Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHẬN DIỆN THI PHẨM

"VỀ BÊN SUỐI TỊNH"

CỦA NHÀ THƠ TUỆ NGA

 

DIÊN NGHỊ

 

Cửa ngõ tình yêu rộng mở từ phút nhận diện người khách bước vào với hành trang sáng tạo thi ca. Tình yêu, nguồn sáng rực rỡ, quyến rũ, mời gọi, quyện hòa mơ thực, khắc chạm dáng đứng người tình - một chân dung, đường nét, diện mạo đam mê; một ma lực nhiệm mầu chắp cánh cho những đối tượng đang yêu; đang thành khẩn tôn vinh giá trị vĩnh cửu của tình yêu.

Dần dà ngõ tình yêu mở ra nhiều lối ngõ khác, chỉ đường đi tới, trước mắt xôn xao giọng điệu, chập chờn hình ảnh, rộn rã âm thanh, ngợp trời hương sắc mà thơ cần tiếp cận, khám phá, sẻ chia... Không chỉ thuần tình yêu đời thường, lứa đôi nam nữ, còn tình yêu khác rộng lớn, hoành tráng, đa diện hơn - Tình Yêu vạn hữu, con người, vạn vật, vũ trụ, mang nặng triết lý nhân sinh, và những góc khuất tâm linh... cũng đánh thức, gõ nhịp, giải đáp những vấn nạn của cuộc sống vốn hữu hạn, phù du giữa dòng biến đổi nghiệt ngã của thời gian vô hạn, lạnh lùng, tàn nhẫn.

Tuệ Nga bước vào cõi thơ đã quá bốn thập niên thăng trầm dâu biển, đã một lần nhận giải Văn Chương Tổng Thống VNCH trước 1975. Tuệ Nga cùng Thơ tâm tình, đối thoại. Vì thơ mà miệt mài suy cảm, mượn thơ giãi bày khúc mắc chính mình. Cùng thơ, tri kỷ bước chung lộ trình chiều sớm, tâm sự sâu kín, tưởng cùng thơ được chia sẻ, mở lòng - đâu ngờ, cứ bước đi, lại lùi vào ngõ cụt.

Cho đến một ngày, tâm thức vọng âm rằng: “Cuộc đời bắt nguồn từ Không đi vào Có, cuối cùng mở về với “Vô” ở trạng thái Vô Vi. Vậy “Về Bên Suốt Tịnh” cũng chẳng xa, cũng không gần – loanh quanh, biến hiện không ngừng đâu đó.

Ngay trong thơ Tuệ NGA đã nức hương sắc tịnh thiền:

Hoa duyên bát ngát Hương Thiền

Là đây cõi tịnh giữa miền nhân gian.

Xác định ngay giữa nhân gian, trước mắt: cõi tịnh. Cõi Tịnh hiện hữu, được cảm nhận bằng tự ngã, nội tâm. Mặc không gian ngoại tại náo động, đa đoan, chìm nổi và ngọn sóng thời gian vẫn xuôi về, phủ trùm lên thân phận con người, không dừng nghỉ.

Tuệ Nga tránh nhìn thời gian vật lý, cuộc sống của thơ hồn sâu vào thời gian tâm lý. Bóng dáng thời gian tô điểm màu sắc của ước mơ - những bình minh đất trời mơ ước:

Sớm bình minh êm ả

Sương mướt lá cây xanh

Chuông nhẹ nhàng ngân tiếng

Mở trong hồn tịnh thanh.

Cây lá xanh tươi, ngấn đọng sương sớm, bình minh êm ả lạ thường. Màu xanh của lá, màu ngọc của sương, nếu không khơi thức bằng hồi chuông nhẹ nhàng từ một thiền môn nào đó, e rằng chưa hội nhập vào cõi hồn đang đợi chờ cái "tịnh" thanh thoát, khoan hòa. Tiếng chuông chùa cũng bắt đầu từ vắng lặng (Không) đi vào (Có) rung thành tiếng để trở lại với (Không) mãn tiếng... phải chăng là Tính Không từ uyên nguyên khai mở sự hình thành vũ trụ, cùng muôn loài, mang nghĩa vô thường.... nỗi hoài nghi ám ảnh con người thế tục – nỗi khổ đau trĩu xuống thân phận làm người mà Đức Phật bằng huệ nhãn đã thấu suốt "Đời là bể khổ”. Đời phải được giải thoát bằng cứu rỗi...

Cuộc đời - một khoảng cách xa xăm, một trùng dương mênh mông lại là một cõi tạm, đơn độc, sợ hãi đối với con người. Nhà thơ, kìm hãm được sức đe dọa, bằng những dòng thơ, cống hiến cho cái hư không huyền diệu từ buổi nguyên sơ, để cầu được thành mây, thành hoa trong chu kỳ rũ bỏ nợ nần trần thế:

Bờ xa hun hút dặm dài

Tiếng trùng dương, lớp sóng đời mênh mông

Thả thơ vào cõi hư không

Một vòng huyễn ảo, bềnh bồng mây hoa.

Dòng sống tỉnh thức của Tuệ Nga là tiếng chuông, là ánh trăng hòa đồng cảm xúc, tạo dựng ngoại tại, thế giới riêng của thi nhân. Đó là hình tượng dòng trăng thanh trong tinh khiết, đó là hồi chuông ngân nga diệu vợi, đủ gợi thức hồn người và cũng từ đó hồn thơ ngập tràn ý thơ huyễn mộng:

Dòng trăng tinh khiết, trăng thanh

Hối chuông tỉnh thức, cho mình vào thơ.

Từ trạng thái tỉnh thực, ngộ về thời gian chính là cuộc đời. Cuộc nhân sinh - theo quy luật tử sinh – trải qua bốn đoạn đang sinh hóa, bắt đầu được sinh ra (sinh), già nua (lão), bệnh tật, rồi chết (tử) - trở về với cái Không vĩnh hằng. Bóng tà thời gian trong thơ Tuệ Nga được minh họa nhiều trường hợp, nói lên nỗi phũ phàng ngắn ngủi của kiếp người, dù là bản thể, hoặc tha nhân, hoặc khách thể:

Ai đi giữa nắng chiều tà

Chiều rưng rưng, nắng nhạt mờ chiều phai.

Nỗi cô đơn của con người vào thời điểm xế bóng gờn gợn trống lặng đáng sợ như một chiều nắng xuống nhanh, nhường cho hoàng hôn đang thúc bách (chiều tà rưng rưng, nắng nhạt mờ, chiều phai...). Tiệm tiến thời gian xô tới hoang liêu, u ám!

Tịnh, Động - hai trạng thái đối lập, chẳng những trong triết thuyết xã hội, khoa học, mà ngay cả trong tâm linh. Bắt gặp Tuệ Nga trong vài dòng thơ đối chiếu, tiêu biểu, ẩn chứa nhiều lớp ý nghĩa về hợp tan, tan hợp:

Người vợ ngõ trúc trăng tà

Hạt sương nằm dưới cội hoa reo mừng.

Chiều tà báo hiệu ngày sắp qua, những trăng tà báo hiệu ngày sắp đến. Tịnh biến thành động (hạt sương reo mừng) như dự ước logic của bản thể, dù bản thể đắm say trong thể tịnh. Vẫn là một lối mơ về của con người đích thực giữa ta bà hệ lụy.

Thẩm thấu lời kinh, tiếng kệ Ánh Đạo Vàng, Tuệ Nga cũng không quên Duyên Nghiệp (Ta âm thầm chợt hiểu là Duyên, Nghiệp vậy thôi) nhằm phổ biến cho đời cái Tốt để tôn vinh, xiển dương; cái Xấu để lánh xa, trừ khử.

Nghiệp xấu hoặc tốt bắt nguồn từ cái ngã (cái Tôi). Cái tôi dục vọng vô minh ắt tạo nên nghiệp xấu. Hành động lương thiện, trong sáng ắt gặt hái được quà tốt.

Cái ngã do Tâm. Phật tại Tâm - Phật ở khắp mọi nơi và ngay trong tâm con người. Ý thức khẳng định viên mãn về Phật giáo, Tuệ Nga đã trở về qua thi ca, gặp lại bản ngã mình: Trở về ta lại gặp ta...

Gặp lại mình trong thể tịnh giữa cuộc đời, trong khi hiện tượng ngoại tại cùng lúc hòa đồng vào nội tâm an nhiên trầm lắng (Hoàng hôn bảng lảng, nắng tà huy rơi...) như một đại cảnh phác họa “Về Bên Suối Tịnh”.

“Về Bên Suối Tịnh”, hoài bão, ước mơ hiện thế đời này. Suối tịnh khỏi phải tìm kiếm xa xôi vạn dặm, ngọn suối nằm ngay trong bản thể, trái tim con người. Tuệ Nga đã mở rộng trang thơ, lấp lánh ánh sáng Tịnh Thiền.

Tìm về Suối Tịnh, cũng có nghĩa rời khỏi bến mê, về bên bờ Giác; là trở lại với mình bằng Nhân Duyên trong hành trình tiến hóa của Lẽ Đạo.

Diện Nghị

San Jose, tháng 1-2007