đúng như vậy, Sa Pa là thị trấn của một huyện bao gồm 17 xã với trên ba vạn dân, trong đó người Mông, Dao, Tày, Ráy, Sa Phó chiếm đến 90%. Ở độ cao gần 2000 mét so với mực nước biển, địa hình hiểm trở, quanh năm lạnh giá, nền kinh tế Sa Pa có thể liệt vào hạng nghèo nhất toàn quốc. Ngoài nông, lâm nghiệp, Sa Pa hầu như chưa khai thác nổi một thế mạnh kinh tế nào, đặc biệt là thế mạnh du lịch. Với vỏn vẹn 200kg thóc sản lượng đầu người một năm. Hằng năm Nhà Nước vẫn phải trợ cấp hàng trăm tấn gạo cho Sa Pa. Những tưởng, ở chốn sơn lâm cùng cốc này, nghề rừng sẽ phát triển, ai ngờ Sa Pa có đến trên 5000 héc ta đất trống, đồi núi trọc. Với tốc độ trồng rừng chậm chạp 100 hecta/năm, không biết đến bao giờ Sa Pa mới lấp đầy khoảng trống ấy. Hơn thế, điều mà Sa Pa lo ngại hơn cả là trình độ dân trí, đời sống người dân quá lạc hậu và yếu kém. Mặc dù vài năm trở lại đây, giáo dục và y tế xã có chuyển biến song hiện nay số lượng các trường cấp một, các trạm xá hoàn chỉnh vẫn còn rất ít tại các xã. Sa Pa vẫn còn hàng ngàn cháu đến độ tuổi không chịu đến trường.Bên cạnh đó, tập tục ma chay, cưới xin vẫn còn rất nặng nề, đặc biệt ở các vùng xa, vùng sâu. Từ năm 1991 đến nay, cùng với công cuộc xây cất và tu bổ Sa Pa, cùng với hàng ngàn lượt người nước ngoài mỗi năm đến Sa Pa, những tệ nạn như trộm cướp, nghiện hút, mãi dâm, tranh chấp đất đai ở đây lại có nguy cơ tăng nhanh cả về số lượng lẫn mức độ trầm trọng. Trớ trêu thay, tất cả những điều tệ hại ấy đã xảy ra khi mà người ta còn đang chưa kịp mang cái đẹp, cái thánh thiện đến cho Sa Pa.Thực ra, một quy hoạch tổng thể cho Sa Pa đã được nhen nhóm vài năm nay. Theo quy hoạch này, một “non nước Sa Pa” với đến 500 hecta mặt bằng tổng thể sẽ ra đời trong nay mai. (Thời Pháp, thị trấn Sa Pa chỉ có 100 hecta). Người ta đang tính đến việc gìn giữ và tôn tạo với mục đích bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa. Người ta cũng tính đến việc khai thác những khả năng tiềm ẩn mà Sa Pa đang cất giữ. Ngoài Thác Bạc, Cầu Mây... những cái tên đã quá quen thuộc với du khách, Sa Pa còn có một bãi đá cổ nằm cách thị trấn 8km về hướng Nam. Bãi đá cổ này, như ông Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ Tịch Sa Pa đã nói, sẽ là trung tâm thu hút các khoa học trong nước và trên thế giới. Hơn thế nữa, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn phong phú về động vật và thực vật, Sa Pa sẽ là một “mảnh đất màu mỡ” đối với các nhà khoa học... Rồi đây, khi nhắc đến Sa Pa, người ta không chỉ nhắc đến một “Paris Nhỏ”, một “xứ sở sương mờ'... Sẽ còn rất nhiều điều hấp dẫn và mới mẻ quyến rũ ta từ mảnh đất tuyệt vời này. Tiếc rằng, bản phác thảo về một Sa Pa tương lai ấy đến nay vẫn chỉ là một... dự án!