Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NUỐT THƯ TÌNH

 

ĐẠM THẠCH

 

 

Tôi có may mắn là được nghe kể những câu chuyện tình hao hao. Riêng hai chuyện mà tôi sắp kể lại nó khiến tôi tỉ dụ như mình là nhân vật như họ mình sẽ xử trí ra sao?

Chuyện đầu là mối tình của hai vị trọng tuổi mà hiếm hoi lắm và bất ngờ lắm họ mới hé lộ. Còn chuyện sau cùng mang hơi huốm thời đại Vi-kê mà nhân vật không phải ở tuổi choai choai, hay tuổi thanh niên mà họ đang ở vào lứa tuổi ngoài năm mươi, nghĩa là khoảng cách với tôi rất gần. May mắn thay chuyện trước xãy ra có hậu cho tới giờ phút này vẫn còn có hậu. Riêng chuyện sau là chuyện tình lãng mạn pha mùi vị khổ đau rồi không biết kết cục đi về đâu?

Ông già là thứ cây cổ thụ còn sót lại trong cái quận mang cái tên trái cây này. Dĩ nhiên, không phải trong cái đám cam quít mọc chằng chịt đã được dọn đi để nhường chỗ cho lớp di dân mới đến sinh cơ lập nghiệp nay đã trở thành khu chợ nhỏ Sài gòn.

Gọi ông già là cây cổ thụ vì tàng lá xum xuê choán một khoảng trời văn học nghệ thuật của miền Nam trước năm bảy mươi lăm và bây giờ vẫn còn sức sống mãnh liệt, thân cành còn gân guốc để những dây leo, chùm gửi có thể bám vào, mặc dầu ông vẫn than thở ông cũng là thứ chùm gửi trên xứ người! Đó là chuyện riêng của ông. Với chúng tôi, ông vẫn là linh hồn của văn học miền Nam, một cây cổ thụ không ai có thể bứng đi, thay thế. Dầu suốt mấy chục năm qua ai cũng thấy người ta đã cố tình làm chuyện đó với đủ dụng cụ tối tân.

Hồi nhà văn Nhất Linh còn sống, tôi thầm ao ước được đến gần ông, được nhìn tận mặt, được chuyện trò cho thỏa lòng ngưởng mộ. Thế mà, ông đã ra đi vội vàng, ra đi lẫm liệt. Thú thật lúc đó,tôi không là gì để có cơ hội mon men đến gần ông . Tôi chỉ là cậu học sinh trung học với những sách vở của Tự lực văn đoàn. Bây giờ, đối với ông già, cơ hội đó đến với tôi như một cơ duyên mà không biết sao ông đã đặc biệt dành cho tôi, mặc dầu tôi không thể tưởng nổi tôi là ai lại có thể đến gần ông thân tình như vậy.

Buổi sáng hôm đó, thay vì ông bà ra ngoài ăn sáng với chúng tôi thì bà nói ông nhà độ rày không được khỏe, mà lâu quá không thấy chúng tôi lại chơi, nên ông bà muốn chúng tôi đến và dùng điểm tâm đạm bạc tại nhà. Nói đạm bạc mà ai cũng thấy ông bà chuẩn bị thật chu đáo. Chiếc bàn ăn hình chữ nhựt đã trải khăn tươm tất, chén bát sang trọng cho từng người. Chúng tôi nhận lời chỉ cốt cho ông bà vui thôi. Không ai nghĩ sẽ làm phiền ông lão đã ngoài tám mươi, còn bà cũng sắp sỉ tám mươi phải lui cui lo toan cho một buổi ăn sáng! Điều chính yếu của chúng tôi là đến để vấn an sức khỏe của ông bà, nhất là ông, vì bà là người săn sóc sức khỏe cho ông.

Trước khi vào bàn tiệc bà trịnh trọng mời dùng trà, trà đặc biệt, mà ấm và chung trà còn đặc biệt hơn. Đó là chiếc ấm gan gà bằng đất nung, nhỏ không bằng một nắm tay với những cái chung xinh xinh chứa đủ một hớp nước như những chiếc tách sành nhỏ mà lúc còn sống cha tôi thường cúng Phật.

Sợ sức khỏe của ông không còn cho phép, chúng tôi ái ngại khi phải nhắc khéo bây giờ ông còn minh mẫn xin ông viết được gì cứ viết, sợ rồi đây... Sợ. Chúng tôi sợ, nên muốn ông viết lại những gì lúc còn sống ông nghĩ...

Ông lão tủm tỉm cười rồi ông nghiêng một bên tai, rồi như đưa bàn tay che vành tai, ông nói : cả chuyện nghe điện thoại ông cũng giao cho bà lo, ông sợ ông nghe tiếng được tiếng mất, người ta hỏi một đàng mình trả lời một nẻo thì kỳ. Rồi ông bắt qua chuyện khác, giọng ông nồng nhiệt hơn. Ông nói, giờ xem truyền hình ông thấy những người trẻ giỏi quá. Họ giỏi nhiều lãnh vực. Họ làm gì cũng giỏi. Nấu ăn cũng giỏi, viết lách cũng giỏi, thể thao cũng giỏi. Họ toàn người Việt. Cái đó đáng cho mình tự hào,

khâm phục. Bây giờ thế giới mới mở ra. Có nhiều điều đáng cho mình học. Chứ hồi đó, ai viết cứ viết, cứ chúi mũi vào một lãnh vực. Người viết nổi tiếng vì chỉ nói những điều mình biết. Đó là cái lợi thế của người viết. Nhiều người châu lại khen tặng người viết, khen tặng có một lãnh vực thôi. Ngoài ra, đâu ai nghĩ đến những tài năng khác, cũng lừng lẫy đâu kém gì. Bây giờ lớn tuổi rồi chỉ có thể đọc lại những gì mình đã viết đã nghĩ mới té ra sao hồi đó mình ôm đồm, có khi mình hấp tấp, mình nhiều sôi nổi nên cũng dễ sơ hở, mình không nhìn thấy những tài năng khác xung quanh. Cái đó bây giờ thật đáng sợ! Nghĩ lại sự nghiệp của mình đâu có gì đáng nói, mà mình cứ nói hoài. Giờ thì hiểu và biết đủ thứ mà đành chịu thua. Viết cho người thì mình đâu có khả năng hiểu hết. Mà viết cho mình thì viết cái gì bây giờ?! Thôi đành đầu hàng vậy!

Thấy các chung trà đã cạn, bà châm thêm trước khi mời mọi người vào bàn ăn. Ông bà ngồi đối diện đầu bàn. Bà sắp đặt chỉ định vị trí cho từng người. Thức ăn ngon và ê hề. Chúng tôi ăn tận tình. Bà mời mọc, đôn đốc tận tình. Bà chăm chút từ chút. Ông cũng ăn những thức ăn chung nhưng bà đã lo cho phần ăn của ông theo ý riêng của ông.

Đâu ai hiểu ý ông bằng bà? Ông ăn ít, nhỏ nhẻ. Bà bảo: Hôm nay ông vui, có nhiều người đến thăm, ông ăn nhiều hơn mọi bữa.

Chúng tôi vừa ăn vừa khen bà đã chọn thức ăn ngon. Nhưng ai cũng ăn riết để có cơ hội “khai thác” ông. Trong nhiều tác phẩm của ông, chứng tỏ ông đi nhiều, quan sát nhiều.. Nhiều mối tình đã xãy ra cho cho các nhân vật. Vậy thì đâu là mối tình của ông? ( Cái nầy chúng tôi thật tình muốn biết, muốn ông khươi ra. Một ông lão sành sõi trong văn chương, trong tâm lý nhân vật, nên ngoài đời chắc thế nào tác giả cũng trải qua. Điều đó thật thú vị khi được chính ông lão kể chuyện). Trong khi ông kịp nhớ lại, không biết ông có định bụng khui ra những kỷ niệm của quá khứ mà ông âm thầm cất giấu, thì bỗng nhiên bà lên tiếng trong rướm lệ. Bà bảo : Các anh có biết không, cách nay không lâu, chỉ chừng vài ba tháng trở lại đây, ông khai ra ông có quen cô nữ sinh thời ông dạy học. Ông dạy Việt văn, còn cô thì lại thích văn chương! Có lần, bà nhận được một xấp thơ cô nữ sinh ấy giao cho bà. Thơ ông viết cho cô. Thơ của thầy viết cho trò. Nhẹ nhàng thôi. Bà nói, hồi đó bà chừng hai mươi tám tuổi, thơ không có gì, nhưng bà thật sự giận ông. Bà nghi ngờ cô gái chỉ đưa cho bà những lá thơ vô tội vạ. Còn những lá thư khác, cô giấu đâu? Trong đó ông nói những gì?

Tôi thấy bà lão gần tám mươi tuổi đáng lẽ không còn nước mắt. Thế mà, ngay trước mặt chúng tôi, bà đang còn kềm xúc động, như cố nén những giọt nước mắt. Rồi bà nói có lần ông còn khai ra, có lần ông ngủ võng với...với ai, chỉ có ông mới biết. Các anh nghĩ sao, ông ăn ở với tôi đã sáu mươi lăm năm chớ có ít ỏi gì đâu, mà giờ ông thố lộ điều đó ra, làm mấy đêm liền tôi không ngủ được!

Tôi thấy ông đang cúi mặt, môi hơi chu lại, bàn tay co co khoát nhè nhẹ trước mặt như ngăn bà đừng nói nữa (việc đó xấu hổ lắm; hoặc chuyện đó chỉ nói đùa chơi với bà đâu có thật mà bà để tâm thắc mắc mà bà khai ra làm chi!).

Trước tình thế đó, cũng là nam giới tôi ái ngại cho ông, tôi nói đệm vô một cách lảng nhách để đánh trống lảng : Vậy là ông đi trước thời đại. Bây giờ ở Việt Nam người ta mở cà phê võng ì sèo!  (mà ông chưa lần nào về Việt Nam, nên không thể nói ông dựa vào đó để bịa chuyện chơi chọc tức bà! Điều này còn chết ông cửa tứ nữa!)

Bà tức bà nói vậy nên không rõ chuyện ông nói ông ngủ võng là ngủ với ai khác hay chính là cô nữ sinh mà bà vừa khai ra?

May mà cuối cùng bà xác nhận. Bà nói: ông là người đạo đức, nên mọi việc bà bỏ qua. Các anh nghe chơi cho vui đừng để tâm cho bà già nầy nói bậy bạ!

Rồi vụt bà nói luôn như có ai giục bà : Lỡ nói rồi thì nói ra luôn. Các anh biết không, ngày cô ấy mang thơ cũng chính là ngày cô hẹn với ông hôm sau hai người  đi chơi với nhau. Tôi vừa bắt gặp lá thư hồi âm của ông thì ông kịp giựt lại, và tức thời ông thủ tiêu nó bằng cách vò, bỏ ngay vào miệng nhai ngấu nghiến và ngậm chặt.

Tôi cũng không vừa gì, tôi bành miệng ông ra cố lấy lại thì lá thư đã nhầu nát. Tôi tức và khóc. Trong trường hợp như tôi liệu các anh xử trí ra sao?!

Câu hỏi đó làm chúng tôi chỉ biết nhìn ông ái ngại Còn ông thì mặt tái xanh, một tay thì khoát khoát như phủi những lời bà nói, tay kia cầm đũa như định gắp món gì, miệng thì nói như hối thúc : các anh cùng cầm đũa kẻo đồ nguội, hết ngon!

May mà lúc đó, bà thản nhiên nói: Không biết ông nhà tôi nói gì mà cô gái đã bỏ cuộc hẹn đi chơi. Và từ đó, không nghe ông nhà tôi nhắc về cô nữ sinh ấy nữa!

Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Thiệt tình hồi đó ông lẹ thật! Giá như tôi, chắc tôi không kịp nuốt. Bức thư được bạch hóa. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi nếu tôi là ông trong trường hợp đó?!

Chuyện thầy giáo nuốt thư tình (lá thư mà thầy giáo gởi cô nữ sinh học trò) không ngờ lại tái hiện trong câu chuyện thời Vi-kê mà tôi sắp kể ra đây.

Sau cuộc đổi đời năm 1975, Đoan bằng lòng lấy Hải làm chồng vì những tin đồn con gái của ngụy quân, ngụy quyền sẽ bắt buộc lấy cán bộ thương phế binh Cộng sản!

Thanh niên ăn mặc chim cò, quần chật ống loe ra đường bị cắt ngắn. Tóc dài bị xởn. Móng tay sơn loè loẹt bị rút móng bằng kềm. Những tin đồn quỉ quái đôi khi có thật

ở từng địa phương khác nhau, khiến Đoan cô sinh viên mười chín tuổi ,học năm thứ hai đại học sư phạm vội vã ưng Hải, một công chức lương công nhựt làm việc dưới quyền cha nàng –  bấy giờ ông đang học tập cải tạo với tội danh tham gia ngụy quyền chức vụ Trưởng ty Thông tin.

Những năm đầu họ sống với nhau bằng số tiền cha mẹ chu cấp lúc mà xã hội bên ngoài đang còn thay đổi phức tạp. Rồi họ cũng tìm được hạnh phúc gia đình và cảm thấy có trách nhiệm khi hai cô con gái lần lượt chào đời. Hải bắt đầu chạy xe ôm và Đoan buôn bán vải. Họ chấp nhận cuộc đổi đời cùng với biết bao gia đình trước đây

chưa từng quen với cảnh sống bon chen, giành giựt. Đoan quên dần những ao ước thầm kín thời con gái và Hải cũng nghĩ mình được an ủi khi không phải đi lính nếu như còn chiến tranh. Họ thật sự nương tựa vào nhau để cùng lo cho hai con ăn học. Nhưng với riêng Đoan nàng có chút ngậm ngùi khi nhìn thấy con mình quàng khăn đỏ đang bươi tìm trong đống rác những món vặt vảnh cho kế hoạch nhỏ của nhà trường đề ra!

Rồi hôn nhân của họ bắt đầu rạn nứt khi Tú, con gái lớn của họ vừa mới học xong lớp mười thôi học và chấp nhận lấy chồng. Tú lập gia đình không theo ý mẹ mong muốn mà có sự bắt buộc, giới thiệu phía gia đình bên nội cùng với sự tích cực đốc vô của Hải. Người cha cho rằng thời buổi kinh tế khó khăn, con gái học bao nhiêu đó cũng đủ rồi, có chồng chồng bảo bọc miễn là mình biết hy sinh, chìu chuộng chồng. Đừng giống tánh mẹ có thêm chút chữ nghĩa nên lúc nào cũng dàu dàu coi mình người trí thức lỡ vận mà quên đi bổn phận làm vợ! Nhắc đến con Đoan cảm thấy Hải hay xỉa xói nàng để vừa dằn mặt vợ lẫn dằn mặt con! Chồng nàng muốn gì khi lấy cớ uống rượu như lẽ tất nhiên của đàn ông và muốn nàng phải chấp nhận? Những bất đồng như những tế bào ung thư bắt đầu mọc rễ khi con gái càng lớn thì người cha cũng thay đổi tính tình bắt đầu cuộc sống bê tha với quan niệm là làm như vậy mới phù hợp với cái xã hội hiện nay!

Hồi Đoan lấy chồng dầu sao nàng cũng là cô sinh viên có học, nhận thức tương đối còn chính chắn. Tuy nhiên, cái áp lực nặng nề thời buổi bấy giờ khiến nàng đành thúc thủ. Riêng con nàng bây giờ, học hành theo mô hình chủ nghĩa xã hội cốt đào tạo con người hồng hơn chuyên nên chuyện Tú lấy chồng là một điều làm trái tim Đoan buồn nhiều hơn vui trước sự nễ vì vì sự chọn lựa của người cha hơn là ý con nàng mong muốn. Là mẹ, Đoan linh cảm con mình sẽ không hạnh phúc. Và nàng đã khóc trong đau khổ biết con mình bị phụ bạc khi đang mang thai. Riêng Hải lại dửng dưng trước sự đổ vỡ của con. Hải cho rằng tại con mình không biết chìu chồng và lúc nào cũng muốn nghe theo sự giáo dục của mẹ ác cảm với chánh quyền mới.

Đoan thông cảm hoàn cảnh của con mình mới chừng ấy tuổi mà hạnh phúc dang dở. Nàng muốn an ủi con thật nhiều. Nàng muốn nhận cháu mình là con để con được rảnh rang chăm lo sức khỏe và cả cái nhan sắc đẹp đẽ hao hao giống nàng để chuẩn bị một cơ hội bước thêm bước nữa nếu như  con nàng không giống như con chim bị trúng đạn sợ cả cành cây. Nàng không có ý nghĩ Tú sẽ tìm được một thanh niên Việt kiều để gởi gấm tấm thân. Chuyện đó hiện nhiều người ước vọng mong thoát khỏi cảnh nghèo, hay thoát khỏi một xứ sở tạo quá nhiều bất an.

Mấy lúc gần đây nàng nghe bạn bè trong chợ xầm xì về việc chồng nàng có vợ bé. Tin được loan miệng từ giới xe ôm quen hay không quen với Hải đến bạn hàng buôn bán vải gần gũi với Đoan. Thái độ của nàng là không vội ghen mà cảm thấy xấu hổ. Nàng không cần tìm biết sự thực mặc cho sự thực diễn tiến phũ phàng. Nàng không muốn căn nhà của mình mang tiếng có hai người đàn bà bị chồng bỏ. Nàng tin rằng lối xóm có đủ nhận xét vô tư khi những lần Hải uống rượu về hành hạ nàng giữa đêm khuya. Nàng nhẫn nhục chịu đựng. Mỗi lần bị hành hạ vô cớ nàng cố uống thật nhiều nước lã để dằn nén cơn đau. Lúc đó, những giọt nước mắt chảy dài trên má trên môi của khuôn mặt hai mẹ con áp vào nhau đang ôm ghì thổn thức mới thực sự vỗ về nhẹ bớt nỗi đau.

Hải bảo :

- Chồng chạy xe ôm mà vợ thì sửa soạn như bà hoàng, bộ muốn chọc tức thiên hạ hả?

Con nàng an ủi mẹ :

- Thôi mẹ! Ba nói gì mặc kệ ba. Mẹ ăn mặc sạch sẽ, áo quần tươm tất, màu sắc, kiểu dáng phù hợp, đứng đắn. Mẹ có quyền làm đẹp, ba không hãnh diện thì thôi, lại cố tình ăn mặc lôi thôi . Làm như vậy ba tưởng người ta thương để dễ bắt mối? Con thì con không thể chịu ngồi cho người nào chở con phía sau mà nghe mùi rượu! Mẹ có tội tình gì mà phải cắn răng chịu đựng!? Hàng xóm láng giềng đã nhiều lần thức giấc vì tiếng la ó của ba. Người ta thương mẹ con mình mà không nói ra thôi. Con thì con không nhịn. Con đã nhịn ba nhiều rồi nên giờ con mớí ra nông nổi. Con quyết bảo vệ mẹ. Con sẽ tìm bắt gặp tại trận xem ba trả lời ra sao với con! Thằng chồng con đã cho con bài học kinh nghiệm. Đàn ông mà tìm cớ nói xấu vợ cốt để che đậy sự bỉ ổi của mình. Má tin con đi. Trời cao có mắt. Ba theo ai thì theo. Chừng thân tàn ma dại thì đừng hòng vác mặt về đây!

Đoan nhìn con ái ngại :

- Thôi đi con! Con đừng nói vậy. Dầu sao ba cũng là ba của con. Mẹ không muốn trong nhà này lại thêm một người đàn bà nữa bị mang tiếng chồng ruồng rẫy.Đâu ai ở trong chăn để biết chăn có rận!

Tuy nói với con như vậy, nhưng lòng nàng cũng linh cảm một sự rạn nứt gia đình không sao tránh khỏi.

Thật vậy, sức người chịu đựng có hạn. Lòng tin con người cũng có lúc như nước xoi mòn đá tảng. Đoan không con cách gì níu kéo Hải trở về cuộc sống cũ : đạm bạc và thủy chung. Chồng nàng như con chim lao vụt xuống vực sâu mà hai cánh nặng trĩu những nghi ngờ nhỏ mọn. Phải chăng chồng nàng tưởng lầm rằng mình sống trây trúa trong cái xã hội trây trúa là mình đã trây trúa xã thội để hả hê lòng mình nuôi hèn mọn để đối lại hèn mọn mà tưởng là xã hội cũng hèn mọn như mình.

Không đâu. Con người cần giữ vững nhân cách mình trước những cám dỗ phù du chứ không thể để bị đồng hóa.

Bây giờ nàng cần phải suy nghĩ về lời thách đố của chồng: “ ó giỏi thì ra tòa ly dị ?!"

Nàng nghĩ thầm: Hải ơi! Chắc chúng ta không có lối thoát nào tốt hơn lối thoát ấy: ly dị! Anh muốn tự do để làm những gì mình muốn. Còn em, ra tòa để chứng tỏ rằng em có quyền không để ai hành hạ, xúc phạm đến nhân phẩm của mình. Em chỉ tiếc rằng bàn tay em yếu đuối không che nổi những cái đấm mù quáng như trời giáng của anh nên ý chí em cũng đã đầu hàng trước những lý lẽ thịnh nộ mà anh buộc em chấp nhận!

Tốt hơn, chúng ta mỗi người mỗi ngả.

Còn đối với hai con, nếu anh có lo được thì lo nếu lương tâm anh còn trách nhiệm làm cha. Riêng em, em sẽ cố gắng vừa làm mẹ vừa làm cha.

Em phải thú thật với lòng mình, là cho giờ phút này em không hề có ý nghĩ phản bội anh như anh đã phản bội (dù biết sự thực nhưng em cố che giấu sự thực đau đớn!). Tuy nhiên, em cũng đã giấu anh một điều mà nếu anh không tỏ ra nhỏ nhen thì em đâu sợ gì mà không thổ lộ. Đó là, trong việc giao tiếp buôn bán, em không tránh khỏi đối diện với những người đàn ông. Có người thì bỡn cợt thương hại. Có người đứng đắn mặc cảm. Cũng có người hảnh tiến khoe khoang. Nhưng em biết em là ai nên không thể dễ dàng để những lời ngon ngọt phũ dụ  Trừ một trường hợp duy nhứt, mà trong lúc chúng ta không có cách gì hàn gắn đổ vỡ. Trong lúc quá đau khổ tuyệt vọng  sau khi tòa án bằng lòng chấp  thuận đơn xin ly hôn, một người đáng tuổi anh chúng ta đến với em như một vị cứu tinh. Người ấy không đến trong sự vồn vã của kẻ có tiền từ phương xa mới về. Ông ta nói năng lịch sự. Giao tiếp chừng mực. Không săn đón, mời mọc. Rồi giã từ ra đi và những lá thư gửi về âm thầm an ủi. Chính những lời thăm hỏi ân cần mà không ngầm một ngụ ý đen tối nào đã như những liều thuốc thần dược khiến tinh thần em hồi phục lúc đang quỵ ngã tưởng chỉ có chết mới có thể giải thoát. Để đáp tạ, lần đầu tiên em viết thư cho ông trong sự dè dặt vì chính ông cũng không giấu giếm chuyện ông có gia đình. Thư em nói: em mang ơn ông đã giúp em sống dậy trong những ngày tuyệt vọng. Em không muốn người thi ơn mang thêm gánh nặng: lo cho tương lai con em và cả cháu em. Còn em, nếu như sự sự hiện diện của mình còn có ích cho người thân, thì, tấm lòng của ông sẽ mãi mãi sáng ngời trong trí nhớ.

Bức thư hồi âm của ông, chính là cú sốc khiến anh muốn giết em khi anh cầm trong tay án tòa cho phép ly dị.

Vì không muốn anh kịp đọc lá thư khiến anh nặng lời xúc phạm đến ông ta – một kẻ mà trong cơn tức giận anh có thể nghĩ là kẻ khiến em phản bội anh. Cho nên, dù anh có dọa giết em thì em cũng phải nghĩ cách bảo vệ lá thư như chứng cớ để anh xúc phạm một người vắng mặt mà trong thâm tâm em mang ơn. Và em đã nuốt lá thư trước mặt không để anh kịp móc họng lấy lại.

Vậy là, từ nay đường ai nấy đi. Và cũng vì sự hành hạ của anh mà tòa án bắt buộc anh không được phép đến gần em. Em xin lỗi. Nếu phải nói ra một điều cuối cùng trước khi chia tay thì em sẽ nói : Nếu trong tình yêu phải chia ly chỉ là điều kém may mắn. Còn nếu trong tình vợ chồng mà phải chia ly là điều bất hạnh vô cùng. Em xin nhận sự bất hạnh về phần mình.

Riêng ông ta, em sẽ không kể lại việc em nuốt bức thư của ông . Em không muốn ông ta huyễn hoặc về một thứ tình yêu ở một người đàn bà cô độc. Và đồng thời em cũng không để mang tiếng làm chò người khác giống như em cô độc!

 

Thưa độc giả. Người kể chuyện trên bỗng ngừng ở đây không kể tiếp. Những người nghe cảm thấy câu chuyện dường như chưa kết thúc. Theo họ nghĩ, Đoan, người đàn bà bất hạnh liệu có được niềm an ủi nào trong những ngày cuối đời cho nàng hay cho con nàng. Với Tú hay sau này với Thanh có tìm được một người chồng xứng đáng như lòng người mẹ mong muốn?

Riêng tôi, người kể lại câu chuyện nầy xin độc giả cho phép tôi giữ nguyên câu chuyện như người đầu tiên đã kể mà không muốn suy luận thêm điều gì sẽ xảy ra cho gia đình của người đàn bà nhận sự bất hạnh về phần mình.. Tôi nghĩ, ít nhứt câu chuyện cũng có hậu mặc dù cái hậu như có điều gì cay đắng.