Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NỖI NIỀM

TRÍ THỨC VIỆT NAM

 

LÊ VIỆT HÒA

 

Ngày nay người ta hay nói đến “Nền kinh tế tri thức” mà theo quan niệm của mọi người thì đó là một nền kinh tế trong đó mọi sản phẩm sản xuất ra đều mang hàm lượng tri thức cao, một nền kinh tế mà trong đó được điều hành bởi quan chức các cấp được đào tạo bài bản (là những trí thức có thực tài), đáp ứng được đòi hỏi của công việc và biết hoạch định chính sách lâu dài cho đất nước.

Về mặt nào đó nó khác với ‘duy ý chí’, một sự điều hành đất nước đã tồn tại hàng bao năm qua, một điểm yếu mà cho đến nay các nhà lãnh đạo của Việt Nam chưa đáp ứng được trong thời đại hội nhập.

Vậy giới trí thức Việt Nam hiện nay như thế nào? Trong bài viết này tôi cũng xin phép mạn đàm về giới trí thức của Việt Nam trong đó có bản thân tôi.

*Cách mạng

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trong một vài thế kỷ gần đây thì Cách mạng Vô sản đã và đang làm tổn thương nặng nề nhất cho giới trí thức ở các nước mà nó đi qua (nhất là trong lĩnh vực triết học, văn hoá nghệ thuật). Ở hầu hết các nước có chế độ CS, bao nhiêu nhà văn, nhà thơ và các trí thức thuộc các lĩnh vực mà có tư tưởng tự do đều đã bị các chính quyền CS đàn áp một cách không thương tiếc, nhiều người bắt buộc phải chạy ra nước ngoài. Nhẹ hơn là bị “cải tạo”, không cho xuất bản hoặc là đình bản thu hồi tất cả các tác phẩm của họ.

Không những thế, các nhà văn nhà thơ, hoạ sỹ… nói riêng và giới trí thức nói chung còn luôn bị khống chế, kiểm soát gắt gao trong chế độ CS. Các đảng cộng sản muốn rằng mọi sản phẩm của họ phải mang tính đảng, tính giai cấp. Tầng lớp trí thức buộc phải tránh không đề cập đến các vấn đề mang tính 'nhạy cảm' như dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận tự do báo chí.

Các đảng CS muốn nhào nặn con người từ tuổi Nhi đồng đến Thanh thiếu niên rồi đến Trí thức trở thành như những cái máy giống nhau qua các tổ chức nối dài của mình như: Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc. Một trong những cố gắng đó của ĐCSVN mà một thời họ muốn xây dựng con người VN thành những người vô thần thánh, chỉ biết trung với Đảng, hiếu với dân... chỉ biết sẵn sàng nhận mệnh lệnh của ĐCS.

Trí thức ở Việt Nam trước năm 1945 thường được nói đến nhiều là các nhà văn nhà thơ, họ cũng không tránh khỏi phiền luỵ như trí thức ở các nước CS hay các nước độc tài khác. các nhà văn nhà thơ từng vang tiếng một thời mà các tác phẩm của họ vẫn chiếm được sự ngưỡng mộ của công chúng đến tận ngày nay như: Nam Cao, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Tản Đà (mất sớm).

Kể từ sau năm 1945 thì tuyệt nhiên họ không để lại được tác phẩm nào có thể chiếm được cảm tình của người đọc, mặc dù sau thời điểm đó họ vẫn sáng tác. Ngoại trừ một số tác phẩm họ viết như thể theo đơn đặt hàng của các nhà quản lý văn hoá của CS. Độc giả Việt Nam trong và ngoài nước cũng được chứng kiến: Thời gian đã làm cái việc sàng lọc khách quan nhất để trả các tác phẩm của họ về với giá trị đích thực của nó.

*Lực lượng

Trí thức Việt Nam ngày nay là lực lượng rất đông đảo, đã bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Nói đến trí thức là nói đến khả năng nhận thức tiên phong, rộng và mới trong mọi lĩnh vực, có thể nói là vượt ra ngoài giới hạn về địa lý, không gian và thời gian. Nhìn chung họ có khả năng nhận thức và đánh giá nhanh tình hình. Sẵn sàng thể hiện ngay ra bằng thái độ và lời nói nên họ nói thường được cho là “nói khó nghe”.

Chúng ta có thể đưa ra rất nhiều các dẫn chứng, ví dụ để chứng minh rằng: Có những vấn đề mà trí thức đưa ra cách đây hàng chục năm nhưng đến nay các quan CS mới công nhận là đúng. Ngoại trừ một số trí thức làm việc thuần tuý theo chuyên môn mà bỏ ngoài suy nghĩ về các vấn đề chính trị, hoặc là thoả hiệp, chấp nhận hay gia nhập vào hệ thống chính trị độc đảng.

Vì lẽ đó mà trong thời gian dài các quan CSVN thường nghi kỵ và xa lánh giới trí thức. Họ gán cho giới trí thức nói chung là “lập trường quan điểm không vững vàng”, “phát ngôn bừa bãi”, “tư tưởng tự do”, “tiểu tư sản” vv… và bao thứ ‘tội’ khác tuỳ theo các tình huống (nhưng không công khai hoá bằng văn bản).

Cũng chính vì thế mà trí thức rất khó hoặc không muốn gia nhập vào hàng ngũ của đảng CS. Nhiều đang viên CS không giám giới thiệu hay bảo lãnh cho ông trí thức “ngang ngạnh” vào đảng. Cho dù biết chắc họ giỏi chuyên môn và linh hoạt giải quyết mọi vấn đề.

Có thể nói rằng, trí thức giỏi thì luôn đồng nghĩa là có tư tưởng tự do dân chủ, tôn trọng lẽ phải. Do khả năng tự nhận thức cao, cộng với môi trường làm việc và nghiên cứu khoa học nên họ không cứng nhắc, giáo điều hay duy ý chí. Họ quen làm việc trong môi trường mà muốn đưa ra kết luận gì thì phải có cơ sở khoa học, có kiểm chứng, thống kê, dẫn chứng rõ ràng, đồng thời họ thường có mối liên hệ với các trí thức, các quan điểm khác nhau trên toàn thế giới.

Theo tôi những trí thức chân chính không bao giờ ở thế ‘ếch ngồi đáy giếng’. Tại Việt Nam, lực lượng trí thức không phát huy được những đặc điểm và lợi thế của mình do luôn bị cả một hệ thống chính trị khống chế kiểm soát mà thôi.

Trí thức giỏi Việt Nam luôn phải đối mặt với người lãnh đạo của mình là những kẻ cơ hội bất tài nên rất dễ bất mãn và không còn động cơ phấn đấu trừ khi họ cũng phải thoả hiệp: Nói và làm không theo như mình nghĩ.

*Phân loại

Phải sống trong một môi trường như vậy thì mới có thể thấy một số loại trí thức điển hình (sự phân loại này chỉ là tương đối):

Số trí thức có trình độ chuyên môn giỏi, có “lý lịch và đạo đức tốt”, đa số là con cháu các quan chức CS, họ có điều kiện ăn học rồi vị trí công tác thuận lợi. Chúng ta thấy rất đông trong số này làm ở các lĩnh vực ngoại giao, thương mại. Một số có trình độ chuyên môn cao và thực sự muốn làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, họ “không muốn” quan tâm đến chính trị. Được tạo điều kiện tốt về nguồn kinh phí, trang thiết bị nghiên cứu và làm ở các bộ phận quan trọng nên cũng có những công trình nào đó ứng dụng vào thực tế.

Điển hình trong số này là làm trong lĩnh vực Ngoại giao, Quân sự, Quốc phòng, Viện nghiên cứu và ở một số trường Đại học lớn. Đời sống của họ được bảo đảm chắc chắn, thường xuyên được tuyên dương, lên chức. Lẽ tất nhiên khi họ có quyền lợi thì họ sẽ trở nên gắn chặt với hệ thống chính trị. Có thể họ đứng đầu hoặc ‘có ảnh hưởng’ trong các doanh nghiệp lớn (tư nhân hay Nhà nước).

Một bộ phận trí thức cũng có trình độ chuyên môn giỏi nhưng có tư tưởng tự do, trực tính, có lòng tự trọng cao (không xu nịnh, nhờ vả phụ thuộc), nên được đánh giá là ngang ngạnh, hay gây phiền toái cho các quan CS, số này được các quan đánh giá là “có tài mà không có đức”, ở mức độ nhẹ hơn thì cho là “không khiêm tốn” và hiển nhiên là không có người đỡ đầu. Vì lý do đó mà số này ít được quan tâm của các quan chức CS. Do không có đất dụng võ nên thường chuyển qua làm các hợp đồng ngoài nên lại thêm cái tội là “các nhân chủ nghĩa”. Với bản tính tự do, tự lập cao nên họ rất chủ động với cuộc sống của mình. Khi đạt đến trình độ phát triển cao cả về lượng và chất thì họ cũng buộc phải thoả hiệp thì mới mong phát triển. Điển hình trong số này là một số giáo sư tiến sĩ giảng dạy ở các trường đại học. Một số vẫn có thể luôn mồm “chửi chế độ” hoặc trở nên thờ ơ ‘không quan tâm đến chính trị’.

Bộ phận trí thức đông đảo nhất, làm việc trên nhiều lĩnh vực nhất thì đại đa số sống bình lặng không tranh chấp đấu đá với ai. Họ tần tảo làm công việc chuyên môn của mình mà không quan tâm đến tình hình chính trị, việc mình mình làm. Một ít trong số này cũng vào đảng, họ rất ít khi hoặc không hề bộc lộ quan điểm của mình, nếu có nói thì cũng chung chung không làm mếch lòng ai, “dĩ hoà vi quý”, tuân thủ làm theo sự lãnh đạo “sáng suốt” của Đảng. Một số “thức thời” và ngày càng “khôn ngoan” ra nên phát triển thành quan.

Một ông bạn của tôi từng nói: “Quan tâm đến chính trị làm gì cho mệt, cuối cùng thì cũng mình làm mình ăn thôi mà”. Họ gần như “điếc” khi các vấn nạn và bê bối của xã hội đang diễn ra hết năm này qua năm khác.

Số trí thức làm trong các lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông như các nhà văn, nhà thơ, Nhạc sĩ, Hoạ sĩ, sáng tác kịch bản sân khấu, Nhà báo... (mà tôi tin rằng họ không bao giờ ấu trĩ về chính trị, nghệ thuật). Do các lĩnh vực thuộc nghệ thật và truyền thông thường gây ảnh hưởng mạnh lên số đông dân chúng nên đang CS luôn có sự kiểm soát gắt gao nhất.

Hệ thống kiểm duyệt của đảng CS luôn săm soi nhằm phát hiện trước hoặc sau khi các tác phẩm ra đời xem có vi phạm tính Đảng, tính Giai cấp hay không. Nếu như hệ thống kiểm duyệt là để tránh các tác phẩm gây kích động hận thù, chia rẽ, vi phạm đạo đức ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục… thì lại là một nhẽ. Đằng này mọi có gắng của họ chỉ chăm chú đến những gì đe doạ đến sự lãnh đạo độc tôn của đảng CS.

Các nghệ sĩ của Việt Nam được sáng tác trong một vùng “tự do” mà đảng CS vạch sẵn cho họ, cấm đả động đến nhân quyền, tự do dân chủ.

Thử hỏi rằng một khi người ta bị cầm tù về tư tưởng và suy nghĩ thì có sáng tác được không? Hoặc cho dù họ có sáng tác thì các tác phẩm của họ có đến được với công chúng không? Nguồn nào nuôi sống họ để duy trì sáng tác? Điều này giải thích tại sao trong suốt từ năm 1945 đến nay không tìm thấy một tác phẩm nào có thể đọng lại trong lòng dân chúng.

Một bộ phận trí thức có tư tưởng tự do dân chủ và không thoả hiệp, phản ứng tức thì với những sai trái trong xã hội. Số này dần dần bị đánh bật ra khỏi các cơ quan công quyền. Một số là luật sư nên vẫn có đất dụng võ, còn lại thì do bị o ép đủ bề nên không có cơ hội phát triển hoặc cùng lắm là làm ăn với quy mô nhỏ, họ cũng dần bị lãng quên trong xã hội hoặc phải tìm đường ra nước ngoài làm kiếp tha phương cầu thực. Một bộ phận trong số này đang đấu tranh đòi đa đảng đa nguyên, đòi tự do báo chí.

Trí thức Việt Nam không có lấy bất cứ nơi nào để họ có thể cất lên tiếng nói chính thống của mình. Họ không có lấy một tờ báo cho đúng nghĩa của nó, ngoại trừ một số đặc san hay tạp chí chuyên ngành, nơi mà không được phép nói những gì mà đảng CS không muốn, hoặc phải tránh xa không được đụng đến các chủ đề “nhạy cảm”.

Thực tế trí thức Việt Nam trong một thời gian dài luôn bị xếp dưới thành phần khác trong xã hội. Họ bị cho là lập “tường tư tưởng không vững vàng” mặc dù ai cũng biết chính họ mới là lực lượng tinh hoa nhất của xã hội, là một trong những lực lượng yêu nước nhất, luôn trằn trọc suy nghĩ với thời cuộc. Phải chăng cái mà họ thiếu là sức mạnh của cơ bắp?

Đại bộ phận trí thức của Việt Nam như bị lãng quên hoặc không được đặt đúng vị trí, không được đánh giá đúng khả năng và tiếng nói của họ không được coi trọng. Trí thức sẽ làm việc vô cùng hiệu quả nếu như họ được tin dùng. Ngược lại cũng có thể biến họ thành những kẻ nhu nhược và mất hết niềm tin và động cơ phấn đấu (tôi không nói đến những người đã và đang có sự thoả hiệp với chế độ độc đảng).

Ngày nay với thời đại mà người ta đang hướng tới tự do và toàn cầu hoá, cho dù đảng CSVN có dùng mọi cách bưng bít, kìm hãm thì những tư tưởng tự do dân chủ cũng vẫn cứ đến với từng người dân. Người dân dần dần ý thức được quyền (làm người) và những đòi hỏi chính đáng của mình trong một xã hội dân chủ văn minh. Trí thức Việt Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung không còn ở thế “ếch ngối đáy giếng” nữa.

Nhưng một thực tế là trong thời gian dài trước đây và ngay cả hiện tại, trí thức VN không được sử dụng một cách có lợi nhất cho dân cho nước? Vậy cái gì đã và đang kìm hãm họ?

(Lê Việt Hòa, Hà Nội tháng 1-2007)