Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TIẾC THƯƠNG ÔNG BÀ

HỌA SĨ NGÔ BẢO

 

Ông Bà Họa Sĩ Ngô Bảo

 

Cùng trong năm Kỷ Sửu, gia đình họa sĩ Việt Nam tại Hải Ngoại vừa đưa tiễn họa sĩ Hiếu Đệ, thì nay một lần nữa, phải đưa tiễn thêm một họa sĩ đàn anh, họa Sĩ Ngô Bảo.

Họa sĩ Ngô Bảo sinh năm 1930 tại Hưng Yên, Bắc Phần, Việt Nam. Ông mồ côi cha từ nhỏ, ở với người dì em của Mẹ. Thuở bé ông sớm tỏ ra là người có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Sau khi ông tốt nghiệp trung học, cũng là lúc trường Mỹ Thuật École des Beaux Arts Marseille tại Pháp mở cuộc thi tuyển, nhận một số học sinh có năng khiếu về hội họa. Ông nộp đơn dự thi và được trúng tuyển. Ông lên đường sang Pháp du học, tốt nghiệp thủ khoa sau bốn năm học tập.

 

Logo trên 1 chiếc ly của Vua Bảo Đại.

Trong thời gian du học ở Pháp, ông có cơ hội sống gần với người cô ruột là chủ nhân một đại lý xuất nhập khẩu đồ gốm sứ, chuyên cung cấp những loại gốm sứ có chất lượng cao và tinh xảo, bà được triều đình Vua Bảo Đại thường xuyên đặt hàng. Hằng năm cơ sở cung cấp chén bát ly tách cho triều đình. Nhờ người chồng là dân bản xứ nên công việc làm ăn xuất nhập thời đó cũng có phần dễ dàng. Một chi tiết khá thú vị là hiện nay gia đình còn giữ được một trong những chiếc ly của Vua Bảo Đại dùng, mà logo trên chiếc ly là tác phẩm của họa sĩ Ngô Bảo.

 

Chiếc ly của Vua Bảo Đại có logo do họa sĩ Ngô Bảo vẽ

 

Theo lời của anh Ngô Bảo Sơn, do một duyên may, anh gặp được một người chuyên buôn bán đồ cổ, ông ta khoe với anh, ông ta có được một bảo vật hiếm quý, đó là chiếc ly uống nước của Vua Bảo Đại. Anh Sơn tỏ ý muốn xem, khi thấy chiếc ly, anh nhớ lời kể của bố. Và ngay lập tức anh quyết định bằng mọi cách, dù phải trả giá đắt bao nhiêu, anh phải đem về cho được chiếc ly có in bản vẽ của bố: “Long Phụng Hàm Thư” hình khắc một con rồng tượng trưng cho Vua, ôm chung quanh chữ Bảo Đại.

 

Con đường kinh doanh

Năm 1955 ông về nước, nhận dạy hội họa tại các trường Pétrus Ký, Chu Văn An, Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn...

Cũng thời gian này ông mở văn phòng ArtViệt chuyên vẽ kiểu, thiết kế những vật dụng để trang trí nội thất, đồng thời cố vấn cách bài trí cho văn phòng, cơ sở, nhà riêng... Ngoài ông, dạo đó chỉ có văn phòng thứ hai là “Anh Đào”.

Đây là một dịch vụ mới lạ. Nhiều người tìm đến, phần tò mò, phần cũng muốn có một nơi ở, chỗ làm khang trang, sáng sủa, sang trọng, họ tìm đến để xin cố vấn. Họa Sĩ Ngô Bảo lại tốt nghiệp hội họa bên Tây, nên càng được tín nhiệm. Khách hàng tìm đến văn phòng ông càng ngày càng đông.

Có một điều cũng nên nói thêm, họa sĩ Ngô bảo là người lo phần trang trí cho dinh của ông bà Ngô Đình Nhu và ông bà Dương Văn Minh. Về sau khi vừa đến Cali, cựu Đại Tướng Minh đã được con trai của Cố Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ dẫn tìm tới gia đình Ngô Bảo để thăm và ông trở thành người bạn “lan” thân thiết với cả hai bố con họa sĩ Ngô Bảo và Ngô Long.

 

Hồ điệp chấm "Zuma Topaz - Son Ngo" Huy chương đồng

 

Năm 1960, Họa sĩ Ngô Bảo mở rộng địa bàn kinh doanh, sang một lãnh vực khác , ông nhận làm đại lý cho các hãng Suzuki, Toshiba ...chuyên cung cấp các nông ngư cụ cho khắp Sài Gòn và lục tỉnh.

Đầu thập niên 1960, do lời đề nghị của Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, họa sĩ Ngô Bảo được biệt phái qua bộ kinh tế làm cố vấn. Ở chức vụ này ông là người có quyền ký giấy cho các tiểu thương vay tiền của Trung Tâm Khuếch Trương Tiểu Công Nghệ. Nhờ lòng nhân ái cộng thêm sự thông hiểu nỗi khó khăn của người buôn bán nhỏ mà mình cũng đã từng trải qua, trong thời gian này ông đã giúp được rất nhiều người nghèo có vốn để làm ăn. Ông ở trong chức vụ nầy cho đến tháng 4 - 1975.

Mặc dù kinh doanh thành công, nhưng Ông vẫn băn khoăn về vấn đề, làm sao để phổ biến rộng rãi các sản phẩm. Nếu chỉ dựa vào báo chí và sự truyền miệng thì tin tức không đến được những vùng thôn quê, hẻo lánh. Những sản phẩm mới , lạ chỉ phục vụ cho một số người sống ở thành phố. Ngay cả những đặc sản ở nông thôn hay ở một địa phương cũng không được một địa phương khác biết đến. Họa sĩ Ngô Bảo nghĩ đến một phương cách truyền bá rộng rãi và hữu hiệu hơn. Đó là làm những chương trình quảng cáo thương mại truyền qua hệ thống phát thanh. Họa Sĩ Ngô Bảo là một trong những người đầu tiên nghĩ đến phương cách này.

Mặc dù ông lao vào con đường kinh doanh và đạt rất nhiều thành quả, nhưng ông vẫn không quên sở trường của ông là hội họa.

Năm 1961, ông cùng một số bạn bè tổ chức cuộc Triển Lãm Hội Họa Quốc Tế ở Sài Gòn. Ông vẽ rất nhiều nhưng không tự tổ chức cho mình một cuộc triển lãm cá nhân nào. Ông chỉ triển lãm chung với bạn và đã từng đoạt giải nhất Mỹ Thuật Toàn Quốc năm 1978, đoạt giải nhì Quadriennale des Kunsthandwerks ở Erfurt, Đức. Năm 1970, ông phát triển thêm một nhà máy sấy tại Tùng Nghĩa, chuyên sấy khô các loại trái cây và thực phẩm, đóng bao bì để giao cho các đại lý khắp nơi, nhằm giới thiệu một mặt hàng mới. Cùng thời gian này ông cũng thử nghiệm trồng dừa tại Đảo Phú Quốc. Ông là chủ nhân hàng mấy chục mẫu dừa gần bờ biển Phú Quốc.

Đầu năm 1975, ông chuẩn bị thành lập Ngân Hàng Nông Thôn ở Phú Quốc thì biến cố tháng tư đen xảy ra. Như bao nhiêu người có chức quyền cũng như có cơ sở kinh doanh, ông trắng tay. Chỉ may mắn một điều là ông không phải đi tù cải tạo, vì thời gian làm trong chính quyền của Việt Nam Cộng Hòa ông đã giúp đỡ khá nhiều người, và một trong những người này đã cứu ông khi tên ông có trong danh sách những người phải đi tù cải tạo.

 

Khởi sự nghề trồng hoa Lan

Năm 1981 ông cùng gia đình vượt biên đến được Mỹ. Ít năm sau ông mở một Galery chuyên về trang trí, ở Hollywood nhưng không thành công.

Lòng yêu hội họa, cho nên dù làm ngành nghề nào ông cũng vẫn quẩn quanh, vẫn liên hệ xa gần với sắc màu.

Năm 1986 ông khởi sự ngành ươm trồng hoa lan. Ông là một trong ba người Việt Nam đầu tiên trồng lan có tính cách thương mại tại Hoa Kỳ (Ông Khương ở Cali, ông Bùi Huấn ở Florida).

Trong quá trình kinh doanh, có lẽ lúc này ông mới đi đúng con đường ông yêu thích. Ban đầu vườn lan của ông chỉ có vài giống lan. Nhưng càng ngày ông càng nhân giống, tạo được nhiều giống mới lạ, nhờ cách lai giống táo bạo. Ông tham dự hầu hết các cuộc triển lãm hoa lan để học hỏi, để tìm tòi những giống mới. Có khi ông dám bỏ ra bạc ngàn để mua một giống lan lạ mà trong mắt nhìn, ông tin là ông sẽ lai giống được một loại mới. Trong thị trường lan, đã thấy xuất hiện đâu đó những loại lan mang tên Ngo 's orchid, và trong những cuộc tổ chức thi lan đẹp tại địa phương và quốc tế, ông cũng đem về được nhiều huy chương:

- AM (Award of Merit) tương đương với huy chương bạc.

- HCC (Highly Commemded Certificate) tương đương với huy chương đồng

Ngoài ra ông còn đoạt giải “Best of table display of show” đây là một giải thưởng rất khó đạt.

Tất cả những giải thưởng này đều được chấm bởi Ban Giám Khảo Hội Hoa Lan Hoa Kỳ (American Orchid Society).

Một điều đáng kể, có lẽ ngoài việc tạo được những đứa con tinh thần, làm đẹp thêm cho vườn lan thế giới. Ông còn để lại đứa con mang một phần xương thịt máu huyết của bố, đó là người con trai thứ tư của ông, anh Ngô Long là người Việt Nam đầu tiên nằm trong ban giám khảo trong nhiều hội thi lan quốc tế tại Hoa Kỳ.

 

Yêu quý vợ con

Những năm cuối đời, hiếm thấy ông rời người bạn đời. Hai ông bà mở một tiệm nhỏ trong khu thương xá Tam Đa. Tiệm chưng bày ít lan , ít chén bát cổ, vài tấm tranh quý, vài loại nấm linh chi. Tiệm không đông khách và như chủ nhân cũng không có ý buôn bán. Các con mở tiệm cho bố mẹ, muốn có một nơi cho bố mẹ vui, gặp bạn bè và bận rộn công việc như một phương cách tập thể dục. Hằng ngày ông bà ra đây, ông săm soi mấy chậu lan, cắt lá, tỉa cành, dựng lại vài giò hoa mọc lệch, vui khi có thêm một bông hoa nở. Bà lặng lẽ ngắm ông, hỏi bâng quơ, cằn nhằn một điều gì đó, mà trong giọng bà, không ai không nhận ra tràn đầy thương yêu, âu yếm.

Bà nằm nhà thương sáu tháng nay, ngày nào ông cũng vào ngồi bên vợ. Họ thở dốc vì mệt nhọc, nhưng trong thâm tâm họ an lòng khi vẫn còn nhìn thấy nhau. Những ngày cuối cùng, ông nhất định đòi bức dây nhợ quanh mình để đến thăm vợ đang nằm liệt giường ở một bịnh viện khác . Bên kia , vợ ông cũng như cảm thấy một điều gì bất an .

Tối ngày 7 tháng 2 năm 2010, họa sĩ Ngô Bảo trút hơi thở cuối cùng, ông không nhìn được mặt vợ lần cuối. Bà cũng không biết ông đã xa rời bà mãi mãi. Các con giữ kín điều này với người mẹ, mà sự sống đang đếm từng giờ.

Sống chết là lẽ thường, nhưng có cái chết sao để quá nhiều tiếc thương!

 

Một cái tang lớn thêm cho gia đình

Trong vòng 7 ngày gia đình họ Ngô chịu hai cái tang lớn: Bố - Họa Sĩ Ngô Bảo mất ngày 7 tháng 2 năm 2010 và Mẹ - Bà Phạm Tường Trinh mất ngày 14 tháng 2 năm 2010.

Mất bố rồi mất ngay Mẹ, điều này hẳn cũng hiếm khi xảy ra. Ngô Long, người con thứ tư kể lại, những ngày cuối đời dù trong mình không lúc nào khỏe, bố anh cũng ngày một, hai lần lên bịnh viện chăm sóc vợ, ngồi chơi với vợ hằng giờ. Có lúc họ nắm tay nhau như đôi trẻ khiến lòng anh ngậm ngùi.

Nhớ lại những ngày mới định cư tại Mỹ, thấy chồng mơ ước thực hiện một vườn lan. Mẹ anh đã lặng lẽ bán nữ trang cưới của mình để đưa cho chồng.

Khi ông qua đời, cả nhà băn khoăn lo lắng không biết phải nói năng làm sao với bà, về sự vắng mặt của ông? Anh chị em chia nhau người lo cho bố, người lên thăm mẹ. Không nói ra ai cũng muốn tránh trách nhiệm phải báo tin cho mẹ. Cuối cùng bà đã ra đi mà không hề biết ông đang chờ bà phía bên kia cuộc sống.

Chưa qua 49 ngày, có người cho rằng ông bà sẽ gặp lại nhau, sẽ là vợ chồng của nhau, một lần nữa, ở kiếp khác.

 

(Viết theo lời kể của các anh Ngô Bảo Sơn, Ngô Bảo Long, là con của Họa Sĩ Ngô Bảo)

 

tp