Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

Sa Pa từ những thập niên đầu thế kỷ trước, khi Phủ Toàn Quyền Pháp còn giữ quyền cai trị Đông Dương, thì họ đặt tên cao nguyên này là Cha Pa – Nơi giấy khai sinh của tôi, ghi rõ chữ Village Cha Pa, đồng thời cũng khua mấy hàng chữ quốc ngữ là Xã Xuân Viên, quận Thủy Vỹ, tỉnh Lao Kay.

Ba tôi, thủa sinh thời, thỉnh thoảng lại mở cuốn album từ thời Tây, bằng loại bìa màu vàng nhạt, chỉ vào những tấm hình(loại giấy lụa) đen trắng, ở Cha Pa và giải thích hình chụp ở chỗ nào, tất nhiên, có cả hình tôi ngày mới ra đời, với ít năm sau đó, gọi là “thời thơ ấu trên Cha Pa”.

Riêng tôi thích nhất một loạt hình chụp toàn những cây hoa đào, những vòm hoa đào, và cả một con đường vòng cung chi chít hoa đào cánh kép, mà ba tôi bảo rằng đó là một đoạn đường biên giới Việt-Trung, bên này cầu Mây, có thành phố Cha Pa, còn vượt qua bên kia, là Vân Nam của Tàu.

Từ sau 1975, nhất là những năm gần đây, có nhiều khách du lịch, vừa từ các nước ngoài về, vừa từ trong nước tìm tới Sa Pa ngoạn cảnh, thậm chí còn quay cả những cuốn phim, chụp hàng ngàn tấm ảnh về điểm du lịch số 1 của Việt Nam ngày nay, là Sa Pa, tức Cha Pa yêu dấu, nơi “sinh quán” của tôi xa xưa, lại in hình ảnh Sa Pa ấy lên lịch_Rồi, bạn bè mua CD SaPa, lịch và ảnh SaPa gởi tặng tôi, có cả những lời tặng ân cần:

-Thân tặng Mỵ, thân tặng cô Mỵ, thân tặng bà Mỵ, chỉ thiếu: thân tặng cụ Mỵ, để chia xẻ nỗi nhớ nhung SaPa mà bạn hằng khắc khoải mong chờ một dịp trở về chốn cũ.

Vâng, tôi đã xa cách Cha Pa 60 năm, hơn nửa thế kỷ_Tôi có nhiều dịp trở về thăm lại cảnh xưa, nhưng tôi chưa về_Tại Sao? Ôi Cha Pa trong ký ức tuyệt vời và sâu thẳm.

Cha Pa của tôi, không phải chỉ một vùng sương sớm màu hồng, đang che lấp mặt trời đỏ như mâm son vừa nhô trên đỉnh núi, ở một tờ lịch, mà tôi tìm mãi phía dưới lớp sương, không thấy một mái nhà quen của Cha Pa vẫn thường lạnh lẽo, bỗng chợt nồng nàn, khó tả.  Khu nhà cũ kỹ từ thời Tây, mái ngói đỏ đã quá rêu phong, cửa kính đã vỡ nát đó đây, thay vào đó là những tấm tôn, tấm bạt, và khá hơn, thì lớp gạch, cement v.v..

Nhưng, những chặng đường đồi, những nẻo mòn khuất khúc, cây cao, là cành rậm rạp, thì có khác gì Pleiku, Ban Mê Thuột mà tôi cũng đã ở sau này.

Hay mấy tấm ảnh của bạn tù cải tạo vừa gởi cho tôi, khuyên rằng hãy quên hẳn Cha Pa xưa đi, chỉ còn cái Sa Pa bất ổn, lờ mờ, nửa tàn dư dĩ vãng, nửa chắp vá thời này, để vô tình bóc lột túi tiền du khách bằng những đỉnh bạc lúc rạng đông, núi phun huyễn mộng, hay non vàng khi chiều tà, rừng thiêng huyền sử, bởi vì mấy dặm đồi hoa ban trắng toát, giá băng kia, là hoang địa của những âm hồn cải tạo đã bị chôn vùi, nhưng linh khí vẫn lảng vảng vì uất ức, oan khiên... dấu vết trại tù Hoàng Liên Sơn không sao xóa được.

Cha Pa thập niên 40 (thế kỷ trước) là một cao nguyên sang trọng, kiêu sa với người Kinh, và thần tiên, huyễn ảo với dân sắc tộc , trong đó có người Mèo, sau này đổi là Dao, và có những “cô Mỵ” Mèo, không phải là tôi, tiếng Mỵ giản đơn chỉ là người con gái, phụ nữ, được người Hoa có văn hóa ở biên giới diễn giải là Mộc Nữ, hay phụ nữ sống cùng hoa lá thiên nhiên.  Vì thế, đã có ít nhất hàng chục, hàng trăm câu chuyện được người Việt Nam Cộng Sản sau 1975, đến khai thác danh xưng “cô Mỵ” ở Sa Pa như kiểu “Vợ Chồng A Phủ” v.v.., nhưng đã chẳng làm đẹp thêm cho Sa Pa mà còn dìm Sa Pa xuống tận cùng khốn khổ.

Trong lúc người Pháp tôn phong Cha Pa là “làng nghỉ mát ở Việt Nam”, thậm chí còn đề cao “làng nghỉ mát Cha Pa ở Đông Dương”.  Ngày tôi từ quê hương sang định cư ở Hoa Kỳ, bài viết “Mẹ và Cha Pa” của tôi được nhà văn chuyên dịch thơ Đường Trung Hoa phong kiến, là nữ sĩ Ái Cầm...nghiên cứu kỹ_bởi vì con đường vòng cung biên giới Việt-Hoa, chặng Tây Bắc Việt Nam, mà tôi diễn tả rừng Cha Pa ấy, là một thảo nguyên hoa đào bát ngát.  Lỡ khách du lạc vào rừng hoa đào, sau lưng nhà ở Cha Pa của ba tôi, thì chỉ nhìn mặt trời mà tìm phương hướng – một màu hồng đào tươi thắm, mơ màng như mây mùa Xuân, trải ra mênh mông, nếu phiêu lưu hàng tháng ở trong rừng hoa đào đó, đôi khi tới Quí Châu, lại cứ tưởng còn nơi ven lũng Phù Kiều.

Như vậy có khác gì câu thơ lá đào rơi sắc lối thiên thai, hay suối mơ có những cánh hoa đào trôi theo dòng nước về suối – có lẽ nhà thơ Tản Đà và nhạc sĩ Văn Cao cũng đã từng đến đó, Cha Pa, một khung trời diễm tuyệt nửa thế kỷ đầu 20 vừa qua.

Tôi vốn là người tồn cổ, nên không thích những đổi thay lệch lạc, huống chi Cha Pa xưa có sẵn một địa thế, một vị trí, những yếu tố khách quan có thể trở nên một danh lam, thắng cảnh sáng giá hơn nữa, thì tại sao không duy trì, phát triển thêm, như là nguyên cánh rừng hoa đào, khai quang địa đầu biên giới bằng ... “thành xây khói biếc non phơi ánh vàng” (thơ cụ Nguyên Du), mà nỡ đặt ra kế hoạch trồng rừng, rồi lại phá rừng... khai quật tài sản thiên nhiên làm của riêng...cho một số người. 

Hơn một lần Ái Cầm để tâm hồn đi lạc trong cánh rừng hoa đào cánh kép của Cha Pa, nữ sĩ hỏi tôi:

-Thế chị Cao Mỵ Nhân có đi lạc trong cánh rừng hoa đào thủa nhỏ không?

Cách đây 18 năm, khi cô bé ca sĩ Doanh Doanh còn được bố mẹ chia nhau dắt mỗi người một tay, lúc rời nhà tác giả CHỐN BỤI HỒNG trở về cánh đồng hồng ở hướng đông (Rosemead), tôi ngó thật lâu Doanh Doanh, cô bé ái nữ của dịch giả Ái Cầm có dung nhan  và nhân dáng êm ả, thùy mị, nhưng lại rất rực rỡ của vạt rừng hoa đào cánh kép buổi khai xuân.

Tôi hân hoàn hồi đáp Ái Cầm:

-Mình đi cùng 2 bà chị, bà chị kế hơn mình tuổi rưỡi, còn chị đầu thì lớn hơn nhiều, cứ mải mê đùa giỡn, rới lúc hoàng hôn thì sợ quá, rừng bắt đầu tối, như người xõa mái tóc đen, từ từ, thoạt thì xa, mỗi lúc mỗi sáp lại gần, sau ba(bố) của chúng mình thuê người đi kiếm, rồi về nhà, chị kế với mình cứ líu lo kể cho mẹ mình nghe những con chim bay chuyền trên những cành đào ăn nụ hoa, chắc tưởng là trái ngọt_À quên phải nói là quả ngọt, vì hồi đó ở ngoài Bắc chứ-lại ở tận Cha Pa, ai biết chục năm sau, di cư vào Nam_Già đời còn đi Mỹ nữa. Nếu cứ đứng lại, ngắm mãi rừng hoa đào, ăn hoa đào thay cơm, thì kẻ yêu hoa sẽ sớm muộn cũng biến dạng thành một cội đào.  Ôi lẽ huyền vi và vô cùng của Tạo Hóa, ta tiếc thương gì một sắc hoa, một nơi chốn, rất mong manh, nhưng vẫn bền bỉ đời đời, chỉ có Ngài, Thượng Đế mới thấu tình cùng mỗi chúng ta_Với riêng tôi và Cha Pa của 60 năm trước.

Hawthorne 23-10-2009

Cao Mỵ Nhân.