Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỚ MẸ ÂM THẦM

 

LÊ MỘNG HOÀNG

 

Thân mến tặng các người con phải nhận đóa hoa màu trắng vào lễ Vu Lan .

           

Mẹ kính yêu,

 

Còn một tuần lễ nữa là đến rằm tháng 7, lễ Vu Lan. Hằng năm cứ đến ngày nầy con thường đưa Mẹ đến chùa Hoa Nghiêm để dự lễ cúng Phật ngoài trời; rồi ăn cơm chay và được gắn hoa hồng khi các em gia đình Phật tử cử hành lễ “Bông Hồng Cài Áo.” Con luôn cảm thấy vui sướng khi mình đã qua đồi “lục tuần” được người khác gọi bằng bác, bằng bà mà vẫn còn có Mẹ, để ôm má Mẹ mà hôn mỗi chiều đi làm về, để được cài đóa hoa màu hồng tươi thắm biểu lộ niềm tự hào “Mẹ tôi vẫn khỏe mạnh, Mẹ tôi vẫn còn đây.” Nhưng lễ Vu Lan năm nay thì khác hẳn, Mẹ đã xa con rồi! Hiện tại con đang ngồi tại bàn giấy của Mẹ, vẫn chiếc ghế nhung màu xám, chiếc bàn gỗ màu nâu, trên tường vẫn còn nguyên tấm hình hai mẹ con đứng trước hồ sen nhỏ đằng sau vườn. Con dùng căn phòng của Mẹ làm phòng làm việc cho con, suốt ngày con ngồi thiền, đọc sách, viết lách, tập thể dục nơi đây. Mẹ luôn ở bên cạnh con với nụ cười hiền hòa—vì khắp nơi đều có hình Mẹ: hình Mẹ chụp với các em ở Sàigòn trước ngày qua Mỹ (1989), hình Mẹ chụp với dì Loan Anh--chắc giờ nầy Mẹ đã gặp lại dì phải không?, hình Mẹ chụp với cả gia đình lễ Giáng Sinh đầu tiên tại Virginia. Con còn nhớ anh Huyền nói: "Đây là Christmas vui nhất vì đông đủ mọi người, sau nầy chưa chắc có thể họp mặt đủ các gia đình như vậy.” Đúng như thế ; khi mọi người đã có việc làm, rồi phân tán nhiều nơi, rồi bận bịu vướng mắc vào guồng máy sinh họat của xã hội tân tiến nầy nên cơ hội “ngồi lại với nhau, sum họp một nhà” thật quá hiếm hoi.

Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con cũng không ngờ đã 67 tuổi đầu, đã làm bà ngoại rồi mà con vẫn còn CẦN CÓ MẸ như thế nầy! Từ bao nhiêu năm nay con luôn cầu nguyện đức Phật Quán Thế Âm phù hộ cho Mẹ: "Sống thì khỏe mạnh, ra đi thì thanh thản.” Điều mong ước của con đã thành sự thật. Mẹ đã từ trần bình an, yên lặng trong giấc ngủ sáng ngày 29 tháng 3 năm nay, 2007.

Trong suốt thời gian 49 ngày sau khi Mẹ nhắm mắt, con chú tâm vào việc đọc kinh cầu siêu, nhờ các sư cô các chùa làm công tác từ thiện bố thí và góp lời cầu siêu cho hương linh Mẹ. Sư cô Minh Bảo chùa Từ An ở Huế vừa rồi có bảo con rằng: "Theo lời một nhà ngoại cảm ở chùa Từ An thì hương linh cô Đốc rất AN LẠC. Hương linh nầy thông minh, sáng suốt nên theo dõi lời kinh của các ni sư chuyên cần và vui vẻ.” Con rất mừng khi nghe Sư cô kể như vậy. Tám ngày sau khi Mẹ mất, con nằm mơ thấy Mẹ và Mẹ cười nói: "Má vui lắm con!” khi con trao Mẹ hai bao lì xì có đựng tiền mới để Mẹ cúng dường cho quý Thầy.

Con cứ ngỡ Mẹ đã già rồi, 93 tuổi; lúc sau nầy Mẹ không đi laị được vì đau chân nên phải ngồi xe lăn hoặc nằm trên giường và ngủ nhiều, việc Mẹ ra đi nhẹ nhàng, không sợ sệt, không la ré đau đớn gì cả là một phước lớn cho Mẹ và cho chúng con, nhưng thực tế thì không như vậy! Sau khi nghỉ một tuần để lo đám tang cho Mẹ, con trở lại sở làm. Con nhớ Mẹ xót xa, cơn nhớ đến thình lình khi con nhìn lên tấm hình Mẹ treo cạnh computer ở sở. Con phải cắn môi lại vì không muốn bạn đồng nghiệp biết rằng “một bà già 67 tuổi laị khóc nhớ Mẹ như đứa trẻ lên 3.” Trí nhớ của con sút kém rất nhiều! Con quên nhiều thứ đến nỗi con phải nói với ông trưởng nhóm (Team Leader) là: "Ông nên coi chừng, trí nhớ của tôi lúc nầy tệ lắm, sợ việc tôi làm không chính xác.” Ngày nầy qua ngày khác, cơn nhớ không bớt đi mà tật quên thì tăng thêm. Con quyết định hoàn tất việc nạp đơn xin hưu trí; rồi con đi nghỉ hè ở Tampa, Florida. Khi họp mặt với các bạn cựu học sinh Đồng Khánh, đứa nào cũng đều làm bà ngoại, bà nội cả; phần đông đã mất mẹ lâu rồi nên con cố gắng sinh hoạt bình thường, cũng cười cũng nói, cũng ăn ngủ, vui chơi như mọi người. Mỗi đêm trước giờ ngủ, con đều cầu nguyện Phật độ trì cho Mẹ, đó là lúc con nhớ Mẹ da diết! Con bây giờ làm việc gì cũng chậm chạp, ngu ngơ, vì tật hay quên. Con hy vọng những ngày họp bạn ở nhà QH tại Tampa được gặp các bạn ngày xưa (1956) của trường Đồng Khánh Huế, được nói cười xưng “mi tau” tự do, được chủ nhà thức khuya dậy sớm nấu các món Huế ngon và lành cho cả bọn thưởng thức thì con sẽ từ từ khôi phục lại trí nhớ, trở lại tình trạng hoạt bát linh động như những ngày còn Mẹ bên con. Ngày Chủ Nhật 24 tháng 6, chúng con rời Tampa trở về Virginia, có cháu Sammy ra đón tại phi trường Dulles. Thằng bé rất ngoan, đến đón đúng giờ, laị nhớ mua hai chai nước lạnh mát rượi để ba mẹ uống. Con thầm cám ơn Trời Phật đã cho con được hưởng đôi “Giây Phút tuyệt vời” khi nhìn thấy Sammy cười tươi xách vali của vợ chồng con bỏ lên xe rồi đưa chúng con về nhà; đây là biểu tượng của TÌNH THƯƠNG chân thật.  Tuổi già của Mẹ thường vui và ấm cúng vì Mẹ rất may mắn: Mẹ được các con gái thương yêu chăm sóc, mà các chàng rễ cũng thương Mẹ không kém, rồi đến con trai con dâu và các cháu ngoại, lúc nào cũng lo cho bà ngoại. Tuấn, tuy luôn bận bịu ở phòng nha khoa và 3 con dại vẫn hằng tuần đến thăm bà ngoại và không quên mang món bánh bèo tôm chấy của Saigon Café mà bà ưa thích. Con chỉ ước sao cho con được 1/10 của tình thân thương ấy từ gia đình lúc tuổi già cũng đã mừng rồi.

Mẹ ơi, ngày 24 tháng 6 vừa qua con vừa thoát một tai nạn xe hơi khủng khiếp mà bây giờ nghĩ lại con vẫn không hiểu vì sao đã xảy ra cái “chớp mắt định mệnh” ấy?

Sau lúc Sammy đưa vợ chồng con từ phi trường Dulles về nhà, con ăn trưa và dọn dẹp hành lý, đến 4 giờ chiều con bảo anh Huyền: "Em đi ra Eden mua thức ăn, trái cây và gôị đầu luôn thể để ngày mai đi làm lại.” Đây là tuần cuối cùng con làm việc với IRS trước khi nghỉ hưu sau 20 năm và 6 tháng cặm cụi cần cù. Con lái xe đi trên đường Sleepy Hollow; con đường nầy rất quen thuộc con đã từng đi tới đi lui biết bao nhiêu lần. Con nhìn bảng bên lề đường phía mặt ghi “25MPH” (25 dặm mỗi giờ, tốc độ giới hạn.)

Con ngó đồng hồ xe thì nó chỉ 30 dặm. Con nghĩ thầm: "Như vậy là tốt rồi!” Ở tiểu bang Virginia sắp áp dụng luật phạt tiền rất nặng, cả ngàn đồng cho người dân Virginia nào chạy quá tốc độ. Đang nghỉ miên man như thế con không hiểu vì sao lạc tay lái và chỉ nghe tiếng RẦM rất lớn. Xe con tông vào một xe màu xanh lá cây đậu bên lề đường. Xe nầy tông vào xe đậu sau nó. Một cô người Mỹ trẻ la lên “STOP! STOP!”. Con nghe theo lời cô ấy đạp thắng và dừng xe. Cái AIR BAG (túi hơi an toàn) bung ra, bốc khói. Con nghe cô kia bảo: “Get out of the car!” (Ra khỏi xe ngay); có lẽ cô ấy sợ xe bốc cháy. Tuy nhiên con không biết làm sao để ra khỏi xe, con quên bấm dây nịt an toàn; cũng phải vài phút sau con mới ra được. Một bà Mỹ khác chắc ở gần đó chạy đến hỏi: “Are you OK?” (Bà có sao không?) Con đáp: "Yes, I am OK!” rồi được dẫn đến ngồi bên lề đường. Cô người Mỹ, chủ chiếc xe Van màu xanh lá cây bị xe con tông đã rất tử tế gọi xe cứu thương đến cấp cứu. Khi xe ambulance đến, họ hỏi con: "Do you want to go to the hospital?” (Bà có muốn đi tới bệnh viện không?) thì con lúc đó chẳng biết gì cả. Con trả lời: "I don’t know!” (Tôi không biết!). Họ nói tiếp: “You need to make decision right away!” (Bà phải quyết định ngay bây giờ!) Vào giờ phút cấp bách ấy giống như hương hồn của em Ý Nhi đã về ở trong con. Con nhớ lại ngày Ý Nhi bị tai nạn xe hơi năm 1993, 14 năm trước, mình mẩy em không bị trầy trụa gì cả, được đưa vào bệnh viện Alexandria, nhưng sau đó họ cho về nhà bảo là không can chi. Sáng hôm sau ngủ dậy Ý Nhi bước xuống giường đi vào phòng tắm bị té ngã, sau đó đưa vào bệnh viện Fairfax, bác sĩ bảo là bị internal bleeding (chảy máu bên trong) và em đã qua đời sau 3 ngày mê man! Hình như có tiếng nói bên tai con: "Phải đi bệnh viện!” nên con trả lời: "Please take me to the hospital!” (xin chở tôi đến bệnh viện.)

Mẹ ơi! Có phải Mẹ đã vẫn ở bên con che chở cho con và nhắc nhở con không? Khi nằm trên “băng ca” để đến nhà thương con thầm cầu nguyện Phật Quán Thế Âm và hương linh Mẹ cứu độ cho con. Không biết con có bị chấn thương ở đâu không? Lúc ấy chỉ nghe đau tức ở ngực và choáng váng, xây xẩm thôi. Một nữ cảnh sát viên theo vào bệnh viện để “hỏi cung” con vì sao gây ra tai nạn? Con trả lời: "Thật tình tôi không hiểu rõ là tôi bị ngất xỉu trong vài phút hoặc là tôi nhắm mắt vì mệt nữa.” Bà nầy đối xử rất lịch sự, chúc con được bình an và chỉ phạt lổi “Failure to control the vehicle” (không kiểm soát được xe của mình.) Con ngủ thiếp đi độ nửa giờ, khi mở mắt ra thấy Rachel (con dâu của con) mừng rở kêu: "Mẹ, how do you feel?” và ôm chầm lấy con, thật dễ thương! Rachel được anh Huyền chở đến bệnh viện để trông chừng con trong lúc anh ấy và Sam lo trao đổi giấy tờ bảo hiểm với hai chủ nhân của hai chiếc xe kia và lo kéo chiếc Toyota Camry về đậu tạm ở nhà mình. Xe nầy hư hại hoàn toàn: nắp xe phía trước cong lên, kính xe rạn nứt, hai airbags bung ra trông thật ghê sợ! Con ở lại bệnh viện ba ngày để cho các bác sĩ chuyên môn khám nghịêm bằng các phương pháp tối tân (Scan, MRI, EKG, EEG, XRay) tim, đầu, cổ, bao tử của con; con chỉ biết cầu nguyện chư Phật và mẹ độ trì cho con: "Lúc sống thì khỏe mạnh, lúc chết thì an bình.” Con rất sợ phải nằm một chổ cần có người săn sóc đở đần về lâu về dài. Tình trạng nầy xảy ra rất thường chung quanh con; vừa phiền hà cho người thân trong gia đình, vừa xót xa cho chính bản thân, nhất là với bản tính thích hoạt động như con. Cuối cùng tối thứ ba 27 tháng 6, bác sĩ tổng kết mọi khám nghiệm kết quả BÌNH THƯỜNG (NORMAL) nên cho phép con về nhà. Con mừng đến chảy nước mắt.  Xin CẢM TẠ TRỜI PHẬT và MẸ đã cứu độ con. Xin  muôn vàn CẢM TẠ  những thăm hỏi đầy tình thương mến của gia đình, bằng hữu. Có nằm trong bệnh viện mới thấu hiểu NIỀM VUI của mỗi buổi sáng thức dậy, khỏe mạnh an toàn đi làm việc, nói cười vui vẻ. Con cũng biết ơn các bác sĩ và y tá tại Fairfax INOVA; họ cư xử với bệnh nhân dịu dàng, thân mật. Ngày đầu tiên con nằm nơi đây có một cô y tá tên Rosie đến hỏi chuyện con để biết “trong trường hợp nguy hại đến sinh mạng thì con ước muốn gì? Tôn giáo của con là gì? Gia cảnh ra sao?” để lập hồ sơ bệnh nhân. Cô làm việc nầy lúc 2 giờ sáng mà vẫn tươi cười hòa nhã. Con rất ngạc nhiên nên bảo cô ấy: "Bây giờ đã là 2 giờ khuya, tôi không ngủ được nhưng khuôn mặt tươi cười, giọng nói nhỏ nhẹ của cô giúp tôi cảm thấy bớt lo lắng và dễ chịu hơn. Cám ơn cô!”           

Ngay sau khi cô ấy rời phòng, con vội ghi mấy giòng trên tấm giấy nhỏ để CẢM TẠ TỪ TÂM rất quí giá của Rosie.

Sáng hôm sau 6/25, có mấy bạn đồng nghiệp ở IRS (sở Thuế) vào thăm con. Bạn con bảo: "Tôi vừa đọc nét chữ của Hoa trước khi đến đây.” Con ngạc nhiên hỏi: "Ở đâu?” Bạn Susie cho biết: "Trên tường của thang máy, your thank you note to the nurse!” Như thế là cô Rosie và các bạn đồng sự đã có được đôi phút hài lòng vì sự tận tâm, lòng nhân ái trong công việc hàng ngày nhọc nhằn của họ đã được cảm nhận. Mẹ thấy chưa; dù “Mẹ đã như cánh hạc bay”, con vẫn luôn nhớ lời Mẹ dặn:

Sớm đem cho người thêm niềm vui

Chiều giúp người bớt khổ

 

Mỗi ngày con đều đọc KINH PHƯỚC ĐỨC mà Mẹ đã nắn nót chép lại cho các con, các cháu 4 năm về trước (2003)

Có học có nghề hay

Biết hành trì giới luật

Biết nói lời ái ngữ

Là phước đức tốt nhất

Mẹ dấu yêu, xin phù hộ cho cơn nhớ Mẹ trong con lắng dịu, bớt xót xa để con chú tâm vào các công tác từ thiện cộng đồng con đang làm dang dở. Con nguyện luôn noi gương Mẹ cố gắng phát triễn từ tâm

Tâm từ như suối triền miên

Thấm vào mạch sống, mọi miền an vui

Tâm từ làm gốc vun bồi

Cho người cao thượng, cho đời vinh hoa

Thấy người khổ nạn khó qua,

Lòng mình đau xót như là khổ chung

Thấy người hạnh phúc thành công

Lòng mình sung sướng như cùng vui theo

(Kinh Từ Bi Tâm)

 

Có một anh bạn của con đã viết trong bản nhạc về Mẹ : (**)

« Nếu một mai Mẹ sẽ qua đời

Con không biết khóc ít hay khóc nhiều? »

Con đã gồng mình khóc trong âm thầm, yên lặng để làm gương cho các em các cháu. Con khuyên chúng nó : "Đừng khóc, nên niệm A DI ĐÀ PHẬT để hương linh Mẹ được siêu thoát,»  tuy nhiên, con lại thấy khi mình đè nén không cho niềm đau được tuôn trào thì nỗi nhớ lại mọc ra dai dẳng, xốn xang, triền miên. Mẹ ơi ! Ước gì con được ôm Mẹ mà hôn như những mùa Vu Lan năm trước. Bây giờ thì con chỉ biết hôn chiếc áo len trắng cụt tay mà Mẹ thích mặc và lạy Mẹ mà thôi !

Con âm thầm nhớ Mẹ  xót xa Mẹ ơi, bà Mẹ hiền hòa đặc biệt, tuyệt vời của con, mùa VuLan năm nay. Cầu xin  chư Phật độ trì cho hương linh Mẹ được phiêu

 diêu miền T Ị NH ĐỘ. 

 

LMH

8/2007

 

** Rồi Mẹ Như Cánh Hạc Bay

Nghiêu Minh