Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG

VÀ GRAHAM GREENE

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Graham Greene  là một tiểu thuyết gia lớn của văn học thế giới của thế kỷ 20. Là một ký giả , và có dính dáng nhiều đến các hoạt động tình báo , tiểu thuyết của ông có sức sống động kỳ lạ  bởi các diễn biến của bố cục truỵên có những nét hiện thực của các biến cố nóng bỏng trên thế giới . Ông thường chọn không gian thời gian cho tiểu thuyết  ở các nước  nghèo , có nhiều biến cố , tạo những biến chuyển gây sự kích thích lôi cuốn cảm quan người đọc . Thế giới của Greene  là các nước Mễ Tây Cơ, Tây Phi, Việt Nam, Cuba, Haiti, Argentina, Phi Luật Tân , Malaysia,…  mà các nhà phê bình  văn học đã mệnh danh là “Greeneland “, để mô tả về thế giới tiểu thuyết của ông. Một điều đặc biệt , khi phác họa các nhân vật ông đã dùng kỹ thuật điện ảnh  để làm nổi bật lên những cá tính và biến chuyển nội tâm. Ông chú mục vào những tính chất  của bên trong cuộc sống , phản ánh những điều gần như sâu thẳm của từng nhân vật . Những  trở ngại của cuộc sống để biểu hiện sức tranh đấu để sống còn,  trong bố cục truyện của Graham Greene đã thành những nút thắt mở để biến chuyển tiểu thuyết có sức hấp dẫn và  tạo thành những  cảm quan  buộc người đọc phải theo dõi .  Ông hầu như còn là một tiểu thuyết gia  người Anh  của thế kỷ  20  đã có  một suy nghĩ  và tâm linh tôn giáo  nhất quán tương tự như tiểu thuyết gia người Pháp  Francois Mauriac  . Ông là một người  phê phán và tấn công mạnh mẽ các loại tân tiểu thuyết  không có những cảm quan  tôn giáo hay những  suy tư tâm linh . ..

Viết hồi ký tự thuật , Greene kể lại cuộc đời mình trong hai tác phẩm. Một  là   “ A Sort of Life”, viết từ lúc thơ ấu đến khi 27 tuổi . Và , “  Ways of Escape” ,  khoảng thời gian về sau.   Có lúc , ông đã viết khi mô tả công việc sáng tác của mình : “ Viết là một  hình thức tập thể dục, đôi khi tôi đã ngạc nhiên tại sao tất cả mọi sự kiện mà người ta không viết, để pha trộn hòa hợp hoặc tô vẽ  rồi  có thể chủ động vượt thoát  qua những cơn  điên cuồng , những niềm bi thảm, những run rẩy hãi sợ mà cố nhiên phải có trong những sinh hoạt  của con người..” Và ông phụ chú thêm “ Con người cần thiết phải vượt thoát  cũng như cần thiết thức ăn và những giấc ngủ  thoải mái ..”.

Những chuyến đi đã tạo cảm hứng và cung cấp những dữ kiện  để tạo thành tiểu thuyết cho Graham Greene. Như khi , ông cầm  vé khứ hồi để trở lại Sài Gòn  sau một chuyến bay,  ông biết mình phải viết  “ The Quiet American “.  Như , khi đến Haiti để viết  “ The Commedians”  . Hay , khi đến Paraguay để viết  “ Travels  with My Aunt”….

“ Ways of Escape”  viết về những trường hợp sáng tác những tiểu thuyết của Graham Greene , một cuốn hồi ký khá lạ  lùng .  Với tác phẩm “ The Quiet  American “ ,   ông đã thổ lộ :” Thật là một sự thay đổi đột ngột, Tôi đã yêu đất nước Đông Dương, không   có gì xa xôi hơn từ suy tư của tôi trong cuộc viếng thăm lần đầu  hơn là tôi  đã có một ngày để sửa soạn  cho một tiểu thuyết ở đây.”

 Một đoạn khác:”… Tôi đã đến Việt Nam và yêu tha thiết đất nước ấy ngay buổi đầu tiên. Hai hoặc ba mùa rét liền tôi thường bay tới và ghé  lại nơi chốn đó. Và rồi, bỗng nhiên tôi nghĩ  mình có thể viết  được một cuốn tiểu thuyết. ‘

Khi  tạo dựng ra nhân vật Pyle của The Quiet American , Graham Greene đã mượn từ đời sống thực một người có tính chất tương tự như thế :” Môt lúc , tôi đến thăm một người bạn thân là đại tá của Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại một ngôi biệt thự thanh lịch ở mạn phía nam thành phố Sài Gòn.  Và ở đó, tôi đã gặp một người Hoa Kỳ và chúng tôi đã chuyện trò tương đắc với nhau suốt cả buổi chiều. Anh ta tự nhận là đại diện cho một phái bộ rất đặc biệt có nhiệm vụ cung cấp thực phẩm viện trợ. Anh ta nói chuyện với lập luận rằng tình hình hiện nay cần phải có  sự hiện diện của một lực lượng thứ ba, không phải Cộng Sản  ,   cũng không phải người  Pháp mà  là những người quốc gia. Dù gặp lần đầu tiên nhưng anh ta đã tạo cho tôi ấn tượng mạnh đến nỗi đẩy sự suy nghĩ tới phải đem nhân vật này vào trong tiểu thuyết.  Người Mỹ trẻ tuổi này,  có một chút gì hơi ngây thơ và luôn tâm niệm về một “ lực lượng thứ ba” “ Nhân vật Pyle đã thành hình    với những cuốn sách của York Hardling làm lý thuyết nồng cốt. Nhân vật này là những người tiền tiêu mở đầu cho một chương trình  can thiệp vào Việt Nam của Hoa Kỳ.

 Tác giả đến Hà Nội , thăm một người bạn cũ làm lãnh sự  Anh  , Trevor Wilson , sau khi ở Malaysia , chứng kiến một thời kỳ hòa bình  ở đây và một cuộc chiến đang bắt đầu và có cơ phát triển ở Đông Dương.

Ở đất nước này , ông  đã có dịp cạn chén với những sĩ quan về hưu  Lê Dương  và hiểu biết được nhiều chuyện từ những cuộc gặp gỡ tại Sài Gòn   và Hà Nội.  Những người lính đánh thuê chuyên nghiệp đã mở ra những kho tàng sự kiện , của những biến cố hấp dẫn lạ thường.

 Cảm giác đầu tiên với Greene  từ xứ sở  này là những tà áo dài tha thướt của các cô gái , hay hình ảnh  những con trâu nằm dưới bùn  ở đồng bằng ,  hay mùi hương   đặc sệt  kiểu Pháp ở đại lộ Catinat , hoặc  sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn .. Nhưng vẫn lẫn lộn vào cảm giác ấy , là sự bất an.  Những rào kẽm gai,  những trạm gác khắp nơi , chiến tranh vẫn khốc liệt. Bên cạnh những nét thơ mộng hào nhoáng , vẫn còn những thô nhám của thực tế  của chiến cuộc.

Trong hồi ký , Greene kể lại những cuộc gặp gỡ với các nhân vật từng một thời  gây bão lửa ở Việt Nam  . Đại tá  Leroy,  một người Pháp lai , lãnh chúa ở Bến Tre,  tự xưng là General,  một nhân vật của thời thế xuất thân từ  hàng dân dả nghèo khó  nhưng lại trở thành một ông vua không ngai ở lãnh địa của mình. Với Greene , ông tướng này có vẻ như một con cọp dữ  giấu mặt đằng sau nụ cười. Leroy điện thoại mời Greene đến văn phòng của ông ta ở Sài Gòn  và ở đó một người Pháp tự giới thiệu là phụ tá  liên lạc dân sự chuyển lời mời của ông tướng dự một bữa ăn trưa tại hành dinh của ông ta ở Bến  Tre. Ở đây , mới thấy được uy quyền tuyệt đối của nhân vật này.

 Greene cũng kể đã đến khu tự trị Phát Diệm vào năm 1951 là một trong hai  giáo khu chống Cộng sản dữ dội nhất.  Ở đây , ông đã gặp hai vị giám mục  và đội quân tự vệ võ trang nhỏ bé  ở  lãnh địa này.  Có vẻ , ở Việt Nam , có nhiều cuộc chiến nhỏ và  tình hình  quân sự cũng như chính trị  rối ren  và phức tạp.

Greene cũng đã gặp đại tướng De Lattre. Ông tiếp đón khách danh dự này  với huy hiệu trên cánh tay  của Đệ Nhất  Lộ Quân Pháp , đơn vị mà ông chỉ huy khi thành phố Strasbourg thất  thủ và ông cũng giới thiệu   Greene như một chiến hữu lâu đời của ông.  Vài tháng trước đây , tất cả các gia đình Pháp kiều di tản khỏi Hà Nội với một viễn ảnh gần là sẽ bị quân Cộng Sản tràn ngập. Nhưng Tướng De Lattre đã làm thay đổi tình thế.  Ong đã tuyên bố với các chiến hữu của ông “ Tôi sẽ vào Sài Gòn làm việc nhưng   vợ tôi sẽ ở lại Hà Nội và đó là một dấu hiệu Pháp Quốc sẽ không bao giờ  từ bỏ nơi chốn này. Đó là một mùa hạ cao điểm nhất của những nỗ lực riêng ông.  Và cũng thật khó tưởng tượng chỉ  hơn một năm sau , ông đã chết vì ung thư trong nỗi buồn bại trận . Cũng như , một điều bất ngờ khác là Greene đã gặp Hồ Chí Minh và uống trà với ông ta ở Hà Nội  gần bốn năm sau.

 Greene là đặc phái viên của báo Times ở Malaysia nhưng lại thích làm việc ở Việt Nam . Tám tháng sau, tháng tám năm 1951, tình hình thay đổi .Tướng De  Lattre bị mất người con trai là trung úy Bernard ở mặt trân Hòa Bình  và tình hình suy sụp. Ong phải chịu đựng nỗi đau đớn  vừa thể xác lẫn tinh thần nên suy sup mau chóng.

Trong bữa tiệc tiễn biệt tướng De Lattre trở về Pháp ,  Graham Greene đã  tham dự và kể lại . Ông tướng đã thay đổi thật nhiều . Từ một người phong độ hào hùng năm trước  ông đã thành một ông già  mệt mỏi , nói nhiều nhưng rời rạc mệt mỏi. Bữa tiệc cũng có những khúc quân hành, và những lời chúc tụng , ông tướng ngồi trên ghế sofa và  nắm tay người vợ  trong sự chia sẻ tột cùng. Vẻ mặt xanh xao  mà các đại tá thuộc cấp đã mô tả là   như có làn khói quyện vào . Ông tướng hỏi Greene : “ Và bây giờ , Graham Greene , tại sao anh ở đây?” Tiếng Anh nhát gừng  đột nhiên biểu lộ  tính kẻ cả mà ông không cố tình. Greene  trả lời : “ Tôi đã nói với Ngài nhiều lần . Tôi đến để  viết bài cho báo Life” ông tướng nói “ Tôi hiểu điều đó “ trong khi các vị tướng như Linares,  Saln , Cogny ngồi ở đầu bàn kia  như không nghe thấy “ – Nhưng anh là nhân viên của  Đặc Vụ Anh?” Greene cười “  Tôi biết anh ở trong cơ quan tình báo  Anh trong ba năm khi chiến tranh” Ông tướng căn vặn . Greene cười  và giải thích rằng   chỉ hoạt động khi chiến tranh thôi và chấm dứt khi hòa bình.  Nhưng ông tướng vẫn hỏi “ Tôi biết không một ai có thể  rời khỏi công việc của Đặc Vụ Anh” greene trả lời “ Điều ấy chỉ đúng với Deuxième Bureau của Pháp . Với chúng tôi thì không “

 Greene ngồi kế bên tướng De Lattre và nói chuyện khá lịch sự nhỏ nhẹ.   Bà tướng nhìn Grene  một thoáng và Greene cảm thấy  trong ánh mắt   sự   phân vân về  nỗi  an bình của m ột người bệnh mà bà yêu thương trong buổi tối cuối cùng ở Hà Nội . Đó có phải là khung cảnh của chiến thắng và lầm lỗi  chen lẫn nhau .  Graham Greene  đã sửa soạn sẵn trong óc  về  câu chuyện  có một chứng cớ rõ ràng là số tiền mà báo Times đã trả cho ông về những bài được viết. Ông tướng lắng nghe và  biểu hiện sự thích thú khi cao giọng nói” Tôi đã nói với  các nhân viên an ninh rằng Graham Greene là bạn tôi. Tôi không tưởng tượng được những gì mà họ nói về  anh . Rồi họ lại cứ đến nói hoài  về điều này điều nọ. Tôi đã nói. Tôi không tin . Graham Greene là bạn tôi . Thế mà họ cứ đến nói mãi nói hoài  chuyện ấy..” Thế mà , hôm sau , trước khi lên phi cơ về Paris , Tướng De Lattre lại  nói với một người trong ban tham mưu ” Tôi biết hắn là gián điệp. Làm sao mà một người đi vào chiến tranh với cái giá chỉ có bốn  trăm đô la ?”

Graham Greene  không viết : Voilà, Monsieur Dupont” nữa và thay và là “ The Quiet American” từ đêm trở về Sài Gòn sau khi gặp đại tá Leroy. Cũng như , sau khi gặp một viên chức Mỹ trong phái đoàn viện trợ kinh tế , Greene  đã có nhiều hình ảnh để tạo dựng thành nhân vật Pyle trong “ The Quiet American”. Pyle , một người trẻ tuổi tin tưởng vào việc làm của mình  và luôn nhắc đến lực lượng thứ ba “ The Third Force”. 

 MÀ người  của lực lượng thứ ba là tướng Trình Minh Thế, thủ lãnh của quân đội Cao Đài gồm hai chục ngàn tay súng ở cứ địa    chung quanh  Thánh Thất Tây Ninh. Quân của  tướng Thế chống cả  Pháp lẫn Việt minh  và có một căn cứ hiểm yếu ở trên núi Bà  Đen  với nhiều công binh xưởng chế tạo vũ khí .  Graham Greene  đã  gặp tướng Thế nhiều lần và  gọi ông là bạn thân .  Greene đã bị thóa mạ là có người bạn thân là kẻ sát nhân vì tướng Thế đã chịu trách nhiệm về những vụ nổ bom  tự tạo ở Sài Gòn  và giết hại nhiều người.  Greene nghĩ là có sự liên lạc giữa tướng thế và  tình bào Hoa Kỳ.  Một xe jeep có hai tử thi của hai phụ nữ  Hoa Kỳ được tìm thấy ở một đồn điền cao su  trên đường lộ tới  núi Bà Đen . Thủ phạm có thể là Việt minh nhưng một câu hỏi là tại sao hai phụ nữ Hoa Kỳ trong đó có một người là nhân viên sứ quán Hoa Kỳ  đến nơi chốn đó làm gì . Sau đó , mọi chuyện được ỉm đi coi như không có gì xảy ra.   Cũng như , một nhân viên lãnh sự Mỹ bị bắt ở cầu Đa Kao  ( nơi mà nhân vật Pyle bị giết trong tiểu thuyết )  trong xe có chở bom plastic . Và , rồi mọi sự cũng bị chìm xuồng như lần trước.

 Như thế chủ đề của “ The Quiet American”  khởi đầu từ lúc  từ lúc  Graham Greene nói chuyện với đại tá Leroy trên những con thuyền bọc sắt võ trang tại lãnh địa  của ông ta  cũng như  khi tiếp cúc với tướng Trình Minh Thế ở cứ địa núi Bà Đen Tây ninh.

Nhân vật của The Quiet American  là bộ ba :  Fowler, ký giả người Anh , người kể chuyện ; Pyle , người Mỹ  có những hành tung kỳ bí ; và Phượng , người con gái Việt Nam, cùng được cả hai người yêu.Mối tình tay ba  xen lẫn trong một thời thế phức tạp của một cuộc chiến đang có mòi chấm dứt với người P háp nhưng lại  chớm có dấu hiệu của sự can thiệp của người Mỹ.  Pyle  đặt bom nổ ở  khu phố trung tâm Sài Gòn  và bị hạ sát bởi một nhóm người nửa Tàu nửa Việt qua sự chỉ điểm của Fowler .

Trong “ The Quiet American”,  Graham Greene  đã lấy khung cảnh của hai vùng  đất mà chiến tranh có nét thật đặc biệt. Vùng tự trị Thiên Chúa giáo ở Phát Diệm  và   vùng ảnh hưởng của đạo Cao Đài ở núi Bà Đen Tây ninh. Ơ đó , hai nhân vật chính , Fowler và Pyle  gặp nhau  với tất cả những hành tung bí mật. Fowler đến Phát Diệm để viết tin tức cho báo chí , nhưng Pyle cũng xuất hiện ở đó với lý do mù mờ  , có vẻ như thi hành một công tác tình báo nào đó. Và ở Tây ninh , trên đường trở về Sìa Gòn xe  hơi bị hết xăng và cả hai nhân vật chính  đã phải chạy trốn sự săn đuổi của lực lượng Việt minh. Và , Pyle đã cứu sống Fowler trong lần chạy trốn ấy.

The Quiet American đã được viết  từ năm 1955, nhưng tới nay , khi đọc lại vẫn có chất thời sự hấp dẫn. Và chính vì thế mà được dựng thành phim  và chiếm được nhiều giải thưởng giá trị. Với người Việt Nam , qua những trang sách , lại thấy cả một thời kỳ sống lại. Dù , ở chủ quan của một người ngoại quốc nhìn vào thực tế tình hình  nên  có nhiều nét biểu kiến không phản ánh trung thực .   Với Hà Nội , với Sài Gòn , với cuộc chiến ờ Phát Diệm , ở Điện Biên Phủ , ở núi Bà Đen ,  những nhân vật như Pyle , như Fowler , như Phượng, đã trở thành những bóng  dáng nhân vật tiểu thuyết làm người đọc khó có thể lãnh đạm khi đọc tới…

 Henry Graham Greene sinh ngày 2 tháng 10 năm 1904 tại Berkhamsted, Hertfordshire. Là con thứ tư trong sáu người , thuở nhỏ ông rất nhút nhát và nhạy cảm. Ông không thích thể thao và dồn hầu như tất cả thời giờ vào việc đọc sách nhất là những tiểu thuyết phiêu lư của Rider Haggard và R.M. Ballantyne. Những tiểu thuyết này đã ảnh hưởng sâu đậm đến  đời sống ông và giúp ông tạo được  một phong cách  viết nhạy bén  và lôi cuốn.

 Thuở nhỏ , ông là một dứa trẻ không ngoan ngoãn trong học đường. Sau nhiều lần dự tính tự tử ,  Greene bỏ học  và viết thư cho cha mẹ  rằng ông sẽ không trở lại nữa.  Ở tuổi 15,  ông bị gửi lên Luân Đôn để chữa bệnh bằng trị liệu pháp. Người chữa bệnh , Kenneth Richmond đã khuyến khích ông viết văn  và giới thiệu ông vào hôi văn học thân hữu trong đó có cả nhà thơ Walter de la Mare

Ở Balliol College, ông học lịch sử cận đại. Cũng như viết một thiên hồi ký tự thuật về những ngày học ở đây. Ông đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm khi làm biên tập viên cho tờ báo The Oxford Outlook. Ong cũng tỏ ra thích thú với chính trị sau khi liên lạc với đảng Cộng sản ( chỉ vui chơi thôi chứ không phải là sinh hoạt chính). Ông đã viết tiểu thuyết Anthony Sant trước khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, ông vào làm việc tại Nottingham Journal và hoàn tất tiểu thuyết Brighton Rock. Sau ông đổi job và làm việc  biên tệp trong The Times. Ong lập gia đình năm 1927 với Vivien và có  2 con một trai một gái.Thời gian này ông viết tiểu thuyết chính trị The Episode nhưng bị từ chối in.  ông cố gắng gượng lại và hoàn tất  tiểu thuyết  The Man Within. Vì cố gắng  viết tiểu thuyết nên ông phải rời bỏ công việc  ở  The Times mà ông ưa thích để trở thành một người cầm bút tự do.  Tác phẩm thứ hai là Stamboul Train  và một loạt sau là  những tiểu thuyết được chuyển đổi thành điện ảnh.

Greene viết bài điểm sách và điểm phim cho báo The Spectator  và làm phụ tá chủ bút cho tạp chí Night and Day.  Dù ông đã tự phân loại tiểu thuyết của mình có loại văn chương có loại giải trí nhưng tác phẩm của ông phần đông có nhiều độc giả và có tiếng vang khá lớn trên thế giới. Sách của ông đã được chuyển ngữ với trên hai chục loại ngôn ngữ khác nhau và có số lượng phát hamh lên tới hàng triệu bản.

 Ong là người đi rất nhiều , ghé thăm nhiều nước trên thế giới vì bản tính thích phiêu lưu cũng có nhưng có sự cố tình tìm kiếm chất liệu và đề tài cho tiểu thuyết của mình.  Là người viết truyện ngắn , là tiểu thuyết gia, là người viết kịch, là người viết báo,  và cũng là người mang xu hướng chính trị vào văn chương. Từ năm 1950 , ông chuyển đổi đề tài từ tôn giáo sang thời sự chính trị. Ông ở khách sạn Majestic ở Sài Gòn và thường hay du hành sang Hồng Kông và Singapore.  Năm 1953 ông qua Kenya, tường thuật những biến cố của bô lạc MauMau  và năm 1956 ông đã trải qua nhiều tuần lễ ờ Poland và đã cố sức giúp dỡ một nhạc sĩ  đào thoát sang các nước tây phương. . Trong hồi ký Ways of Escape , Greene đã kể chuyện về ‘  The Other  “ , nhưng chính thị là chân dung của ông, mà tính danh thực có thể là John Skinner hoặc Meredith de Varg. Năm 1950 , The Other đánh mất hộ chiếu tại An Độ, và đã bị hai năm ngồi tù. Ở thập niên sau, ông ta có hình chụp chung với  “ Missus Drink” , một người đàn bà  hấp dẫn  trên báo chí ở xứ Jamaica. Vài năm sau ở Chile, sau khi tôi dùng bữa trưa  vơi 1tổng thống Allende, thì một tờ báo cực hữu ở Santiago loan tin rằng tổng thống bị lường  gạt bởi tay bợm quốc tế . Tô đã tự tìm kiếm mình trong những ảo giác ngờ vực.  Có phải là người lường gạt bợm bãi trong thời gian ấy? Vậy ai là The Other?  Tôi có phải là Skinner? Hay có thể tôi là Meredith de Varg?

 Tiểu thuyết của Graham Greene có hai  tính chất chính. Một là chất của đ ạo Thiên Chúa Giáo, ông đã được mô tả là “ Catholic novelist” với các tiểu thuyết như Brighton  Rock, The Heart of  the Matter, The End of the Affair, Monsignor Quixote, A Burnt out Case và tác phẩm nổi danh The Power and the Glory.  Hai là những tác phẩm về thời sự chính trị mà The Quiet American là tiêu biểu.  Cả hai tính chất chính này ,  dù là tôn giáo hay chính trị , cũng đều  mang chất sống động , với một chút  chua chát , với một văn phong sắc bén , với một bố cục truyên chặt chẽ nhưng nhiều bất ngờ. Cho nên dù ông không đoạt giải Nobel văn chương dù được đề cử nhiều lần , ông vẫn là một khuôn dáng tác giả lớn của văn học toàn cầu  thế kỷ 20