Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỮNG  NHÀ VĂN

KHÔNG QUÂN

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Những nhà văn Không Quân?  Đây là một bài tạp ghi nhỏ phác họa sơ sài một vài chân dung  của những người KQ cầm bút . Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ như thế này dĩ nhiên không thể đề cập đầy đủ hết tất cà các khuôn mặt văn nghệ của quân chủng. .Nên, thôi thì , nhớ ai thì viết nấy , hy vọng có một vài chi tiết lý thú về những người KQ cầm bút. Đáng lẽ phải là “ Những nhà văn KQ mà tôi biết ‘ mới đúng.  Nhưng cụm từ ấy đã có  quá nhiều người xử dụng. Nên, xin như một hiểu ngầm khi dùng nhan đề như ở trên.

Có lẽ KQ là một quân chủng hào hoa nên số người cầm bút rất đông đảo và dù sau này , khi đã mất nước và tan hàng , chất KQ vẫn còn đậm đặc trong tác phẩm.  Tính chất trẻ trung , chan chứa sinh lực , nhìn cuộc đời dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng lạc quan và không đầu hàng với số mệnh.

Người KQ  của KLVNCH dù viết văn hay làm thơ, dù đang chiến đấu hay  không còn dịp để chiến đấu nữa, vẫn một thái độ đẫm chất nhân bản , không đầy chất sắt máu như những tiểu thuyết  cũng chung một đề tài  KQ  nhưng khác chiến tuyến cũa miền Bắc như  Mặt Trận Trên Cao của Nguyễn Đình Thi, hay Vùng Trời của Hữu Mai, hay Chim Én Bay của Nguyễn Trí Huân,…. Những người KQ miền Nam viết văn làm thơ bằng trái tim rất người của họ và chất lãng mạn ,  từ đời sống , trong suy nghĩ đã làm văn chương trở thành  một nét đặc biệt biểu trưng cho một thời đại nhiều biến cố của dân tộc Việt Nam.

KQ VNCH chỉ có một thời gian ngắn hai chục năm để thành lập và phát triển không lưc .   Trong thời gian ấy đã có nhiều tác giả và tác phẩm có những nét  riêng của những cuộc sống nhiều thay đổi , của thời thế lịch sử  và   của những nghịch cảnh  của từng đời thường của mỗi cá nhân. Cái chung bàng bạc trong cái riêng, của một nền văn học khai phóng và tự do nên phản ánh được một phần nào nỗi niềm của một thế hệ thanh niên trong chiến tranh.

Một điều khá lạ là  trong các vị tư lệnh KQ  có  tới hai người là nhà văn có tác phẩm  và biểu trưng được phần nào tinh hoa của quân chủng. Đó là nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh và nhà văn Trần Văn Minh.

Nhà văn Toàn Phong , tức đại tá Nguyễn Xuân Vinh,  giữ chức tư lệnh từ tháng 2 năm 1958 đến tháng 8 năm 1962,  tác giả của Đời Phi Công , Theo Anh Tinh Cầu,  ngoài một nhà văn còn là một toán học gia, một khoa học gia có nhiều cống hiến cho thế giới. Đời Phi Công  là những bức thư của người phi công gửi cho người yêu tên Phượng. Những bức thư kể lại một cuộc sống  vừa lãng mạn vừa  văn chương chuyên chở được suy tư và mơ ước của một  phi công  Việt Nam  thời chiến. Đọc những trang của Đời Phi Công, không khỏi liên tưởng tới những trang thơ  hào hùng của Chinh Phụ Ngâm  hay những trang sách của truyện Saint Exupery của những không gian bao la , của những Bay Đêm, của Cậu Hoàng Con,  của những giấc mơ đi thăm viếng giải ngân hà.

Đời Phi Công đã ảnh hưởng rất lớn tới tuổi trẻ thời đó và  hình ảnh những chàng trai phi công  đã là một mơ ước của nhiều người.  Đọc Đời Phi Công ,  như  phiêu lãng với nghiệp dĩ một đời và mở ra vòng ôm rộng lớn của tổ quốc không gian. Cuốn sách này đã được tặng giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961.  trong một bài phỏng vấn , tác giả Đời Phi Công đã nói về   tác phẩm đầu tay của mình:

“Đời Phi Công là một tuyển tập những bức htư của một phi công viết cho một thiếu nữ  còn đang là sinh viên ở đại học  để kể cho nàng nghe  cuộc đời của những người hàng ngày bay trên gió mây trời. Tôi bắt đầu viết vào năm 1959 và đăng mỗi  tuần một kỳ vào ngày thứ hai trên báo Tự Do là một nhật báo có nhiều độc giả trên toàn quốc mà giáo sư văn khoa Phạm Việt Tuyền là chủ nhiệm.

Giới trẻ hồi đó hay đón đọc vì ai có một chút mơ mộng cũng có thể tưởng tượng  được rằng nếu sau này trở thành phi công thì mình cũng có thể  là người viết những bức thư tâm tình đầy thi vị như thế này..

...Nhằm mục đích nêu lên tình người và tình yêu tổ quốc cùng không gian mà tôi viết Đời Phi Công. Nhờ sự phổ biến sâu rộng của cuốn sách này mà giới thanh niên và sinh viên hiểu biết thêm về Không Quân Việt Nam và chúng tôi đã tuyển mộ được nhiều thanh niên ưu tú để gửi sang theo học những khóa huấn luyện bay những phi cơ tối tân của Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ..”

Nhà văn  Trần văn Minh, tư lệnh KQ  từ năm 1967 đến 1975, tác giả của những tập truyện ngắn Trong Đục và Chết Non ở trong nước và Chốn Lao Xao ở hải ngoại. Theo phần tiểu sử  ở cuối tác phẩm Chốn Lao Xao:

“Tác giả Trần Văn Minh là một người lính cầm bút có tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ quân đội. Ong viết văn làm thơ đăng trong các tập san Không Quân ký dưới nhiều bút hiệu như Trần Trụ Y, Trần Mộng Thường, Md . Cô Dương .. và có hai tác phẩm đã xuất bản với tên thật   làm bút hiệu.

Những bài thơ ông sáng tác phản ảnh  chất hài hước trong nghịch cảnh ,vui tếu trong gian nan , biểu tượng sức sống trẻ trung của một Quân chủng oai hùng hào hoa mà ông từng là cánh chim đầu đàn …”.

Từ những truyện ngắn viết ở trong nước đến những bài cảm hứng ngắn viết ở hải ngoại, tác giả   Trần Văn Minh dù trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống nhưng vẫn một tâm hồn tiếu ngạo , dù có chất mỉa mai nhưng vẫn đậm đà tình nghĩa nhất là  đối với những người đã có chung màu cờ sắc áo.

Trong Chốn Lao Xao , có lần ông cựu tướng nhà văn tâm sự:

“Tôi ấy à ?! Mười mấy năm nay, cái lạc hằng ấp ủ của tôi thì thật đơn sơ, là sẽ đưa hường nhan tri kỷ  về lấy lại mái nhà xưa trong Tân Sơn nhứt không có tiếng động cơ phản lực gào rú ngày đêm, đêm mưa nàng gối đầu trên cánh tay tôi, nghiêng người ôm tôi, hai đứa nằm lặng yên trong bóng đêm nghe tiếng mưa rơi rạt rào trên mái ngói, nặng chĩu tầu tiêu ngoài vườn cũ sau hè, nghe tiếng kêu thương của con nhạn lạc ngang trời trong gió mưa, để .. để làm gì  tôi không biết nữa! Chỉ thế thôi! Có chút xíu thế thôi , mà , hỡi ôi, mười mấy  mùa mưa đã về trên trại Phi long dập vùi tả tơi hoa cỏ mà mộng nhỏ chưa thành đầu đã bạc , gối đã mỏi lưng đã chùn người đã xác xơ!.”

Một người KQ làm thơ nổi tiếng là Cung trầm Tưởng , một người đã đem hình ảnh rất Paris , rất Tây Phương mang vào thi ca Việt nam:

 

Mùa thu Paris

trời buốt ra đi

hẹn em quán nhỏ

rưng rưng rượu đỏ tràn ly

Mùa thu đêm mưa

Phố cũ hè xưa

Công trường lá đổ

Ngóng em kiên khổ phút giờ

Mùa thu âm thầm

Trong vườn Lục Xâm

Ngồi quen ghế đá

Không em buốt giá từ tâm

Mùa thu nơi đâu?

Người em mắt nâu

tóc vàng sợi nhỏ

Mong em chín đỏ trái sầu”

 

Cung trầm Tưởng tên thật là Cung Thúc Cần,  sinh năm 1932 tại Hà Nội, gia nhập Không Quân năm 1952 và du học tại Pháp và tốt nghiệp học viện hàng không quân sự nổi tiếng Salon  của Pháp nơi xuất thân của hầu hết các cấp chỉ huy cao cấp của Không lực sau này.  Sau năm 1975 ông bị cải tạo 10 năm và hiện nay đang định cư tại  tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ.  Thời kỳ 20 năm văn học miền Nam .ông là một nhà thơ có nét đặc biệt riêng và ông cũng là người chủ trương tủ sách Con Đuông nhằm phổ biến tác phẩm trong vòng hạn hẹp  và gạn lọc. Sang sống ở hải ngoại ông xuất bnả 3 thi phẩm: Bài ca Níu Quan Tài , Lời Viết Hai Tay , và Những  Dấu Chân Ngang Trên Một Triền Phiếm Định. Hơi thơ của ông viết ở hải ngoại rất khác biệt với thơ của ông thời trong nước. Thơ lục bát của ông thời kỳ trước 1975  mở ra những phương trời lạ , những ý tưởng độc đáo.  Còn , bây giờ, ở những tập thơ xuất bản , ông viết thơ lại  khác biệt lúc trước cả từ ý lẫn lời . Thơ , mang theo nhiều suy tưởng , nên chất cảm ít đi nhưng  chất luận lý lại tràn đầy và  nét khai phá dường như phong phú trong cung cách sáng tạo. Có người nói thơ nhiều khi dị ứng với lý luận mà chất cảm phải có nhiều để tạo được sự chia sẻ. Đó cũng là một ý kiến . nhưng , thi sĩ lam sao không suy tư cho được khi cuộc đời đầy những biến cố làm thay đổi nhiều khi toàn bộ con người. Hình như , tới bây giờ những bài thơ như Chưa Bao Giờ Buồin Thế của Cung Trầm Tưởng  vẫn là một khuôn khổ đẹp cho những bản tình ca muôn thuở:

 

“lên xe tiễn em đi

chưa bao giờ buồn thế

trời mùa đông paris

suốt đời làm chia ly

tiễn em về xứ mẹ

anh nói bằng tiếng hôn

không còn gì lâu hơn

một trăm ngày xa cách

ga Lyon đèn vàng

tuyết rơi buồn mênh mang

cầm tay em muốn khóc

nói chi cũng muộn màng..”

 

Nhà văn Huy Quang Vũ Đức Vinh cũng là một cây bút KQ kỳ cựu dù  rằng ông là người đi song hành  giữa chính trị và văn chương ở Việt nam và giữa công việc xã hội và văn học ở  hải ngoại. Ông đã viết những tiểu thuyết như Đôi Ngả và Những Mái Đầu Xanh  từ năm 1952 xuất bản ở Hà Nội.    Ông cũng có thời làm Tổng giám đốc  hệ thống Truyền Thanh Quốc Gia và là một người có nhiều cải cách trong nhiệm vụ này. Qua hải ngoại ông là người chủ trương  bán nguyệt san Đất Mới  xuất bản từ năm 1975 đến năm 1984. Trong quân chủng KQ , ông là một  cây bút chủ trương và chủ lực của tập san Lý Tưởng , một nơi quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam.Dù là người đi song hành trên nhiều lãnh vực, nhưng ở nhiều mặt ông đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Là một người lãnh đạo  ngành truyền thông , ông làm việc hiệu quả và có nhiều cải tổ có kết quả tốt đến mãi thời gian sau. Là nhà văn, ông viết với cái tâm của mình cùng với   sự chân thực . Đọc những bài ghi chép lại như những dòng hồi ký của những giây phút lịchsử trong cuốn sách Về M,ột Người Đã Khuất : Huy Quang Vũ Đức Vinh” mới thấy được sự cẩn trọng của một người kể lại như vai trò của một chứng nhân lịch sử. Viết về những giây phút cực kỳ  sôi động của biến cố Tết Mậu Thân   hay viết về những  phi vụ Bắc phạt, ông đã cho độc giả những chi tiết thực độc đáo  và  biểu trưng được  những  giây phút  đầy chất quyết định thua được của  thời thế lịch sử.

 Không phải ông KQVũ Đức Vinh chỉ viết về những người đồng đội của ông mà ông còn viết về Huyền Vũ , về Phan Nghị khi ở trong nước hay Thanh Nam ở hải ngoại.  Dù viết về bất cứ nhân vật nào ông cũng tìm ra được những nét biểu trưng  được cá tính riêng biệt  cũng như những thời thế  , không gian , thời gian  họ đã sống. Thí dụ như ông viết về Thanh Nam:

“…Qua thơ Thanh Nam  người đọc cảm thấy hồn thơ man mác trên từng ý , từng lời. Thơ của ông còn một đặc điểm là được viết bằng men rượu , qua hơi rươu. Không phải là hơi rượu cuồng say  của Lý Bạch , hay hơi rượu ngạo thế khinh đời của Vũ Hoàng Chương, mà là hơi rượu đủ ngát để tỏa hồn thơ. Có thể nói rượu xuất hiện hầu khắp thơ của Thanh Nam.

 

"Tiễn bạn phải có rượu:

Hãy uống cho say trời sắp sáng

Mai này hai đứa đã hai phương.

Nhớ bạn, phải có rượu:

Bạn cũ hay nương theo rét lạnh

Về đây cùng nhập một cơn say.

Chờ bạn , lại càng phải thêm rượu:

Rượu mời ta rót cho ta

Bạn gần không tới bạn xa chưa về

Rồi để tống tiễn năm cũ , ông cũng tìm đến rượu :

Rót  thêm  ly nữa chào năm cũ

Tuổi bốn mươi rồi thương lắm thay

Mà đón  mừng xuân mới, ông cũng không quên được rượu:

Đất khách năm tàn vẫn gió mưa

Ngồi bên ly rượu đón giao thừa."

 

Thanh Nam có đủ mọi cớ  để nhắc đến  rượu tìm về rượu thậm chí ngay cả lúc ru con:

 

"Bố uống cho con ly rượu này

Ly rượu mừng con tròn mộng đẹp

Niềm vui hoa nở ngày tháng dài

Ngủ đi con  hỡi mai khôn lớn

Đời sẽ bình yên không lửa gai..”

 

Nhà văn Huy Quang Vũ Đức Vinh đã viết một đoạn về nhà văn Dương Hùng Cường khá lý thú:

“Anh Dương Hùng Cường là một trong những ứng viên hoa tiêu ngay trong thời kỳ KQVNCH mới thành lập  nhưng chắc sinh cùng ngày giờ với nhà thơ Tú Xương  nên khoa cử lận đận anh đã không qua khỏi kỳ tuyển chọn để cuối cùng trở thành một chuyên viên điều hành không lưu. Ngành này cũng như các ngành hành chính, tài chính , tiếp liệu, vũ khí , kỹ thuật, thông tin , xã hội, an ninh , phòng thủ , được liệt vào các ngành mang chức năng  hỗ trợ và kêu là không phi hành , tức không bay.Nhà văn nhà báo họ Dương thành chim không bay hay Không Quân Bò, rồi thành dê- Dê Húc Càn.Anh ví mình với kiếp Kiwi để tự diễu, rồi cũng từ đó chọc chơi mấy ông hoa tiêu có cánh mà ngán bay thì cũng không hơn gì Kiwi. Có lúc anh còn đi xa hơn, chọc quê , chọc phá  mấy ông lớn  ngoài Không Quân trong giới “ chính trị chính em” khiến Phủ Đầu Rồng nổi nóng  và tư lệnh Trần Văn minh than trời vì cứu không nổi.Dê Húc Càn lần đó đã khăn gói giã từ Tân Sơn Nhất của sư đoàn 5 KQ  rachân núi Sơn Trà của sư đoàn 1 KQ gặm cỏ gần một niên..”

Đọc “Buồn vui phi trường’ thấy được đời sống những người lính mũ xanh của một thời kỳ có nhiều biến cố của dân tộc. Lúc ấy quân chủng còn những bước chập chững sơ khai.Những người trẻ tuổi xuất thân từ Rochefort, Salon, Marakech,… đã đặt nền móng cho một  không lực  hùng hậu gồm hơn năm chục ngàn  chiến sĩ trong hàng ngũ và hai ngàn máy bay đủ loại  về sau này.Những phi trường lúc ấy còn nhỏ bé lắm và sinh hoạt cũng trong nhịp rời rạc không như về sau này nhộn nhịp cùng với nhịp độ của chiến tranh.

Tác phẩm thứ hai của Dương Hùng Cường là “ Vĩnh Biệt Phượng “ , một chuyện tình thời chiến của những chàng phi công .Tâm và Dương là hai bạn thân cùng đơn vị , là cặp bài trùng của phi đoàn khu trục ở Biên hòa. Dương trong một phi vụ hành quân đã bị bắn rớt và trải qua những giây phút thập tử nhất sinh để  mưu sinh thoát hiểm . Trong khi đó ở trên trời , Tâm đã nhất quyết không rời vùng để cover cho bạn. Kết` cuộc là Dương thoát hiểm trở về được căn cứ . Rồi , đến khi Tâm bị bắn rớt   và Dương đau đớn khi bị mất một người thân .  Họa vô đơn chí với gia đình Tâm , Thư Hương , em gái của Tâm , bị một anh chàng bác sĩ sở khanh dụ dỗ đến mang thai  và Dương vì tình bạn đã cưu mang   cái bào thai ấy và nhận lấy Thư Hương làm vợ dù đã có người yêu là Phượng , một mối tình trong sáng và  thánh thiện . Kết quả , là Vĩnh Biệt Phượng :

“ Phượng bàng hoàng như bị ai đập mạnh một nhát búa. Bàng  hoàng hơn cả sáng nay, nghe tin Tâm chết. Tai Phượng như ù đi, không còn nghe thấy Dương nói gì nữa . Hình như  Dương còn nói nhiều lắm nhưng Phượng như bềnh bồng lao đao muốn ngã. Nàng phải vịn vào một thân cây để đứng vững. Dương muốn đỡ lấy Phượng , nhưng rồi lại thôi , sau một giây ngập ngừng.

 Như thế mối tình ấy tới đây là hết rồi  Trong một khoảnh khắc Phương thấy như trê thế gian này có hai người chết . một người là Tâm nằm trong kia và một người là Phượng đang đứng ở đây. Mắt nàng mở lớn nhìn vào khoảng trống trước mặt  và nàng biết rằng bây giờ chỉ cần nhẹ chớp mắt là nước mắt sẽ ào ào tuôn ra.Tiếng dương thoảng như tiếng gió:

Thôi , vĩnh biệt Phượng !..”

   

Tác phẩm thứ hai của Dương Hùng Cường là “ Vĩnh Biệt Phượng “ , một chuyện tình thời chiến của những chàng phi công .Tâm và Dương là hai bạn thân cùng đơn vị , là cặp bài trùng của phi đoàn khu trục ở Biên hòa. Dương trong một phi vụ hành quân đã bị bắn rớt và trải qua những giây phút thập tử nhất sinh để  mưu sinh thoát hiểm . Trong khi đó ở trên trời , Tâm đã nhất quyết không rời vùng để cover cho bạn. Kết` cuộc là Dương thoát hiểm trở về được căn cứ . Rồi , đến khi Tâm bị bắn rớt   và Dương đau đớn khi bị mất một người thân .  Họa vô đơn chí với gia đình Tâm , Thư Hương , em gái của Tâm , bị một anh chàng bác sĩ sở khanh dụ dỗ đến mang thai  và Dương vì tình bạn đã cưu mang   cái bào thai ấy và nhận lấy Thư Hương làm vợ dù đã có người yêu là Phượng , một mối tình trong sáng và  thánh thiện . Kết quả , là Vĩnh Biệt Phượng :

“ Phượng bàng hoàng như bị ai đập mạnh một nhát búa. Bàng  hoàng hơn cả sáng nay, nghe tin Tâm chết. Tai Phượng như ù đi, không còn nghe thấy Dương nói gì nữa . Hình như  Dương còn nói nhiều lắm nhưng Phượng như bềnh bồng lao đao muốn ngã. Nàng phải vịn vào một thân cây để đứng vững. Dương muốn đỡ lấy Phượng , nhưng rồi lại thôi , sau một giây ngập ngừng.

 Như thế mối tình ấy tới đây là hết rồi  Trong một khoảnh khắc Phương thấy như trê thế gian này có hai người chết . một người là Tâm nằm trong kia và một người là Phượng đang đứng ở đây. Mắt nàng mở lớn nhìn vào khoảng trống trước mặt  và nàng biết rằng bây giờ chỉ cần nhẹ chớp mắt là nước mắt sẽ ào ào tuôn ra.Tiếng dương thoảng như tiếng gió:

Thôi , vĩnh biệt Phượng !..”

Trong hai tác phẩm , Dương Hùng Cường đều lấy  khung cảnh của nghĩa trang để   cho những nhân vật của mình chia tay nhau . Ở “ Buồn vui phi trường “  cũng là nghĩa trang , khi người đàn bà vừa mất chồng nắm tay đứa con thơ đi trên con đường nghĩa trang của buổi chiều nạt nắng .  Bóng dáng ấy  cô đơn và buồn thảm qúa .  

Hình ảnh của người phi công hào hùng dường như bị nhòe đi bởi những dòng lệ thương xót.  Tôi đọc   truyện của Dương Hùng Cường trong sự chia sẻ , bởi tôi biết , tác giả đã ảnh hưởng rất nhiều của sự thực . Bàng bạc trong truyện , là tâm cảm của một người lính rất yêu quân chủng của mình , và những nhân vật là tổng hợp của nhiều khuôn mặt có thực của đời quân ngũ. Cái đặc thù ấy , là của riêng của những người cầm bút Không quân.

Nhà thơ Hoàng Song  Liêm cũng là một vóc dáng thi sĩ quen thuộc của  quân chủng KQ. Trong hai tập thơ vừa xuất bản ở hải ngoại, thơ trở thành một cống hiến cho đời để văn chương được trân trọng …

Tách bạch từng bài thơ , vẫn là bàng bạc mối sầu thương nhà nhớ nước . Nỗi buồn   của một người , đứng trên bờ nhìn dòng nước mải miết trôi , thấy quá khứ chập chờn và hiện tại chông chênh.  Có một tiếng thở dài , trầm và sâu.Nhưng, trong kiếp người và trong cuộc đời, có điều gì  vượt qua được cái hữu hạn của cuộc nhân sinh. Đọc bài thơ “ Rồi một ngày qua đi”, để thấy cái chạnh lòng của một người thơ nhiều suy tưởng :

 

“Rồi ngày và tháng cũng qua đi như chưa bao giờ có thật

Anh còn gì trong nắm tay xuôi?

Tuổi và năm cũng trôi về nẻo khuất

Nỗi nhớ trong Em rồi cũng phai phôi

Mặt trời chiều nay vẫn đấy

Hỏi thầm bóng cũ ta đâu

Vầng nguyệt đêm nay vẫn vậy

Còn không hai bóng chung đầu?

Ngày và tháng củng qua đi như chưa bao giờ có thật

Hăm bốn giờ qua có nghĩa gì chăng?

Giây và phút cũng theo nhau đuổi bắt

Đông sẽ tàn và Xuân lại sang Xuân

ày lênh đênh và tháng cũng lênh đênh

Kỷ niệm cũ sẽ chôn vùi đáy mộ.

Em chưa về cỏ dại vẫn vây quanh

Ôm hữu hạn ta xuôi miền ảo tưởng

Ngẩn ngơ tìm, tìm mãi , ngẩn ngơ thôi

Ta hiện diện nào hay vô sắc tướng

Mây chiều bay , chìm nổi cuối chân trời”

 

Hình như, thơ ngân vang những rung cảm , những sợi dây căng lên từ miền cảm xúc . Tôi muốn hỏi tự mình: Đây có phải bài thơ hay? Và , hình như có một người  cũng cảm được từ ngôn ngữ và vần điệu ấy  để mượn những cung bậc âm thanh   phổ nhạc bài thơ…

Có những bài thơ sống mãi với quê hương , những bài thơ  của Tế Hanh , Bàng bá Lân , Anh Thơ , Thanh Tinh,…Tôi nhớ đã đọc những bài thơ ấy cách nay mấy chục năm đến bây giờ vẫn còn in trong óc  từng câu từng chữ   và cả nỗi nao nao trong tâm,  trong trí. Những bài  học thuộc lòng của tuổi thơ ấu nào thật xa mà cũng thật gần gũi.  Bây  giờ , đọc bài thơ “ Về Làng Cũ “ của Hoàng Song Liêm  , tôi lại còn nguyên cảm xúc cũ :

 

“Ôi nhớ quá bừng lên từng tuổi dại

Như gã tiều phu tìm trầm ngậm ngải

Tôi trở về như một khách hành hương

Tôi  chắt  chiu từng mảnh vỡ thiên đường

Thành chuỗi ngọc tuổi hồn nhiên sắc biếc

Tiếng cu gáy vườn xưa ngày tiễn biệt

Lời chim sâu ríu rít ngọn tre già

Bên ao đình còn đó gốc đa xưa

Chùm khế ngọt giậu mướp vàng xóm giếng

Mảnh sân cuông qua mấy mùa dâu biển

Gót chân về mòn vẹt gót phiêu du

Cội soan già, hàng cau biếc non tơ

Oi nhớ quá hắt hiu chiều ngõ trúc

 con chuồn chuồn còn đậu đó ngu ngơ

Trái sấu xanh thuở đầu đời đi học

 vị trên môi còn chát chát chua chua ..”

 

Nhà văn Thế Phong đã nổi tiếng từ trước khi gia nhập vào quân chủng Không Quân  cũng là một vóc dáng lạ của văn học. Ông  đã viết những tác phẩm như Nửa Đường Đi Xuống , Thế Phong , Nhà Văn , Tác Phẩm , Cuộc Đời , .. với giọng văn khác  thường  đã kể lại những bất toàn của  chính bản thân mình bằng một giọng văn thật tự nhiên và tương ựt như thế với những người ông biết hoặc có liên hệ  . Ông chủ trương nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến và cũng là một thi sĩ có lối suy nghĩ khác thường và là người phê phán chiến tranh bằng  thi ca. Gần đây ông viết Hồi ký Ngoài Văn Chương có đề cập đến nhiều khuôn mặt quen thuộc của KQ.  Một điều đáng tiếc là ông nêu ra quá nhiều những dữ kiện không đẹp hya đã có những nhận xét không được trong sáng lắm về nhân vật này, tác phẩm nọ. Viết hồi ký , có lẽ là dịp để cho ông giãi bày ra tất cả những ấm ức về cuộc đời mình nên người đọc chỉ thấy nhiều những nét bi quan hơn là lạc quan của văn chương.

Trong khuôn khổ của một bài tạp ghi , tôi không thể nào viết  đầy đủ về những khuôn mặt văn chương của KQ. Có  lẽ , tôi phải cố gắng để tiếp tục viết về Kiêm Thêm, Phan Lạc Giang Đông,  Trần Ngọc Tự, Đỗ Quuốc Anh Thư, Đào Vũ Anh Hùng, Hoàng Khai Nhan,  Đào Quang Bình, Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Võ Ý , LÊ Bá Định, .. trong một bài kế tiếp nếu có cơ hội…

KQ VNCH có rất nhiều nghệ sĩ , ở tất cả các bộ môn . Như về nhạc có Ngô Mạnh Thu, Nguyễn Trung Cang,.., hội họa có Ngy cao Uyên, Cao Bá Minh,..làm thơ làm văn chuyên nghiệp hoặc tài tử thì vô số. Tôi cũng là một KQ nên khi viết những trang chữ này trong lòng cũng lây thầm cái hãnh diện  của một người được chia sẻ…và tôi nghĩ tiếp , có lẽ tinh hoa của dân tộc đã đổ vào quân đội  chăng nên mới có những sự kiện tốt đẹp  này?