Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHÀ BÁO SƠN ĐIỀN

NGUYỄN VIẾT KHÁNH,

NGƯỜI LUÔN CÓ

NHỮNG MÙA XUÂN

 

ĐỖ DZŨNG/NGƯỜI VIỆT

 

Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh ký sách “Những Mùa Xuân Trở Lại” cho độc giả tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt, ngày 8 Tháng Bảy, 2007. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

 

WESTMINSTER, California (NV) - Dù lớn tuổi, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh luôn có một tâm hồn lạc quan, học hỏi và trẻ trung trong suy nghĩ, trong lối viết và trong cách trình bày đến độc giả.

Đó là nhận định của đa số hơn 150 người đến ngồi kín phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt, Westminster, vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật vừa qua để tham dự buổi ra mắt sách “Những Mùa Xuân Trở Lại” của nhà báo kỳ cựu này.

Mở đầu buổi ra mắt sách, Giáo Sư Tôn Thất Thiện, cựu bộ trưởng thông tin, cựu tổng giám đốc Việt Tấn Xã Việt Nam Cộng Hòa và từng một thời là cấp trên của nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, giới thiệu: “Anh Khánh bắt đầu viết báo năm 1948, lúc mới 17 tuổi. Nay 86 tuổi, anh vẫn còn cầm bút trong khi những người khác cùng lứa tuổi 80, trong đó có tôi, đã quyết định hoặc hoàn toàn gác bút hoặc giảm bớt hoạt động, vì không còn khả năng, đặc biệt là viết về những lãnh vực đòi hỏi phải theo dõi sát những biến chuyển trên thế giới.”

“Theo tiếng Anh, anh là người 'still going strong.' Theo tiếng Việt, anh là 'người còn sung sức.' Theo ngôn ngữ bình dân Việt Nam, anh là người 'còn rất nhiều xí quách!'”, giáo sư này nói tiếp trong tiếng vỗ tay đồng tình của những người tham dự.

“Anh Khánh là một người thích nhìn xa, thấy rộng, bản tính lạc quan, hướng về tương lai... Tuyển tập ‘Những Mùa Xuân Trở Lại’ vượt ra ngoài khung cảnh chật hẹp của không gian và thời gian là vì vậy... Tư tưởng trên đây không phải là tư tưởng của một nhà báo, mà của một triết gia kiêm khoa học gia! Một tư tưởng mà chúng ta nên lấy làm tư tưởng chỉ đạo trong đời sống hàng ngày của chúng ta,” giáo sư này kết luận.

Sau phần phát biểu, Giáo Sư Tôn Thất Thiện đã trao cho nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh một huy hiệu của Việt Tấn Xã và nói: “Tôi trao cho anh tấm huy hiệu này vì anh đúng là người ở Việt Tấn Xã từ đầu đến cuối.”

Nhà báo Trần Dạ Từ cũng ngạc nhiên về suy nghĩ và cách làm việc trẻ trung của nhà báo Sơn Điển Nguyễn Viết Khánh.

Ông nói: “Đọc 'Những Mùa Xuân Trở Lại' mới thấy dù đã 87 tuổi ta, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh giống như một anh bạn 27 tuổi! Nếu diễn nôm tựa cuốn sách, chúng ta có thể nói là ông ‘hồi xuân.’ Đọc cuốn sách này, chúng ta có thể thấy kiến thức uyên bác mà sự ‘hồi xuân’ này trình bày với tất cả trí tuệ và con tim. Người đọc cũng có thể tìm thấy máu của lịch sử, nước mắt của tình yêu, nhưng cũng tìm thấy những Mùa Xuân trong con người Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.”

“Một lần tôi đến nhà thầy, được thầy cho xem những bài viết, những dự định cho tương lai, mặc dù thầy đã gần 90 tuổi. Sau một lần nghe nhạc thính phòng, nhận xét của thầy cũng hào hứng như chúng tôi, những người trung niên,” ông Đặng Trần Quý, một học trò của cựu nhà báo Việt Tấn Xã này đã nói về sự trẻ trung của thầy mình như vậy.

Không chỉ là một nhà báo kỳ cựu, tính cách chuyên nghiệp của nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh cũng được nhiều người công nhận.

Nhà báo Đỗ Quý Toàn phát biểu: “Khi nói đến Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh với tư cách nhà báo, ai cũng phải kính trọng anh. Anh xứng đáng với tên gọi nhà báo. Anh luôn học hỏi, không vị lợi, vị danh tiếng, mà viết trái với lương tâm. Đó là điều mà chúng ta cần noi theo.”

Tuy lớn tuổi, nhưng nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh luôn cập nhật tin tức đầy đủ trong những bài viết của mình.

Nhà báo Phạm Phú Minh, chủ bút tạp chí Thế Kỷ 21, chia sẻ: “Nhiều độc giả của tạp chí Thế Kỷ 21 từng gởi thư khen ngợi những bài viết của ông. Bây giờ, khi đọc ‘Những Mùa Xuân Trở Lại’ tôi mới hiểu tại sao họ khen ngợi. Ông không ngừng rèn luyện. Ông biết viết là một nghề phải trau dồi kiến thức, phải cập nhật các lý thuyết rất khó. Và ông đã chuyển những kiến thức này để cho độc giả dễ hiểu hơn. Kiến thức ông đưa ra không phải trong viện bảo tàng, mà từ thời cuộc.”

“Theo nghĩa đen, ‘Những Mùa Xuân Trở Lại’ có thể vì ông nhìn thấy Mùa Xuân đang trở lại, tiếp tục cho ông sức lực để cống hiến cho đời này,” nhà báo này kết luận.

Trong phần đáp từ, sau tiếng vỗ tay của cử tọa, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh đã cảm ơn ban tổ chức buổi ra mắt sách, mọi người có mặt và các học trò của ông, những người đã thực hiện tác phẩm “Những Mùa Xuân Trở Lại.”

Nhân dịp này, ông cũng nhắn gởi một vài lời đến giới truyền thông, mà ông là một thành phần trong suốt hơn 40 năm qua.

Ông nói: “Tôi đã từng nói hai cột trụ của nghề làm báo là kiến thức và đạo đức. Kiến thức là trí, đạo đức là tâm. Nếu có trí giỏi mà không có tâm lành, nghề viết cũng chẳng thành tựu được bao nhiêu. Khi đã viết, không phải chỉ viết bằng tay mà viết bằng cả con tim của mình...”

Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh cũng không quên nói về cái “duyên” làm báo của mình và may mắn được giảng dạy nghề này ở Viện Đại Học Vạn Hạnh.

“Cuộc đời tôi đã có hai cái may. Cái may thứ nhất là được làm một nhà báo, có nhiều bạn văn, bạn báo mến thương, bài tôi viết được khá nhiều độc giả đọc trên báo và cũng có nhiều thính giả nghe trên đài, nên tôi đã có chút tiếng tăm. Cái may thứ hai là được đến dạy tại Viện Đại học Vạn Hạnh năm xưa ở Việt Nam, được các vị giáo sư và các sinh viên quý mến coi như người thân trong một đại gia đình,” ông thổ lộ.

Về cái tâm, nhà báo này nói: “Tôi nghĩ cái may thứ hai quan trọng cho tôi hơn hết. Chính nhờ được làm việc dưới mái một ngôi trường biểu tượng bằng 4 chữ 'duy tuệ thị nghiệp' của nhà Phật mà cái tâm đức độ tiềm ẩn, vẫn nằm ngủ yên trong đáy lòng tôi, đã được thức dậy và phát huy mạnh.”

Chiếc bánh cake do đài phát thanh Radio Bolsa tặng nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh nhân dịp ra mắt sách "Những Mùa Xuân Trở Lại" (Hình Đỗ Dzũng/Người Việt)

 

Buổi ra mắt sách do hai MC Minh Phượng (Radio Bolsa) và Khổng Trọng Hinh điều khiển.

Ngoài ra, còn có sự hiện diện của nhiều vị giáo sư đồng môn, học trò và đồng nghiệp trong báo giới Việt Nam tại Little Saigon.

Nhân dịp này, Giám Sát Viên Janet Nguyễn đã trao một bằng tưởng lục cho nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh vì những đóng góp của ông cho cộng đồng Việt Nam.

Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh sinh năm 1921 tại Bắc Giang, bắt đầu viết báo từ năm 1948 cho tuần báo Thanh Niên ở Hà Nội, do Trần Triệu Việt, tức Trần Việt Sơn, sáng lập, với bút hiệu Tùng Khanh.

Một năm sau, ông làm chủ nhiệm nhật báo Quyết Sống ấn hành tại Hà Nội khi cả miền Bắc Việt Nam chỉ có vài tờ nhật báo.

Năm 1951, cùng nhà báo Hồ Văn Đồng, ông tổ chức chi nhánh Hà Nội của Việt Nam Thông Tấn Xã, tức Việt Tấn Xã (VTX), có trụ sở ở Sài Gòn, và đảm nhiệm phần phiên dịch Anh Pháp cho các bản tin của VTX tại Hà Nội.

Ông từng tu nghiệp nghề báo ở Nhật năm 1959, giữ chức trưởng ban Pháp Ngữ tại Việt Tấn Xã năm 1961, làm tổng thư ký Việt Tấn Xã một thời gian dài, giảng dạy báo chí tại Việt Tấn Xã, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Đà Lạt cho tới năm 1975 thì bị tù cải tạo 12 năm.

Năm 1992, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh bắt đầu làm báo lại ở hải ngoại.

Dù đã gần 90 tuổi, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh vẫn là một cây viết phân tích thời sự rất sung sức và được nhiều người Việt tại hải ngoại biết đến.

Kết thúc buổi ra mắt sách “Những Mùa Xuân Trở Lại,” nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh giải thích cho nghề nghiệp mà ông đeo đuổi bấy lâu nay như sau: “Tôi không đi tìm nghề làm báo, nhưng nghề làm báo đã tìm đến tôi. Bây giờ về già, đôi khi nghĩ lại tôi tự hỏi phải chăng đó là số phận Trời đã định.” (Đ.D.)