Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NỖI KHỔ TÂM CỦA MỘT

NHÀ VĂN BỊNH ALZHEIMER’S

 

HOÀNH NGUYỄN   

 

Tuổi già quên trước quên sau vẫn là chuyện bình thường, nhưng khi một người mà lại bổng dưng sự lãng mất trí nhớ gia tăng một cách kỳ lạ, khác hơn  những người cùng trang lứa tuổi, thì đó chính là dấu hiệu cần quan tâm và nên đi khám bác sĩ chuyên môn về Thần kinh, coi mình có bị chứng bịnh Alzheimer’s quái ác để kịp thời chữa trị.

Cố Tổng thống Hoa kỳ R. REGAN là nạn nhân của bịnh Alzheimer hơn mười năm rồi chết; Trong những năm cuối, ông không còn nhìn ra vợ mình nên khi bà đến gần săn sóc, ông đã hỏi câu: Bà là ai vậy??? Khiến cho bà Ronal Regan phải khóc ròng!

Sau khi Tổng thống REGAN qua đời, bà RONAL REGAN đã nổ lực vận động cùng các vị Nghị Sĩ và Dân Biểu, rồi vào Quốc Hội Hoa Kỳ để xin trích hàng nhiều chục triệu Dollars để các nhà Y khoa tài ba tìm ra phương cách chữa trị bịnh Alzheimer cho nhân loại thoát khỏi cảnh đau xé ruột như bà.

Hoành Nguyễn tôi là một trong những người bịnh Alzheimer’s được may mắn đang dùng 2 loại thuốc hiện hữu để chữa bịnh, do bác sĩ thần kinh Nguyễn Nhất Thống khám bịnh và biên toa thuốc.

Đó là 2 loại thuốc viên sau dây:

1.- ARICEPT 10 mg uống 1 viên vào buổi sáng.

2.- NAMENDA 1 viên x ngày 2 lần.

Theo sự hiểu biết của tôi thì 2 loại thuốc nầy chỉ có tác dụng hữu hiệu chận đứng bịnh, hoặc làm cho bịnh nầy dù có tăng cũng rất là chậm.

Nhớ lại vào cuối năm 2002, nhà thơ Ngọc An có dẫn HN tôi đến nhà sách trong chợ Lion (San Jose) để gởi 10 quyển sách “ TÂM SỰ VỚI QUÊ HƯƠNG” mà mình vừa tự xuất bản sau 6 năm (1996 – 2002),trằn trọc miệt mài viết về những cái chết oan khuất trong các trại tù Cải tạo khổ sai của CS sau 30/4/75, cùng ký sự về các sinh hoạt hữu ích của Cộng đồng người Việt hãi ngoại, nhất là những chiến hữu tị nạn chính trị vẫn còn nặng lòng với quê mẹ Việt Nam Cộng Hòa.

Năm sau tôi có dịp đến chợ Lion hỏi kết quả thì ông chủ tiệm sách yêu cầu đưa ra receip mới chịu thanh toán trả tiền số sách gởi bán đã không còn lại quyển nào. Tôi có kể chuyện với Ngọc An làm nhân chứng, nhưng cũng mất luôn cả vốn lẫn lời. Đến đây, HN tôi cũng cảm ơn nhà sách Tự Lực & Bs Mai ở quận Cam California, khi tôi bị mất receip vẫn check computer để tính tiền trả tôi 2 lần sau gởi tổng cộng 30 quyển “Ly Hương Quý Một Chữ Tình”.

Gởi sách bán rồi để mất biên nhận nên mất cả vốn lẫn lời cũng cam chịu, còn tin người gởi sách mà mất mới thật là đau:

Cuối năm 2006, HN tôi có gởi trọn một thùng sách “TÂM SỰ VỚI QUÊ HƯƠNG”, ký sự của người tỵ nạn CS, tại nhật báo Người Việt, dưới thời ông Vũ Ánh & Bảo Anh, để tặng gây quỹ cho “TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN” của Thái Tú Hạp & Ái Cầm. Hơn tháng sau, điện thoại hỏi thì được PPTG trả lời, cả thùng sách đã bị mất trộm, thành thật xin lỗi! Đành chỉ thở dài mình đã lầm gởi trứng cho ác.  Nhớ lại vài năm trước, trong ngày khai mạc Hội Chợ Tết tại thành phố Stockton, phía Bắc California, do ông Nguyễn Tấn Đức tổ chức, HN cùng 2 nhà văn Hoàng Ngọc Liên & Dương Phan đến đây; Tôi cũng có gởi 20 quyển TSVQH và tặng riêng Đức 1 quyển, có chụp hình lưu niệm.  Sau ngày hết Hội Chợ Tết, tôi gọi hỏi thì Đức trả lời đã bị lấy trộm cả. Dư luận cho rằng, đọc qua những bài chính luận sâu sắc trong sách, cũng có thể đoán thành phần nào đã cay cú trộm hết sách của Hoành Nguyễn khi có cơ hội.  Mình mất thì người khác được, cái nghiệp nhân quả đành chịu vậy, như tôi ra đời giữa cảnh chiến tranh ác liệt của thế chiến thứ hai, và cha mẹ làm ăn thất bại, không như anh Thân tôi sinh trong bọc điều nên cả đời sung sướng.  Khi đọc truyện ngắn “Con thương Con ghét” của Quỳnh Giao, tôi rất cảm thương những đứa trẻ xấu xí tật nguyền trong gia đình, cũng như cảm thương thân tôi.

Đến khi quốc nạn thì tôi bị cảnh nước mất nhà tan, 3 đứa con lần lượt qua đời trong cảnh tre già khóc măng non. Mãi đến năm 68 tuổi Hoành Nguyễn mới lại tìm được phước duyên cùng hiền thê Trương thị Bạch Mai (Tuy Hòa – Phú Yên), du lịch đến thăm con ở Washington State, rồi được gia đình Phật tử Diệu Tiến + Thanh Chánh cùng tuần báo Saigon Times  xe duyên hạnh phúc November 04 – 2007 tại Little Saigon. Nhà văn chỉ đủ khả năng đãi có 4 bàn, tiệc cưới tại Kim Sư Restaurant không có micro và một phụ nữ lạ mặt đã đến chụp rất nhiều ảnh cho cả hai họ, nhất là cô dâu 62 & chú rể H.O 68, nhưng không thấy đem ảnh đến để chúng tôi trả tiền và có được hình kỷ niệm ??!  Cũng may nhờ chị Thuấn Đỗ của Điện báo Ánh Dương, thương tình giúp free việc quay một đoạn phim ngắn nhưng rất đầy đủ ý nghĩa. 

Nhớ lại cuối năm 2006, trong lúc dời chỗ ở từ Sacramento đến Westminster, cùng tiểu bang California, HN gởi tứ tung đồ vật tạm cho vài người quen để đỡ phần vất vả tốn kém, vì cảnh mình đơn chiếc. Sau đó, trọn một valise màu vàng cam chứa đựng vài chục quyển Tự điển Anh Việt & Việt Anh mà tôi mua trước khi rời Sàigòn đi Mỹ, cùng quyển dictionary Webter là kỷ niệm Spring 1977 tại Sacramento City College, được teacher lớp 240 G, (Mr. Brawn?)người Mỹ trắng có hàm râu quai nón thân mật ký tặng. Vật gởi chờ mãi vẫn không hoàn cố chủ. Tiếc quá, vốn liếng và kỹ niệm mà lúc rời Sacto, HN đã hỏi bán cho nhà sách Làng rồi lại không đành lòng mất bỏ kỷ vật nên lại thôi. Nghĩ cũng là cái số của đi thay người.

Rồi cái Cell phôn tôi để quên trong restroom của Siêu thị Thuận Phát vào dịp mua sắm tất niên để mừng Xuân 2008, tri hô cớ mất cũng không kết quả!

May mắn là xâu chìa khóa bỏ quên trong tiệm Wallgreen và 2 lần quên xe đạp trên bus Westminster City nhờ bạn bè giúp tìm lại được.

Ngoài ra còn nhiều lần quên mất những giấy tờ hồ sơ tức muốn điên luôn!

Cảm ơn bác sĩ Lưu Lợi đã kịp thời nhỏ nhẹ ra giải thích với cô nhân viên: bác Hoành Nguyễn bị Alzheimer, mất không tìm lại được thì hãy cấp bản khác, cự cãi làm gì.  Việc viết lách cũng không thể tập trung tư tưởng, đành vậy!

Tạo hóa thường cho tay nầy lấy tay kia; Ít ai được trọn vẹn mọi bề. Khi Hoành Nguyễn có vợ thì không còn được người take care nấu ăn,vì bịnh Alzheimer thường quên tắt bếp rất dễ gây hỏa hoạn. Vợ săn sóc chồng là bổn phận, không được trả lương đã đành, nhưng trong khi chờ thủ tục được cấp thẻ xanh thường trú nhân (Green Card), nếu muốn để tên vợ vào chung một nhà housing section 8 với chồng hợp tình hợp lý và hợp pháp, thì phải mượn tiền thân nhân phụ trả mỗi tháng khoảng 350 Mỹ kim, đành vậy!

Vì không cam tâm chết dần trong cảnh già và bịnh Cao huyết áp + Alzheimer, HN tôi kiên trì phấn đấu hoàn thành tuyển tập III : “TÌNH NGƯỜI CAO ĐẸP”. Bìa sách thì mong liên lạc được với bà Khúc Minh Thơ, người ơn của Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị H.O; Và Nguyễn Hùng Cường là một trong số 96 thuyền nhân Việt Nam được một thuyền trưởng Nam Hàn cứu vớt trên biển Malacca đầy giông bão chết người. Cả hai vị nầy, HN tôi đều có ký tặng sách của mình. Xin vui lòng chấp thuận cho tôi dùng ảnh đã chụp kỷ niệm khi nhận sách tặng để trang bìa sách có ý nghĩa và đỡ phần tốn kém.

Về layout, gần đây trên mạng internet, có một độc giả tri kỷ nghĩa tình tên Email là Mỹ Lan Quán, có nhắn lời hứa là sẽ giúp tôi, vì cảm thương tác giả viết như kiếp tơ tằm phục vụ đời với lòng vị tha vong kỷ, cả ba tác phẩm đều không đề giá bán, vì thường dùng vào những việc công ích; Ũng hộ phí in ấn là tùy hoàn cảnh và cảm tình của mỗi người. Mong tri kỷ hội ngộ sớm.

Ước mong cuối đời của người chiến sĩ là sớm có một ngày trở lại quê hương mà mình đã tự hiến trọn cuộc đời tỵ nạn chính trị Cộng Sản, để cùng góp công sức quang phục lại Việt Nam trăm nhớ nghìn thương./-

 

Westminster California, ngày 16  tháng 6  năm 2008