Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHỮNG NGÀY Ở HẺM ĐỘI CÓ

 

NGUYỄN QUỐC TRỤ

 

1958. Học xong trung học, tôi thi vô trường Bưu Điện vừa mới được thành lập, sau một năm lân la làm quen cái không khí đầy náo nức của tương lai như đang giục giã ở ngay đầu ngã tư của cuộc đời, ở một đại giảng đường đại học. Bạn thử tưởng tượng, một học sinh nghèo, sống chui rúc ở cuối con hẻm Đội Có, Phú Nhuận, nơi đám người nghèo khổ bám quanh thành phố, khi chiến tranh chưa dồn dập đem những tiện nghi vật chất tới tận giường ngủ, xó bếp, rồi lấy đi một số những người thân yêu của họ, chỉ biết xài đèn dầu, uống nước giếng. Đám thanh niên, ngoài những lúc tự an ủi nhau bằng những mối tình tưởng tượng, những tiếng hát nhái theo giọng Út Trà Ôn, Trần Văn Trạch quanh cây

đàn ghi-ta bên cạnh giếng nước vào những lúc con xóm, sau một ngày mệt lả, mặc tình cho bóng đêm và muỗi đói hoành hành, chỉ còn cách kéo nhau ra phía sau dãy nhà lụp xụp, mặc tình ngắm nghía mấy cô gái họ vẫn thường trầm trồ mỗi lần thoáng thấy bóng. Các cô lúc này đang xắn cao quần, thoăn thoát giữa đám rau muống xanh um phủ kín mấy vũng nước đen ngòm, nguồn lợi thứ nhì sau mấy ao cá, một nơi hò hẹn khác nữa của đám thanh niên thiếu nữ, và của cả đám con nít. Buổi sáng đi học, nếu nhà không còn cơm nguội, đành nhịn đói, bỗng một ngày thấy như Alice lạc vào xứ thần tiên, lạc vào đại giảng đường Khoa Học, đại học Sài Gòn. Phở hồi đó có ba đồng một Tô, tiền ông Diệm, như sau này người dân miền Nam vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt! Những buổi sáng hiếm hoi, trong túi có mấy đồng bạc cắc Bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mớ đồ xi. Mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê mấy chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy tài tử tân nhạc, cải lương... Tôi có cảm tưởng cả khu phố cũng xôn xao cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: tô phở nơi đình làng Phú Nhuận. Trong hơi phở có chút hiền từ của những cây nhang, những lời cầu khấn của mấy bà đi chợ, tiện ghé đình ăn sáng và lạy Phật... Dĩa bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm chừng mười lăm phút, rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi, chỉ kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng những cử chỉ quen thuộc của cô còn nán lại phía nửa sau đòn gánh.

Khi đã đi làm, có chút lương bổng hàng tháng, có nhà do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không kịp ngoái cổ nhìn lại chấn xưa, có những buổi sáng sớm chạy xe vòng vòng, đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết đâu còn chút nào qua hương vị dĩa bánh cuốn Thanh Trì, tại con hẻm Trần Khắc Chân, Tân Định. Thứ bánh mỏng lét, không nhân, chấm nước mắm nhỉ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuồng đầu tăm... Nhìn bước đi tưởng chậm chạp của thời gian, của thành phố thì đúng hơn, trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả tìm ra ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân, đế quốc, cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù… Nhìn bước đi chắc nịch của thời gian trên khuôn mặt xinh tươi của mấy cô gái ngày nào còn tranh giành đồ chơi, tị nạnh, đun đẩy nhau công việc, nay đã biết xấu hổ trước mấy cậu khách hàng. Hay tới 79 đợi một tô phở đặc biệt sau khi len lỏi qua đám bàn chật cứng khách, cố tìm một ghế trống, tới quán bà Ba Bủng, để rồi lưỡng lự giữa một tô bún ốc, bún riêu hay một dĩa bún chả giò... Ôi, tất cả chỉ vì thèm nghe cho được cái âm thanh ấm áp của mấy đồng bạc cắc Bà Trẻ cho ngày nào…

Bà Trẻ, vợ một người em ông ngoại, khi còn con gái nổi tiếng rất đẹp, thông minh, được cho ra tỉnh học, đột nhiên bị gia đình gọi về quê gấp. Bà đã đành lòng vùi dập ước mơ trở thành cô giáo của mình, làm vợ “thế” cho bà chị ruột, vợ ông Nghị, lúc đó bệnh nặng, đang chờ chết, để nuôi nấng dạy bảo đứa con gái của người chị, lúc đó còn ẵm ngửa, thực ra là để gìn giữ mớ của cải bên chồng, không cho lọt ra người ngoài, đúng hơn, không rớt tới đám con cái mấy đời vợ trước.

Sự hy sinh của bà không được đền đáp. Cô con gái sau này vẫn thường tỏ ra hỗn hào với bà, ý rằng bà đã sống nhờ tiền bạc của mẹ ruột cô ta, chưa kể nỗi ganh tị sau biến thành hận thù, rồi được Cộng Sản cho phép gọi là nợ máu, của mấy cô, cậu thuộc dòng vợ thứ nhất, thứ nhì... Họ tố bố địa chủ hãm hiếp mẹ nông dân, tố mẹ ghẻ ngoài cái tội thù ghét, hành hạ con chồng, còn can tội giấu giếm tiền bạc, của cải... Bà Trẻ cuối cùng đã may mắn đem đứa con trai độc nhất, ông chồng, cô con gái xuống Hải Phòng rồi vào Nam.

Ông Nghị, tướng người cao lớn, mấy đời vợ, mấy dòng con, không kể con rơi con rớt, con “làm phúc” Bà Trẻ kể cho tôi nghe về một cặp vợ chồng hiếm hoi đã “nhờ vả”, ông Nghị, và đứa con gái, kết quả của mối tình "thả cỏ", của một bữa rượu say sưa bên mâm thịt cầy, trong lúc người chồng giả vờ mắc bận bỏ ra ngoài, đã bị câm ngay từ khi lọt lòng...

Nghe bà kể, tôi mơ hồ nhận ra nỗi thất vọng của một người vợ, của một người đàn bà đã hy sinh một cách vô ích tuổi trẻ, nhan sắc, sự thông minh và luôn cả lòng tốt của mình. Nỗi đắng cay của một bà mẹ về đứa con trai duy nhất: cậu H. Tuy không tật nguyền, nhưng không thể nào là một đứa con của hạnh phúc, cho nên cậu không thừa hưởng được tính thông minh, chăm học của mẹ, không thừa hưởng vóc dáng cao lớn, đàn ông của bố, nhưng lại giữ nguyên được truyền thống của những người đàn ông trong họ, luôn coi người đàn bà mới là chủ thực sự trong gia đình. Cậu luôn tỏ ra bất lực trước bà chị cùng bố khác mẹ, một cô gái tuy chưa quá tuổi lấy chồng đã là gái già. Những lúc bị đay nghiến, hành hạ quá mức, cậu chỉ phản ứng bằng cách đập đầu vào tường. Âm thanh của sự nhẫn nhục không chịu ngừng lại trước ngưỡng cửa của chiến tranh: Trong những năm miền Nam bị Thần Chết ngày đêm đòi mạng, cậu H. đã áp dụng cái võ khí tỏ ra hữu hiệu nhất đối với cậu là tự hành xác để được hoãn dịch. Cậu nhịn ăn, nhịn ngủ, uống cà phê đen, uống trà đặc, hút thuốc lá... Không chịu ngừng lại mà còn vượt xa hơn nữa, tới miền đất của phúc phận, nghiệp duyên. Cuộc sống gia đình hạnh phúc của cậu những năm sau 1975, theo Bà Trẻ của tôi, là do đức Phật đã thấu tới nỗi đau khổ, lòng ăn chay niệm Phật của bà, nhưng tôi cho rằng ngài đã bị những tiếng đập đầu binh binh của cậu H. làm giật mình, nhìn xuống cõi đời ô trọc này...

Tôi viết dưới ánh sáng của một ngọn nến: Sài Gòn

28.3.66. “Tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu”. Ôi chao! Tôi đã có lần viết về cái cảnh thất thểu dưới mưa, chạy lẽo đẽo theo một cô bé nơi đường Cộng Hòa, ngay trước đại học Khoa Học. Và cái cảm giác giận dữ, mệt mỏi, theo tôi hoài, còn dai dẳng hơn cả mối tình...

Hãy viết về Sài Gòn cho chẳng riêng ai mà cũng là cho tất cả mọi người. Hãy viết về một thành phố trong cơn hối hả đi tìm người thân tưởng đã mất tích, và trong khi chờ đợi đã bồn chồn muốn có tất cả, muốn sống một lần, ngay lập tức, ngay tại đây... Hãy viết về một thành phố tưởng như nông nổi, tạm bợ, nhưng có khả năng cảm hóa, biến đổi tất cả những ai đã từng sống trong nó thành những tín đồ của một thứ tôn giáo, đạo miền Nam, đạo Sài Gòn... Hãy viết về những bạn bè đã thất lạc, đã lang thang nơi này nơi nọ mà địa chỉ cuối cùng còn nhớ được: Sài Gòn.