Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

RƯỚC MẸ ĐẦU NĂM

 

HOÀNG YÊN LƯU

 

Mẫu tự “m” bật ra tự nhiên từ những đôi môi hồng bập bẹ khi bé thơ gọi người ban cho chúng ta cuộc đời và nguồn hạnh phúc làm người: Mẹ !

Mẹ hiền, hiền mẫu, từ mẫu và nhiều chữ cùng nghĩa trong các nguồn ngôn ngữ khác nhau dùng chỉ đấng sinh thành không phải tình cờ mà có những âm thanh gần giống nhau. Chúng thường được cấu tạo bởi một thanh bằng và một thanh trắc  hay hai thanh bằng đọc lên êm tai, trầm bổng, không mấy ai không cảm động, không mấy ai không bồi hồi nhớ lại hình ảnh đẹp nhất đầu tiên mà mỗi con người chúng ta may mắn giữ được trong ký ức, cũng như tình yêu thánh thiện đầu tiên đã nhận được như vốn liếng vào đời. Đông và Tây có thể không bao giờ gặp nhau như nhà văn Anh Rydyard Kipling từng nói, nhưng về người mẹ, về tình mẹ thì Đông Tây, không những gặp nhau mà còn hòa đồng làm một, chỉ diễn tả bằng ngôn ngữ khác nhau mà thôi.Chúng ta thử nghe Allan Edgar Poe trong bài To My Mother thì thấy rõ:

        

“ Beceause I feel that, in the Heavens above

The angels, whispering to one another

Can finf, among their burning terms of love

None so devotional as that of Mothers”

 

Ngày 14 tháng năm là ngày lễ Mẹ hiền hay lễ Hiền mẫu. Đây là một ngày trọng đtại, tưởng niệm công đức sinh thành và cũng là dịp chúng ta cảm ơn các nhà thơ, các nhạc sĩ và họa sĩ đã thay chúng ta dùng ngôn ngữ nghệ thuật, ca tụng và tưởng vọng Người Mẹ. Hình ảnh mẹ hiền sống mãi nhờ  nhạc của Y Vân (Lòng Mẹ), của Phạm Duy (Tình Ca), văn thơ của Bùi Viện (Văn tế lão mẫu), Lưu Trọng Lư (Nắng Mới), và Vũ Hoàng Chương (Khóc Mẹ)…

Nhớ ơn dưỡng dục thì khi cha mẹ còn sống tuy chẳng phải học gương thầy Tử Lộ “thờ hai thân từng bữa canh lê / từng phen đội gạo đi về/ xa khơi trăm dặm nặng nề đôi vai”…nhưng ít ra cũng cần làm vui lòng các người và khi cha mẹ khuất bóng hãy tưởng niệm họ với tấm lòng mà một nhà thơ đương đại đã viết trong Rước Mẹ Đầu Năm:

         

Vẫn chừng đó trên mâm cơn cúng mẹ

Dĩa rau xanh, cái bánh tráng nướng vàng

Và đôi đữa còn thơm mùi tre mới

Và nước trong, trong chén ố thời gian

 

Con quì gối bàng hoàng không dám lạy

Pháo bên nhà hàng xóm nổ vang vang

Nén chua xót, ngượng ngùng con đốt nến

đốt hương xin mẹ gắng hiểu cho cùng

 

thân trôi nổi đã tròn ba mươi tuổi

chẳng còn gì để dâng mẹ hôm nay

tấm thân thể mẹ nâng niu sinh nở

cũng bán một phần lây lất qua ngày

 

mẹ kính yêu cho con quì bên mẹ

học một đời trong sạch bao dung

dẫu đói rách không lọc lừa gian lận

dẫu đớn đau không than oán điên khùng

 

mẹ hẳn biết con vẫn cười vẫn nói

vẫn cho đời sức sống tự nhiên

qua hơi thở, qua dòng thơ chân thật

dẫu nhiều khi ướt sũng lệ ưu phiền

 

mẹ kính yêu, cho con qùi bên mẹ

chiều cuối năm trời gió lạnh vô cùng

con sẽ gắng viết thêm bài thơ mới

thay cỗ bàn, dâng lên mẹ bao dung

 

mẹ kính yêu, con đã quì bên mẹ

quì trang nghiêm trong cõi trống không

gối không đụng mặt đất người đi đứng

nhưng lòng như đang bên mẹ phiêu bồng

 

Tác giả bài thơ trên là Luân Hoán. Luân Hoán là nhà thơ có sức sáng tạo phong phú vào bậc nhất trong mấy chục năm gần đây. Ông cũng là một nhà thơ tình cảm đặc sắc trong Văn Học Việt Nam hậu bán thế kỷ 20 bước sang tiền bán thế kỷ 21. Thơ của ông xoay quanh đề tài tình yêu, bè bạn, chiến hữu và đặc biệt là những vần thơ nói về Mẹ.

Bài Rước Mẹ Đầu Năm, trích trong tập Rượu Hồng Đã Rót xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn, là một bài ông sáng tác vào tuổi ba mươi, nghĩa là trong các năm 1970 hay 1971 như ông đã cho biết: “thân trôi nổi đã tròn ba mươi tuổi”

Bài thơ trên ra đời vào dịp đón năm mới. Ngày Tết con cái thắp đèn hương quỳ lạy trước bàn thờ cha mẹ là hình ảnh thường thấy nhưng cảnh ngộ và tâm trạng nhà thơ đã tạo cho bức tranh những nét đặc biệt không thể lẫn với bất cứ hình ảnh nào trong cùng dịp.

Trước hết là những nét khắc họa về người mẹ của tác giả. Bà mẹ quê hiền thục, đảm đang và giản dị, cả đời chỉ biết tận tụy vì chồng con như bà Tú trong thơ Trần Tế Xương. Chính từ sự giản dị này hình tượng người mẹ trở nên trong sáng hơn, vĩ đại hơn và thấm sâu hơn vào lòng người đọc:

         

Vẫn chừng đó trên mâm cơn cúng mẹ

Dĩa rau xanh, cái bánh tráng nướng vàng

Và đôi đữa còn thơm mùi tre mới

Và nước trong, trong chén ố thời gian

         

Chân dung tinh thần, ảnh người mẹ, được vẽ một cách gián tiếp. Bữa cơm cúng chỉ có: “đĩa rau xanh”, “bánh tráng nướng vàng”. Và “chén nước trong”, xem ra thì đạm bạc nhưng qua sự đạm bạc này

Là chân tình nồng hậu và hình ảnh hy sinh vô bờ vô bến. Chỉ bốn câu thơ mà nói lên được sự thành kính (chén nước trong, đũa thơm mùi tre mới…), lòng trung hậu của người con dù trải qua bao thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Màu xanh, màu vàng, nưóc trong và mùi tre mới, bằng ấy thứ và tấm lòng thành, có lẽ qua bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống của tác giả, đã không hề thay đổi trong dịp giỗ tết cho dù thời gian đã làm cho ố màu chén nước

         

Con quì gối bàng hoàng không dám lạy

Pháo bên nhà hàng xóm nổ vang vang

Nén chua xót, ngượng ngùng con đốt nến

đốt hương xin mẹ gắng hiểu cho cùng

 

Từ hình ảnh người mẹ thân thương, nhà thơ nói về mình. Hoàn cảnh của ông cũng có nhiều nỗi khảm kha bất bình mà ông ám chỉ bằng hai chữ “chua xót”. Luân Hoán từng là một chiến binh và trong một cuộc hành quân ở Quảng Ngãi vào đầu năm Kỹ Dậu (1969) đã mất đi một bàn chân trái. Hình ảnh “con quì gối bàng hoàng không dám lạy” đã là bi kịch ghê gớm của một chàng trai lúc đó chưa đầy ba chục cho dù tác giả chỉ dùng chữ “Chua xót” để mô tả. “Không dám lạy” vì một phần cơ thể giữ cho sự thăng bằng của thi nhân không còn nữa.”Ngượng ngùng đốt nến…đốt hương” gợi hình ảnh vụng về, lúng túng của thân xác và cả cảm giác không yên  lòng vì không làm tròn nghi lễ, không được dâng mẹ cơm lành canh ngọt như lòng mong ước vào dịp bên ngoài pháo đón xuân của hàng xóm tưng bừng nổ.

Từ nỗi ngượng ngùng, nhà thơ xót cho thân phận mình, “tấm thân trôi nổi”, sống “lây lất qua ngày” của kẻ tài tử đa cùng:

 

thân trôi nổi đã tròn ba mươi tuổi

chẳng còn gì để dâng mẹ hôm nay

tấm thân thể mẹ nâng niu sinh nở

cũng bán một phần lây lất qua ngày

 

Nhưng nghĩ tới công dưỡng dục của mẹ hiền, nguồn vui và không ít tự hào của mẹ khi sinh ra thi nhân, nhà thơ tâm niệm lời mẹ dặn và theo gương đạo đức của bà (chẳng khác tâm sự của Phùng Quán khi xưa)

         

mẹ kính yêu cho con quì bên mẹ

học một đời trong sạch bao dung

dẫu đói rách không lọc lừa gian lận

dẫu đớn đau không than oán điên khùng

 

Khi khấn mẹ, nhà thơ đã nói lên những xúc động chân thực nhất của mình trong phút linh thiêng đốt nén hương lòng. Ở đây bi kịch trong lòng tác giả nổi dậy. Nhà thơ gượng làm vui với con người và vì đời làm tròn thiên chức của kiếp tằm nhả tơ , nhưng toát ra những từ ý, những vần, có thể tìm thấy sự gượng vui, nỗi khổ tâm của một kẻ tài hoa vì đời mà lụy. “Ướt sũng lệ ưu phiền” đã khắc sâu nỗi đau trong lòng kẻ đa cảm và trung hậu. Lệ không ứa ra từ khóe mắt mà từ tâm tư và nước mắt không phải chỉ thấm mà làm ướt sũng tất cả. Chữ “sũng” dùng rất đắt vì cực tả được tâm trạng bi đát của nhà thơ

          

mẹ hẳn biết con vẫn cười vẫn nói

vẫn cho đời sức sống tự nhiên

qua hơi thở, qua dòng thơ chân thật

dẫu nhiều khi ướt sũng lệ ưu phiền

 

Nhà thơ nghèo hơn thiên hạ nhưng lại giàu lòng, giàu cảm xúc và người mẹ của tác giả đã thấu hiểu con mình hơn thế gian vì chính bà đã truyền cho thi nhân hồn thơ từ khi ông còn là một cậu bé bị đòn vì nghịch ngợm như ông từng tâm sự:

         

Mẹ nằm đọc Lục Vân Tiên

Trăng thu vào chật mái hiên nghe cùng

Hương từ vần điệu nghĩa trung

Hương từ giọng mẹ thơm lừng đên khuya…

 

Và chắc hẳn bà sẽ mỉm cười nơi suối vàng vì yên tâm con mình “bất oán thiên. bất vưu nhân” sẽ vui vẻ và trung thành trên con đường nghệ thuật và dùng sản phẩm của trái tim vì đời để dâng mình mỗi dịp cúng giỗ,

         

mẹ kính yêu, cho con qùi bên mẹ

chiều cuối năm trời gió lạnh vô cùng

con sẽ gắng viết thêm bài thơ mới

thay cỗ bàn, dâng lên mẹ bao dung

 

Bốn câu kết là chân của kiến trúc toàn bài. Chúng nặng về cảm xúc và chắc chhán, khéo léo về kỹ thuật. Tác giả đã quì bên mẹ, nhưng “trong cõi trống không” và “gối không đụng mặt đất người đi đứng” mà quì với cả lòng chung thủy, vĩnh viễn vượt cả không gian và thời gian. Cảm xúc do giác quan đưa lại tỏa ra và lan rộng, cuối cùng kết tinh lại và dâng lên cao kết tụ thành một rung động vô hình mảnh liệt nhất:

         

mẹ kính yêu, con đã quì bên mẹ

quì trang nghiêm trong cõi trống không

gối không đụng mặt đất người đi đứng

nhưng lòng như đang bên mẹ phiêu bồng

 

Luân Hoán  tên thực Lê Ngọc châu sinh năm 1941, và như người thân của ông tiết lộ, nhà thơ là một trong song thai khi cất tiếng chào đời và “èo uột khó nuôi” nên ân nghĩa “mang nặng đẻ đau” của bà mẹ đối với thi nhân càng nặng.Bà lại không phải là chính thất của thân sinh nhà thơ nên dù sao  bà cũng thiệt thòi nhiều về mặt hạnh phúc. Người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng hy sinh này đã mang bao nhiêu tình thương và tâm huyết gửi vào đàn con nhỏ và nuôi dạy họ nên người. Trong một bài thơ khác, bài Mẹ, nhà thơ đã kể lại  những kỷ niệm ấu thơ: công lao dưỡng dục của mẹ dành cho thi nhân và nỗi thương nhớ mẹ ấp ủ mãi mãi trong lòng mình. Ây cũng là lý do giải thích được tại sao ông lấy bút hiệu là Luân Hoán, một bút hiệu lạ và hay, do tên mẹ ghép với tên cha mà thành, và đã phản ánh được tấm lòng của người con hiếu với cha mẹ.

 

Hoàng Yên Lưu