Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT

CỦA NHÀ THƠ

LƯU TRỌNG LƯ

 

VŨ KÝ

 

Tôi cũng nhớ lại một cuộc đi thăm bà con ở Mỹ Tho với Lưu Trọng Lư vào đầu năm 1976. Ngày nay họ Lưu đã mất rồi và không còn lo ngại sự trừng phạt trả thù của Đảng đối với nhà thơ nên tôi không do dự viết ra đây nổi lòng rất thực và được giấu kín của họ Lưu sống hơn 30 năm theo Đảng. Cùng với nhiều người chúng tôi đang dạo bước trên con đường lát sỏi dẫn đến nhà quen của bà S. chị dâu của Lư (hiện ở Huê Kỳ), bà này rất thân từ lâu với gia đình chúng tôi. Từ cả đoàn người, tôi kéo riêng tư ra để được tâm sự với anh một cách chân tình.

- Anh Lư, anh không khác xưa là mấy. Hơn tôi cả chục tuổi, anh vẫn không già hơn tôi. Xin hỏi thực anh, từ một năm rồi, vào tham quan miền Nam và ở lại nhà chị S., anh thấy cuộc sống dân tình ở đây như thế nào? Có thực nghèo đói thảm thương như anh đã tưởng không?

Im lặng rất lâu giữa hai người. Lư lúng túng, không trả lời hay đúng hơn chưa biết nên nói ra sao thì tôi nói tiếp:

- Tôi nói điều này, xin anh đừng phật ý. Theo CS là anh đã đi sai đường rồi, anh Lư ạ. Một ví dụ rất bình dân... Bàn tay có ngón ngắn ngón dài, không ai đem chặt các ngón cho bằng đầu mà lại lấy cái ngón ngắn nhất làm chuẩn bao giờ! Vô lý và trái thiên nhiên quá. Ở con người cũng vậy. Các ông tuyên truyền với nhân dân ngoài ấy rằng công nhân, nông dân trong Nam, thành phần trung kiên của Đảng, bị Mỹ Ngụy bóc lột tận cùng xương tủy và sống vô cùng đói nghèo, cơ cực. Thực là láo xược anh có thấy thế không? Đời sống của họ như anh đã thấy sung túc, nếu họ chịu khó làm việc, không ai khốn khổ quá như Đảng đã tuyên truyền láo khoét lâu nay.

Thi sĩ họ Lưu gật đầu, vẻ mặt buồn buồn.

- Giữa khung cảnh vắng vẻ này, chỉ có một mình anh, một mình tôi, tôi nói anh đi sai đường rồi, đó là lời nói của tâm can tôi, của một người bạn quen thân anh từ nhiều năm về trước, hồi chúng ta cùng nhau dạy học tại trường Viên Minh Hội An vào thời tiền khởi nghĩa 1945. Bấy giờ có cả anh Phạm Văn Hạnh, tác giả Giọt Sương Hoa của nhóm Tinh Hoa Hà Nội nữa. Anh còn nhớ chứ anh Lư? Vả lại, tôi xem chị S. như người chị ruột của bà xã tôi vậy. Anh em mình hiểu nhau nhiều quá mà, anh Lư. Chẳng lẽ tôi nói thẳng ra với anh những điều được xem như là quốc cấm ấy anh lại đi tố cáo tôi. Nhưng phải nói thực là anh đã đi lầm đường, trật lất lý tưởng rồi... Tôi đâu có trách anh vì cũng như bao kẻ khác các anh cũng giống như bộ phận của một guồng máy. Máy đã chạy rồi thì riêng một bánh xe có muốn dừng lại cũng không được nữa.

Xin anh vui lòng thử đọc cho tôi nghe vài bài thơ anh làm trong thời kỳ anh được giác ngộ.

Lư im lặng suy nghĩ, vẻ mặt càng thiểu não hơn nữa. Da mặt Lư bình thường hơi nâu, bây giờ tái nhạt.

Xin phép anh tôi đọc cho anh nghe một số bài thơ anh làm trước 1945. Các nhà sách miền Nam có in lại một số thơ của anh. Có thể mỗi bài tôi chỉ nhớ dăm bảy câu thôi nhưng có lẽ đó là những vần thơ của tình tự yêu đương, của nhân bản dân tộc nên khó ai quên. Nào bài “Mưa”, “Giang Hồ”, “Nắng Mới”, “Thơ Sầu Rụng”, “Thời Xưa”, còn bài, “Tiếng Thu” ai mà chẳng nhớ!

Rồi tôi ngâm khe khẽ:

 

Thuyền yêu không ghé bến sầu

Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng...

 

...Mời anh cạn hết chén này

Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn

Tiếng gà đã rộn trong thôn

Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay...

 

...Em chỉ là người em gái thôi

Người em sầu muộn của muôn đời

Tình em như tuyết giăng đầu núi

Vằng vặc muôn năm nét tuyệt vời...

 

Anh Lư, tôi biết anh đã làm một cuộc phản tỉnh không đẹp, bôi lọ cả công trình mỹ thuật anh tô bồi cho văn học Việt Nam khi anh đăng đàn diễn thuyết ở các nơi và đặc biệt ở trường Pétrus Ký tháng 10-1975 về thơ của họ Hồ, nhân đó anh thanh minh và cũng biện hộ cho anh về bài Tiếng Thu mà anh đã sửa lại nhảm nhí: Con nai vàng không ngơ ngác nữa, em ơi!... (có ý nói là đã tìm ra lý tưởng...) và qua tác phẩm mà anh viết rất gượng gạo gần đây là: Mùa Thu Lớn, trong đó có bài: “Đường Ta Đi Thế Đấy, Bạn Lòng ơi!” thì cảm xúc, ý tình quả là giả tạo vô cùng.

Tôi ngâm tiếp:

 

Lững thững sườn non chiếc cáng điều

Ngàn năm còn đắm mộng thân yêu,

Lỏng buông mái tóc sau điềm sáng

Tiếng ngọc mùi hương lẫn gió chiều...

 

...Chuyện ân ái dành khi nhàn rỗi

Cười cũng hay mà khóc cũng hay

Không vui ta cũng cùng vui gượng

Và không buồn ta cũng bị buồn lây...

 

...Khóc chuyện thế gian cười ngặt nghẽo

Cùng cười những chuyện thế gian đau...

 

Lư vỗ vào vai tôi, nói lớn rồi giật mình nhìn lại đoàn người đi phía sau:

- Ồ! Tôi mà cũng làm được những vần thơ như thế sau? Ồ! Anh hay quá, làm sao mà anh thuộc được thơ tôi nhiều vậy? Thú thực, anh đọc lên, tôi cứ tưởng là của ai, chính tôi cũng không nhớ được thơ của mình một bài nào cả, mà cũng không ai nhắc cho tôi nhớ nữa...

Tôi sửng sốt và giật mình. Té ra tôi đang chứng kiến một hiện tượng nhị phân nhân cách về tâm lý học. Con người thứ hai của họ Lưu hiện không còn nhớ gì đến con người thứ nhất nữa. Hay con người thứ nhất đã hoàn toàn bị hủy diệt bởi con người thứ hai, do sự tẩy não thành công của một quái đản ma mị!

- Anh có biết ở miền Nam, chúng tôi trích thơ anh dạy cho học sinh cái lớp lớn, và ngâm và bình thơ anh cho học sinh, sinh viên thưởng thức đó không? Còn thơ cách mạng của anh gần đây ra sao tôi không biết vì không ai phổ biến, tôi chỉ thuộc có bài “O Tiếp Tế”, thơ kháng chiến anh làm sau 1975 mà thôi:

 

Vừa học i tờ

O đi tiếp tế

Hai mươi xuân trẻ

Chẳng học chi sầu...

 

Nhìn trước nhìn sau

O qua đồn địch

O đi một mạch

Hỏi chị hỏi em...

 

Anh thấy bài thơ kháng chiến ấy của anh như thế nào...

Tôi không dám đọc bài ấy cho học sinh, sinh viên nghe, thơ Lưu Trọng Lư làm sau 1945.

Vẫn im lặng hồi lâu, nhà thơ họ Lưu cất tiếng:

- Thôi, anh đừng nói nữa. Tôi hiểu cả rồi...

Nhìn họ Lưu tôi bỗng thương hại. Tôi nghĩ rằng ở một nhà thơ như Lư, cảm xúc, tính nhạy bén và hồn nhiên có thể là điều tốt mà cũng có thể là điều bất lợi cho cuộc đời anh ta. Tôi vẫn chưa hiểu bốn tiếng vừa rồi: “Tôi hiểu cả rồi” của anh muốn nói gì?

Tôi nói tiếp:

- Thực tình mà nói, anh Lư. Qua bài “O Tiếp Tế” cái chất nghệ sĩ tuyệt vời vừa đìu hiu như gió thoảng vừa thắm thiết như trầm hương quyện vào hồn nhân thế đã chết! Hết rồi... Mà chừ đây, con người có thể là con người đảng viên, chiến sĩ cách mạng của anh thì tôi thưa thấy ló dạng. Khiển hứng giả tạo xúc cảm gượng gạo - ở một chế độ mà người văn nghệ sĩ đích thực phải đeo luôn cái mặt nạ trường kỳ để đóng một vở kịch dài chưa đến hồi kết thúc thì quả thực chế độ ấy không làm sao tạo được cho người văn nghệ sĩ một khung trời thích đáng cho giang hồ tâm tưởng, cho phiêu lưu tình tự và thoát ly xúc cảm. Và cũng không phải để diễn xuất một chủ thuyết vì dân, do dân dâu nữa. Anh không buồn vì những lời nói của tôi chứ, anh Lư.

Nhà thơ họ Lưu bỗng nắm chặt lấy tay tôi rồi nhìn tôi... nước mắt chảy dài trên đôi má hóp...

Tôi xúc động vì nghĩ rằng trong các văn thi sĩ đã biến chất ở miền Bắc, họ Lưu là người có những vần thơ - có thể gọi là thơ được không? Hay là nên gọi là những câu vè - ít tàn bạo nhất.

Câu chuyện hơn 10 năm qua - tôi nhớ như mới năm trước đây - không phải là một đối thoại mà đúng là một cuộc độc thoại, độc thoại giữa tôi và cái hồn chập chờn vọng về từ một thế giới khác của nhà nghệ sĩ tiền chiến là Lưu Trọng Lư.

Gần 3 năm sau, sau ngày ấy, ở Bruxelles tôi nhận được một bức thư hồi âm ngắn gọn của nhà thơ gởi cho cháu tôi từ Hà Nội, trong đó có những câu não nùng!

“Hạnh phúc ở đời tưởng như khó kiếm lắm, thế mà bất chợt đã đến với mình như một điều rất thoải mái tự nhiên. Cũng như hôm anh Ký và tôi lên xe đi về Mỹ Tho, hai người nhắc lại những chuyện thơ, đọc lại những bài thơ tình, rồi khi xuống xe, ôm hôn nhau mãi không chán. Từ dĩ vãng xa xăm, chợt sót lại một chút gì yêu dấu lạ thường, đằm thắm lạ thường. Câu chuyện không đâu mà bất ngờ dẫn đến nước mắt...”

Ngày nay, họ Lưu đã chết. Hiện bức thư với thủ bút của Lư, tôi còn giữ, như di chúc của một con người cải hối trong im lặng vĩnh viễn...