Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHẬT  NGÂN  VÀ 

DÒNG  NHẠC 

HOÀI  HƯƠNG  XỨ  QUẢNG

 

XUÂN ĐỖ

 

Nhật Ngân là nhạc sĩ nổi tiếng từ trước năm 75 tại Việt Nam. Tôi “biết” đến Nhật Ngân đâu khoảng những năm đầu của thập niên sáu mươi, khi bản nhạc “Tôi Đưa Em Sang Sông” được giới trẻ, lứa tuổi đôi mươi, học sinh, sinh viên thời đó yêu thích.

Điều này cũng dễ hiểu vì lời nhạc trử tình, giai điệu nhẹ nhàng, lã lướt như lời thì thầm phát xuất từ những trăn trở, buồn đau, tuyệt vọng... khi người yêu trong mộng, đầu đời, lên xe hoa về nhà chồng.

Những mối tình học trò, sinh viên, phần nhiều âm thầm, một chiều, ngăn trở, đổ vỡ, không đi đến đâu vì tuổi nhỏ, con đường học vấn còn xa, còn ăn bám cha mẹ, vân... vân... và hằng ngàn lý do trước mặt. Có thể người yêu trong mộng cũng biết điều đó, cũng chỉ mắt liếc, mày cười, gật đầu chào nhau e thẹn , ở sân trường, ngoài đường phố, nhưng chưa bao giờ trao nhau một lời. Cũng có thể là những đón đưa, lẻo đẻo theo sau... hoặc dạn dĩ hơn, trao, nhận những lá thư xanh, đỏ, trong sách vở, qua bạn bè lén lút, như “Ngày Xưa Hoàng Thị” của Phạm Thiên Thư”:

                            

Em tan trường về

Mưa bay mờ mờ

Anh trao vội vàng

Chùm hoa mới nở

Ép vào cuốn vở

Muôn thuở còn thương.

 

Xưa theo Ngọ về                             

Mái tóc Ngọ dài

Hôm nay đường này

Cây cao hàng gầy

Đi quanh tìm hoài

Ai mang bụi đỏ đi rồi?!

 

Nhật Ngân hình như “đau” hơn , hình như có chút gì thấm thiết hơn, u ức hơn, khi nàng dứt tình, sang sông. Anh than thở:

                            

Tôi đưa em sang sông

Chiều xưa mưa rơi âm thầm

Để thấm ướt chiếc áo xanh

Và đẫm ướt mái tóc em...

Nếu xưa trời không mưa

Đường vắng đâu cần tôi đưa?...

 

 

Hôm nao em sang sông

Bằng xe hoa hay con thuyền?

Giờ phút cuối tiễn em

Nhìn xác pháo vướn chân...

Gót chân ngày xa xưa

Sợ lấm trong bùn khi mưa

Nàng đã thay một lối về,

Quên cả người trong gió mưa!!!

 

Nàng đã sang sông, đang vui hưởng hạnh phúc bên chồng. Có một phút giây nào đó, nàng nhớ lại “người đi trong gió mưa”, chứ đừng lạc quan quá như Vũ Thành An, “mưa bên chồng có làm em khóc, những khi mặn nồng”. Hoặc có thể an ủi hơn, như T.T.Kh thốt lên trong tâm tưởng “Nếu biết rằng em đã có chồng. Trời ơi! người ấy có buồn không?”. Có buồn không? Ôi sao vô tình đến thế. Buồn không? Có thể chết đi được, chứ buồn mà ăn thua gì! Có thể bỏ học, bỏ nhà đi hoang, bỏ tất cả tương lai trước mặt, đăng vào lính, một binh chủng, thứ dữ nhất, để xông pha ra chiến trận, thách đố với súng đạn, tử thần. Cũng có thể, anh ta sẽ quên hết, miệt vào sách vở, tìm công danh sự nghiệp, để một ngày mai, thành đạt hiển hách, hãnh diện nhìn lại người xưa, xem nàng có còn coi thường tên bạch diện thư sinh này?

Nhật Ngân quên được vết thương đầu đời, miệt mài vào thế giới âm nhạc và anh đã trở thành một nhạc sĩ có số lượng sáng tác lớn, trên bốn chục bản nhạc và bây giờ trong lứa tuổi trên sáu mươi, anh sáng tác vẫn hăng say và giọng hát anh còn “mặn nồng” ấm áp, truyền cảm.

Sau cơn hồng thủy, ngày 30 tháng tư, năm 1975 trong lịch sử Việt Nam, thế hệ chúng tôi, những kẻ sinh ra trong thập niên bốn mươi, chúng tôi những người trai trẻ trên dưới ba mươi tuổi thời đó, như những đàn cá vươn vào tấm lưới định mệnh. Đại đa số ở lại với quê hương, làm kẻ chiến bại, bị kẻ thù chính trị, những người anh em đồng chủng, đày đọa trong rừng sâu, núi thẳm, giết chết dần mòn. Một số nhỏ, may mắn nhảy qua kẻ lưới, làm những kẻ tha hương. Rồi cuối cùng trong tuổi về già, do ít nhiều may mắn lịch sử, còn gặp lai nhau, quây quần bên nhau theo những dấu vết kỷ niệm ngày xưa, đồng hương, đồng trường ngày cũ.

Tôi và một gia đình nho nhỏ, vợ, ba con lưu lạc ba chục năm trên quê hương xứ người Da Đỏ, tiểu bang Oklahoma. Khi con cái lớn khôn, có gia đình riêng tư, chúng tôi như một bản năng tìm về các kỷ niệm cội nguồn một thời thơ ấu, niên thiếu, tìm về các bạn cũ, di chuyển về cư ngụ trong tuổi hưu trí ở Quận Cam, California, nắng ấm. Trong lứa tuổi về gìa, để giữ gìn sức khỏe, một anh bạn thân của chúng tôi, giới thiệu vào tập khí công, dưỡng sinh của phái Hồng Gia Việt Nam. Anh bạn chúng tôi có nói, trong lớp tập Khí Công Vô Cực, qui tụ nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, ca sĩ, cựu viên chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa trước 75, cũng như nhiều cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, từ trung cấp đến cao cấp, doanh thương, kỷ nghệ gia thành công. Tôi và bà xã tôi thấy vui vui, mừng vì gặp được một nơi để mỗi buổi sáng đến tập tành, cho thân thể đang dần dần bị già lão tấn công. Anh bạn thân có nói, trong các nhạc sĩ nơi chúng tôi đang tập, có Ngọc Chánh và Nhật Ngân. Tôi buột miệng hỏi anh bạn:

- Nhật Ngân “Tôi Đưa Em Sang Sông’ phải không?

Anh bạn chúng tôi cười:

- Chắc vậy. Thời trẻ trung, ai không một lần, (hay hơn một lần?), đưa em sang sông.Trong giới âm nhạc, theo tôi biết chỉ có một nhạc sĩ Nhật Ngân, chứ không lẽ có hai người trùng tên.

Trong những buổi tập từ 6:30 đến 8:00 giờ, buổi sáng, mọi người yên lặng tập theo sự chỉ dẫn của một vị Huấn Luyện Viên, một Sư Huynh, người đi trước, hướng dẫn. Hết giờ, mọi người vui vẻ, cười nói, ồn ào ra về, nhường phòng tập cho lớp kế tiếp. Cho nên tôi vẫn chưa có dip lại bắt tay người nhạc sĩ tài hoa, một thời niên thiếu mình ngưởng mộ. Cho đến hôm đi dự ngày Húy Nhật 80 của Cụ Phan Châu Trinh, do Hội Quảng Đà và Hội Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng tổ chức, tôi may mắn ngồi gần bàn nhac sĩ Nhật Ngân. Tôi bắt tay anh, nói năm ba câu chuyện hỏi thăm, “nhìn bà con xa gần”, vì khi còn học trung học, tôi là học sinh Trần Quí Cáp, Hội An, anh là học sinh Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, kể ra bạn của anh cũng là bạn của tôi, khi chúng tôi học ở Huế, ở Sài Gòn và khi ra đời.

Hôm đó anh lên điều khiển ban đồng ca trong bài Phan Châu Trinh Hành Khúc, và hát bản Quảng Nam Quê Ta Ơi. Tôi nhìn anh, thấy quen quá. Tôi nghĩ, có lẽ tôi đã gặp anh trước đây, một nời nào đó mà tôi tìm mãi trong trí nhớ lãng đãng, không ra. Cái cười với cặp mắt cười theo, bộ ria mép và mái tóc đổ xòa trên trán. Trông quen quá.

Trên đường lái xe về nhà tối đó, có một chương trình gì đó trên đài Little Saigon, nói về sự tan rã của Liên bang Sô Viết năm 1990 và có nhắc đến cuốn phim và tác phẩm bất hủ Doctor Zhivago của  nhà văn Boris Pasternak, tôi vỗ mạnh tay trên vô lăng xe, la lên sảng khoái một mình, “Nhật Ngân giống tài tử Omar Sarif”. Một tài tử xuất sắc người Mỹ, gốc Ai Cập, nổi tiếng trong hai cuốn phim Lawrence Of Arabia và nhất là cuốn Doctor Zhivago. Hai cuốn phim tôi say mê và xem đi, xem lại nhiều lần. Đúng rồi, Nhật Ngân giống Omar Sarif lắm. Tôi đã “gặp” Nhật Ngân qua hình ảnh Omar Sarif trong vô thức mà bây giờ mới nhớ ra.

Sau này trong nhiều dịp khác gặp nhau và những buổi sáng, sau khi tập, đi về, ra bãi đậu xe, chúng tôi hỏi thăm anh về những chuyến đi trình diễn khắp nơi trên thế giới và những chuyến về Việt Nam, thăm lại Đà Nẵng, làm các CD nhạc với giá cả nhẹ hơn ở Việt Nam ngày nay. Anh hỏi tôi có CD của anh, với chủ đề “Mười Thi Sĩ Quảng Nam” với mười bài thơ anh phổ nhạc. CD này tôi cũng có nghe bạn bè xứ Quảng nhắc đến, trong các dịp họp mặt, nhất là trên Trang Nhà Xứ Quảng, có một bài viết giới thiệu tôi đọc đã lâu. Anh cho tôi tập nhạc và chiếc đỉa CD, do anh phổ nhạc.

Cầm tập nhạc và đỉa CD trên tay, nhìn hai bức tranh “Hội An Trong Nỗi Nhớ” và “Thiếu Nữ Và Mùa Xuân” của họa sĩ Hồ Thành Đức, tôi suýt soa khen, màu sắc và trình bày thật bắt mắt. Mười thi sĩ xứ Quảng: Hạ Quốc Huy, Hoàng Lộc, Hồ Thành Đức, Luân Hoán, Nguyễn Nam An, Phan Xuân Sinh, Thái Tú Hạp, Thành Tôn, Trần Trung Đạo, Trần Yên Hòa. Trong số mười nhà thơ này, tôi đã gặp một số lớn các anh trong lần họp mặt các cây bút Xứ Quảng, ở Dallas, Texas, năm 2002, hoặc gặp nhau ở Quận Cam đây và tôi đã đọc thơ các nhà thơ này rất nhiều trên các tập san văn chương, cũng như các Đặc San Quảng Đà. Đây là những nhà thơ thành danh và những bài thơ Nhật Ngân chọn để phổ nhạc phần lớn được viết ra từ sau năm 75, ở hải ngoại, trong xúc cảm nhớ về cố hương, Đà nẳng, Hội An, các địa danh Quảng Nam, mỗi khi nhắc đến, mang lại cho người tha hương một nỗi nhớ nhung, hoài niệm.

Thái Tú Hạp và Trần Trung Đạo nhớ về Mẹ. Mẹ Việt Nam trong chiến tranh và ngay đến khi chiến tranh chấm dứt, với sự áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản lên đất nước Việt Nam, Mẹ luôn luôn là hình ảnh của một quê hương đau thương, hứng chịu tất cả khổ nạn, cho đàn con, cho dân tộc. Nay làm kẻ bỏ quê hương, đi tìm một nơi có tự do, làm lại cuộc đời từ đổ vỡ, nhà thơ nhớ về Mẹ với tất cả ân hận, buồn đau. 

Hồ Thành Đức trong “Nỗi Nhớ Bỗng Quay Về”, Thành Tôn trong “Hồi Âm”, Hạ Quốc Huy trong “Thôi Cười Cho Em Vui”, Nguyễn Nam An trong “Phượng”, như những ám ảnh day dứt, không nguôi trong cuộc sống tha hương hiện tại.

Luân Hoán nhớ về những hình ảnh đẹp, những người đẹp một thời của thành phố Đà Nẵng. Nhà thơ như một cánh bướm, bay lượn tìm  cái đẹp khắp nơi, đó đây Đà Nẵng, những người đẹp một thời từ Lầu Đen, qua Thanh Khê, Bên Sông Hàn, Thanh Bồ, Phước Ninh, Thạch Gián, Khuê Trung, Tam Tòa vân.. vân...  nhưng cuối cùng anh vẫn là cánh bướm bơ vơ trong cuộc đời lưu lạc.

Xúc cảm cô đơn của ngày trở lại cố hương Đà Nẵng của Luân Hoán “gặp” nỗi đơn độc của Hoàng Lộc ngày anh về Phố Hội, thành phố cổ, bé nhỏ, đìu hiu, co cụm trong nghèo khổ, tang thương sau năm 75. Đó cũng là tiếng thở dài của Thành Tôn, của Trần Yên Hòa, Phan Xuân Sinh, và cả Nhật Ngân, khi về chốn cũ, mang tâm thức ngổn ngang của một Từ Thức quay về chốn trần gian, thấy mình xa lạ với một thời niên thiếu, đầy kỷ niệm, nay hụt nhẩng, làm kẻ đứng bên lề, kẻ ngoại cuộc trên quê hương mình, mang theo trong tâm tưởng bao năm.

Nét nhạc nhẹ nhàng, êm diệu, bay bổng của Nhật Ngân như chắp thêm chiếc cánh cho tiếng thơ của các nhà thơ hoài niệm quê hương, đến người thưởng ngoạn. Những tiếng thơ từ lâu nằm im trong sách vở, trong thư viện, nay đến tai người nghe. Âm điệu tiếng nhạc đã đánh thức cảm quan người nghe, chia xẻ cùng các nhà thơ tiếng lòng thổn thức của kẻ tha hương, nhớ về nơi chôn nhau, cắt rốn, nơi con tim rung động thuở hoa niên, thuở còn cắp sách đến trường.

Tôi cũng muốn gọi Nhật Ngân là một nhà thơ trử tình, lãng mạn ngay từ bản nhạc đầu đời của anh là một bài thơ tình thật đẹp và sau này bản nhạc “Đêm Nay Ai Đưa Em Về” và đa số nhạc phẩm khác của anh, cũng trong thi tứ ngút ngàn đó của người nghệ sĩ tài hoa, đa sầu, đa cảm và thiết tha trong tình yêu.

                                                   

Để viết những dòng chia xẻ với Nhật Ngân khi nghe CD “Mười Thi Sĩ Quảng Nam” và tiếng hát chính anh, và các ca sĩ Bảo Yến, Thanh Hà, Quang Minh qua mười hai ca khúc, trong đó mười ca khúc Nhật Ngân phổ từ thơ của mười thi sĩ Xứ Quảng. Tôi lặn lội trong các trang nhà trên mạng lưới điện toán, đi tìm ít nhiều tư liệu về những bản nhạc anh viết, về một chút tiểu sử tác giả. Thật may mắn, trang nhà Đặc Trưng, cung cấp cho tôi khá nhiều những điều tôi muốn tìm kiếm.

Nhật Ngân tên thật là Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942, cầm tinh Con Ngựa (Nhâm Ngọ). Anh ra đời và lớn lên ở Thanh Hóa, tỉnh cực bắc miền Trung. Thanh Hóa nơi đất đai cày lên sỏi đá, nghèo khó và sản sinh ra nhiều nhà cách mang, không khác gì xứ Quảng Nam, nơi anh di cư vào năm 1954 và từ đó chọn làm quê hương, sau hiệp định Genève chia cắt đất nước. Vào học trường Trung Học Phan Châu Trinh và sau này bước vào thế giới âm nhạc, Nhật Ngân theo học nhạc với nhạc sư  Đỗ Thế Phiệt và một số nhạc sĩ đàn anh khác.

“Tôi Đưa Em Sang Sông” là một bản nhạc đầu đời, thuở học trò. Năm 1965, anh bước vào đời quân ngũ, phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến, tiếp tục sáng tác hăng say. Ngày nay anh có đến trên 40 sáng tác, trong đó nhiều bản nhạc nổi tiếng và được mộ điệu rộng rãi trong mọi giới yêu nhạc. Có những bản nhạc như “Xuân Này Con Không Về”, “Một Mai Qua Cơn Mê” vân... vân...là những ca khúc gắn liền với sự nghiệp ca hát của ca nhạc sĩ Duy Khánh, mà đa số thính giả tưởng rằng đó là sáng tác của chính Duy Khánh, nay mới biết đó là những bản nhạc của Nhật Ngân.

Sau ngày đau buồn lịch sử 30 tháng Tư năm 1975, anh cũng như bao chàng trai khoát áo chiến binh Việt Nam Cộng Hòa kẹt lại, đã trải mình trong sự đọa đày của Cộng Sản. Năm 1982 anh vượt biên, đến bến bờ Thái Lan và đến năm 1984 anh đến California làm lại cuộc đời của một kẻ mất quê hương, trở lại với thế giới âm nhạc và sáng tác.

Anh vẫn giữ mối liên lạc mật thiết với bạn bè xứ Quảng của anh trong vai trò Trưởng Ban Văn Nghệ Hội Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng và Hội Quảng Đà Nam California và nhất là trong sáng tác của anh, lấy cảm hứng từ miền đất nghèo khó, đã “nuôi” anh, dưỡng dục và đưa anh nên người nghệ sĩ tài danh xứ Quảng./.

 

Quận Cam Mùa Xuân Đinh Hợi 2007

XUÂN  ĐỖ