Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NGHIÊM XUÂN HỒNG

MỘT ĐỜI TRĂN TRỞ

XUÔI VỀ ĐỌC KINH

 

NGUYỄN SỸ HƯNG

 

Viết về Nghiêm Xuân Hồng, một nhà tư tưởng, một nhà văn, một nhà thơ, một luật gia, một nhà Phật học thì đã có nhiều người viết, nhưng còn một Nghiêm Xuân Hồng khác với Nghiêm Xuân Hồng mà đời thường đã gặp, đó là Nghiêm Xuân Hồng một nhà Cách Mạng đã có thời mặc áo Huyện Quan. Hết quan, lại tranh đấu, rồi bước vào chính trường vài lần làm tổng trưởng. Suốt cuộc đời trăn trở trong trò chơi lớn để cuối cùng xuôi về với “Lời kinh tiếng kệ” giải nghiệp sâu dầy, và an nhiên đi vào tịch diệt.

Nghiêm Xuân Hồng đúng là một đại diện cho trí thức Việt trong thời đại loạn, đảo điên cuồng nhiệt, vũ bão chụp đổ xuống thân phận nhỏ bé  Việt Nam, một cơ hội cho hùng khí Dân Tộc Quật Khởi, cũng lại là thời cơ cho những âm mưu đen tối Quốc Tế giành giật miếng mồi Việt Nam. Không những luôn luôn thao thức về nghiệp mình, vận nước, mà cũng nhiều phen dấn thân xuất chính, với hy vọng đóng góp công sức gì cho Quốc Dân, nhưng đều là bất như ý, hay nói trung thực hơn là bất lực trước sức mạnh ngoại lai quá lớn.

Xuất thân trong gia đình Lễ giáo Nho phong của cuối đời Nhà Nguyễn, mà quan niệm của các Gia Đình Nguyễn Nho là: “Tiến Vi Quan, Đạt Vi Sư”. Dù thời của Nghiêm Xuân Hồng thì “Cái học nhà nho đã hỏng rồi. Mười người đi học chín người thôi”, Nghiêm Xuân Hồng đành phải “bỏ bút lông, cầm bút sắt”, và cái ước vọng “học ra làm quan” đã thấm sâu vào tâm tưởng của người cắp sách đến trường, thành định lực của học trò, rồi trở thành lý tưởng nghiệp lực, mà Nghiêm Xuân Hồng cũng phải đi vào quỹ đạo đó.

Nhưng Nghiêm Xuân Hồng có cái duyên may là cùng học một lớp, một trường với Nguyễn Hữu Thanh. Thanh là người cực kỳ thông tuệ, có nhiều ý kiến lạ, nhất là Tình Yêu Dân Tộc ở con người thư sinh này đã phát tiết ra ngay thời tiểu học. Nghiêm Xuân Hồng con nhà quan hiếu học thông minh trầm tĩnh, hai người thân thiết với nhau. Nhưng Nghiêm Xuân Hồng có nghiệp dĩ “đi học để làm quan”, còn Nguyễn Hữu Thanh đi “học để làm Cách Mạng”.

Dù không vứt bỏ sách vở đi làm Cách Mạng như Nguyễn Hữu Thanh, Nghiêm Xuân Hồng cũng là đồng chí với Thanh sau khi Thanh ở Trung Quốc về thành lập Đại Việt Duy Dân Đảng, mà Thanh trở thành lãnh tụ Lý Đông A,  người lập thuyết Duy Dân và là Đảng Trưởng. Một người cùng tuổi, cùng học, đã bỏ ngang, mà được Nghiêm Xuân Hồng một sinh viên ưu tú, sắp ra trường, được bổ làm Quan Huyện chấp nhận là lãnh tụ của mình, thì đủ thấy được giá trị của Lý Đông A ưu việt đến thế nào rồi.

Quan Huyện Nghiêm Xuân Hồng nhận thức không bao lâu thì đến thời 1945.  “Phế Đế, Tàn Quan” Toàn dân đều xưng hô với nhau bằng “Đồng Chí”. Ngay đến vua Bảo Đại cũng được gọi là “Đồng Chí Cố Vấn Vĩnh Thụy”. Cũng may Quan Huyện Hồng chưa có nợ nần gì với Việt Minh, nên cũng được gọi là “Đồng Chí”. Mặc dù “Đồng Chí Hồng” là Duy Dân tử thù của các “Đồng Chí Việt Minh”.

Trong các đoàn thể Quốc Gia thời đó, thì Lý Đông A là người biết rõ được thực chất thực tướng của Cộng Sản dưới cái vỏ Việt Minh, ngoài miệng rêu rao đại đoàn kết Quốc Gia, lập Chính Phủ Liên Hiệp, nhưng thâm tâm ngấm ngầm tiêu diệt. Nên Duy Dân là đảng một mình không tham gia Liên Hiệp, mà đi tổ chức Chiến Khu đánh lại Cộng Sản. Việc làm tuy đúng, mà thời thế chẳng ở phía mình, nên Chiến khu Nga My tại Ninh Bình bị không khí sôi sục của cuồng phong mê mù bởi mỹ từ “Độc Lập Chống Việt Gian” cuốn phăng đi. Các Đồng Chí Duy Dân, lực lượng chân chính của Độc Lập Dân Tộc tan tác, lẩn trốn vào khu Công Giáo Tự Vệ Phát Diệm của Giám Mục Lê Hữu Từ mà Hồ Chí Minh đã trót nhận là Cố Vấn Chính Phủ, nên chưa tiện ra tay tiêu diệt.

Nghiêm Xuân Hồng cũng về sống nương náu tại Phát Diệm, với đồng chí là Lê Quang Luật một chi bộ đặc biệt của Duy Dân Thiên Chúa Giáo, và được Đức Cha Từ che chở để cùng những nhân sĩ Phật Giáo tổ chức Phong Trào Liên Tôn Chống Cộng. Hoạt động rộng khắp tại Bắc Việt, sau khi Cộng Sản Việt Minh bắt tay với Pháp cùng tiêu diệt các lực lượng vũ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Duy Dân.

Nhưng tới khi Quân Pháp quyết định đổ bộ xuống Bùi Chu, Phát Diệm thì “tư thế Tự Vệ” của Phát Diệm mất ý nghĩa. Nghiêm Xuân Hồng chạy ra Hà Nội để rồi tiếp tay cho Lê Quang Luật khi làm đại diện cho chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tại Bắc Việt, chuẩn bị đón nhận một mối nhục là đất nước bị chia đôi 1954.

Vào tới Miền Nam cả Lê Quang Luật và Nghiêm Xuân Hồng đều ngao ngán về vận nước khắc nghiệt, tình đời chính trị bạc bẽo, cùng bỏ chính trường khoác áo luật sư để sinh sống. Nhưng Nghiêm Xuân Hồng vẫn còn trăn trở vì tư tưởng ưu việt mà người bạn học cũ đã cưu mang chưa được đưa vào thực tế. Nên ông đã cùng các nhà văn tiền chiến như Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu, các nhà văn cùng trang lứa Vũ Khắc Khoan, Tạ Văn Nho, Mặc Đỗ và có người tuổi trẻ hơn là Nhuệ Hồng Nguyễn Hữu Thống... thành lập nhóm Quan Điểm tại Sài Gòn. Từ nhóm này Nghiêm Xuân Hồng đã cho ra đời các tác phẩm: ĐI TÌM CĂN BẢN TƯ TƯỞNG, NHÂN SINH QUAN, LUYẾN ÁI QUAN...V.V...  mang nội dung Nhân Bản và Dân Tộc, đối nghịch hẳn ví Chủ Nghĩa Duy Vật và Quốc Tế Cộng Sản.

Nhưng đó chỉ là những cái mốc đánh dấu một quá trình hoạt động văn hóa, chính trị của Nghiêm quân trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc, trước cuộc đấu tranh ý thức hệ khốc liệt Quốc Cộng trên thế giới: các lực lượng dân tộc, các phong trào xuất phát từ đáy tầng của đất nước đã bị các trào lưu quốc tế tràn ngập và khuynh loát. Đất nước trở thành bãi chiến trường thử võ khí của các siêu cường và cũng là nơi đối đầu giữa các ý thức hệ ngoại lai.

Năm 1963 tưởng như cơ hội của Lực Lượng Đáy Tầng Dân Tộc đã tới, để tự vươn mình trong khí thế tranh hùng với các thế lực Phản Dân Tộc, mà cũng lại không. Vì sự chuyển biến tuy là đụng tới đáy tầng dân chúng, nhưng nó đã được dự mưu chặt chẽ nhằm Quốc Tế Hóa Chiến Tranh Việt Nam. Chiến tranh đã cuốn phăng đi tất cả, chủ yếu là lôi cuốn toàn bộ tuổi trẻ Việt Nam để dâng cho “Thần Chiến Thắng”. Trong hoàn cảnh đó thì mọi thứ chủ nghĩa tuy được đề cao làm danh nghĩa chém giết, nhưng thực tế các thứ chủ nghĩa đó chẳng hề ăn nhập gì với chiến trường. Chiến trường chỉ có bom rơi đạn nổ, và phản ứng đánh trả với bên địch đang đe dọa sinh mạng mình, chứ chẳng còn thì giờ đâu mà nghĩ tới việc khác.

Mỗi khi tuổi trẻ có chút thì giờ suy nghĩ thì mối đau đớn nhất là “chết thực vẫn chỉ là người Việt Nam, những chủ nghĩa lại dành phần thắng”. Chính vì vậy mà phía Miền Nam kẻ bị nhận cuộc chiến không do mình gây ra, có Chính Nghĩa trong tay. Nhưng chính quyền luôn trong tình trạng bấp bênh, những kẻ có điều kiện cầm quyền thì luôn luôn bị đặt trong tình trạng báo động vì kẻ khác sẵn sàng rình rập. Lo giữ ghế đã khó, làm gì còn nghĩ tới việc triển khai chính nghĩa để cho tuổi trẻ lựa chọn.

Một lần nữa Nghiêm Xuân Hồng quyết định tham chính, cũng tưởng đem tài ra kinh bang tế thế, nhưng với địa vị Bộ Trưởng trong Nội Các của những người trong đầu chỉ biết hơn thua, tranh giành địa vị thì ông đâu có thi thố được tài năng. Hai lần “tiến vi quan” cả hai lần thảm bại. Đúng ra chỗ đó, ở thời đó không phải là chỗ của Nghiêm Xuân Hồng.

Sau năm 1975, Nghiêm Xuân Hồng may mắn thoát khỏi vòng cai trị của Việt Cộng. Nhưng với cá nhân ông thì ông luôn luôn cảm nhận được mình là một cây bị trốc gốc. Tuổi đời không cho phép ông làm lại từ đầu. Ông quyết thực hiện định nghiệp chót là “đạt vi sư”. Sư đây là một vị tu hành xuống tóc giữ giới thực thụ. Nhưng một lần nữa Nghiệp Quả còn dầy. Cơn bạo bệnh đã giữ ông ở lại với hình tướng người thường, để đi trót con đường phải đi. Vốn là người uyên thâm Phật Pháp, ông tuy không khoác áo nhà tu, nhưng ông phát nguyện đi giảng kinh tại các chùa Việt trên đất Mỹ. Có nghĩa là trên thực tế vẫn “đạt vi sư”.

Trong nhà Phật có nhiều pháp môn tu, nhưng rút lại có ba Tông chánh là: Tịnh Độ Tông, Mật Tông và Thiền Tông. Những người suy tư như Nghiêm Xuân Hồng thì thường có khuynh hướng đi vào Thiền Tông. Nhưng không, ông đã chứng nghiệm ở Tịnh Độ Tông, tức là chuyên về Tụng Kinh Niệm Phật, như một “bà vãi già”. Tuy ông chưa giải thích với ai về sự lựa chọn đó. Nhưng chỉ biết qua câu chuyện tâm tình ông thường nhắc là “Nghiệp Lực của Nhân Loại và Chúng Sinh quá nặng. Một ngày nào đó nghiệp lực ấy sẽ làm nghiêng lệch địa cầu và địa cầu bị tan vỡ đi”. “Sự suy tư không thể giải được nghiệp, mà chỉ làm xuất hiện thêm nghiệp mới”. “Chỉ có con đường đọc kinh mới làm vơi được nghiệp chướng”. Đây là một sự “chứng tín” của Nghiêm Xuân Hồng. Ông không thuyết phục ai tin như vậy.

Chúng ta quý mến và tôn trọng ông, chỉ nên nói đúng về ông, không cần thêm bớt, vì chính cuộc sống của ông đã nói với chúng ta là: “Nghiêm Xuân Hồng một đời trăn trở xuôi về đọc kinh”. Chắc ông đã đọc bài kinh quen thuộc không cần suy tư, để tự đưa mình vào giấc ngủ êm đềm ngàn thu giải nghiệp.