Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MÙA XUÂN KHÔNG QUÊN

 

NGUYỄN NINH THUẬN

                                                                              

 

Hơn một tuần nữa mới đến Tết, thế mà cây Mai trước cửa nhà Minh đã đua nhau nở rộ, hoa vàng rực cả một góc sân, ai đi qua nhà Minh cũng đều trầm trồ:

-Cây Mai nhà Bác Cửu trổ bông đẹp quá!

Mẹ Minh ngừng tay nói như than thở với  người hàng xóm:

-Hoa Mai của nhà tôi đã nở rộ hết rồi các ông bà ơi! Không biết đến đúng ngày Tết có còn được mớ hoa nào để cắt chưng trên bàn thờ không nữa?!

-Sao chị không canh ngày để trẩy lá Mai sẽ nở đúng vào ba ngày Tết cho đẹp mắt! Người lối xóm tươi cười nói.

-Mọi năm ông nhà tôi tính toán ngày tháng để trẩy lá, nên Mai trổ hoa đúng ngày Tết. Nhưng năm nay ông nhà tôi bận về quê tu bổ lại ngôi từ đường. Tết nầy gia đình chúng tôi kéo nhau về quê ăn Tết vài ba ngày với bà con họ hàng thân thích cho vui. Thằng Quang, anh của cháu Minh lãnh phần chăm sóc cây Mai. Chắc cháu nó tính toán sai  ngày. Cháu trẩy  lá  sớm  hơn  mọi  năm.  Hoa Mai nở sớm hơn mấy ngày, thật đáng tiếc!  Mẹ Minh không được vui  ôn tồn trả lời.

Bà hàng xóm chăm chú nhìn kỹ cây Mai của nhà Minh, bỗng bà ta reo lên:

-Tôi thấy còn nhiều nụ chưa nở lắm chị à... Chắc chắn sẽ có đợt hoa kế tiếp nở đúng vào ngày Tết. Đừng buồn nữa chị ơi! Chúc mừng chị ngày Tết sẽ có nhiều hoa Mai nở... Chúc chị nhiều may mắn. Thôi chào chị tôi đi đây!

Sau mấy phút chuyện trò với chị Tư cuối xóm, mẹ của Minh thu xếp que đan và cuộn len cho vào giỏ xách. Bà bước vào nhà chuẩn bị lo bữa cơm trưa cho gia đình... Mẹ Minh lui cui làm bếp. Mẹ trông thấy Minh thấp thoáng ở buồng trong. Bà lên tiếng hỏi con:

-Hôm nay sao con đi học trễ thế? Bộ con đau hay sao vậy con!

-Thưa mẹ, thầy Đang dạy Anh văn bị cảm. Lớp con được nghỉ học hai giờ đầu. Hôm nay con đi trể, vì 10 giờ con mới có lớp học Toán. Tiếng nhỏ nhẹ của Minh từ buồng trong vọng ra.

Nói đến thầy Đang, Minh chợt nhớ màng hóa trang vào dịp Tết của toàn trường Đồng Khánh nhân dịp tất niên. Thầy Đang  đạo diễn cho hoạt cảnh “ Xuân về trên quê hương”  Thầy thủ vai Chúa Xuân với bộ râu dài quá bụng và áo quần sặc sỡ. Tay thầy chống gậy dẫn đầu với tiếng pháo nổ vang... Lần lượt theo sự sắp xếp của đạo diễn cho phù hợp với chủ đề... Một đoàn người gồng gánh gà, vịt kêu inh ỏi. Rồi nải chuối, buồn cau, rau cải đủ thứ như một phiên chợ trước Tết thật sự... Chị An lớp Đệ nhất B, trong chiếc áo vải bạc màu của người nông phu đang dắt con heo ra chợ bán...

Rồi các bạn khác, người đóng vai anh nông phu quần ống cao ống thấp. Kẻ vác cày, người vác cuốc, cầm cào... Các chị áo bà ba, áo thâm, quần đen, mỗi người một vai... Nào là gồng gánh thóc gạo, mạ non, bánh trái v.v... Các cô tươi cười xúng xính trong chiếc áo dài sặc sỡ với dù, nón đủ cỡ... Những chiếc áo tứ thân đủ màu sắc với khăn mỏ quạ hay nón quai thao, gò găng... bó sát những tấm thân tuyệt mỹ... Những trang phục của dân miền núi cũng góp mặt. Các cô mặc váy và áo cụt tay sát nách đầy mầu sắc. Các bà cổ đeo đầy nữ trang, vai đeo gùi. Các ông tay cầm giáo hoặc tù và thổi lên inh ỏi... Ô kìa! Mấy ông công tử với quần tây sơ mi thẳng nếp nối dài theo đoàn diễn hành quanh trường. Người thì đội nón phớp. Kẻ thì bê rê, nón cối đủ kiểu... Một đám rước kiệu vinh quy bái tổ có nhiều lính hầu. Tiếng chiêng trống inh trời, với kiệu anh đi trước võng nàng theo sau... Xa xa một đoàn đám cưới nhà quê, người gánh xôi vò và con lợn béo dẫn đầu... Các em lớp sáu thì đóng vai những đứa trẻ cầm trong tay các món đồ chơi như trái cầu, quả banh, bộ thẻ, chùm dây thung, dây pháo...

Lớp của Minh đóng những vai ông đồ, cụ lý, cậu ấm. Đầu đội khăn đóng, mặc áo dài the hay gấm... Tay che dù hay chống gậy với râu tóc xồm xoàm trông thật buồn cười... Màn hoạt cảnh cũng không thiếu bóng dáng những anh lính chiến oai hùng đủ các binh chủng Hải Lục Không quân. Đầy đủ thiên thần mũ đỏ, mũ nâu, mũ xanh... Các cây súng và giàn pháo binh, xe tăng thêm nét kiêu hùng của các chị, các anh trong vai các anh lính chiến xả thân cho quê hương, đất nước...

Lần đầu tiên Trường Đồng Khánh tổ chức hoạt cảnh thật công phu, vĩ đại.... Các lớp riêng rẽ đóng góp vào. Nhưng nó như một mắc xích liên kết với nhau vào hoạt cảnh được  trình  diễn  quanh  trường  vào  dịp  trước  Tết Mậu Thân. Đó là một kỷ niệm đẹp không bao giờ phai nhòa trong ký ức của Minh....

...Thế rồi vào trưa 30 Tết, Mẹ Minh làm mâm cổ cúng thổ thần đất đai trong nhà. Sau khi thu dọn gọn gàng nhà cửa, cả nhà Minh đón xe đò về Mỹ Chánh ăn Tết. Mẹ định chiều mồng 2 mới trở về nhà để đón bạn bè trong những ngày cuối Tết còn lại...

...Nhưng hai ngày sao mà xa vời vợi trong cái tang chung của Tết Mậu thân ở xứ Huế... Bọn Cộng Sản đã mất hết tính người! Chúng đã phản bội và lợi dụng thỏa hiệp ngưng chiến trong trong ba ngày Tết! Chúng dựa vào tiếng pháo đêm giao thừa để tấn công vào các thành phố của VNCH, kể cả ven đô thủ đô Saigòn và xứ Huế thân thương của Minh. Họ giết biết bao người dân vô tội. Những trẻ thơ đang xúng xính trong chiếc áo mới còn thơm mùi vải. Có đứa đang vui chơi khoe với bạn bè bao lì xì, bánh trái mới nhận được... Kìa những đứa trẻ chết tức tưởi miệng đang còn ngậm vú mẹ. Xác những bà mẹ loang lổ máu đào vì súng đạn không buông tha... Họ chết đi trong tư thế đang cúi xuống nựng con với nụ cười trên môi chưa kịp tắt... Đằng kia vài ba cụ già áo dài, khăn đóng gục xuống bàn bên chén trà còn bốc khói. Có cụ chết bên những câu đối chưa ráo mực. Rồi còn nữa... những đôi mắt trợn tròng như còn suy nghĩ một nước cờ không tìm ra đến mãi thiên thu...Ngoài chuồng heo, xác một cụ già cháy sém trong tư thế đang  đổ cám cho con heo cùng chung số phận. Gà vịt thì nằm chết la liệt trong sân, cùng với nắm thóc còn trên tay của  một người con gái chưa rải ra kịp, chỉ vì trái đạn pháo của định mệnh oan nghiệt!... Xa xa trên một con đường nhỏ đầy ắp người vui xuân nằm chết ngổn ngang! Đau đớn nhất là một đôi trai gái chết hết sức tức tưởi. Trên khuôn mặt người con gái còn  in  nét e lệ vui tươi. Bên cạnh người thanh niên còn nắm chặt phong thư tình chưa kịp trao cho người mình yêu thương tha thiết... Không biết ở bên kia thế giới, chuyện tình của họ có bị cách ngăn vì cái chết oan uổng nầy không nhỉ?!...

...Quê Minh đặt trong tình trạng lo sợ...  Không khí Tết tắt ngúm khi Radio loan tin Huế bị báo động. Tin xấu được loan nhanh từng phút, từng giờ... Giờ này, Việt Cộng đang ào ạt từ Phú cam tràn xuống. Họ lại từ Cầu Đức bủa vây. Rồi thì ngoại, nội thành cùng tổng tấn công một lượt vì sự nội tuyến của một số ít người  ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản... Từng toán đặc công bò lên bốn phía thành để đột nhập vào Thành nội. Họ từ mọi ngã như Cầu kho, Hồ Tịnh Tâm, Gia Hội, Vĩ Dạ, Kim Long tràn ra... Họ coi mạng người như cỏ rác miễn đạt được mục đích là treo cờ và chiếm đài phát thanh để nắm trọn tình thế. Ai chết mặc ai, thành phố nhà cửa trở thành bình địa cũng mặc. Người dân thành phố Huế ăn Tết bằng bom đạn, súng cối, tiểu liên AK! Bộ đội CS chân đi dép râu với những khuôn mặt búng ra sữa, nhưng lúc nào cũng đằng đằng sát khí theo lệnh “giết lầm hơn bỏ sót”... Những kẻ chỉ điểm ra tay tư thù, tư oán bắt bớ giam cầm các Quân Dân Cán Chính VNCH đông không chỗ chứa... Không khí nghi kỵ, lo sợ đè lên cuộc sống hiền hòa của người dân Huế vô tội...Tính mạng con người cũng bị coi thật rẻ rúng. Chỉ một viên đạn là rồi đời một kẻ chân tu, nhà mô phạm hay kẻ hiền đức... Quyền sinh sát ở trong tay kẻ khát máu bạo tàn... Sau mấy ngày chiếm cứ thành phố Huế, những màn đấu tố thanh trừng xẩy ratạo thành những biển máu trong những ngày chào đón chúa Xuân Mậu Thân! Hoang tàn đổ nát thật sự đến  với  thành  phố cổ kính thân thương. Nhà cửa tan hoang, sụp đổ... Mùi tử khí xông lên nồng nặc át đi cái không khí se lạnh hiền hòa của xứ Huế mộng mơ. May mắn một vài cao ốc còn sót lại. Nhưng cũng mang đầy những dấu vết của bom đạn. Nó khắc ghi đậm nét với thời gian tủi nhục, mất mát, hờn căm trong con tim rỉ máu của tất cả người dân Huế hiền hòa dễ thương...

...Sau bao ngày chiến đấu gian khổ, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới dành lại được chủ quyền trên xứ Huế mộng mơ. Qua Radio loan tin khu rừng kia là mồ chôn tập thể của một nhóm công chức trong chính quyền Quốc gia. Khu vườn nọ lại chôn xác các đảng phái chính trị... không sao đếm cho hết những nấm mồ tập thể chôn đầy xác người dân Huế vô tội...

...Minh nằm trong chiếc hầm đất ở ngoài vườn với những bản tin nóng hổi. Nàng đã khóc ròng khi biết tin sân trường Gia Hội là nấm mồ chôn tập thể của dân lành vô tội. Ngôi trường tiểu học thân thương mà Minh đã trải qua một thời gian dài trong lứa tuổi ngây thơ Tiểu Học.  Cái tuổi chỉ biết đùa vui với bạn bè dưới những tàng cây Phượng Vĩ. Những trò chơi nhảy dây, ô làng, búng dây thun và trốn tìm sau những thân cây to lớn và những ngõ hốc kín đáo. Tất cả nay đã nhuốm máu đào của người dân chết tức tưởi dưới họng súng của CS khát máu, bạo tàn... Còn đâu những ngày hè chói chang, oi bức, thiếu làn gió nhẹ. Sân trường là nơi tụ tập của đám con nít tụi Minh. Với những cây Phượng Vĩ đầy hoa đỏ ối, cành lá sum sê là chỗ chơi thích hợp nhất cho nhóm của Minh. Thỉnh thoảng hoa phượng rơi rụng tung bay trước gió như đàn bướm lượn trông rất đẹp mắt... Ở nơi đó, bọn Minh hứng được không khí mát mẻ. Cả bọn nhặc những cánh phượng làm đồ hàng mua bán, nấu ăn... Có những  lúc  tụi  Minh  trải những tấm nilon ngủ gà, ngủ gật để nghe tiếng ve sầu rỉ rả bên tai. Hay chuyền tay đọc những chuyện cổ tích...

...Một thời gian sau QLVNCH với bao chiến tích oai hùng đã quét sạch Việt Cộng ra khỏi xứ Huế đẹp xinh. Thành phố được xây dựng lại trong đổ nát hoang tàn. Huế từng bước được hồi sinh trước bao khuôn mặt ngơ ngác như từ cõi chết trở về...Số phận người dân ở đây thật là nghiệt ngã do thiên nhiên và chiến tranh gây ra. Tất cả đã được diễn tả trong nhạc phẩm Tiếng Sông Hương... “Mùa Đông thiếu áo, Hè thời thiếu ăn. Trời làm cơn lụt mỗi năm ”... Thế mà người CS, cùng chung một dòng máu Lạc Hồng lại mê muội chạy theo chủ thuyết độc tài Cộng Sản. Họ đang tâm dày xéo mảnh đất khô cằn, nhưng rất hiền hòa và là nơi chôn nhau cắt rốn của cha ông. Người dân Huế luôn ôm ấp, không nở dứt áo ra đi...

Gia đình Minh từ quê trở về lại ngôi nhà trước trường Tiểu học Gia Hội. Thật may mắn, toàn gia đình Minh tránh được bom đạn khốc liệt trong những ngày Tết Mậu Thân. Nhưng ngôi nhà thì đổ nát cần phải xây dựng lại, Minh đau xót đưa mắt nhìn qua bên kia đường...Ngôi trường Gia Hội hiện ra với vẻ tiêu điều ảm đạm... Sân trường nhấp nhô những hố sâu chưa kịp sang bằng. Nước mắt Minh chảy dài trên má. Nàng tự hỏi:

-Không biết những xác chôn tập thể có được cải tán chưa? Linh hồn họ có được siêu thoát không?

Một cảm giác rờn rợn xâm chiếm tâm hồn Minh; Nàng nhủ thầm:

-Từ nay mình không dám đi đâu về khuya. Đêm tối học bài, mình không dám mở cửa sổ để nhìn phía bên kia đường. Chắc mình phải dọn vào phòng của  mẹ xin ngủ chung thôi...

Minh đang đắm chìm  trong  suy  tư  kinh  sợ...  Bỗng giọng u buồn của mẹ Minh cất lên trong nghẹn ngào:

-Mẹ mới được tin hai bà bạn của mẹ đã bị đạn của Cộng Sản bắn chết hôm mồng một Tết rồi con à! Con còn nhớ Bác Tư không. Bác hôm trước Tết đã nói chuyện với mẹ về cây Mai trước nhà mình đó!

Với hai mắt đẫm lệ  khóc cho một người bạn vừa chết một cách vô lý vì CS dã man, bạo tàn gây ra. Mẹ Minh giọng đứt quãng than thở:

-Con người sống chết chỉ gang tấc... Mới ngày nào chị em còn vui vẽ chuyện trò, nay đã ra người thiên cổ! Đúng như câu kinh Phật “ Sắc sắc, không không...” Thế mà con người không chịu tu tỉnh, lo sửa mình, đừng gieo bao nghiệp chướng nặng nề. Cứ mãi đeo đuổi cái nghiệp ác, cái xấu.. Cứ mãi lời vào tiếng ra làm cho gia đình kẻ khác tan nát, đau khổ... Họ lại dùng bom đạn để giết hại nhau... Rồi gian xảo lọc lừa vu vạ cho nhau... Đáng buồn thật!!!

Minh choàng tỉnh trong đau buồn tột cùng... Nàng đến ôm chầm mẹ với lời an ủi:

-Thôi mẹ à! Mẹ đừng buồn mà có hại cho sức khỏe. Con người có số phận hết mẹ à! Trời kêu ai nấy dạ thôi!

Cùng lúc ấy tiếng ba Minh cất lên:

-Hai mẹ con bà trốn đi đâu mà không phụ một tay với tôi và anh Hai con Minh dọn dẹp nhà cửa đi nào!

Anh Hai của Minh cũng lên tiếng phụ họa:

-Minh vào đây phụ anh khiêng cái bàn để có lối đi. Nhà cửa gì mà như một bãi chiến trường ngổn ngang đây này!

Minh và mẹ nàng không ai bảo ai, cả hai cùng tiến sâu vào nhà bắt tay dọn dẹp... Tất cả cùng cố quên đi những quá khứ buồn đau ...Họ hướng về phía trước để xây dựng cho tương lai sau đổ nát hoang tàn...

 

Nhớ lại Tết Mậu Thân năm sáu tám,

Cộng sản bày trò hưu chiến cho dân,

Vui đón Xuân, chính phủ chẳng ngại ngần,

Chúng lợi dụng xua quân vào đánh chiếm.

 

Tổng tấn công, cả miền Nam đột biến,

Biến ngày vui thành chết chóc tang thương.

Phố thị miền Nam thành bãi chiến trường,

Thương biết mấy nhân dân thành phố Huế... ”

 

Tội ác kia bút mực nào tả xuể,

Thủ đoạn đê hèn Cộng Sản gây ra.

Giết hại  dân lành, nát cửa, tan nhà,

Nhân dịp Tết thật quả là trọng tội.

 

Lũ ác kia hãy thật lòng sám hối,

Để người dân còn tình nghĩa thứ tha.

Để cùng chung xây dựng lại nước nhà,

Thật Dân Chủ, Tự Do và Hạnh Phúc ...

 

Vì dù sao ta cũng cùng cốt nhục,

Chẳng lẽ nào giết hết các bạn sao?

Hãy cùng nhau sát cánh với đồng bào,

Lo xây dựng Việt Nam ta hùng mạnh...”