Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MÙA XUÂN TÌM LẠI

 

PHẠM PHÚ HAY

 

Hơn 6 năm qua, kể từ ngày Thiền Đường Trường Sinh Nhân Thể Điện Rosemead hoạt động, cứ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối, vào các ngày làm việc, dù mưa hay nắng, Hắn cũng ngồi lặng thinh sau chiếc bàn cũ kỹ đặt ở cửa ra vào.  Hắn tư lự nhìn số bệnh nhân đi qua, có người da mặt xám xịt, tái xanh, hoặc bước không nổi phải chống gậy, ngồi xe lăn… Đôi trường hợp trong số họ được Bệnh viện cho về “ăn uống tự do” đợi đến ngày… quả tim… ngưng đập!  Hắn thường nghĩ đến quả tim của người lớn tuổi như Hắn, mỗi ngày co bóp cả trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu chừng 8,000 ký lô, liên tục không ngơi nghỉ, kể cả lúc ngủ.  Máu lưu thông qua nhiều kinh mạch vi tế, nếu trải dài các kinh mạch lớn nhỏ này cũng đo được hàng trăm ngàn cây số! Mạch máu là những ống dẫn làm việc lâu năm, sự co giãn trục trặc, có khi khô cứng, nên tuổi cao khả năng tai biến càng lớn, thường thấy ở những người cao huyết áp hoặc mỡ trong máu.  Một số bệnh như tiểu đường, ăn nhiều mỡ, nhiều đường, hút thuốc lá… cũng thường xảy ra tắc nghẽn mạch máu.  Nói thế chứ ít người lo sợ, họ cứ ăn uống thỏa thích, hả hê vì họ chưa thấy quan tài… và cuối cùng, họ giao phó bổn mạng cho Bệnh viện, khi cần đổ lên đầu định mệnh là xong! Cũng có người, cả đàn ông lẫn đàn bà, tuổi còn trẻ, đang sống trong tâm trạng lo âu, bồn chồn, chán nản vì ốm đau bệnh tật vò xé, trăn trở sau thời gian dài đua chen ngụp lặn trong cuộc sống đa đoan, lọc lừa, thủ đoạn với biết bao phiền não kéo nhau không dứt!  Sự sung mãn sức khỏe một thời đã bị đánh mất vào những phấn đấu cho tiền tài, danh lợi, tình cảm, rồi âm hưởng chiến tranh, thù hận vẫn còn đó những chứng tích khổ đau trong tâm khảm họ.  Trạng thái tâm lý con người chuyển biến vô thường, phức tạp đôi lúc hoang tưởng, Tâm họ chứa đựng những ray rứt buồn chán không lối thoát dẫn tới bệnh.  Hư bệnh. bệnh chạy chữa lung tung lâu ngày qua thực bệnh. Đây là giai đoạn rắc rối.  Thầy Nguyễn Đức Thuận cô Nguyễn Ngọc Hải, Chưởng Môn Trường Sinh Nhân Thể Điện, trong các bài giảng đều có nhận xét 80 phần trăm bệnh tật ở thế gian này xuất phát từ đó. Tâm. Tâm sinh Nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân tác tạo dục vọng qua suy nghĩ và hành động thiện ác, nó đeo đuổi con người như hình với bóng qua nhiều đời kiếp mà hậu quả là sự trả giá khổ đau hay hạnh phúc ngày nay. Trên đời, người ta thường thông minh trong việc ác, biếng nhác làm điều thiện, nên bệnh tật cứ trên đà gia tăng…

Hơn 6 năm qua, tại Thiền Đường này, Hắn thấy không ít người ngộ được điều đó, họ đã tự làm một cuộc cách mạng bản thân vô cùng ngoạn mục nhờ Pháp Môn Trường Sinh Nhân Thể Điện Hắn đang tu học và họ lần hồi chiến thắng, vẻ vang, đem lại vinh quang cho sức khỏe.  “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình, tự thắng mình là một cuộc chiến thắng oanh liệt nhất”.  Hắn nói “làm một cụôc cách mạng bản thân”, thật ra, chẳng có gì ghê gớm lắm vì không đổ máu, có thể nói cuộc cách mạng “nhung” nhưng không dễ mấy ai thiếu quyết tâm thực hiện được.  Ngôn từ cách mạng có nghĩa là thay cũ đổi mới, mà cái mới tốt hơn cái cũ. Vậy thì cái như thế nào mà phải thay? Định luật tiến hóa không ngừng của nhân loại như thác nước chảy siết từ các nhánh sông ra biển, con người muốn tồn tại phải TU, phải SỬA từ xấu đến tốt, từ dữ đến lành, từ giả đến chân.  Đời một con người chỉ là giai đoạn của sự tiến hóa đó. Đi từ kim thạch lên thảo mộc, đến cầm thú, rồi tới làm người.  Đây là con đường chông gai nhiều thử thách nối kết nghiệp duyên – nhân quả – luân hồi để tiến đến quả vị các bậc Tiên Thánh, Minh Triết, điều mà ai cũng mong ước. “Nhân chi sơ, tánh bản thiện”. Sự chân chất, chân tâm – chân ngã lúc đầu bị cuộc đời ô trược, nhồi nặn, biến chất lươn lẹo thậm chí thoái hóa, bộc lộ bản năng thô bỉ, phàm ngã phát triển, hủy hoại niềm tin, lý tưởng… và con người bị màng u minh che lấp mất định hướng tiến tu. Tâm hồn chúng ta như một khu vườn hoang dã, cây cỏ um tùm, đủ loài tai hại, thay vì phải chặt bỏ, đốt phá, con người lại nâng niu, tưới bón ngày càng tốt tươi, trù phú, rậm rạp.  Có lẽ cây cổ thụ ích kỷ được con người chăm sóc tận tình nhất bên cạnh loại tam độc tham sân si, hiên ngang sừng sững.

Hắn hình dung được khu vườn ấy còn có thêm nhiều cỏ dại mọc đầy tất cả làm thành phiền nãobệnh tật, phát từ nghiệp chướng. Người làm cách mạng phải nhận diện kẻ thù, trù liệu kế họach thay đổi.  Tất nhiên vấn đề thiên nan vạn nan, thương tổn, vì nhu cầu cái xấu đã thành nếp, ăn sâu bám rễ vào khu vườn từ lúc con người lọt lòng mẹ tới nay.  Nói như thế không có nghĩa là chẳng ai làm được.  Rất nhiều người giác ngộ cách mạng liền ra tay tự cứu mình qua con đường tu học nhiều hình thức trong các Tôn Giáo, Pháp Môn, nhưng quan trọng nhất là phải chọn lựa con đường nào ngắn nhất mà lại có hiệu quả nhất. Hiệu quả ở đây là công đức do chính mình đạt được cho người khác, và người khác cho người khác nữa như một dây chuyền lợi ích không bao giờ chấm dứt. Qua trải nghiệm Hắn thấy Pháp Môn Trường Sinh Nhân Thể Điện thỏa mãn được điều ấy một cách trọn vẹn.

 

Đề cập tới Pháp Môn Trường Sinh Nhân Thể Điện là phải đê đầu đảnh lễ, tri ân sâu xa Đức Sư Tổ DASIRA NARADA. Như chúng ta đều biết, Đông Phương, nói chung, vốn là vùng Thánh Địa, vượng khí bao trùm từ Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Tạng, đã sản sinh ra lắm bậc Đại Chí, Danh Sư siêu phàm. Ngày 24-10-1846 tại Srilanka, một vĩ nhân đã chào đời rồi trưởng thành tới học vị Tiến Sĩ, đang làm việc cho Nhà Nước, ngộ đạo, rũ áo từ quan, âm thầm ẩn thân tu luyện trên Hy Mã Lạp Sơn suốt 18 năm trường, tự chiến đấu với vọng tưởng nội tâm, tự khắc phục với đói khát bệnh tật nơi thời tiết khắc nghiệt quanh năm rừng núi thâm u tuyết mây bao phủ. Ngài đắc đạo, khai ngộ, tìm được mạch sống hằng lưu của vũ trụ ứng dụng vào con người, không những cứu sanh mà còn độ tử.  Pháp Môn Trường Sinh Nhân Thể Điện – (Từ trường năng lượng sinh học) có nơi gọi tắt là Nhân Điện, ra đời từ đó, sau 1924, năm Ngài ra đi biền biệt không về, và hiện nay, cũng như mãi mãi sau này, nhân loại hưởng được thành quả từ công đức của Ngài DASIRA NARADA. Tu Sĩ NARADA MAHA THERA  được truyền lại, làm Đệ Nhị Sư Tổ của Pháp Môn, Ngài đã sang thăm Việt Nam, giảng Pháp, mang kinh tạng Pali, Ngọc Xá Lợi và cây Bồ Đề từ Ấn Độ cúng cho Phật Giáo Việt Nam năm 1972. Đây là hồng phúc cho dân tộc chúng ta. Điều đặc biệt, trước đó, Ngài vốn xuất thân là môn đồ ngoan đạo của Thiên Chúa Giáo, tầm hiểu biết và đạo hạnh Ngài thật viên mãn. Ngài còn là tác giả cuốn Đức Phật và Phật Pháp, một tập sách rất có giá trị đương thời do ông Phạm Kim Khánh dịch ra tiếng Việt.

Buổi bình minh của Pháp Môn Trường Sinh Nhân Thể Điện có thể nói, Việt Nam là nước đầu tiên tiếp nhận, phổ biến và thực hành với một số nhà khoa học địa phương.  Phong trào nở rộ từ đầu thập niên 1980, lan tràn từ Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng tới Sài Gòn, Bình Dương, Biên Hòa… Sau đó Pháp Môn lùi dần vào bóng tối, rất đáng tiếc. Thầy Nguyễn Đức Thuận và Cô Nguyễn Ngọc Hải đã có mặt và hoạt động tại Việt Nam trong những ngày đầu, về sau ra Hải ngoại, thời gian đến nay cũng hơn 20 năm.  Nhờ không khí tự do ở các nước, Thầy Cô đã mở các khóa học dựng nhiều Thiền Đường khắp nơi trên thế giới cứu giúp hàng vạn người đựơc giảm hoặc lành hẳn bệnh, kể cả những bệnh ở vào thời kỳ thử thách của y khoa. Thầy nói: “Tôi tin chắc rằng, với sự hiểu biết truyền bá Pháp Môn trong tinh thần trách nhiệm của thế hệ chúng ta, Pháp Tổ sẽ lưu truyền mãi mãi cho Nhân Lọai và tôi quả quyết rằng hậu thế sẽ thừa hưởng những gì chúng ta đang cố gắng xây dựng”.

Nhớ ngày mới gia nhập Pháp Môn, cách nay hơn 6 năm, Hắn nhìn lại tưởng chừng đã trải qua nhiều kiếp, xa xôi dịu vợi. Thật không thể tưởng tượng trong thế giới tâm linh của Hắn.  Cuộc cách mạng bản thân với những đấu tranh gay gắt liên tục và sống động giữa chánh và tà, tốt và xấu, đúng và sai, bệnh tật như cơn lốc hùa theo dành quyền làm chủ bản thể, có những lúc bọn “tam bành lục tặc” đắc chí nổi lên quậy phá, khảo đảo, con người Hắn cô đơn như đứng trên vực thẳm, hiểm nguy của mọi tình thế, với nhiều thử thách, mà thử thách nào cũng nghiệt ngã chất ngất. Và Hắn âm thầm quỵ xuống, đứng dậy… Hắn nhớ những câu người ta nói: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần, và đường đời còn lắm gian truân, đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!  Hắn nghĩ: làm cách mạng là bị tù đày, súng kề tai, gươm kề cổ, còn Tu thì Sư Tổ  đã dạy:

 

“Vào đường Tu phải tuyệt vời can đảm

“Dám len mình trong nghịch cảnh mà đi”

 

Và Hắn đi trong quên lãng của gia đình, lách mình ngoài xã hội. Khi chân bắt đầu cứng và đá đã mềm, cái đầuquả tim Hắn sắp ở gần một chỗ, thì vùng trời trí tuệ như một ẩn hiện tinh tú bao la, mây đen tan biến, ôi huyền dịu, những gì Hắn thấy được, biết được, như người mù gặp ánh sáng, trong ngôi nhà Trường Sinh Nhân Thể Điện mà cho đến nay Hắn chỉ mới bước lên tới tam cấp thứ 5!  Cô Ngọc Hải kể về Đức Phật, đại để, một hôm hỏi Ngài A-Nang:

- “Này, A-Nang, con thử so sánh nắm lá ta cầm trên tay và lá ở ngoài rừng, nơi nào nhiều lá?

- “Bạch Đức Từ Phụ, lá ở rừng nhiều”

Đức Phật giảng giải:

- Những gì con hiểu biết chỉ bằng nắm lá ta nắm trong tay, còn những gì con chưa hiểu biết thì mênh mông vô số kể…

Đường tu dài ơi là dài, nhưng Hắn nhất định tiến!

Thầy Nguyễn Đức Thuận: Một ngày không tiến là một ngày chết, một người không tiến là một người bị tụt hậu. Hắn nghĩ, sự tụt hậu nào cũng bị luật tiến hóa đào thải trước vòng quay tự nhiên của nó, mà con người, bao giờ cũng là nạn nhân cả!

Lúc đầu, mới gia nhập Pháp Môn, Hắn cũng như hơn 500 khóa sinh khác nơi này chưa đánh giá hết sự vi diệu của Trường Sinh Nhân Thể Điện mà chỉ xin học để tự chữa bệnh cho chính mình, đồng thời, giúp người khác cũng giảm hoặc dứt bệnh.  Học tập, hành thiền, truyền năng lượng nào đâu có tốn kém gì.  Một tuần tới 6 buổi. Mỗi buổi từ 6 đến 8 giờ rưỡi, riêng Thứ Bảy, 9 giờ rưỡi đến 12 giờ trưa.  Thôi OK. Không bị vướng bận gì vào thời khắc đó. Tuần đầu, sau khi học tập xong, tới Thiền Đường sinh hoạt, Hắn thấy vui, truyền năng lượng cho bệnh nhân là một việc làm thích thú, nối kết tâm hồn đồng cảm giữa con người với nhau… Một thời gian ngắn sau Hắn cảm nhận được luồng Thiên khí của Tổ phóng vào các luân xa huyệt đạo như khi Thiền định hoặc truyền lại qua bệnh nhân.  Hắn linh cảm đựơc truyền nhân điện chỉ là phương tiện TU lúc đầu.  Những bệnh nghẹt mũi, mỏi mệt tứ chi vì phong thấp của Hắn đã biến mất lúc nào không rõ, bệnh sạn túi mật đi siêu âm lại thấy teo nhỏ phân nửa. Bệnh mất ngủ từ ngày đi tù Cộng sản về, nay không cần uống thuốc hằng đêm cũng có được một giấc ngon lành từ đầu hôm tới sáng.  Sau thiền định, con người Hắn thoải mái, tâm hồn phơi phới, nhẹ nhàng..

Tuy thủ tục nhập môn đơn giản, chỉ cần đủ 18 tuổi, không phân biệt tôn giáo, màu da, giai cấp, không có yêu cầu cạo đầu, ăn chay, giữ gìn tam quy ngũ giới, thuộc kinh kệ… vì là Đời Đạo song tu. Pháp Môn chủ yếu truyền năng lượngthiền định chữa bệnh.  Nếu chưa đủ đức tin, điều cơ bản để tiến tu xa hơn, mời vào Thiền Đường xin chữa bệnh trước đã. Khi thấy giảm hoặc hết bệnh sẽ ghi tên theo học cũng không muộn. Học một tuần lễ trở thành Thầy chữa lại tiếp tục gọi người khác cũng làm như mình. Đến lúc nào đó thế gian sẽ đầy rẫy những người biết thiền định, chữa bệnh, tâm thanh tịnhtâm thanh cao… Thế giới sẽ hòa bình, chúng sanh an lạc, giải thoát… giải thoát trong khi còn tại sự sống! Nói thế, chứ việc đời không đơn giản, ngay cả khi nấu một nồi cơm, điều cần trước tiên phải đủ nhiên liệu: gạo, nước, lửa, người phụ trách nấu cơm, kỹ thuật nấu… khâu kỹ thuật chiếm phần ưu thế nếu không nói là then chốt.  Pháp Môn Trường Sinh Nhân Thể Điện đòi hỏi người môn sinh nắm vững cả lý thuyết lẫn thực hành, phối trí đồng bộ kỹ thuật mức độ chính xác cao. Với danh hiệu KHOA HỌC – TÂM LINH, người tu học Pháp Tổ phải đạt cho kỳ được mục đích cuối cùng, cũng là cứu cánh của Pháp Môn: Giải thoát.  Giải thoát ngay trong khi còn tại sự sống, đối với Pháp Môn này hễ có quyết tâm bền chí là được. Điều tiên quyết là người môn sinh phải làm cuộc cách mạng bản thân đối với mọi kẻ thù nói trên và tưới bón vào khu vườn được cải tạo, bằng tình thương, hạnh Bồ Tát, tất cả chỉ vì sự khổ đau và đem lại hạnh phúc cho người bất hạnh. Thật là khó tin điều này có thể làm được khi ngọn lửa bác ái bị tàn lụi, sự rung động tâm thức của con người đã bị nhiều cơn sốt ích kỷ cuồng nhiệt cưỡng chế tranh dành cướp đọat lòng tốt con người bị hòai nghi. Nhưng luật tiến hóa của vũ trụ phán xét và đào thải qua thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, buộc con người phải trả giá, giúp con người tỉnh ngộ trở về nguồn cội chân ngã, còn chậm hay nhanh tùy thuộc vào sự thức tỉnh tu học của họ. Đấng cứu thế từng nói: “Các ngươi không thể bước vào nước Thiên Đường, trừ phi các ngươi thức tỉnh và trở lại ngây thơ như con trẻ…”

Người ta luôn sống trong mê muội dục vọng  điên đảo, lấy giả làm chân, tiền tài, nhan sắc, danh vọng… Cứ tưởng thật, gắng sức ôm hết vào lòng, bao nhiêu cũng không đủ, liệu dễ dàng gì buông tha thức tỉnh? Nếu không, làm sao trở lại ngây thơ như con trẻ với Tâm hồn vô tư, trong sáng để vào nước Thiên Đàng?

Đối với Pháp Môn Trường Sinh Nhân Thể Điện Đức Sư Tổ DASIRA NARADA đã tiên liệu thiên cơ, rút ngắn giai đọan tu học, nếu người môn sinh quyết tâm thực hiên đứng đắn lời Ngài dạy, trong một thời gian, kết quả tiến bộ thấy rõ qua nhận thức về con người, tâm linh và sự Tiến Hóa của vũ trụ thiêng liêng.  Trong bài viết “Hành Trình Tiến Hóa”, Thầy Nguyễn Đức Thuận giải thích: “Đức Sư Tổ DASIRA NARADA nhận lãnh sứ mạng thiêng liêng đã mang đến cho Nhân loại chúng ta những hạt giống tình thương góp phần xoa dịu nỗi khổ đau của nhân lọai; Ngài dùng những phương tiện thực tế thích hợp thời đại để cứu giúp cho nhân loại hiểu biết thức tỉnh mà tu sửa.”  

Tâm chuyền Tâm có thể nói là một bí pháp hiện đại và lợi hại mà các Pháp Môn, kể cả các Tôn Giáo cũng không thủ đắc được.  Phương pháp này, người môn sinh trực tiếp nhận điện năng của Tổ vào các luân xa, huyệt đạo, như một mãnh lực huyền vi, luồng điện khí này rất mạnh công phá từng ngõ ngách sâu thẳm trong các bộ phận cơ thể con người, hầu hết là trược khí u ẩn tích lũy mà thuốc thang dụng cụ y khoa không dễ gì tìm tới.  Khi trược khí bị đẩy lùi ra ngoài, cân bằng âm dương, sức khỏe bệnh nhân lần lượt được phục hồi.  Quá trình thao tác này nhịp nhàng, có tính toán, thậm chí người truyền năng lượng rất nhạy cảm với bệnh nhân, có thể nhận biết tổng quát họ đang đau bệnh gì, trong cơ thể.  Đây là một vấn đề lớn, có tính lịch sử của nhân lọai về sự thay đổi quan niệm của y học cả Đông lẫn Tây Y.  Pháp Môn còn mới mẻ chưa được tổ chức nghiên cứu chuyên sâu một cách chu đáo, phổ biến rộng rãi đến các nước chậm tiến, nghèo khó để giải quyết những bệnh nội khoa hiểm nghèo bất trị.

Mục tiêu của việc tu học không dừng lại chỗ chữa bệnh mà còn đi xa hơn nữa.  Giải thoát.  Cô Ngọc Hải giải thích:

“Tổ của chúng ta khai mở luân xa và dạy cách Thiền chữa bệnh trước là để có sức khỏe, sau là trí tuệ phát sinh, khi có sức khỏe và trí tuệ rồi, chúng ta mới tạo dựng được công đức, khi công đức và trí tuệ đầy đủ rồi thì mới nói tới việc Giải Thóat”.

Thầy Nguyễn Đức Thuận: “Muốn có công đức phải xả thân giúp đời, cứ giúp được một người chúng ta có một phần công đức, giúp được mười người thì có mười phần công đức, cứ như vậy ta có bao nhiêu công đức thì bấy nhiêu Nghiệp xấu được hóa giải”.  Chỉ có Tình Thương và sự hy sinh cho hạnh phúc của người khác mới làm thay đổi, nâng cao nhân cách con người.

Sau thời gian sinh hoạt với đồng môn, lập công bồi đức, ban vui cứu khổ cho bệnh nhân, người môn sinh sẽ có những chuyển biến tâm linh nhất định, trí tuệ tinh tấn mở ra những vùng trời thế giới, làm thay đổi các nhận định về nhân sinh, vạn vật, thiêng liêng, niềm tin lý tưởng Pháp Môn vững mạnh… Điều quan trọng trên hết là phải có sức khỏe, “không có trí tuệ sáng suốt nào trong một thân thể bệnh hoạn cả” (lời Tổ dạy).

Tâm chuyển.  Trí sáng. Nghiệp đổi, đó là đường đi nhất định trước ngưỡng cửa giải thoát.

 

“ Nhắm mắt mở Tâm tầm Chân Lý

Vững lòng bền chí thị ý chân”

(Cô Nguyễn Ngọc Hải)

 

Khi chân ngã đã trở về nguồn cội – chân tâm, người môn sinh Trường Sinh Nhân Thể Điện thức tỉnh, rất nhạy cảm với sự khổ đau của người khác, lòng từ ái nhen nhúm được bùng lên như ngọn lửa, ngày càng phát triển với hạnh Bồ Tát và Bi, Trí, Dũng, con người lần hồi vượt thoát các mê lầm khi chưa tu học Pháp Tổ.  Nghiệp Quả tùy thuộc vào Tâm không còn nghi ngờ gì nữa.

Tâm chuyền tâm là lọai vũ khí vạn năng cho người tu học, tự cải tạo Tâm mình và đánh động Tâm người khác. Khu vườn “vị tha” đơm hoa kết trái rực rỡ với nhiều lòai cỏ xanh mơn mởn thướt tha dưới ánh bình minh Nhân Điện, sự khai hóa trí tuệ thắp sáng theo chỉ đường của Đức Sư Tổ DASIRA NARADA:

 

“Tâm mưu cầu cho hạnh phúc đại đồng,

Tâm xây dựng cho mọi người chung hưởng

Tâm nhận thức vạn vật đồng nhất thể,

Tâm thánh hiền ngộ chân lý vô tư”.

 

Đến một lúc nào đó, người môn sinh Trường Sinh Nhân Thể Điện tu học, rèn luyện, có thể buông bỏ hết gánh nặng của lòng ích kỷ là sức cản tệ hại nhất trên đường tiến tu về phía trước, hành trang chỉ còn vỏn vẹn lý tưởng đức tin dưới ánh sáng chỉ đường của Tổ, mọi hành động đều mang ý nghĩa “đi có, về không”. Đối với Ta: Ta không vì Ta.  Đối với Người: Tình thương trên tất cả và đối với Đạo: Không phân biệt.  Đó là giải thoát.

Từ bên này bến Mê, nhìn qua bên kia bờ Giác, phải đi mới tới.  Phải tới mới biết những gì xảy ra như một cuộc cách mạng đổi đời.  Giờ đây, có hàng hàng lớp lớp Thiền Đường Trường Sinh Nhân Thể Điện được dựng lên ở nhiều nơi, hàng triệu môn sinh dắt dìu nhau đi qua bờ giác trong vòng tay của Tổ, cứ tính hơn 20 năm qua từ khi hành Pháp Tổ có hàng vạn người đã được giải phóng khỏi bệnh tật, cải đổi nghiệp chướng qua sự phát tâm tiến tu của họ.

Tuy nhiên, cũng có một số môn sinh lập trường thiếu kiên định vững chắc, chênh vênh chao đảo để ma lực nội tâm hay ngọai cảnh chi phối rủ rê, cám dỗ, tạo xung khắc mâu thuẫn tâm lý, không còn tỉnh tảo, sáng suốt, tự đánh mất phương hướng tiến tu Pháp Tổ.  Tâm họ vọng động, Nghiệp cũ chưa giải, chồng thêm Nghiệp mới, bị quy luật Tiến Hóa Thiên Cơ đào thải, đẩy xuống hố sâu đau khổ.  Sự sửa sai, nếu có, thời gian và tuổi tác lại không chờ! Thật đáng tiếc!  Đáng tiếc!...

 

Một người bạn đồng quê Hội An Quảng Nam của Hắn tâm sự:

“Tôi bị thông tim 2 lần, xương sống chồng chéo lên đi không được. Mất ngủ hơn 20 năm. Thuốc uống mỗi ngày một bụm.  Từ ngày vượt biên qua đây tưởng sung sướng, vì các con tôi đã đỗ đạt thành tài Bác Sĩ, Kỹ Sư, vợ chồng tôi có 3 sở nhà cho thuê, nhưng tôi bất hạnh ốm dài suốt 21 năm trường.  Cuộc đời không còn ý nghĩa, ham muốn gì đối với tôi nữa. Có lúc tôi muốn tự xử, vứt hết ra đường của cải đồ đạc, nhà, xe, hoặc cho ai đó đổi lại tôi sức khỏe bình thường trước đây, chỉ cần vài tháng cũng được để tôi đi chơi đến các tiểu bang thăm bà con, bạn bè, về Việt Nam thăm mồ mả… rồi thì… chết tôi cũng cam lòng. Tôi cứ nghĩ là tôi “hết số”… Bỗng nhiên, đọc báo Saigon Times, tôi thấy chú viết về Pháp Môn này, thôi thì còn nước còn tát… Cơ duyên may mắn đã tới, tạ ơn Tổ, Thầy Cô, Huynh Đệ, hôm nay bệnh tôi được phục hồi 70%, mừng hết lớn.  Chú thấy không, tôi ở xa nhưng quyết tâm bền chí, thường xuyên tới Thiền Đường, xin chữa bệnh, đi học, nay tôi là Thầy chữa, hiểu hết nội tình bệnh tật của tôi, càng giúp tôi tin tưởng mạnh mẽ vào lực nhiệm màu của Tổ.  Tôi quả thật đã tìm lại được mùa xuân sau 21 năm đen tối, khổ đau vì bệnh tật hoành hành.  Tôi nhớ lại những đêm dài thức trắng, trăn trở vì phiền não lo âu, vì trược khí phần âm uy hiếp chiếm cứ hành hạ các bộ phận trong thân xác tôi như tên tù nhân bị tra khảo!...

Giờ đây, người đàn bà đau khổ trên, đã có những bước đột phá tâm hướng thiện và hành thiện, đối với người nghèo khó, đồng cảm chia xẻ với các bệnh nhân ở Thiền Đường, đêm nào cũng chăm chú cầu nguyện cho mình và cho người khác, suốt đời theo học và phụng sự Pháp Môn…

 

Hắn cảm thấy phấn khởi với niềm vui hạnh phúc vô biên của người Đồng Môn, và nhiều bệnh nhân khác, cùng cảnh ngộ, đang đứng trước một mùa xuân tươi thắm đầy tin tưởng vào ngày mai.

Xin gởi đây những bông hoa rực rỡ ý nghĩa nhất của Pháp Môn đến các bạn thân thương, chúc mừng, chúc mừng…

 

PHẠM PHÚ HAY

Cali, Xuân Đinh Hợi 2007